BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --- NGÔ THỊ LAN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THẠCH THẤT HÀ NỘI VÀ BỆNH VIỆN PH
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đợt cấp COPD điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất
Hà Nội và Bệnh viện Phổi trung ương
- Người bệnh được bác sĩ chẩn đoán xác định đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Người bệnh là người > 18 tuổi
- Người bệnh tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Bị ung thư phổi, lao phổi, nấm phổi
- Người bệnh không thể hợp tác được bị khó khăn khi nghe, nói, rối loạn tâm thần.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 02/2023 đến 10/2023
+ Bệnh viện Thạch Thất từ tháng 2/2023 đến 8/2023
+ Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 9/2023 đến 10/2023
- Địa điểm: Tại bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, bệnh viện Phổi trung ương.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu
2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu: chọn thuận tiện: toàn bộ người bệnh đủ tiêu chuẩn trong khoảng thời gian nghiên cứu lựa chọn vào nghiên cứu.
Công cụ nghiên cứu
2.4.1 Công cụ thu thập số liệu
- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu dựa trên thông tư 31/2021/TT-BYT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 và bệnh án của người bệnh, phiếu thu thập thông tin người bệnh lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh Sau đó đánh giá độ tin cậy của các biến số nghiên cứu bằng cronbach’s alpha trước khi thực hiện lấy số liệu nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Bước 1: Tiếp xúc với người bệnh, giải thích về nghiên cứu và tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh đồng thời lấy phiếu chấp thuận nghiên cứu của đối tượng
Bước 2: Phỏng vấn, nhận định, khám người bệnh, xem hồ sơ bệnh án
Bước 3: Thu thập dữ liệu nghiên cứu theo phiếu thu thập thông tin
Bước 4: Phân tích và xử lý số liệu
Nội dung nghiên cứu
2.5.1 Các biến số về đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
- Sở thích, thói quen và lối sống
- Thời gian nằm viện, số lần nằm viện, thời gian mắc bệnh
Các biến số NC cho mục tiêu 1:
2.5.2 Các biến số lâm sàng, cận lâm sàng
- Biểu hiện các đặc điểm lâm sàng: mệt mỏi, khó thở, đau ngực, ho khan, ho có đờm, mệt mỏi, co kéo hô hấp, dấu hiệu sinh tồn, phù 2 chi,
- Kết quả cận lâm sàng: công thức máu, CRP,
Các biến số NC cho mục tiêu 2:
2.5.3 Biến số chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên
- Chăm sóc tâm lý, tinh thần
- Chăm sóc khó thở (đếm nhịp thở)
- Chăm sóc theo dõi tuần hoàn (đếm mạch)
- Đo huyết áp cho người bệnh
- Đo nhiệt độ cho người bệnh
- Thực hiện hút đờm, theo dõi đờm, vỗ rung
- Tập thở cho người bệnh
- Chăm sóc tập ho cho người bệnh
- Chăm sóc dưỡng khí oxy cho người bệnh
- Theo dõi phát hiện sớm biến chứng để can thiệp kịp thời
- Hướng dẫn vệ sinh cá nhân phòng nhiễm khuẩn
- Tư vấn cho người bệnh có kiến thức về bệnh COPD
- Tư vấn về tuân thủ điều trị thuốc
- Tư vấn về tuân thủ tái khám
- Tư vấn về dinh dưỡng đầy đủ
2.5.4 Các biến số liên quan
- Sở thích, thói quen và lối sống
- Thời gian nằm viện, số lần nằm viện, thời gian mắc bệnh.
Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu
- Tuổi: là biến định lượng và liên tục Tuổi được tính bằng cách lấy số năm nghiên cứu trừ đi năm sinh của đối tượng nghiên cứu Được tính theo tỷ lệ %; và chia làm 3 nhóm:< 60, từ 60-70, và > 70
Thư viện ĐH Thăng Long
- Giới: là biến định tính gồm hai giá trị là nam và nữ Giới tính là nam hoặc nữ được ghi nhận trên giấy khai sinh và căn cước/chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân được cơ quan nhà nước xác nhận Được tính theo tỷ lệ %; số nam, nữ của đối tượng nghiên cứu
- Địa dư: Nơi ở để sinh sống của đối tượng nghiên cứu, có thể cũng là nơi để công tác Và được tính tỷ lệ % chia làm 3 nhóm: thành phố/thị trấn, nông thôn và vùng sâu/vùng xa
- Trình độ học vấn: Bậc cao nhất mà đối tượng nghiên cứu được cấp theo quyết định công nhận của Bộ giáo dục và Đào tạo Được tính tỷ lệ % trình độ học vấn của đối tượng chia làm 05 nhóm: mù chữ, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học/sau đại học
- Bệnh lý mắc kèm: người bệnh đã đi khám ở cơ sở y tế trước đó và được chẩn đoán và điều trị bệnh
Phân loại BMI của người bệnh nghiên cứu
Chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới được sử dụng để đánh giá thừa cân béo phì theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới với quần thể tham khảo từ 6 quốc gia: Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Mỹ BMI được tính theo công thức sau:
Cân nặng (kg) (Chiều cao) 2 (m)
Bảng 2.1 Phân loại BMI đối với người Châu Á
- Đo chiều cao: thước đo được đặt theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất nằm ngang, đơn vị tính là mét (m)
- Kỹ thuật đo huyết áp (HA): BN được nằm nghỉ khoảng 10 phút trước khi đo HA Đo HA ở cánh tay không làm lỗ thông động tĩnh mạch vị trí trên nếp khuỷu khoảng 2cm Đo hai lần, cách nhau ít nhất 2 phút, lấy trị số trung bình của hai lần đo và đo ở tư thế nằm ngửa Theo khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của phân hội tăng huyết áp - Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam ( VSH/VNHA) 2022 định nghĩa Tăng huyết áp khi HA tâm thu và/hoặc HA tâm trương tương ứng lớn hơn hoặc bằng 140 hoặc 90mmHg Huyết áp bình thường khi cả HA tâm thu < 130mmHg và HA tâm trương < 85mmHg Khi HA tâm thu lớn hơn hoặc bằng 130 nhưng dưới 140 mmHg và/hoặc HA tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85mmHg nhưng dưới 90mmHg, người bệnh được coi là huyết áp bình thường - cao hoặc tiền tăng huyết áp Cơn tăng HA được định nghĩa là
HA tâm thu và/hoặc HA tâm trương lớn hơn hoặc bằng 180 và/hoặc 120mmHg
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 2.2 Chẩn đoán tăng huyết áp theo ngưỡng huyết áp đo tại phòng khám
Phân loại HA tâm thu
HA bình thường - cao (Tiền tăng HA) 130 -139 và/hoặc 85 -89
Tăng HA độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 -99
Tăng HA độ 2 ≥ 160 và/hoặc ≥ 100
Cơn tăng HA ≥ 180 và/hoặc ≥ 120
Tăng HA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90
- Kỹ thuật đo mạch,nhiệt độ, nhịp thở: đo nhiệt độ, đếm mạch, nhịp thở trọn 1 phút, cùng thời điểm đo HA Nếu có nghi ngờ mạch và nhịp thở đếm trong 2 lần, mỗi lần 1 phút
+ Nhiệt độ sốt khi từ 38 0 C trở lên, bình thường 36,5 - 37,5 0 C, thấp dưới 36,5 0 C + Nhịp thở bình thường: 18-20 lần/phút, chậm dưới 16 lần/phút, nhanh trên 22 lần/phút
+ Mạch bình thường 70 - 80 lần/phút, nhanh trên 90 lần/phút, chậm dưới 60 lần/phút
- Phù: Là sự phù nề gây ra bởi chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể Nó thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân
- Cổ chướng: nhằm để chỉ một tình trạng tích tụ dịch bệnh lý hay nước trong khoang phúc mạc (tức là giữa lá thành và lá tạng của màng bụng) Cổ chướng không phải là một bệnh, mà chỉ là một hiện tượng, một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
- Mệt mỏi: mệt mỏi tăng dần, mệt mỏi cả ngày lẫn đêm, mệt mỏi ban đầu khi gắng sức đến mức độ mệt mỏi không thực hiện được công việc hàng ngày
- Ho: Ho khan: là ho không có đờm Ho có đờm: là khi ho người bệnh kèm theo khạc ra đờm
- Đờm: đờm trắng lỏng là đờm có chất nhầy không màu hoặc trong suốt, màu trắng nhạt Khi có bội nhiễm đờm đục, mủ vàng, mủ xanh
28 Tiêu chuẩn đánh giá biến số chăm sóc của người điều dưỡng : Định nghĩa chăm sóc: chăm sóc NB là hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của người điều dưỡng cho NB/ngày làm việc
+ Hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên được chia làm 3 mức:
• Chăm sóc tốt: là điều dưỡng thực hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh theo đúng quy định của khoa phòng đề ra
• Chăm sóc khá: là điều dưỡng thực hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh chưa theo đúng quy định của khoa phòng đề ra
• Chăm sóc kém: là điều dưỡng không thực hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh hoặc thực hiện chưa đầy đủ theo quy trình
- Tiêu chuẩn đánh giá chăm sóc tâm lý, tinh thần (1)
Là NB rất lo lắng khi nằm điều trị tại BV, do vậy điều dưỡng viên cần động viên an ủi, quan tâm NB để họ yên tâm điều trị Nếu thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm; nếu thực hiện 1 lần/ngày được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm
- Tiêu chuẩn đánh giá chăm sóc khó thở (đếm nhịp thở) (2) :
Khi NB đang khó thở, điều dưỡng viên cần để NB nằm đầu cao, độ cao đầu giường được đo bằng thước đo góc tích hợp có trên giường, đồng thời đếm nhịp thở Điều dưỡng có thực hiện đếm nhịp thở đúng quy trình kĩ thuật
Nếu thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 15 điểm; < 2 lần/ngày được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm
- Tiêu chuẩn đánh giá chăm sóc theo dõi tuần hoàn (đếm mạch) (3) Điều dưỡng có thực hiện đếm mạch đúng quy trình kĩ thuật
Nếu thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 15 điểm; < 2 lần/ngày được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm
- Tiêu chuẩn đánh giá đo huyết áp cho người bệnh (4) Điều dưỡng có thực hiện đo huyết áp cho người bệnh đúng quy trình kĩ thuật Nếu thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 15 điểm; < 2 lần/ngày được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm
- Tiêu chuẩn đánh giá đo nhiệt độ cho người bệnh (5) Điều dưỡng có thực hiện đo nhiệt độ cho người bệnh đúng quy trình kĩ thuật Nếu thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 15 điểm; < 2 lần/ngày được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm
Thư viện ĐH Thăng Long
- Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện hút đờm, theo dõi đờm, vỗ rung (6)
Cách thu thập số liệu
- Người bệnh đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu
- Học viên hướng dẫn đối tượng nghiên cứu điền trực tiếp hoặc phỏng vấn rồi điền thông tin vào bộ câu hỏi đã soạn sẵn.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Nhập số liệu thu được ở các người bệnh COPD được vào nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20.0 để tính:
- Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
- Phân tích mối liên quan của các biến định lượng
- Sử dụng các test thống kê kiểm định Chi-squarre test tìm sự khác biệt giữa các giá trị trung bình
- Phân tích hồi quy đơn biến để xác định các yếu tố liên quan
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đã đáp ứng các chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu:
- Nghiên cứu này được thông qua Hội đồng bảo vệ đề cương và Hội đồng đạo đức của trường đại học Thăng Long có Quyết định số 23051706/QĐ-ĐHTL ngày 17 tháng 5 năm 2023 của trường Đại Học Thăng Long
- Nghiên cứu này được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, Hà Nội; lãnh đạo Bệnh viện Phổi trung ương
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để họ tự nguyện tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu, đối
34 tượng có quyền từ chối tham gia và nếu từ chối họ sẽ không bị phân biệt đối xử trong điều trị và chăm sóc
- Các thông tin thu được đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
- Phần tính toán được trung thực để đảm bảo tính khách quan của đề tài
- Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống và duy trì sức khỏe cho người bệnh đợt cấp COPD Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, Hà Nội và Bệnh viện Phổi trung ương.
Sai số của nghiên cứu và các biện pháp khắc phục
- Phỏng vấn viên phỏng vấn đối tượng nghiên cứu trong thời gian điều trị của họ, vì vậy các đối tượng có thể trả lời câu hỏi nghiên cứu chưa trung thực, khách quan
- Phỏng vấn viên có thể đưa ra một số gợi ý cho đối tượng nghiên cứu Điều này dẫn đến câu trả lời của các đối tượng nghiên cứu nghiêng về phía quan điểm riêng của phỏng vấn viên
- Sai sót trong quá trình nhập liệu
- Sai số nhớ lại: sai số này thấp do một số câu hỏi đề cập ở thời điểm hiện tại hoặc thời gian gần đây của người bệnh
- Sai số chọn mẫu ít xảy ra do trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng chọn mẫu toàn bộ với cỡ mẫu phù hợp để phát hiện vấn đề của nghiên cứu
2.10.2 Các biện pháp khắc phục
- Thiết kế bộ câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu
- Các định nghĩa tiêu chuẩn đưa ra thống nhất, rõ ràng
- Tập huấn kỹ cho điều tra viên về bộ câu hỏi nhằm thống nhất nội dung từng câu hỏi
- Câu hỏi nghiên cứu được kiểm tra trước khi tiến hành nghiên cứu
- Phiếu điều tra được giám sát ngay trong ngày điều tra
Thư viện ĐH Thăng Long
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc
- Chăm sóc hô hấp (hút đờm…)
- Chăm sóc tuần hoàn (đếm mạch, huyết áp)
- Tư vấn kiến thức bệnh
- Tư vấn tuân thủ điều trị thuốc Đặc điểm chung Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Hoạt động chăm sóc NB của điều dưỡng viên N1-N3-N5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n = 134) Đặc điểm nhân khẩu học Người bệnh bị COPD
Nữ 18 13,4 Địa dư Thành phố/thị trấn 29 21,6
Nhận xét: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 70,1, trong đó từ 60 - 70 chiếm
47,8%; Giới tính: chủ yếu là nam giới chiếm 86,6%; Sống tại nông thôn chiếm đa số (78,4%); Hầu hết đối tượng là dân tộc Kinh chiếm 98,5%; chỉ số BMI trung bình là 19,51 trong đó nhẹ cân là 42,5%, thừa cân là 13,4%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.1 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn là THPT chiếm 39,6%, THCS chiếm 45,5%, tiểu học chiếm 12,7%
Biểu đồ 3.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp tự do chiếm 75,4%, hưu trí chiếm
Bảng 3.2 Thói quen, môi trường sống của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Người bệnh bị COPD Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Sở thích hút thuốc lá, thuốc lào Đang hút thuốc lá/thuốc lào 23 17,2 Đã cai hút thuốc 92 68,7
Khói bếp than, rơm rạ 10 7,5
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đang hút thuốc lá/thuốc lào là 17,2%; thỉnh thoảng uống rượu/bia là 22,4%; sống trong môi trường có khói bếp là 7,5%
Bảng 3.3 Bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Người bệnh bị COPD Tần số ( n) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có BHYT 100% chiếm 56,0%, dưới 100% chiếm
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.4 Đặc điểm về bệnh của đối tượng nghiên cứu (n = 134) Đặc điểm về bệnh Người bệnh bị COPD
Ngày nhập viện của bệnh
Số lần nằm viện/năm
Nhận xét: hầu hết đối tượng nghiên cứu vào viện vì lý do khó thở chiếm 92,5%; ngày nhập viện của bệnh trung bình là ngày thứ 4,55; thời gian mắc bệnh đa số là trên 5 năm chiếm 77,6%; số lần nằm viện từ 3 lần trở lên là 35,8%, 2 lần là 43,3%
Biểu đồ 3.3 Bệnh mắc kèm của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu mắc bệnh tim mạch là 38,1%, bệnh nội tiết và bệnh thận là 8,2%, bệnh khác là 9,0%
Biểu đồ 3.4 Bệnh viện điều trị của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện Phổi trung ương là 50,7%, Bệnh viện đa khoa Thạch Thất là 49,3%
BV đa khoa Thạch Thất
Thư viện ĐH Thăng Long
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh COPD
3.2.1 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh COPD
Bảng 3.5 Đặc điểm dấu hiệu sinh tồn ở đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Người bệnh COPD Vào viện n (%)
Huyết áp cao 30 (22,4%) 1 (0,7%) 0 (0%) Bình thường 104 (77,6%) 133 (99,3%) 134 (100%)
Nhận xét: tình trạng về dấu hiệu sinh tồn đã được cải thiện rõ rệt từ khi nhập viện đến ngày thứ 5 nằm viện Ngày nhập viện: tỉ lệ sốt là 3,0%, mạch nhanh là 85,1%, huyết áp cao là 22,4%, nhịp thở nhanh là 89,6% Ngày thứ 5: tỷ lệ mạch nhanh là 26,1%, nhịp thở nhanh là 26,9%
Bảng 3.6 Nhận định ban đầu người bệnh mức độ nặng khó thở theo CAT (n = 134)
Ngày 5 n (%) Đau tức ngực Ít 58 (43,3%) 123 (91,8%) 131 (97,8%)
Khi nghỉ 73 (54,5%) 20 (14,9%) 12 (9,0%) Khi gắng sức 61 (45,5%) 114 (85,1%) 122 (91,0%)
Nhận xét: tình trạng đau tức ngực và khó thở của người bệnh đã được cải thiện từ ngày vào viện đến ngày thứ 5 của bệnh Ngày vào viện: tỷ lệ đau vừa là 54,5%, đau nhiều là 2,2%, khó thở khi nghỉ là 54,5% Ngày thứ 5 điều trị: đau vừa là 2,2%, khó thở khi nghỉ là 9,0%
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.7 Nhận định về ho và đờm của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Người bệnh COPD Vào viện n (%)
Ho có đờm lỏng, trắng Ít 120 (89,6%) 125 (93,3%) 120 (89,6%)
Ho có đờm đục Ít 1 (0,7%) 16 (11,9%) 70 (52,2%)
Ho có đờm vàng Ít 65 (48,5%) 97 (72,4%) 126 (94,0%)
Ho có đờm xanh Ít 124 (92,5%) 130 (97,0%) 132 (98,5%)
Nhận xét: tình trạng ho và đờm của người bệnh đã giảm đi kể từ khi vào viện đến ngày thứ 5 nằm viện Đặc biệt là tình trạng ho có đờm đục và đờm vàng Khi vào viện: tỷ lệ đờm đục rất nhiều là 16,4%, đờm đục nhiều là 74,6%, đờm vàng nhiều là 9,7%, đờm vàng vừa là 41,0% Ngày thứ 5 điều trị: đờm đục nhiều là 9,0%, đờm vàng nhiều là 2,2%
Bảng 3.8 Biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Người bệnh COPD Vào viện n ( %)
Tím môi, đầu chi Ít 127 (94,7%) 134 (100%) 134 (100%)
Co kéo cơ hô hấp Có 130 (97,0%) 91 (67,9%) 61 (45,5%)
Nhận xét: các biểu hiện lâm sàng của người bệnh đã tốt lên kể từ ngày vào viện đến ngày thứ 5 nằm viện Đặc biệt là tình trạng mệt mỏi và co kéo cơ hô hấp Khi vào viện: mệt mỏi rất nhiều là 9,0%, mệt mỏi nhiều là 61,2%, có co kéo cơ hô hấp là 97,0% Ngày thứ 5 điều trị: mệt mỏi rất nhiều là 1,5%, mệt mỏi nhiều là 5,2%, có co kéo cơ hô hấp là 45,5%
Thư viện ĐH Thăng Long
3.2.2 Kết quả cận lâm sàng của người bệnh COPD
Bảng 3.9 Kết quả cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Kết quả cận lâm sàng
Nhận xét: chỉ số Hồng cầu bất thường là 24,6%; Bạch cầu bất thường là 57,5%; Tiểu cầu bất thường là 7,5%; CRP bất thường là 53,7%
Các hoạt động chăm sóc người bệnh đợt cấp COPD
Bảng 3.10 Hoạt động chăm sóc theo dõi các dấu hiệu sinh tồn cho NB (n = 134)
Người bệnh COPD Vào viện n (%)
Chăm sóc khó thở (đếm nhịp thở)
Chăm sóc theo dõi tuần hoàn
Không thực hiện 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Đo huyết áp cho
Không thực hiện 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Đo nhiệt độ cho
Nhận xét: Ngày vào viện: chăm sóc khó thở (đếm nhịp thở) ≥ 2 lần/ngày là 95,5%, chăm sóc theo dõi tuần hoàn (đếm mạch) ≥ 2 lần/ngày là 21,0%, đo huyết áp cho NB ≥ 2 lần/ngày là 15,7%, đo nhiệt độ cho NB ≥ 2 lần/ngày là 3,0% Ngày thứ 5 điều trị: chăm sóc khó thở (đếm nhịp thở) ≥ 2 lần/ngày là 96,3%, chăm sóc theo dõi tuần hoàn (đếm mạch) ≥ 2 lần/ngày là 14,2,0%, đo huyết áp cho NB ≥ 2 lần/ngày là 6,0%, đo nhiệt độ cho NB ≥ 2 lần/ngày là 3,0%
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.11 Các hoạt động chăm sóc hướng dẫn hô hấp cho người bệnh (n = 134)
Người bệnh COPD Vào viện n (%)
Thực hiện hút đờm, theo dõi đờm, vỗ rung
≥ 2 lần/ngày 113 (84,3%) 122 (91,0%) 126 (94,0%) Không thực hiện 1 (0,7%) 1 (0,7%) 1 (0,7%)
≥ 2 lần/ngày 121 (90,3%) 118 (88,1%) 122 (91,0%) Không thực hiện 2 (1,5%) 0 (0%) 0 (0%)
Chăm sóc tập ho cho NB
Chăm sóc dưỡng khí oxy cho NB
Theo dõi phát hiện sớm biến chứng để can thiệp kịp thời
Nhận xét: Ngày vào viện: điều dưỡng tập thở cho NB ≥ 2 lần/ngày là 90,3%, Chăm sóc tập ho cho NB ≥ 2 lần/ngày là 94,0%, Chăm sóc dưỡng khí oxy cho NB ≥ 2 lần/ngày là
94,0%, Theo dõi phát hiện sớm biến chứng để can thiệp kịp thời ≥ 2 lần/ngày là 91,0%
Ngày thứ 5 điều trị: điều dưỡng tập thở cho NB ≥ 2 lần/ngày là 91,0%, Chăm sóc tập ho cho NB ≥ 2 lần/ngày là 97,0%, Chăm sóc dưỡng khí oxy cho NB ≥ 2 lần/ngày là
93,3%, Theo dõi phát hiện sớm biến chứng để can thiệp kịp thời ≥ 2 lần/ngày là 92,5%
Bảng 3.12 Hoạt động chăm sóc, tư vấn của điều dưỡng cho NB bị COPD(n = 134)
Hoạt động chăm sóc, tư vấn
Người bệnh COPD Vào viện n (%)
Chăm sóc tâm lý, tinh thần
≥ 2 lần/ngày 112 (83,6%) 120 (89,6%) 121 (90,3%) Không thực hiện 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chăm sóc ăn, uống
≥ 2 lần/ngày 119 (88,8%) 119 (88,8%) 123 (91,8%) Không thực hiện 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chăm sóc giấc ngủ
≥ 2 lần/ngày 122 (91,0%) 125 (93,3%) 134 (100%) Không thực hiện 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Hướng dẫn vệ sinh cá nhân phòng nhiễm khuẩn
≥ 2 lần/ngày 121 (90,3%) 126 (94,0%) 124 (92,5%) Không thực hiện 2 (1,5%) 0 (0%) 1 (0,7%)
Tư vấn cho NB có kiến thức về
≥ 2 lần/ngày 124 (92,5%) 118 (88,1%) 123 (91,8%) Không thực hiện 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Tư vấn về tuân thủ điều trị thuốc
≥ 2 lần/ngày 116 (86,6%) 124 (92,5%) 128 (95,5%) Không thực hiện 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Tư vấn về tuân thủ tái khám
≥ 2 lần/ngày 112 (83,6%) 120 (89,6%) 129 (96,3%) Không thực hiện 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Tư vấn về dinh dưỡng đủ
≥ 2 lần/ngày 119 (88,8%) 119 (88,8%) 123 (91,8%) Không thực hiện 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Nhận xét: Ngày vào viện: chăm sóc tâm lý, tinh thần ≥ 2 lần/ngày là 83,6%, chăm sóc ăn, uống là 88,8%, chăm sóc giấc ngủ là 91,0%, hướng dẫn vệ sinh cá nhân phòng nhiễm khuẩn là 90,3%, tư vấn cho NB có kiến thức về COPD là 92,5%, tư vấn về tuân thủ điều trị thuốc là 86,6%, tư vấn về tuân thủ tái khám là 83,6%, tư vấn về dinh dưỡng đủ là 88,8% Ngày thứ 5 điều trị: chăm sóc tâm lý, tinh thần ≥ 2 lần/ngày là 90,3%, chăm sóc ăn, uống là 91,8%, chăm sóc giấc ngủ là 100%, hướng dẫn vệ sinh cá nhân phòng nhiễm khuẩn là 92,5%, tư vấn cho NB có kiến thức về COPD là 91,8%, tư vấn về tuân thủ điều trị thuốc là 95,5%, tư vấn về tuân thủ tái khám là 96,3%, tư vấn về dinh dưỡng đủ là 91,8%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.5 Kết quả chăm sóc của đối tượng nghiên cứu (n = 134)
Nhận xét: tỷ lệ kết quả chăm sóc tốt là 73,1%, chưa tốt là 26,9%.
Hài lòng của người bệnh COPD trong thời gian điều trị
Bảng 3.13 Mức độ hài lòng của người bệnh COPD (n = 134)
STT Nội dung đánh giá
1 Điều dưỡng hợp tác tốt và xử lý công việc thành thạo, kịp thời
2 Điều dưỡng có thái độ ứng xử tốt 0 (0%) 1 (0,7%) 0 (0%) 107 (79,9%) 26 (19,4%)
3 Người bệnh được cung cấp đầy đủ thông tin 0 (0%) 1 (0,7%) 1 (0,7%) 128 (95,5%) 4 (3,0%)
5 Đảm bảo vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 130 (97,0%) 4 (3,0%)
10 Đánh giá theo dõi tình trạng bệnh và điều trị 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 132 (98,5%) 2 (1,5%)
Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu rất hài lòng là 15,7%, hài lòng là 82,1%, bình thường là
Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh COPD
Bảng 3.14 Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với KQCS (n = 134) Đặc điểm nhân khẩu học Kết quả chăm sóc OR
Nữ 4 (22,2%) 14 (77,8%) Địa dư Thành phố 8 (27,6%) 21 (72,4%) 1,05
* Test: hồi quy phân tích đơn biến
Nhận xét: những người trên 70 tuổi có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người từ 70 tuổi trở xuống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.15 Liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, bảo hiểm y tế với KQCS
(n = 134) Đặc điểm về xã hội Kết quả chăm sóc OR
* Test: hồi quy phân tích đơn biến
Nhận xét: những người hưu trí có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người nghề nghiệp khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người có trình độ học vấn THPT có khả năng chăm sóc chưa tốt cao hơn so với người có trình độ học vấn < THPT, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.16 Liên quan giữa chỉ số BMI với KQCS (n = 134)
Kết quả chăm sóc OR
* Test: hồi quy phân tích đơn biến
Nhận xét: chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số BMI với kết quả chăm sóc, p > 0,05
Bảng 3.17 Liên quan giữa thói quen, môi trường sống với KQCS (n = 134)
Kết quả chăm sóc OR
* Test: hồi quy phân tích đơn biến
Nhận xét: những người đang hút thuốc có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người không hút thuốc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người tiếp xúc với khói có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người môi trường sống bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.18 Liên quan giữa thời gian với KQCS (n = 134) Đặc điểm về bệnh Kết quả chăm sóc OR
Ngày nhập viện của bệnh
Số lần nằm viện/năm
Nhận xét: những người nhập viện trên ngày thứ 5 của bệnh có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người nhập viện ngày thứ 3 - 5 và dưới 3 ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người nằm viện từ 3 lần/năm trở lên có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người nằm viện 1 - 2 lần/năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.19 Liên quan giữa bệnh mạn tính mắc kèm với KQCS (n = 134)
Kết quả chăm sóc OR
* Test: hồi quy phân tích đơn biến
Nhận xét: những người mắc kèm bệnh nội tiết có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người không mắc bệnh nội tiết, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người mắc kèm bệnh tim mạch có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người không mắc bệnh tim mạch, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.20 Liên quan giữa mức độ hài lòng với KQCS (n = 134)
Kết quả chăm sóc OR
Nhận xét: những người bình thường/hài lòng có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người rất hài lòng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
BÀN LUẬN
Đặc điểm người bệnh và kết quả chăm sóc người bệnh đợt cấp COPD
4.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh tham gia nghiên cứu
Về tuổi: Tuổi là một yếu tố nguy cơ gây COPD trong đó người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người trẻ tuổi Bởi các tác nhân như khói bụi, thuốc lá, gây ra các đợt cấp gây ra tình trạng viêm mạn tính gây xơ hoá cấu trúc đường dẫn khí, quá trình tái tạo và xơ hoá diễn ra lặp đi, lặp lại Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 70,10 ± 8,45 Đa số người bệnh ở độ tuổi 60-70 tuổi 47,8%, và trên 70 tuổi 43,3%, có 9,0% người bệnh dưới 60 tuổi
Kết quả này phù hợp với diễn biến bệnh, thường xuất hiện sau 40 tuổi [5],[13] Với sự già hoá dân số nước ta ngày càng nhanh, kinh tế phát triển, môi trường ô nhiễm, đặc biệt tình trạng hút thuốc ở nam giới trưởng thành ngày càng gia tăng ( khoảng 42,7% theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế năm 2015), dự báo tỷ lệ mắc COPD ở Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng [3] Mặt khác những trường hợp hút thuốc có thể biểu hiện ho hoặc khạc đờm nhưng không thường xuyên thường chủ quan không đi khám, người bệnh nghĩ rằng các triệu chứng trên là do hút thuốc, khi các triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ mới được đo chức năng thông khí và đây cũng là lý do người bệnh được chẩn đoán xác định bệnh khi tuổi đã cao Khi so sánh với nghiên cứu của Vương Văn Thắng (2021) tỷ lệ nhóm tuổi trên 70 tuổi chiếm nhiều nhất 47,7% [17] hay trong nghiên cứu của Lê Thị Kim Thoa năm 2019 cho thấy độ tuổi trung bình của người bệnh COPD đến khám tại bệnh viện Bạch Mai là 70,75 ± 10,2 tuổi, độ tuổi 70-79 tuổi chiếm đa số 34,4% và nhóm 60-69 tuổi 31,2% [20] Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hảo, độ tuổi trung bình của người bệnh là 70,1 ± 11,6 tuổi [9]
Về giới tính: Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 86,6% các đối tượng mắc bệnh là nam giới và có 14,4% các đối tượng là nữ giới Đây là phù hợp vì nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, tỷ lệ COPD ở nam giới cao hơn nữ giới Giới tính chỉ là yếu tố thuận lợi tác động đến tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào tác động lên tỷ lệ phân bố bệnh ở nam và nữ Hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân chính gây ra các viêm mạn tính phế quản, tiểu phế quản, phế nang gây ra bệnh cảnh COPD Kết quả nghiên cứu của
Thư viện ĐH Thăng Long
55 Vương Văn Thắng năm 2021 có 78,5% là nam giới [17], nghiên cứu của Phan Thu Phương (2020) 100% người bệnh là nam giới [13], nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thảo (2018) có 89,2% người bệnh là nam giới [19]
Về nơi ở: đa số người bệnh trong nghiên cứu sống ở nông thôn 78,4%; 21,6% người bệnh sống ở thành phố/thị trấn Sự khác biệt về nơi ở phụ thuộc vào địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hảo cho thấy đa số người bệnh ở nông thôn chiếm 88,3%, thành phố/thị trấn 11,7% [9] Việc sống tại nông thôn và các điều kiện văn hoá xã hội còn chưa tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và hiểu biết của người dân về COPD Vì vậy việc tăng cường các biện pháp truyền thông, chăm sóc sức khoẻ là thực sự cần được tăng cường
Về dân tộc: tỷ lệ dân tộc Kinh trong nghiên cứu chiếm 98,5%, dân tộc khác chỉ
1,5%, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác kết quả nghiên cứu của một số tác giả Trong nghiên cứu của Cao Thị Hồng Quyên tỷ lệ dân tộc Kinh trong nghiên cứu chiếm 70,2%, dân tộc Khơ me chiếm 27,3%, còn lại 2,5% là dân tộc Hoa Sự khác biệt này phù hợp với tình hình dân tộc tại địa điểm nghiên cứu [14]
Về chỉ số BMI : Người bệnh COPD thường gặp các rối loạn dinh dưỡng gây ra tình trạng gầy sút cân Có thể kể đến một số nguyên nhân gây gầy sút cân như khó thở gây tăng mức năng lượng, toan chuyển hoá làm người bệnh ăn kém, chán ăn Do đó, cần hạn chế khởi phát đợt cấp, duy trì thể trạng ổn định ở người bệnh Tình trạng dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, tỷ lệ tử vong ở người bệnh COPD đặc biệt khi trong đợt cấp của bệnh Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số người bệnh BMI ở mức bình thường chiếm 44,0%, nhẹ cân 42,5%; thừa cân 13,4%; BMI trung bình 19,51 ± 2,81 kg/m 2 Trong nghiên cứu của Lê Thị Kiều Diễm, tỷ lệ người bệnh BMI trung bình chiếm đa số 63%; gầy 20,4%; béo phì 16,7%; BMI trung bình 20 ± 5,8 [6]
Về nghề nghiệp : kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nghề nghiệp chủ yếu của người bệnh là tự do/nội trợ/công nhân/nông dân chiếm 75,4%, hưu trí 23,9%, chỉ 0,7% cán bộ công nhân viên chức Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng nghiên cứu của Vương Văn Thắng năm 2021 người bệnh là làm ruộng chiếm 73,8% [17] COPD thường còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của người mắc bệnh nên bệnh thường có độ chênh lệch về tuổi mắc bệnh, nhóm cán bộ công chức, viên chức tỷ lệ mắc ít hơn tương đồng nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ [16] có thể lý giải vấn đề này là do người cán bộ công chức, viên chức họ thường có lối sống lành mạnh hơn ít tiếp xúc với các hoá chất,
56 khói bụi công nghiệp, các hoá chất gây hại cho chức năng phổi và họ thường trong tuổi trẻ sức đề kháng cũng tốt hơn, đối tượng này thì họ thường có ít hay nhiều về kiến thức phòng bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng cao hơn
Về học vấn: kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn
THPT chiếm 39,6%; THCS 45,5%; tiểu học 12,7%; mù chữ 2,2% Người bệnh đa số có trình độ các bậc học phổ thông, 97,8% người bệnh đều có khả năng đọc hiểu như theo nghiên cứu của tác giả Lê Nhật Huy [10]
Về thói quen, môi trường sống: Tỷ lệ người bệnh đang hút thuốc lá/thuốc lào
17,2%, đã cai thuốc lá/thuốc lào 68,7%; tỷ lệ có uống rượu bia 22,4% Tỷ lệ người bệnh sống trong môi trường khói bếp than, rơm rạ 7,5%, môi trường khói bụi công nghiệp 0,7%, sống trong môi trường bình thường không khói bụi 91,8% Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thảo: đa số người bệnh sử dụng nhưng đã cai thuốc 67,6%, đang hút 10,3%, không sử dụng 22,2% [19] nghiên cứu của
Lê Thị Kiều Diễm cũng cho thấy tỷ lệ người đã cai thuốc 61,1%, đang hút thuốc 18,5% [6] Tuy nhiên nếu cộng cả hai nhóm đã cai thuốc và đang hút thuốc lại có kết quả cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc tại bệnh viện đa khoa XanhPon (có hút thuốc lá thuốc lào chiếm 71,9%) [12]
Hút thuốc lá/thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính của COPD đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu [16],[31] Trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ hút thuốc lá/thuốc lào thấp Điều này có thể thấy là hiệu quả của chương trình quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được tuyên truyền, giáo dục thường xuyên nên đã hiểu rõ nguy cơ và tác hại của khói thuốc Cai thuốc lá là biện pháp rất quan trọng ngăn chặn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển nặng Đối tượng có thói quen uống rượu bia 22,4%, thật ra rượu bia không có liên quan đến bệnh COPD nhưng các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng rượu bia sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người bệnh COPD làm bệnh dễ tái phát, sức đề kháng của họ sẽ giảm, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ không được nâng cao Trước đây chất đốt sử dụng trong các gia đình chủ yếu là rơm rạ, than củi, than đá; mười năm trở lại đây, điều kiện kinh tế thay đổi nhiều hộ gia đình chuyển sang dùng bếp ga, bếp điện để đun nấu, tuy nhiên người dân vẫn duy trì song song với việc đun nấu chất đốt cũ 7,5%
Về bảo hiểm y tế: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có bảo hiểm y tế rất cao
98,5% còn lại 1,5% không có thẻ bảo hiểm y tế Kết quả này tương đồng với hầu hết tất
Thư viện ĐH Thăng Long
57 cả các nghiên cứu của các tác giả trong nước, do hầu hết đời sống của người dân được nâng cao và tầm hiểu biết về lợi ích bảo hiểm được tuyên truyền rộng rãi, hơn nữa người bệnh cũng hiểu bệnh mình mắc phải là bệnh mạn tính cần thời gian điều trị lâu dài và tốn kém nên họ tham gia bảo hiểm là quyền lợi thiết yếu cần phải có Do đó, cán bộ nhân viên y tế cũng cần tuyên truyền vai trò và lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế để người bệnh không có bảo hiểm y tế tham gia và giảm gánh nặng kinh tế gia đình cho những lần điều trị sau
Lý do vào viện: Khó thở là lí do chính để người bệnh đến khám và điều trị chiếm
92,5%, ho 5,2%, chỉ 1,5% do sốt Đặc điểm này phù hợp cũng tương đồng nghiên cứu của Phan Thu Phương 93% [13], Nguyễn Trần Tố Trân 95,6% [22] vào viện vì khó thở Khó thở là triệu chứng quan trọng để tiên lượng bệnh tiến triển tốt hơn hay tồi tệ hơn và chứng tỏ sự suy giảm chức năng hô hấp nặng lên với đặc điểm khó thở khi gắng sức ở giai đoạn sớm, sau đó tiến triển nặng dần lên và đến giai đoạn cuối khó thở cả khi nghỉ ngơi Khó thở có co kéo cơ hô hấp là biểu hiện nặng của bệnh Có 97% các đối tượng trong nghiên cứu có co kéo cơ hô hấp khi vào viện
Một số yếu tố liên quan tới kết quả chăm sóc của điều dưỡng
4.2.1 Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh với kết quả chăm sóc Liên quan giữa nhóm tuổi với kết quả chăm sóc
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người trên 70 tuổi có kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người từ 70 tuổi trở xuống Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR là 2,71 (1,23-5,94) và p = 0,012 (p < 0,05) Điều này có thể lý giải nhóm người bệnh già yếu thì sức đề kháng giảm, hệ miễn dịch suy giảm, người bệnh suy dinh dưỡng, nhẹ cân cũng là cơ hội để mắc thêm các bệnh đồng mắc, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut do vậy mà có sự khác biệt của nhóm tuổi có ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc của người bệnh
Thư viện ĐH Thăng Long
67 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc: nhóm tuổi ≥ 70 tuổi có kết quả chăm sóc điều dưỡng tốt hơn so với nhóm < 70 tuổi với OR=3,0 (1,1-8,0) và p = 0,01 (p < 0,05) [12]
Liên quan giữa đặc điểm giới tính, địa dư với kết quả chăm sóc
Kết quả cho thấy nhóm người bệnh nữ giới có kết quả chăm sóc tốt là 77,8% cao hơn nhóm người bệnh là nam giới Đặc điểm giới tính không có ý nghĩa thống kê với kết quả chăm sóc, có OR là 1,33 (0,41-4,35) và p = 0,633
Tương tự, người bệnh sống ở nông thôn có kết quả chăm sóc tốt là 73,3% cao hơn nhóm người bệnh ở thành phố/thị trấn Đặc điểm địa dư không có ý nghĩa thống kê với kết quả chăm sóc, có OR là 1,05 (0,42-2,63) và p = 0,921 Điều này có thể lý giải trong nghiên cứu của chúng tôi là tỷ lệ người bệnh ở nông thôn so với tỷ lệ nhóm người bệnh ở thành phố/thị trấn còn khá cao nên không thể so sánh sự khác biệt liên quan đến địa chỉ sinh sống của người bệnh
Nghiên cứu của Cao Thị Hồng Quyên, cũng cho thấy có một số đặc điểm chung của người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính liên quan tới quá trình chăm sóc như tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, trình độ học vấn [14]
Liên quan giữa đặc điểm về xã hội với kết quả chăm sóc
Kết quả cho thấy người bệnh trình độ học vấn từ THPT có kết quả chăm sóc chưa tốt là 32,1% cao hơn người bệnh có trình độ học vấn dưới THPT Đặc điểm trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê với kết quả chăm sóc, có OR là 0,65 (0,30-1,41) và p 0,271
Những người hưu trí có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt là 40,6% cao hơn so với những người nghề nghiệp khác Đặc điểm nghề nghiệp có ý nghĩa thống kê với kết quả chăm sóc, có OR là 2,35 (1,01-5,47) và p = 0,044 Nhấn mạnh rằng đặc điểm trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê với kết quả chăm sóc, nhưng đặc điểm tuổi liên quan với kết quả chăm sóc với OR là 2,71 và p < 0,05 nên những người hưu trí ở đây có khả năng chăm sóc chưa tốt so với nghề nghiệp khác là do đặc điểm tuổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng Nguyễn Hồng Hảo (2023), yếu tố trình độ học vấn cũng như yếu tố nghề nghiệp không tìm thấy sự liên quan đến kết quả chăm sóc [9]
Liên quan giữa chỉ số BMI với kết quả chăm sóc
68 Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa chỉ số BMI với kết quả chăm sóc, do p > 0,05 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hảo [9]
Liên quan giữa thói quen và môi trường sống với kết quả chăm sóc
Kết quả cho thấy những người đang hút có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt là 52,6% cao hơn những người không hút Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR là 3,66 (1,33-9,89) và p = 0,009 Điều này được lý giải như chúng ta đã biết, thuốc lá là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh nặng hơn của những bệnh COPD càng làm tăng tình trạng nguy kịch của bệnh cũng như có tác động kéo dài ngày điều trị của bệnh, ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc người bệnh COPD Mặc dù hiểu biết của con người về những tác động có hại của thuốc lá đã rõ ràng, song mọi người kể cả những người mắc bệnh về hô hấp vẫn sử dụng thuốc lá
Những người tiếp xúc với khói bụi có khả năng chăm sóc chưa tốt là 54,6% cao hơn những ngưởi sống trong môi trường bình thường Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR là 3,72 (1,06-13,06) và p = 0,031
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 5 năm có kết quả chăm sóc chưa tốt là 27,9% cao hơn người bệnh có thời gian mắc bệnh nhỏ hơn hoặc bằng 5 năm Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê Về yếu tố NB có thẻ bảo hiểm y tế hay không cũng không liên quan đến kết quả chăm sóc
Người bệnh nhập viện trên ngày thứ 5 của bệnh có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt là 40,5% cao hơn so với những người nhập viện ngày thứ 3-5 và dưới 3 ngày
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
Những người nằm viện từ 3 lần trong 1 năm trở lên có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt là 43,8% cao hơn so với những người nằm viện 1-2 lần trong năm Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Thư viện ĐH Thăng Long
69 Những người mắc kèm bệnh nội tiết có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người không mắc bệnh nội tiết, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người mắc kèm bệnh tim mạch có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người không mắc bệnh tim mạch, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Người bệnh mắc nhiều bệnh lý mắc kèm đặc biệt như tim mạch, nội tiết có kết quả chăm sóc và điều trị thấp hơn
4.2.2 Liên quan giữa hài lòng người bệnh với kết quả chăm sóc