1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh ung thư điều trị tại trung tâm ung bướu, bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2023

62 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 677,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (8)
    • 1.1 Cơ sở lý luận (8)
      • 1.1.1 Khái niệm nhu cầu (8)
      • 1.1.2. Khái niệm hỗ trợ tâm lý (11)
      • 1.1.3. Khái niệm Người bệnh (12)
      • 1.1.4. Khái niệm Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh (13)
      • 1.1.5. Các vấn đề tâm lý ở người bệnh ung thư (13)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (17)
      • 1.2.1. Ở nước ngoài (17)
      • 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (24)
  • CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (27)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình (27)
    • 2.2. Phương pháp thu thập thông tin (27)
    • 2.3 Kết quả về nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh ung thư (27)
      • 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (27)
      • 2.3.2. Thực trạng nhu cầu hỗ trợ của người bệnh ung thư (30)
      • 2.3.3. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh (40)

Nội dung

Tâm lý củangười bệnh lại vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lâu dài.Ung thư UT hiện nay được đánh giá là một trong những bệnh khônglây nhiễm gây tử vong cao và đang trở thà

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

Theo nghĩa từ “nhu cầu” hiểu một cách chung nhất là sự đòi hỏi tất yếu, cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển Nhu cầu là trạng thái của cá nhân xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tích cực của cá nhân.

Trong lịch sử phát triển tâm lý học, nhu cầu là một trong những vấn đề quan trọng được các nhà tâm lý học quan tâm và nghiên cứu Cuối thế kỷ thứ XIX, theo Henrry Murray - nhà tâm lý học người Mỹ - nhu cầu là một tổ chức cơ động, có tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức, hành vi và vì vậy, nhờ có nhu cầu mà hoạt động của con người mang tính mục đích Theo ông, nhu cầu là một động lực xuất phát từ cơ thể và sự thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi phải có sự tác động qua lại với các tình huống xã hội, phải có sự cải tổ chúng nhằm mục đích đạt được sự thích ứng [1].

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, đã xuất hiện hàng loạt các nghiên cứu về nhu cầu của con người Đầu tiên là thuyết động cơ hệ do K.Levin đề xướng K.Levin cho rằng, dưới sự tác động của nhu cầu nào đó, trạng thái căng thẳng sẽ xuất hiện, đồng thời ở chủ thể cũng xuất hiện sự liên tưởng có liên quan tới nhu cầu [2] Như vậy, nhu cầu vừa là nguyên nhân làm xuất hiện căng thẳng và cũng là nguyên nhân tạo ra sự hoạt động tích cực của con người bởi vì hoạt động sẽ làm dịu sự căng thẳng

Trong tâm lý học Xô Viết, người đề cập một cách khá sâu sắc tới vấn đề nhu cầu là D.N Uznatze Trong cuốn Tâm lý học đại cương xuất bản năm 1940, ông đã chú ý tới khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của con người Theo ông, nhu cầu là yếu tố đặc trưng cho một cơ thể sống, là cội nguồn của tính tích cực và nó phát triển tương ứng với sự phát triển của con người Khi có một nhu cầu cụ thể nào đó xuất hiện, chủ thể hướng sức lực của mình vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đó [2] Tiếp theo đó là những công trình của nhiều nhà tâm lý học nhân văn như C Rogers, A.Maslow, G Allport và một số người khác Trong đó điển hình là công trình nghiên cứu của A.Maslow Ông chứng minh rằng tính xã hội nằm trong chính bản tính của con người Con người có những nhu cầu chân chính về giao tiếp, về sự lệ thuộc, về tình yêu, về lòng kính trọng… Ông sắp xếp các nhu cầu của con người thành hình tháp có năm bậc từ thấp đến cao [2]

Khi bàn về vấn đề nhu cầu, A.N Lêonchiev cho rằng, một nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó Nghĩa là nhu cầu phải có đối tượng (các vật thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu) Đối tượng này không phải xuất hiện cùng một lúc và rõ rệt với các trạng thái có tính chất nhu cầu (những ước mong, những ý muốn chủ quan của chủ thể) mà nó chỉ “phát lộ” ra trong quá trình con người hoạt động để thỏa mãn nhu cầu [3] Như vậy, nhu cầu theo đúng nghĩa tâm lý học phải gắn liền với đối tượng của nó Nói cách khác, nhu cầu phải được “vật hoá”, “đối tượng hoá” vào trong thực thể khách quan, ở bên ngoài chủ thể, hướng dẫn và kích thích chủ thể về hướng đó Sự phát triển nhu cầu là sự phát triển nội dung đối tượng của nó.

Trong tâm lý học Việt Nam, khái niệm nhu cầu cũng được sử dụng nhiều trong các tài liệu và các công trình nghiên cứu Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Nhu cầu là một thuộc tính nhân cách, biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần phải được thoả mãn trong điều kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển” [2] Tương tự như vậy, tác giả Nguyễn Quang Uẩn cũng cho rằng: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển” [4].Theo tác giả Vũ Dũng: “Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu để cá nhân tồn tại và phát triển trong điều kiện nhất định” [5] Theo Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Phạm Minh Hạc trong cuốn Tâm lý học thì cho rằng “Nhu cầu là đòi hỏi ở môi trường xung quanh những cái cần thiết (không thể thiếu) cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân” [6] Trần Hiệp trong Tâm lý học xã hội cho rằng “Nhu cầu là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần phải có điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong muốn” [7]

Như vậy, có thể hiểu nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý, chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống tâm lý con người Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của một hay nhiều nhu cầu nào đó.Nhu cầu là điều kiện cần thiết để bảo tồn và phát triển, được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức [8] Vì thế, cá nhân phải nổ lực tìm kiếm đối tượng thoả mãn nhu cầu của mình để lập lại trạng thái thăng bằng và ổn định, nói cách khác, nhu cầu là nguồn gốc tích cực của hoạt động cá nhân Từ những quan điểm trên, cho thấy, nhu cầu của con người vừa mang tính tích cực vừa mang tính thụ động Cụ thể: nhu cầu là sự đòi hỏi cần được thỏa mãn của chủ thể, nhưng được thỏa mãn hay không phụ thuộc vào hệ thống các đối tượng trong những điều kiện cụ thể (tính thụ động của nhu cầu), mặt khác, nhu cầu sẽ thúc đẩy chủ thể tích cực tìm kiếm đối tượng, phương thức, phương tiện thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là nhu cầu thúc đẩy hoạt động, kích thích hoạt động (tính tích cực của nhu cầu) Vì vậy khi xem xét một nhu cầu cụ thể nào đó của con người dưới sự tham gia của ý thức, có sự thống nhất giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan, ta thấy nhu cầu như là nguồn gốc tích cực của nhân cách con người Và chính sự tham gia của ý thức vào quá trình hình thành nhu cầu đã làm cho nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật Như vậy, dù cho nhu cầu được nghiên cứu trong nước hay ngoài nước, nhu cầu được nghiên cứu dưới góc độ nào, dựa trên quan điểm nào thì vẫn có thể khái quát như sau: Nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người thể hiện sự cần thiết thỏa mãn về một đối tượng cụ thể cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của chủ thể Sự thỏa mãn ấy là điều kiện để chủ thể tồn tại và phát triển Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì chủ thể cảm thấy thoải mái dễ chịu ngược lại thấy bứt rứt khó chịu nếu không được thỏa mãn Nhu cầu vừa là tiền đề vừa là kết quả của hoạt động Nhu cầu là nguồn gốc thúc đẩy con người tích cực hoạt động.

Như vậy trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các khái niệm khác nhau về nhu cầu và trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi cho rằng nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người biểu hiện những mong muốn và đòi hỏi của cá nhân cần được đáp ứng, để tồn tại và phát triển ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.1.2 Khái niệm hỗ trợ tâm lý

Khái niệm “hỗ trợ tâm lý” ở đây cũng được dùng như khái niệm “trợ giúp tâm lý” Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2011) “Hỗ trợ tâm lý”: là một hoạt động (một công việc) giúp đỡ cho người đang có khó khăn tâm lý để họ thực hiện được điều họ mong muốn trong cuộc sống Bao hàm những công việc của người giúp đỡ không chuyên –tất cả mọi người, và công việc giúp đỡ của những người chuyên nghiệp – công việc của các nhà tâm lý học, nhà tham vấn, nhân viên công tác xã hội, bác sĩ tâm thần, nhà giáo dục… [9].

Theo Hội chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies): Hỗ trợ tâm lý là hoạt động giúp giảm bớt các cảm xúc đau khổ để con người sớm có thể dựa vào nguồn lực của chính mình và đối phó thành công hơn với những khó khăn mà họ phải đối mặt trên con đường hồi phục sức khỏe Nó giúp các cá nhân và cộng đồng chữa lành những vết thương tâm lý và xây dựng lại cấu trúc xã hội sau những trường hợp khẩn cấp hoặc một sự kiện quan trọng [10].

Hỗ trợ tâm lý sớm và đầy đủ có thể:

-Ngăn chặn sự đau khổ phát triển thành một cái gì đó nghiêm trọng hơn.

- Giúp mọi người đối phó tốt hơn và trở nên hòa giải với cuộc sống hàng ngày

-Giúp những người hưởng lợi tiếp tục cuộc sống bình thường của họ.

-Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.

Hỗ trợ tâm lý cho người bệnh là ứng dụng thực tế của tâm lý học trong bệnh viện Các nhà tâm lý học làm việc trong bệnh viện cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người bệnh thông qua khuyến khích, thúc đẩy các hành vi lành mạnh có ảnh hưởng tới sức khỏe, xác định và điều trị các vấn đề về tâm lý có liên quan đến bệnh và các khó khăn trong quá trình điều trị bệnh, đồng thời cũng cung cấp tư vấn cho đội ngũ nhân viên y tế về cách kết hợp các nguyên tắc tâm lý vào chăm sóc người bệnh để nâng cao kết quả lâm sàng.

Các bước trong tư vấn và giải quyết vấn đề:

-Xây dựng mối quan hệ tin cậy với người bệnh.

- Cùng người bệnh tìm hiểu chính xác tình trạng của họ thông qua việc lắng nghe, đặt câu hỏi mở, không dùng các câu hỏi dẫn dụ.

-Tìm ra những vấn đề, và cả những điểm mạnh của người bệnh.

-Cùng người bệnh lên kế hoạch và đề ra mục tiêu.

-Giúp người bệnh thực hiện kế hoạch.

-Theo dõi, giám sát, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi cho rằng : hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện là quá trình tương tác giữa nhà tâm lý, nhân viên CTXH, nhân viên y tế với người bệnh nhằm khơi dậy tiềm năng, nội lực của bản thân để họ giải quyết được những vấn đề tâm lý của mình, nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị.

Theo Từ điển Tiếng Việt (Vũ Chất chủ biên), người bệnh được hiểu là “người mắc bệnh đang được điều trị, trong quan hệ với cơ sở điều trị và với thầy thuốc”

Người bệnh là những người bị tổn thương thực thể hay cơ năng ở một bộ phận hay nhiều bộ phận cơ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của con người làm cho con người khó chịu, đau đớn, đau khổ, bị rối loạn sự thoải mái về cơ thể, tinh thần và xã hội, bị rối loạn những thích nghi sinh học, tâm lý xã hội với cảm giác bị phụ thuộc vào bệnh với nhận cảm tự do bị hạn chế.

Như vậy, người bệnh là những người đang điều trị các bệnh thực thể tại bệnh viện hoặc các cơ sở điều trị

1.1.4 Khái niệm Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh

Dựa trên các khái niệm “nhu cầu” và khái niệm “hỗ trợ tâm lý”, chúng tôi cho rằng: Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của người bệnh là những mong muốn và đòi hỏi của BN - những người mắc bệnh thực thể, được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện, để được nâng đỡ về mặt tâm lý, giải tỏa cảm xúc, nhận sự tư vấn để giải quyết các vấn đề tâm lý liên quan đến khó khăn trong quá trình điều trị bệnh thực thể, thay đổi hành vi để ổn định sức khỏe và nâng cao hiệu quả điều trị

Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây đã có không ít các nghiên cứu về nhu cầu được hỗ trợ của người bệnh nói chung và nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của người bệnh nói riêng Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu từ những lĩnh vực khác nhau Mỗi ngành nghề lại có những nghiên cứu với chủ đề, hướng tiếp cận và phương pháp khác nhau Có thể thấy các nghiên cứu đề cập đến các chủ đề cơ bản như: nhu cầu của người bệnh, đặc điểm tâm lý của người bệnh khi nằm viện, hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ trong việc giúp BN cải thiện sức khỏe, khắc phục khó khăn Mặc dù, hướng tiếp cận và chủ đề nghiên cứu là khác nhau song mục tiêu của các nghiên cứu này đều hướng đến cung cấp cho người bệnh, gia đình, bệnh viện những cách thức hỗ trợ, can thiệp hiệu quả nhất, giảm nhẹ đến mức tối đa các khó khăn đối với người bệnh.

Những nghiên cứu về đặc điểm tâm lý hay hiệu quả của các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho BN, cũng gián tiếp đề cập đến nhu cầu của nhóm đối tượng này trong đó có cả nhu cầu hỗ trợ tâm lý Nhóm chủ đề liên quan đến nhu cầu của BN cũng không tách rời các nghiên cứu về tâm lý xã hội.

Kết quả nghiên cứu về “Nhu cầu chăm sóc hỗ trợ người bệnh và căng thẳng tâm lý ở người bệnh ung thư vú ở Nhật Bản” của tác giả Megumi Uchida, Tatsuo Akechi, Toru Okuyama, Ryuichi Sagawa, Tomohoro Nakaguchi, Chiharu Endo, Hiroko

Yamashita, Tatsuya Toyama, Toshiaki A.Furukawa (2010) cho thấy, nhu cầu tâm lý xã hội có liên quan chặt chẽ với căng thẳng tâm lý và chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống và căng thẳng tâm lý có thể được cải thiện nếu có sự đáp ứng nhu cầu chưa được thỏa mãn, đặc biệt là nhu cầu được cung cấp thông tin ở người bệnh ung thư [12] Nghiên cứu của tác giả RainbirdK., PerkinsJ., Sanson FisherR., RolfeI., AnselineP.(2009) nghiên cứu trên 246 BN ung thư giai đoạn cuối ở Úc cho thấy, 95% BN có nhu cầu cần được hỗ trợ, 39- 40% BN có nhu cầu cao về hỗ trợ tâm lý [13].

Nghiên cứu gần đây tại Hong Kong của nhóm tác giả Li W W., Lam W.W., AuA.H., Ye M., Law W.L., Poon J., Kwong A., Suen D., Tsang J., Girgis A., Fielding

R (2012) trên 2 nhóm người bệnh ung thư (BNUT) vú và BNUT đại trực tràng có mục đích là tìm hiểu sự khác biệt giữa nhu cầu chăm sóc hỗ trợ ở các nhóm người bệnh ung thư, từ đó tối ưu hóa các hoạt động dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho BN Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu chăm sóc hỗ trợ ở các nhóm người bệnh ung thư không có sự khác biệt, trong đó nhu cầu được hỗ trợ tâm lý là cao nhất [14]

Liao Y.C., Liao W.Y., Shun S.C., Yu C.J., Yang P.C., Lai Y.H (2011) đã nghiên cứu trên 152 người bệnh ung thư phổi tại một trung tâm y tế ở Đài Loan để đánh giá các triệu chứng tâm lý và những nhu cầu hỗ trợ chưa được đáp ứng trong năm lĩnh vực chăm sóc chính Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, người bệnh có triệu chứng tâm lý căng thẳng từ nhẹ đến trung bình và tỷ lệ bị căng thẳng rất cao Bất kể tình trạng điều trị của họ ra sao nhu cầu chăm sóc hỗ trợ của BN đều cao Ba lĩnh vực có nhu cầu cao hàng đầu là:thông tin, tâm lý, chăm sóc và hỗ trợ người bệnh Nghiên cứu cũng đưa ra giải pháp ứng phó với tâm lý căng thẳng của người bệnh là can thiệp quản lý triệu chứng, tư vấn tiếp tục và chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi điều trị tích cực cho các giai đoạn tiếp theo là rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc [15].

Không chỉ người bệnh có nhu cầu hỗ trợ, liên quan tới người bệnh là những người chăm sóc, gắn bó nhiều với người bệnh thì nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc người bệnh cũng được quan tâm.

Nỗi đau mà bệnh tật mang lại không chỉ người bệnh phải chịu đựng, mà chính người chăm sóc cũng phải trải nghiệm, đặc biệt với người chăm sóc gia đình Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa đau khổ tâm lý của người bệnh ung thư và những người chăm sóc họ” (Đại học Mancheste, 1992) đã chỉ ra rằng, cả người bệnh và người chăm sóc đã không có kinh nghiệm đáng kể nhiều hơn hoặc ít hơn về những đau khổ tâm lý so với người kia Bằng chứng sơ bộ của nghiên cứu cho thấy can thiệp sớm với người bệnh và người chăm sóc của họ có thể ngăn chặn sự phát triển sau này của đau khổ tâm lý ở cả hai thành viên.

Trong nghiên cứu của Ferrell B.R.,Rhiner M., Cohen M.Z (1991) mô tả đau ung thư từ quan điểm của những người chăm sóc trong gia đình Đau mãn tính, được liên kết với bệnh ác tính, tạo ra một gánh nặng căng thẳng trên người bệnh cũng như trên toàn bộ gia đình Nghiên cứu định tính này bao gồm 85 người chăm sóc trong gia đình của người bệnh với cơn đau ung thư Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng phỏng vấn và phân tích Nghiên cứu này chứng minh vai trò quan trọng của các thành viên trong gia đình đối với việcđiều trị ung thư. Nếu số lượng người bệnh được chăm sóc tại nhà bởi các thành viên trong gia đình tiếp tục phát triển, vai trò này sẽ trở nên quan trọng hơn [16].

Một nghiên cứu của Đại học New York tiến hành vào năm 2010 đã đề cập đến

“Chăm sóc tâm lý xã hội cho người bệnh và gia đình của họ là không thể thiếu để chăm sóc hỗ trợ trong bệnh ung thư” Nghiên cứu đã đánh giá mối quan tâm về tâm lý xã hội và nhu cầu của người bệnh ung thư trong tất cả các giai đoạn liên tục của bệnh, từ chẩn đoán đến chết hoặc sống sót Vai trò của văn hóa, tâm linh và tôn giáo được xem xét như là một phần của chăm sóc tâm lý xã hội Nghiên cứu kêu gọi sự thay đổi sang một mô hình mới về chăm sóc thông qua tiếp cận tích hợp để xác định và đáp ứng nhu cầu tâm lý xã hội của người bệnh ung thư và những người phục hồi sau điều trị ung thư như một phần của chăm sóc hỗ trợ trên toàn thế giới.

Tóm lại, các nghiên cứu ở nhóm chủ đề này đều chỉ ra sự phổ biến của các nhu cầu chưa được đáp ứng ở người bệnh, người chăm sóc, trong đó nhu cầu chưa được đáp ứng trong lĩnh vực tâm lý và y khoa truyền thông/thông tin là lớn nhất

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhu cầu hỗ trợ cho người bệnh là rất cần thiết nó làm giảm các tình trạng rối loạn căng thẳng, lo âu, trầm cảm ở người bệnh Một số nghiên cứu đồng thời cũng đưa ra các mô hình chăm sóc hỗ trợ.

Như chúng ta đã biết con người là một tổ hợp tâm sinh lý Thể chất là sự phóng chiếu của tinh thần ra bình diện vật chất Tinh thần là sự tiềm ẩn nội tại của thể chất Sự tương quan giữa thể chất và tinh thần là mối tương quan gắn bó giữa hai mặt thể hiện của cùng một thực thể, trong đó tinh thần giữ vai trò quyết định tình trạng thể chất và trạng thái của thể chất cũng có ảnh hưởng và tác động đến tinh thần Việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý BN, tác động qua lại giữa thể chất và tâm lý cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu.

Với mục đích dự báo trầm cảm và lo âu trong khoảng thời gian 12 tháng ở những người sống sót sau đột quỵ, một nghiên cứu tại Australia đã tiến hành nghiên cứu trên 134 người bệnh trong 12 tháng Kết quả nghiên cứu cho thấy ,lo âu chiếm 47%, phổ biến hơn so với trầm cảm là 22% Điểm số lo âu (không kèm theo trầm cảm) được cải thiện theo thời gian Các yếu tố dự báo sự khởi đầu của bệnh trầm cảm (nếu không bị trầm cảm ở mức cơ bản) là thiếu sự tham gia của cộng đồng và mức độ tàn tật.Yếu tố duy nhất dự báo sự suy giảm của trầm cảm sau đột quỵ là được tăng cường hỗ trợ xã hội [17].

Nghiên cứu trên cũng đưa ra kết luận rằng các chương trình lâm sàng nên đánh giá sự lo âu và trầm cảm đối với những người bệnh sống sót sau đột quỵ Nó giống như một cách giải quyết các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh, cung cấp các hướng điều trị cho những người được xác định có lo âu, trầm cảm,đặc biệt là sự hỗ trợ xã hội và sự tham gia của xã hội Phục hồi chức năng tâm lý sau đột quỵ là một sự bền bỉ. Thiết lập mục tiêu với người bệnh, thúc đẩy sự tham gia của xã hội và cộng đồng có thể hỗ trợ trong việc quản lý tỷ lệ mắc bệnh về tâm lý ở người bệnh sống sót sau đột quỵ, đồng thời đưa ra khuyến nghị rằng sự thay đổi theo hướng đẩy mạnh giám sát dài hạn và quản lý những người sống sót sau đột quỵ phải được thực hiện và nên xem xét các yếu tố hỗ trợ bệnh tâm lý cho người bệnh.

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là Bệnh viện hạng I, trực thuộc Sở Y tế Thái Binh, là cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa tuyến tỉnh Bệnh viện thực hiện các nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; đào tạo cán bộ y tế; nghiên cứu khoa học về y học; chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; phòng bệnh; hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế trong bệnh viện Trải qua gần 120 năm xây dựng và phát triển với nhiều tên gọi khác nhau, Bệnh viện đã khẳng định được vị thế trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận Hàng ngày, Bệnh viện tiếp đón trung bình từ 800 – 1200 lượt người đến khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình 1200- 1500 người Số lượng người bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng tăng, giảm đáng kể việc người bệnh phải chuyển tuyến trên, nhiều kỹ thuật cao đã được triển khai thành công như: Can thiệp mạch; phẫu thuật thay khớp háng toàn phần; phẫu thuật cột sống; phẫu thuật nội soi trong ngoại khoa, thẩm tách sơ lọc máu… Bệnh viện còn là cơ sở thực hành chính của Trường Đại học Y dược Thái Bình, Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình Bệnh viện có 02 Trung tâm: Trung tâm Ung bướu và Trung tâm Tim mạch, 10 Phòng chức năng và 32 khoa phòng.

Phương pháp thu thập thông tin

Việc thu thập số liệu được thực hiện ở 260 người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư điều trị nội trú tại Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023.

Kết quả về nhu cầu hỗ trợ tâm lý của người bệnh ung thư

2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của ĐTNC Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Số lượng %

Trung cấp và CĐ-ĐH 5 2,5

Tình trạng hôn Độc thân 9 4,4 nhân Ly thân/ly dị 0 0

Có 87,9% đối tượng đến từ nông thôn và 12,1% đến từ thành thị Về tình trạng hôn nhân, có 92,7% đối tượng tham gia nghiên cứu dã kết hôn chưa kết hôn chiếm 4,4%, goá bụa tương ứng 2,9%, không có BN ly hôn/ly thân.

Về trình độ, số lượng người bệnh có trình độ dưới THCS là 46,2%, người bệnh có trình độ THCS có tỉ lệ là 40,3%, sau đó nhóm BN có trình độ THPT chiếm 11,2% Nhóm BN có trình độ cao đẳng, đại học có số lượng ít, chỉ chiếm tỉ lệ có 2,9%

Về tình trạng kinh tế của đối tượng nghiên cứu Đa số BN có kinh tế ở mức không nghèo chiếm tỉ lệ 43,7%, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 36,9%, hộ cận nghèo có tỉ lệ là 19,4%.

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về tuổi và giới tính của BNUT

Người bệnh nam chiếm tỉ lệ 60,7%, trong đó người bệnh nam có độ tuổi trên 60 tuổi là 31,6%, độ tuổi 46-60 là 26,7%, độ tuổi 26-45 chỉ có 2,4%; trong khi đó tỷ lệ BN nữ là 39,3%, trong đó BN nữ ở độ tuổi >60 là 25,7%, độ tuổi 46-60 là 9,2%, độ tuổi 26-45 có 4,4%

81% lao động chân tay cán bộ viên chức buôn bán/kinh doanh hưu trí

Biểu đồ 3.2 Cơ cấu nghề nghiệp của ĐTNC

Về nghề nghiệp, đa phần người bệnh làm lao động chân tay chiếm tỷ lệ 81,1% Xếp thứ hai là nhóm người bệnh hưu trí chiếm 11,2% Thấp nhất là nhóm BN làm cán bộ viên chức chỉ chiếm có 2,9%.

Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh của đối tượng nghiên cứu

Thời gian mắc bệnh 7-12 tháng 52 25,

Trong 206 BNUT được nghiên cứu, phần nhiều là người bệnh mới mắc bệnh dưới 6 tháng có 126 BN chiếm tỉ lệ 61,2% Người bệnh mắc bệnh từ 7-12 tháng là 52 BN tương đương 25,2%, từ 13-36 tháng có 24 BN chiếm tỉ lệ 11,7%, trên 36 tháng chỉ có 4 BN chiếm tỉ lệ thấp nhất 1,9%.

Về thời gian nằm viện, nhóm BN có thời gian nằm viện từ 1-7 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất 70,4% BN nằm viện từ 8-14 ngày chiếm tỉ lệ 18,9%, thấp nhất là nhóm BN nằm viện trên 15 ngày chiếm 10,7%.

2.3.2 Thực trạng nhu cầu hỗ trợ của người bệnh ung thư

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày về thực trạng nhu cầu được hỗ trợ chung của BN ung bướu đang điều trị tại TTUB - BVĐK tỉnh Thái Bình nói chung và nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của BN ung thư nói riêng.

Hỗ trợ đời sống hàng ngày 206 3.13 0.92

Hỗ trợ về tình dục 206 1.43 0.95

Theo kết quả nghiên cứu, cho thấy trong 5 nhóm nhu cầu cần hỗ trợ, nhóm

“ hỗ trợ về chăm sóc ” có nhu cầu cao nhất ở các người bệnh được điều tra, với (ĐTB

= 4.38, SD = 0.43) tương đương với mức cần hỗ trợ nhiều “ hỗ trợ về y tế ” có nhu cầu cao thứ 2 với (ĐTB = 4.23, SD = 0.56) tương đương với mức cần hỗ trợ nhiều Nhóm

“ hỗ trợ về tâm lý ” có ĐTB cao thứ 3 (ĐTB = 3.25, SD = 0,92) tương đương với cần hỗ trợ một chút “hỗ trợ về đời sống hàng ngày” cao thứ 4 với (ĐTB = 3.13, SD = 0.92) tương đương với mức cần hỗ trợ một chút Thấp nhất là nhu cầu hỗ trợ về tình dục với ( ĐTB = 1.43, SD = 0.95) tương đương với mức không cần hỗ trợ

Như vậy,nhu cầu hỗ trợ chung của BN ở BVĐK tỉnh Thái Bình là khá cao và không đều giữa các nhóm hỗ trợ Vậy nhu cầu hỗ trợ cao của BN là do BV chưa đáp ứng được những nhu cầu của BN hay là do thực sự nhu cầu đơn thuần của BN là như vậy? Đây là câu hỏi trong quá trình cứu chúng tôi mới đặt ra, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi lại chưa tiến hành nghiên cứu được, hy vọng trong một nghiên cứu khác sẽ có sự nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn Ngoài ra còn có sự khác nhau về nhu cầu hỗ trợ của BN giữa các nhóm nhu cầu Các nhóm nhu cầu về “ Hỗ trợ tâm lý ”, “ Hỗ trợ y tế ” và “ Hỗ trợ chăm sóc ” là những nhóm có nhu cầu cao Có lẽ họ có nhiều khó khăn liên quan đến các nhóm này hoặc cũng chỉ là những nhu cầu đơn thuần của họ khi bị bệnh và phải điều trị Sau đây chúng tôi xin phân tích rõ hơn từng nhóm nhu cầu ở BN.

Bảng 3.4: Nhu cầu hỗ trợ các hoạt động chăm sóc của ĐTNC

Mức độ cần hỗ trợ (%) Nội dung cần hỗ trợ Không Không Một Khá Nhiều ĐTB SD cần cần chút nhiều lắm Nhân viên y tế thừa nhận, hiểu và tinh tế với những 0,5 0,5 7,3 36,9 54,9 4,45 0,6

9 cảm xúc của ông/bà.

Nhân viên bệnh viện tham 0 0 7,8 41,7 50,5 4,43 0,6 gia, có mặt kịp thời khi cần 3

Nhận được sự cam đoan từ nhân viên y tế về khả năng 0 0 4,9 49 46,1 4,41 0,5

Nhiều sự lựa chọn về những chuyên gia, bác sỹ 1 0,5 9,2 44,2 45,1 4,32 0,7

Nhiều bệnh viện để lựa 0,5 2,4 10,7 38,8 47,6 4,31 0,7

9 chọn Đây là nhóm được đánh giá là BN có nhu cầu hỗ trợ cao nhất với ĐTBC= 4.38, ở mức cần hỗ trợ nhiều Trong đó, tất cả các nhu cầu đều ở mức cần hỗ trợ nhiều.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, BN có nhu cầu được hỗ trợ cao nhất là về việc được “nhân viên y tế thừa nhận, hiểu và tinh tế với những nhu cầu cảm” có nhu cầu hỗ trợ cao nhất (ĐTB= 4,45, SD = 0,69) Nhu cầu về việc “ nhân viên bệnh viện tham gia, có mặt kịp thời ngay khi cần” có nhu cầu hỗ trợ cao thứ 2 ( ĐTB = 4,43, SD =

0,63) Các nhu cầu “ nhiều bệnh viện để lựa chọn” (ĐTB = 4,32, SD = 0,74 ) “ Nhiều sự lựa chọn về chuyên gia, bác sỹ ” (ĐTB= 4,31, SD = 0,79) đây đều là những nhu cầu thấp ở trong nhóm.

Bảng 3.5: Nhu cầu hỗ trợ về y tế của ĐTNC

Mức độ cần hỗ trợ (%) Nội dung cần hỗ trợ Không Không Một Khá Nhiều ĐTB SD cần cần chút nhiều lắm

Có n/v y tế để trò chuyện 0 0 9,7 42,7 47,6 4,38 0,6

5 về tình trạng phương pháp điều trị. Được điều trị tại một bệnh 1,9 0 6,3 44,7 47,1 4.35 0.7

6 viện hoặc phòng khám với không khí thoải mái Được tiếp cận tư vấn 1,5 1 9,7 39,3 48,5 4,33 0,8 chuyên nghiệp khi cần. Được điều trị công bằng 1,9 0 5,8 47,1 45,1 4,33 0,7

Nhận được thông tin (văn bản, biểu đồ, hình vẽ) về những vấn đề xử lý bệnh 2,9 0,5 8,3 43,7 44,7 4,27 0,8

6 và tác dụng phụ điều trị tại nhà. Được thông báo về tình trạng bệnh đang trong 2,4 1,9 11,2 38,3 46,1 4,24 0,9 kiểm soát hoặc giảm dần. Được thông báo ngay khi 1,9 2,4 8,7 45,1 41,7 4,22 0,8

5 có kết quả xét nghiệm. Được báo thông tin cần 3,9 1,5 7,3 49,5 37,8 4,16 0,9

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w