1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023

104 9 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết Quả Chăm Sóc Điều Dưỡng Bệnh Nhi Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Dưới Tại Trung Tâm Hô Hấp Bệnh Viện Nhi Trung Ương Năm 2023
Tác giả Nguyễn Minh Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Thị Thanh, PGS.TS. Tạ Thị Tĩnh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn thạc sĩ điều dưỡng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (12)
    • 1.1. Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em (12)
    • 1.2. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em (14)
      • 1.2.1. Khái niệm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (14)
      • 1.2.2. Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (14)
      • 1.2.3. Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính ở trẻ em (0)
    • 1.3. Tổng quan về điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh (22)
      • 1.3.1. Ứng dụng một số học thuyết điều dưỡng vào thực hành điều dưỡng (23)
      • 1.3.2. Quy trình chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới (24)
    • 1.4. Tổng quan một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em (30)
      • 1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới (30)
      • 1.4.2. Một số nghiên cứu ở Việt nam (34)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (36)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (36)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (36)
      • 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu (0)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (37)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (37)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (37)
      • 2.2.3. Biến số nghiên cứu (37)
      • 2.2.4. Các khái niệm, tiêu chuẩn, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu (42)
      • 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu (46)
    • 2.3. Quy trình nghiên cứu (47)
    • 2.4. Đạo đức nghiên cứu (48)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (50)
    • 3.1. Kết quả chăm sóc bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp dưới (0)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp dưới (0)
      • 3.1.2. Đặc điểm chung của bà mẹ bệnh nhi (52)
      • 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính (0)
      • 3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp dưới (57)
      • 3.1.5. Kết quả chăm sóc bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính (0)
    • 3.2. Yếu tố liên quan và rào cản trong chăm sóc trẻ bệnh của điều dưỡng (60)
      • 3.2.1. Yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc trẻ bệnh (60)
      • 3.2.2. Những rào cản trong chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới (64)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (69)
    • 4.1. Kết quả chăm sóc bệnh nhi nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (69)
      • 4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (69)
      • 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ (73)
      • 4.1.3. Kết quả chăm sóc (74)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan và rào cản trong chăm sóc bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp dưới (76)
      • 4.2.1. Yếu tố liên quan (76)
      • 4.2.2. Những rào cản ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc (79)
    • 4.3. Điểm mạnh và giới hạn của nghiên cứu (0)
      • 4.3.1. Điểm mạnh của nghiên cứu (84)
      • 4.3.2. Hạn chế của nghiên cứu (85)
  • KẾT LUẬN (49)

Nội dung

Trong nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2015 của GBD cập nhật về gánh nặng của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới NKHHD ở 195 quốc gia của nhóm Cộng tác viên nhiễm trùng đường hô

TỔNG QUAN

Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em

Bộ máy hô hấp ở trẻ em không chỉ nhỏ hơn về kích thước so với người lớn mà còn có những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu, do các bộ phận của hệ hấp chưa hoàn thiện và đang trong giai đoạn phát triển [20], [22] Ở trẻ nhỏ mũi và khoang hầu ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp làm cho sự hô hấp bằng đường mũi bị hạn chế và dễ bị bít tắc

Niêm mạc mũi mỏng, mịn lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết Niêm mạc mũi có hệ thống lông để cản các hạt bụi lớn, niêm mạc phía trong có những tuyến tiết ra chất nhầy để giữ lại các hạt bụi nhỏ, đường dẫn khí càng vào trong càng hẹp và gấp khúc nên bụi dễ bị giữ lại hơn Chức năng hàng rào bảo vệ của niêm mạc mũi ở trẻ nhỏ còn yếu nên trẻ dễ bị viêm mũi họng

Họng, hầu trẻ tương đối hẹp và ngắn Niêm mạc họng được phủ một lớp biểu mô rung hình trụ Phía dưới niêm mạc hầu rải rác nhiều tổ chức bạch huyết, tại một số nơi tổ chức này tập trung thành từng đám lớn gọi là tuyến hạnh nhân (amidan) Có 6 khối amidan: 1 Amidan vòm (VA), 2 Amidan vòi, 2 amidan khẩu cái, 1 amidan lưỡi Khi các tổ chức này bị viêm sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, trẻ phải thở bằng miệng Đường dẫn khí (thanh, khí, phế quản) ở trẻ em có đặc điểm là lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc nhiều mạch máu Do đó khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh, khí, phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết, biến dạng Không khí vào phổi chủ yếu qua đường mũi Khi thở bằng mũi, các cơ hô hấp hoạt động mạnh, lồng ngực và phổi nở rộng hơn khi thở bằng miệng

Ngoài ra, các tế bào niêm mạc của khí phế quản còn có hệ thống lông rung, chúng lay động theo chiều từ trong ra ngoài, có tác dụng đẩy bụi và chất dịch ứ đọng trong đường hô hấp ra ngoài Một trong các chất liệt cử động lông là khói thuốc lá, do đó dễ gây nhiễm khuẩn phổi

Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi, thể tích phổi của trẻ nhi nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là 65 – 75ml Đến 12 tuổi tăng gấp 10 lần Tổng số phế nang ở trẻ nhi nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là 30 triệu, đến 8 tuổi tăng gấp 10 lần, ở người lớn là 600-700 triệu

Thư viện ĐH Thăng Long

4 Phổi trẻ nhỏ ít tổ chức đàn hồi, nhất là xung quanh các phế nang và thành mao mạch, các cơ quan ở lồng ngực cũng chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn phế nang Ở trẻ nhi nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và trẻ nhỏ vài tháng đầu, nhịp thở dễ bị rối loạn do trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh và trưởng thành Trẻ thở lúc nhanh, lúc chậm, lúc nông, lúc sâu Tần số thở giảm dần theo tuổi

Bảng 1.1 Tần số thở bình thường ở trẻ em

15 tuổi 15 – 16 lần/ phút Điều kiện hô hấp của trẻ em tương đối khó khăn hơn người lớn, trong khi nhu cầu oxy đòi hỏi cao hơn nên trẻ em dễ bị thiếu oxy

Do tổ chức phổi chưa hoàn toàn biệt hóa, ít tổ chức đàn hồi, nhiều mạch máu và bạch huyết nên dễ gây xẹp phổi ở trẻ nhỏ, rối loạn tuần hoàn phổi cũng như quá trình trao đổi khí ở phổi

Do những đặc điểm giải phẫu sinh lý như trên nên trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi Ngoài ra do đặc điểm phát triển hô hấp trong bào thai và sau khi sinh nên những trẻ đẻ non và mắc một số

Bệnh lý trong thời kỳ bào thai và trong hoặc ngay sau khi sinh có thể gây ra thiểu sản phổi hoặc các dị tật khác ở phổi [33]

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

1.2.1 Khái niệm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT)

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tật và tử vong cao ở trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển Tính trung bình ở Việt nam một trẻ có thể mắc NKHHCT từ 5 đến 8 lần/ năm, thời gian điều trị trung bình từ 5 đến 7 ngày Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới năm 2016 có 920.136 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do viêm phổi, chiếm 16% các nguyên nhân gây tử vong ở lứa tuổi này

Tại Việt nam tỷ lệ tử vong do NKHHCT ở trẻ chiếm 30 đến 35% so với các ca tử vong chung [21], [23]

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một bệnh nhiễm trùng có thể cản trở đến sự hô hấp bình thường Nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp trên của trẻ, bắt đầu từ mũi và kết thúc tại nắp thanh môn hoặc ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp dưới bắt đầu từ nắp thanh môn và kết thúc tại phổi của trẻ Đường hô hấp của trẻ đặc biệt dễ bị nhiễm trùng bởi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nên khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hay các vi sinh vật còn yếu [10]

1.2.2 Phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Phân loại theo vị trí giải phẫu, hiện nay người ta đã thống nhất lấy nắp thanh quản làm ranh giới Nếu tổn thương trên nắp thanh quản là NKHH trên, tổn thương các bộ phận dưới nắp thanh quản là NKHH dưới

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm ho, cảm lạnh, viêm mũi họng (viêm VA, viêm Amidan ), viêm tai giữa Phần lớn các NKHHCT ở trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (70 đến 80%) và thường là nhẹ

- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường ít gặp hơn và thường nặng, bao gồm:

Viêm thanh quản, viêm khí quản, phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi- màng phổi [33], [35]

- Định nghĩa: Viêm phổi là bệnh lý viêm cấp hay mãn của nhu mô phổi Theo

Tổ chức Y tế thế giới viêm phổi gồm viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, áp xe phổi

Thư viện ĐH Thăng Long

Do virus: Nguyên nhân chủ yếu: RSV, á cúm, cúm, Adenovirus

Do vi khuẩn: Còn phổ biến ở các nước đang phát triển Thường gặp: Phế cầu,

Hemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu, E.coli, Klebsiella pneumoniae

+ Không do vi sinh: Hít sặc thức ăn, trào ngược dạ dày thực quản, dị vật, tăng đáp ứng miễn dịch, chất phóng xạ

- Yếu tố nguy cơ: suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá chủ động hoặc bị động, bệnh nhi mắc bệnh phổi mạn như hen, khí phế thũng, bệnh tim mạch

Ho, sốt, khò khè, cò cử, khạc đờm (trẻ lớn), đau ngực, thở rít, triệu chứng thần kinh: Kích thích, li bì, co giật, triệu chứng tiêu hóa: Nôn, ỉa lỏng, bú kém, mạch nhanh

Khó thở: co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực Thở nhanh: ngưỡng thở nhanh ở trẻ thay đổi theo tuổi

Trẻ < 2 tháng: Nhịp thở ≥ 60 lần/phút Trẻ từ 2 -12 tháng: Nhịp thở ≥ 50 lần/phút Trẻ >12 - 5 tuổi: Nhịp thở ≥ 40 lần/phút

+ Viêm phổi do virus: Điều trị triệu chứng, phòng chống suy hô hấp, hạn chế hoạt động gắng sức, có thể điều trị tại nhà, nghỉ ngơi và cho uống nhiều nước

+ Viêm phổi do vi khuẩn: Lựa chọn kháng sinh phù hợp, hạ sốt, vệ sinh mũi, dinh dưỡng đầy đủ, bù đủ nước

- Định nghĩa: Viêm phế quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang, và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác 2 phổi làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở, dễ gây suy hô hấp và tử vong Đây là thuật ngữ được dùng cho nhóm trẻ dưới 2 tuổi

+ Virus chiếm 60 - 70%, gây bệnh theo mùa, vụ dịch Thường gặp virus hợp bào hô hấp (RSV), á cúm, Adenovirus

+ Vi khuẩn: Còn phổ biến ở các nước đang phát triển Thường gặp: Phế cầu,

Hemophilus influenza, tụ cầu, liên cầu, Ecoli

+ Ký sinh trùng: Pneumocystis carinii gây viêm phổi trên trẻ có hệ miễn dịch suy yếu

+ Nấm: Candida albicans Các tác nhân gây bệnh này gây ra hiện tượng viêm ở nhu mô phổi, nhất là phế nang Quá trình viêm này làm tăng tiết dịch ứ đọng ở các phế nang làm giảm sự trao đổi oxy ở phế nang, phù nề đường thở, gây tắc nghẽn và gây suy hô hấp

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi (đặc biệt là trẻ sơ sinh); cân nặng khi sinh thấp; nuôi dưỡng kém, thiếu sữa mẹ, suy dinh dưỡng, còi xương; mắc các bệnh hô hấp mạn tính; khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi, độ ẩm cao; môi trường ô nhiễm: Nhà ở chật, ẩm thấp, khói bếp, khói thuốc lá, bụi trẻ có cơ địa dị ứng

+ Trẻ sốt nhẹ tăng dần hoặc sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém + Các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên: Ngạt mũi, chảy nước mũi, ho

+ Có thể rối loạn tiêu hóa: Nôn trớ, tiêu chảy

Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ: Sốt cao, hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn

+ Ho khan hoặc ho xuất tiết đờm nhiều

+ Khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ liên sườn

+ Tím: Ở lưỡi, quanh môi, đầu chi

Thư viện ĐH Thăng Long

8 + Nhịp thở không đều, rối loạn nhịp thở, cơn ngừng thở trong các trường hợp nặng

Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa (nôn trớ, tiêu chảy, chướng bụng)

Tim mạch: nhịp tim nhanh, mạch nhanh nhỏ, có thể suy tim, trụy mạch trong trường hợp nặng

Thần kinh: Trẻ kích thích, quấy khóc, khó ngủ

Hình ảnh Xquang phổi: Các đám mờ to nhỏ không đều, rải rác 2 phổi, chủ yếu tập trung vùng rốn phổi cạnh tim

Xét nghiệm vi khuẩn hoặc virus trong dịch tỵ hầu để tìm nguyên nhân

- Điều trị: Cần phát hiện sớm khi trẻ chưa có suy hô hấp hoặc biến chứng nặng Điều trị theo 4 nguyên tắc:

+ Chống nhiễm khuẩn: Điều trị theo nguyên nhân, nếu không tìm được nguyên nhân điều trị theo khuyến cáo của Bộ Y tế: Tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn kháng sinh đường uống hay đường tiêm cho thích hợp

+ Chống suy hô hấp: Đặt trẻ nằm phòng thoáng, yên tĩnh Nới rộng quần áo, tã lót để BN dễ thở Thông thoáng đường thở Thở oxy khi có tím tái, khó thở Thường xuyên theo dõi nhịp thở, mạch, nhiệt độ để kịp thời xử trí

+ Điều trị các rối loạn nước, điện giải

+ Điều trị các triệu chứng và biến chứng nếu có

1.2.2.3 Viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản (VPQ) là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản gây ra bởi virus, vi khuẩn và các tác nhân môi trường khác Là thuật ngữ dành cho trẻ trên 2 tuổi

+ Virus chiếm 50% đến 90% các trường hợp VPQ, virus thường gặp: Á cúm, cúm, RSV, Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, chủng Herpes

9 + VPQ do vi khuẩn ít gặp hơn: Mycoplasma Pneumonia, Chalamydia Pneumoniae, HI

+ Bệnh khởi phát bằng dấu hiệu viêm đường hô hấp trên: Sốt nhẹ, viêm mũi họng, hắt hơi, sổ mũi

+ Ho: Bắt đầu từ ho khan, có khi ho ông ổng, từng cơn, dai dẳng, khàn tiếng

+ Đờm: Có thể màu trắng trong hoặc vàng, xanh đục

+ Khám phổi: Ran ngáy, ran rít hoặc bình thường

+ Cận lâm sàng Xquang phổi thấy thành phế quản dày

Xét nghiệm máu số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng nếu nhiễm vi khuẩn

* Nuôi cấy vi khuẩn, PCR để chẩn đoán xác định nguyên nhân

Sử dụng thuốc kháng virus nếu cần Kháng sinh trong trường hợp đã xác định nguyên nhân + Điều trị triệu chứng:

Cung cấp đủ nước Đảm bảo đủ dinh dưỡng

Trường hợp VPQ ở BN cơ địa suy hô hấp mãn tính, cơn co thắt phế quản nặng cần: Thở oxy, bổ sung điều chỉnh điện giải, tiêm kháng sinh, dùng corticoid phòng tiến triển nặng [37]

1.2.2.4 Viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Tổng quan về điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh

Là một điều dưỡng, không ai là không biết đến hình ảnh người phụ nữ cần mẫn với cây đèn trong đêm chăm sóc cho những người lính bị thương trong chiến tranh Krym tại thời kỳ Victory vương quốc Anh Đó là Florence Nightingale, người sáng lập của ngành điều dưỡng hiện đại, bà sinh ngày 12/5/1820 mất ngày 13 tháng 8 năm 1910 Với lòng nhân hậu, quả cảm, sự nhiệt huyết trong công tác chăm sóc người bệnh, năm 1860 bà đã đặt nền móng cho ngành điều dưỡng chuyên nghiệp với việc thành lập trường điều dưỡng đầu tiên trên thế giới tại bệnh viện ST Thomas ở Luân Đôn Bà nổi danh với

Thư viện ĐH Thăng Long

14 những đóng góp to lớn trong chiến tranh Krym (liên quân Anh và Pháp chống lại quân Nga bên phe của đế chế Ottoman) Bằng cách tự cải thiện quy trình vệ sinh tay trong các thủ thuật nơi bệnh viện dã chiến, bà đã giúp cho tỷ lệ tử vong của những thương binh trong chiến tranh Krym giảm xuống ngoạn mục từ 42% xuống còn 2% Để tưởng nhớ công lao to lớn của Nightingale người ta đã lấy ngày sinh của bà trở thành ngày điều dưỡng quốc tế 12 tháng 5 [39]

1.3.1 Ứng dụng một số học thuyết điều dưỡng vào thực hành điều dưỡng

Nightingale cho rằng môi trường là một phương tiện quan trọng để điều dưỡng chăm sóc người bệnh Điều dưỡng cần biết tất cả các môi trường ảnh đến bệnh tật, tận dụng các môi trường quanh người bệnh để tác động vào việc chăm sóc Môi trường bao gồm không khí trong lành, ánh sáng, sức nóng, sự sạch sẽ, yên tĩnh, vệ sinh cá nhân lồng ghép vào chăm sóc và điều trị Học thuyết này đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện, đề cao vệ sinh môi trường Vì vậy người điều dưỡng cần tạo ra môi trường an toàn khi chăm sóc người bệnh, tuân thủ vệ sinh tay khi chăm sóc và khi thực hiện các thủ thuật trên người bệnh, đồng thời giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh về vấn đề vệ sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn trên người bệnh

Cho rằng điều dưỡng chính là sự hỗ trợ cho người bệnh có khả năng hoạt động để hồi phục, giúp cho người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm càng tốt Học thuyết Henderson chỉ ra 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh bao gồm: Hô hấp bình thường, ăn uống đầy đủ, chăm sóc bài tiết, ngủ và nghỉ ngơi, vận động và tư thế đúng, mặc quần áo thích hợp, duy trì thân nhiệt, vệ sinh cơ thể, tránh nguy hiểm, an toàn, được giao tiếp tốt, tôn trọng tự do tín ngưỡng, được tự chăm sóc làm việc, vui chơi giải trí, học tập

Cho rằng điều dưỡng viên cần chú ý tới việc hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc

Orem khẳng định người bệnh cần được hướng dẫn, chỉ dẫn cách thức để tự họ làm, người bệnh sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe dần dần,

15 từng bước được nâng cao Mục tiêu của học thuyết này là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc Có 3 mức độ để người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân như sau:

Phụ thuộc hoàn toàn: người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình và phải nhờ vào điều dưỡng, người chăm sóc trực tiếp cho họ

Phụ thuộc một phần: khi người bệnh có hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ

Không cần phụ thuộc: người bệnh tự chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm

1.3.2 Quy trình chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới [1], [2], [3], [4]

Quy trình điều dưỡng theo thông tư số 31/2021/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2021 về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm 5 bước: Nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch và đánh giá

+ Bệnh nhi có sốt không? Tính chất sốt?

+ Bệnh nhi có ho không? Tính chất ho? Ho nhiều hay ít? Ho tăng vào thời gian nào?

+ Bệnh nhi có chảy nước mũi không? Số lượng (nhiều hay ít)? Màu sắc (dịch mũi trong, đục, trắng hay xanh)?

+ Bệnh nhân nôn: Nôn ra thức ăn, sữa, dịch? Số lượng? Màu sắc?

+ Tình trạng ăn uống: Bú mẹ hay ăn sữa ngoài, bột hoặc cháo gì? Mỗi ngày mấy lần, mỗi lần bao nhiêu? [9]

+ Trẻ ngủ được hay kích thích, quấy khóc?

+ Vệ sinh cá nhân, tắm rửa?

+ Dịch tễ: xung quanh nhà có ai mắc bệnh tương tự - Quan sát và khám bệnh:

+ Tri giác: Tỉnh táo, vẻ mệt, ít ngủ, li bì, khó đánh thức

Thư viện ĐH Thăng Long

16 + Da, niêm mạc: Hồng hay nhợt

+ Thể trạng: Gầy, bình thường hay béo

* Nhiệt độ: Bệnh nhân có sốt? Hạ nhiệt độ? Sốt ngày thứ mấy?

* Huyết áp (nếu đo được)

* Nhịp thở: Có khó thở không? Thở nhanh? Nhịp thở bao nhiêu lần/phút?

+ Dinh dưỡng: Không uống được; bú kém, bỏ bú; mất nước

+ Tình trạng hô hấp: Ho nhiều hơn, thở nặng hơn, chú ý tần số thở; co kéo cơ hô hấp, co lõm ngực, phập phồng cánh mũi; tím tái

+ Nhận biết dấu hiệu nặng: Không uống được, bỏ bú; nôn nhiều, nôn tất cả mọi thứ; tím tái; li bì, khó đánh thức; co giật; sốt cao; mất nước; sử dụng cơ hô hấp phụ; thở nhanh; SpO2 ≤ 92%

+ Chỉ định thuốc và dịch truyền

- Trẻ sốt, đau do viêm phù nề liên quan đến nhiễm virus

- Trẻ ho nhiều do viêm phù nề xuất tiết

- Trẻ khó thở liên quan đến viêm phù nề xuất tiết, co thắt làm cản trở thông khí

- Nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải do sốt, thở nhanh, ăn kém, nôn nhiều

17 - Nguy cơ xẹp phổi do ứ đọng đờm, rãi

- Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém hoặc bú kém

- Gia đình lo lắng do thiếu hiểu biết về tình trạng bệnh của trẻ và chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh đúng cách cho trẻ

1.3.2.3 Lập kế hoạch chăm sóc

- Chẩn đoán điều dưỡng 1: Trẻ bị sốt, đau liên quan đến viêm phù nề do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, bằng chứng là (dựa vào kết quả cận lâm sàng chẩn đoán virus hoặc vi khuẩn )

* Kết quả mong đợi: Trẻ giảm đau, duy trì thân nhiệt ổn định tránh biến chứng co giật

+ Đặt trẻ tại nơi thoáng mát, nới rộng quần áo + Chườm ấm cho trẻ tại vị trí: Cổ, hõm nách, bẹn + Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt từ 38,5 0 C

+ Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú tăng cường ở trẻ bú mẹ

+ Thực hiện y lệnh kháng sinh theo chỉ định + Theo dõi sát thân nhiệt, đề phòng biến chứng co giật do sốt

- Chẩn đoán điều dưỡng 2: Trẻ ho nhiều liên quan đến viêm phù nề xuất tiết bằng chứng là trẻ có ho nhiều, ho khan hoặc ho đờm

* Kết quả mong đợi: Ho có xuất tiết (ho là một phản xạ nhằm tống chất tiết ra ngoài nên chỉ hạn chế khi ho nhiều tới mức gây ảnh hưởng đến ăn ngủ của trẻ)

+ Hướng dẫn cho trẻ uống nhiều nước ấm có tác dụng long đờm hiệu quả

+ Nếu trẻ lớn có thể hướng dẫn trẻ ho chủ động có hiệu quả, trẻ nhỏ kích thích ho khi cần

- Chẩn đoán điều dưỡng 3: Trẻ khó thở (thở không hiệu quả) liên quan đến viêm phù nề xuất tiết hoặc co thắt làm cản trở thông khí đường thở hoặc tổn thương nhu mô phổi làm giảm hấp thu oxy, hoặc chèn ép bởi dịch (khí) màng phổi

* Kết quả mong đợi: Chức năng hô hấp của trẻ được đảm bảo

Thư viện ĐH Thăng Long

+ Nới rộng quần áo (tã lót) của trẻ

+ Đặt trẻ ở tư thế thích hợp: trẻ dưới 1 tuổi nằm tư thế trung gian (ngửa thẳng), trẻ trên 1 tuổi tư thế cổ hơi ngửa ra phía sau

+ Làm thông đường thở: Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

+ Làm giảm phù nề thanh quản (viêm thanh quản): Khí dung Adrenalin, uống hoặc tiêm thuốc theo y lệnh

+ Làm giảm co thắt, viêm phù nề xuất tiết ở phế quản (viêm phế quản, viêm tiểu phế quản): Khí dung thuốc giãn phế quản (Ventolin, combivent, brycanyl ), thuốc giảm viêm phù nề (Pulmicort, hydrococtizol)

+ Vỗ rung kèm dẫn lưu tư thế, hút thông đường hô hấp khi có nhiều đờm

+ Liệu pháp oxy hỗ trợ khi trẻ có biểu hiện khó thở do tổn thương nhu mô phổi, nồng độ Oxy trong máu thấp hơn mức giới hạn

+ Theo dõi sát và đánh giá thở của trẻ: Tần số thở, kiểu thở

- Chẩn đoán điều dưỡng 4: Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến trẻ ăn hoặc bú kém

* Kết quả mong đợi: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được đảm bảo

+ Trẻ bú mẹ hoàn toàn cần đánh giá xem mẹ có đủ sữa và đánh giá xem trẻ bú có hiệu quả không, nếu trẻ bú kém cần cho ăn bằng thìa

+ Trẻ ăn dặm hoặc trẻ lớn cần cung cấp thức ăn dễ tiêu và đảm bảo lượng calo cần thiết

Trẻ không tự ăn được cần cho ăn qua sonde hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch theo y lệnh

- Chẩn đoán điều dưỡng 5: Nguy cơ mất nước rối loạn điện giải liên quan sốt, thở nhanh, ăn kém, nôn

* Kết quả mong đợi: Đảm bảo đủ nước, cân bằng điện giải

+ Tăng cường cho bú ở trẻ bú mẹ

- Chẩn đoán điều dưỡng 6: Gia đình lo lắng liên quan đến thiếu hiểu biết về bệnh và cách chăm sóc phòng bệnh cho trẻ

* Kết quả mong đợi: gia đình bớt lo lắng, có kiến thức về bệnh * Can thiệp điều dưỡng:

+ Giải thích về bệnh để gia đình hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, tiên lượng

+ Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ: Thực hiện bú mẹ và chế độ ăn phù hợp theo lứa tuổi

+ Hướng dẫn giữ trẻ thoáng mát khi trời nóng, ấm áp khi trời lạnh

+ Hướng dẫn cách phòng bệnh: Kiến thức chăm sóc con khỏe, biết khi nào cần đưa con đến cơ sở y tế, thực hiện tiêm phòng đầy đủ, tránh khói bụi đặc biệt khói thuốc lá nhất là khói bếp than, củi

+ Tránh cho trẻ gần gũi người đang bị cảm, ho

+ Thái độ thông cảm, ân cần và động viên gia đình để họ yên tâm tuân thủ điều trị

1.3.2.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

- Theo dõi mạch, SpO2, nhịp thở:

+ Tư thế: Nằm đầu cao 30 0 , ngửa nhẹ ra sau giúp trẻ dễ thở hơn

+ Cung cấp Oxy khi có chỉ định (đảm bảo SpO2 > 94%): Cannula, NCPAP, HFNC, Oxy mask, Oxy gọng mũi

- Các biện pháp hỗ trợ giảm tắc nghẽn đường thở:

+ Lý liệu pháp hô hấp

+ Thông thoáng mũi: Nước muối sinh lý trước khi ăn, bú và ngủ rất quan trọng tránh tắc nghẽn đường thở

+ Hút đờm rãi (nếu trẻ xuất tiết nhiều dịch)

Thư viện ĐH Thăng Long

Tổng quan một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em

1.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Kazuhiro Kamata và cộng sự tại Myanmar từ năm 2017 đến năm 2019 trên 570 BN nhập viện viện với chẩn đoán là NKHHD do virus cho thấy các triệu chứng phổ biến ở trẻ NKHHD bao gồm: Ho (93%), khó thở (73%), thở nhanh (78%), rút lõm lồng ngực (67%) Tổng cộng có 16 loại virus được phát hiện trong 502/570 mẫu bệnh phẩm (88%), trong đó RSV B (36%), cúm A (29%), Rhinovirus (28%), là những virus thường gặp nhất Ngoài ra phế cầu khuẩn gặp ở 45% BN NKHHD nặng chiếm 19%, tỷ lệ tử vong là 5% Những trẻ có thể trạng suy dinh dưỡng, tiêm chủng không đầy đủ, BN NKHHD nhiễm virus cúm và RSV thường liên quan đến các trường hợp tử vong [39]

Nghiên cứu của Shivashankar Diggikar và cộng sự năm 2022 thông qua mười hai nghiên cứu quan sát đánh giá trên 5969 trẻ em cho thấy nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ sinh non cao hơn đáng kể so với trẻ sinh đủ tháng, thời gian nằm viện ở trẻ sinh non từ 6 - 14,3 ngày Trẻ sinh non ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng Tuy nhiên rủi ro cơ bản có thể thay đổi Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến lược phòng ngừa bao gồm cả điều trị dự phòng miễn dịch đối với Virus hợp bào hô hấp RSV [52]

Nghiên cứu của Gomes và Donadio năm 2018 cho thấy các yếu tố nguy cơ ở trẻ NKHHD nhiễm RSV dưới 5 tuổi bao gồm: Trẻ sinh non, nhẹ cân, là nam, có anh chị em, mẹ hút thuốc, trẻ có tiền sử dị ứng, không được bú mẹ, điều kiện môi trường sống đông đúc [36]

Trong nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2015 của GBD cập nhật về gánh nặng của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (NKHHD) ở 195 quốc gia của nhóm Cộng tác viên nhiễm trùng đường hô hấp dưới của GBD năm 2015 đánh giá các trường hợp mắc, tử vong và nguyên nhân bệnh kéo dài trong 15 năm qua cho biết NKHHD gây ra 2,74 triệu ca tử vong, trong đó 704 000 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi Từ năm 2005 đến 2015 số ca tử vong do NKHHD ở trẻ dưới 5 tuổi giảm 36,9% Viêm phổi do phế cầu gây ra 55,4% số ca tử vong do NKHHD ở mọi lứa tuổi NKHHD là nguyên nhân tử vong do truyền nhiễm hàng đầu và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 5 về

Thư viện ĐH Thăng Long

22 tổng thể Tuy vậy NKHHD vẫn là một căn bệnh có thể phòng ngừa được từ những nỗ lực tiếp tục để giảm ô nhiễm không khí trong nhà và môi trường xung quanh, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em và mở rộng quy mô sử dụng vắc xin phế cầu ở trẻ em và người lớn là điều cần thiết trong việc giảm gánh nặng toàn cầu của nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới [34], [38], [40], [41]

Nghiên cứu của Mc Hugh và đồng nghiệp năm 2021 về bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do virus ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho thấy virus là nguyên nhân phổ biến nhất của NKHHD ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở nhóm tuổi này Chi phí liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp dưới do vi rút ở cả bệnh nhân ngoại trú và nội trú là gánh nặng lớn đối với ngân sách y tế quốc gia Mỗi năm, khoảng 3% tổng số trẻ em dưới 1 tuổi phải nhập viện với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới do virus ở mức độ trung bình hoặc nặng [43]

Nghiên cứu của Bendelina và cộng sự năm 2022 về nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới năm tuổi đến tại bệnh viện trường đại học Wolaita Sodo, Wolaita Sodo, Ethiopia cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ dưới 5 tuổi là 40,3% Trẻ em không được tiêm chủng, không được bú mẹ, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng nhiên liệu không sạch để nấu ăn (sử dụng gỗ, phân gia súc, than củi, chất thải cây trồng, bếp dầu hỏa và đèn dầu), không có bếp riêng và không có cửa sổ trong phòng bếp có mối liên quan đáng kể với các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính [28]

Trong một nghiên cứu tổng hợp tài liệu của Gomes và Donadio năm 2018 về

“Hiệu quả của việc sử dụng vật lý trị liệu hô hấp ở trẻ em bị viêm tiểu phế quản cấp tính do virus” cho thấy việc sử dụng vật lý trị liệu hô hấp để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân bị viêm đường hô hấp dưới là khá an toàn và giúp rút ngắn thời gian nằm viện đối với những trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp mức độ trung bình khi nhập viện [36]

Theo nghiên cứu thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên của Frederico Ramos Pinto và cộng sự tại Bồ Đào Nha năm 2021 trên 80 trẻ dưới 2 tuổi bị viêm tiểu phế quản cho thấy: viêm tiểu phế quản cấp tính là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi Bệnh xảy ra theo mùa và là gánh nặng đối với trẻ sơ sinh, gia đình của trẻ và hệ thống chăm sóc sức khỏe Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm cấp tính, phù nề, hoại tử các tế bào biểu mô lót đường thở, và tăng sản xuất chất

23 nhầy Trên lâm sàng trẻ có biểu hiện sổ mũi ho kéo dài 2-3 ngày sau đó là các dấu hiệu suy hô hấp như cánh mũi phập phồng, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, nghe phổi có rale rít, rale ẩm, thở khò khè Hầu hết là các trường hợp bệnh nhẹ và trung bình có thể điều trị tại nhà Tuy nhiên 1-3% trường hợp bệnh nặng phải nhập viện điều trị Có tới 85% các trường hợp nhập viện bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra Vật lý trị liệu hô hấp là phương pháp điều trị hỗ trợ có tác động tích cực đến tình trạng hô hấp của trẻ viêm tiểu phế quản mức độ nhẹ đến trung bình [31], [32]

Nghiên cứu của Bendelina Rafael và cộng sự tại làng Tarus, Indonesia năm 2022 cho thấy các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi là: Yếu tố môi trường (không khí, tình trạng vật chất của ngôi nhà và mật độ dân cư), yếu tố cá nhân của trẻ (tuổi, giới, tình trạng dinh dưỡng, cân nặng thấp khi sinh, tiêm chủng, sử dụng sử mẹ), yếu tố hành vi ( thói quen hút thuốc, thói quen đóng mở cửa sổ, thói quen dọn dẹp nhà cửa) và có mối liên quan giữa các yếu tố: Sự thông gió của ngôi nhà (OR= 5,83; KTC 95%= 1,05 đến 1,34; p= 0,003), sàn nhà (OR= 4,65; KTC 95%= 1,57 đến 1,77; p= 0,001), ánh sáng ( KTC 95%= 1,09 đến 1,25; p= 0,005), mật độ người trong nhà (OR= 6,90; 95% CI=1,18 đến 1,37; p= 0,001), hành vi mở cửa sổ (OR= 5,34; 95% CI= 1,26 đến 1,46; p = 0,004), vệ sinh nhà cửa (OR= 8,55; 95% CI= 1,07 đến 1,22; p= 0,002) đến tỷ lệ mắc viêm phổi ở trẻ [28] Một phân tích có hệ thống cho nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2015” cập nhật về gánh nặng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới (LRI) ở 195 quốc gia của nhóm Cộng tác viên nhiễm trùng đường hô hấp dưới của GBD năm 2015 đánh giá các trường hợp mắc, tử vong và nguyên nhân bệnh kéo dài trong 15 năm qua cho biết LRI gây ra 2.74 triệu ca tử vong, trong đó 704 000 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi Từ năm 2005 đến 2015 số ca tử vong do LRI ở trẻ dưới 5 tuổi giảm 36.9% Viêm phổi do phế cầu gây ra 55.4% số ca tử vong do LRI ở mọi lứa tuổi LRI là nguyên nhân tử vong do truyền nhiễm hàng đầu và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 5 về tổng thể, tuy vậy LRI vẫn là một căn bệnh có thể phòng ngừa được từ những nỗ lực tiếp tục để giảm ô nhiễm không khí trong nhà và môi trường xung quanh, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em và mở rộng quy mô sử dụng vắc xin phế cầu ở trẻ em và người lớn là điều cần thiết trong việc giảm gánh nặng toàn cầu của Nhiễm trùng đường hô hấp dưới [27], [29]

Nghiên cứu của JBM Van Woensel, WWC Aalderen và JLL Kimpen tại Hà Lan năm 2003 “Nhiễm virus đường hô hấp dưới ở trẻ nhi nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Thư viện ĐH Thăng Long

24 và trẻ nhỏ” cho thấy virus là nguyên nhân phổ biến nhất của NKHH dưới ở trẻ nhi nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và trẻ nhỏ và là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở nhóm tuổi này Chi phí liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp dưới do vi rút ở cả bệnh nhân ngoại trú và nội trú là gánh nặng lớn đối với ngân sách y tế quốc gia Mỗi năm, khoảng 3% tổng số trẻ em dưới 1 tuổi phải nhập viện với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới do virus ở mức độ trung bình hoặc nặng [26]

Nghiên cứu của Birhanu Wondimeneh Demissie , Esayas Aydiko

Amele , Yibeltal Asmamaw Yitayew và Zemen Mengesha Yalew (2021) “Nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới năm tuổi đến khám tại Bệnh viện trường đại học Wolaita Sodo, Ethiopia” cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp ở trẻ dưới 5 tuổi là 40,3% Trẻ em không được tiêm chủng, không được bú mẹ, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng nhiên liệu không sạch để nấu ăn (sử dụng gỗ, phân gia súc, than củi, chất thải cây trồng, bếp dầu hỏa và đèn dầu) không có bếp riêng và không có cửa sổ trong phòng bếp cho thấy mối liên quan đáng kể với nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính [30]

Trong một nghiên cứu tổng hợp tài liệu của Gomes và Donadio năm 2018 về

“Hiệu quả của việc sử dụng vật lý trị liệu hô hấp ở trẻ em bị viêm tiểu phế quản cấp tính do virus” cho thấy việc sử dụng vật lý trị liệu hô hấp để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân bị viêm đường hô hấp dưới là khá an toàn và giúp rút ngắn thời gian nằm viện đối với những trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp mức độ trung bình khi nhập viện [36]

Theo nghiên cứu thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên của Frederico Ramos Pinto và cộng sự tại Bồ Đào Nha năm 2021 trên 80 trẻ dưới 2 tuổi bị viêm tiểu phế quản “Vật lý trị liệu hô hấp trong viêm tiểu phế quản cấp tính nhẹ đến trung bình ở trẻ em dưới hai tuổi” cho thấy: viêm tiểu phế quản cấp tính là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất ở trẻ nhi nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi Bệnh xảy ra theo mùa với gánh nặng đáng đối với trẻ nhi nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, gia đình của trẻ và hệ thống chăm sóc sức khỏe Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm cấp tính, phù nề, hoại tử các tế bào biểu mô lót đường thở, và tăng sản xuất chất nhầy Trên lâm sàng trẻ có biểu hiện sổ mũi ho kéo dài 2-3 ngày sau đó là các dấu hiệu suy hô hấp như cánh mũi phập phồng, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, nghe phổi có rale rít, rale ẩm, thở khò khè Hầu hết là các trường hợp bệnh nhẹ và trung bình có thể điều trị tại nhà Tuy

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính điều trị tại trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023

- Điều dưỡng chăm sóc trẻ trực tiếp tại Trung tâm hô hấp – Bệnh viện Nhi TW - Mẹ của trẻ bệnh và là người trực tiếp chăm sóc trẻ

- Trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính bao gồm: Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi theo tiêu chuẩn của Bộ y tế và điều trị tại trung tâm Hô hấp

- Điều dưỡng chăm sóc trẻ trực tiếp, có thời gian làm việc tại trung tâm ít nhất 1 năm và đồng ý tham gia nghiên cứu

- Mẹ của trẻ bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu và có thể trả lời các câu hỏi của nghiên cứu viên và tham gia thảo luận nhóm

- Trẻ sơ sinh (dưới 28 ngày)

- Trẻ mắc NKHHD hoặc trẻ mắc hen phế quản; Trẻ NKHHDCT nhưng trong tình trạng nặng cần hồi sức cấp cứu, trẻ bị nhiễm HIV hoặc có bệnh nền là bệnh đặc biệt như bệnh tạo keo, bệnh lý nội tiết, chuyển hóa di truyền…

- Điều dưỡng viên không hợp tác và không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Mẹ bệnh nhi không trực tiếp chăm sóc trẻ hàng ngày và tại bệnh viện, không hợp tác và khả năng giao tiếp hạn chế

Nghiên cứu được tiến hành tiến hành tại trung tâm hô hấp - bệnh viện Nhi Trung Ương

Thư viện ĐH Thăng Long

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả tiến cứu kết hợp nghiên cứu định tính (mô hình kết hợp giải thích theo trình tự)

2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 2.2.2.1 Nghiên cứu định lượng:

Công thức tính cỡ mẫu: 𝑛 = 𝑍 1− 𝛼

Trong đó n: Cỡ mẫu Với độ tin cậy 95% (α = 0,05), Z=1,96

Với tỷ lệ kết quả chăm sóc trẻ viêm phổi dưới 5 tuổi theo đánh giá chung chăm sóc ĐD đạt tốt là 81,76% (theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thái năm 2020)

Chọn p = 0,8176 d = 0,05, cỡ mẫu tính được là 230 bệnh nhi Thực tế lấy 232 bệnh nhi vào NC

- Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn những trẻ đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu từ tháng 8 năm 2023 cho đến khi đủ số lượng theo cỡ mẫu

2.2.2.2 Nghiên cứu định tính: Gồm 2 nhóm

- Nhóm 1: Gồm 6 điều dưỡng viên tại các khoa nội trú trong Trung tâm Hô hấp, bao gồm 3 khoa: Khoa Hồi sức Hô Hấp, khoa Hô hấp 1 và khoa Hô hấp 2 Mỗi khoa sẽ chọn 2 điều dưỡng tham gia thảo luận nhóm

Tiêu chuẩn chọn: Mỗi khoa lựa chọn 2 điều dưỡng (điều dưỡng có thâm niên làm việc trên 1 năm), tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu, cởi mở, sẵn sàng trả lời các câu hỏi

- Nhóm 2: Gồm 6 bà mẹ có con đang điều trị bệnh NKHHD tại 3 khoa trong trung tâm, mỗi khoa chọn 2 bà mẹ tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu, cởi mở, sẵn sàng trả lời các câu hỏi

2.2.3 Biến số nghiên cứu 2.2.3.1 Mục tiêu 1: kết quả chăm sóc bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp dưới Đặc điểm chung

- Tuổi: số lượng và tỷ lệ bệnh nhi từng nhóm tuổi, tuổi trung bình

29 - Giới tính: trẻ trai, trẻ gái trong từng nhóm tuổi

- Cân nặng lúc sinh, tình trạng dinh dưỡng của trẻ…

Triệu chứng lâm sàng khi vào viện:

- Thân nhiệt - Ho, khàn tiếng - Nhịp thở - Rút lõm lồng ngực

- Mức độ suy hô hấp

- Triệu chứng khác: biếng ăn, tiêu chảy, nôn trớ

- Viêm phổi, viêm phổi nặng, viêm phổi rất nặng - Viêm phế quản

- Tình trạng dinh dưỡng: tỷ lệ bệnh nhi suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì

- Cận lâm sàng: SpO2; Số lượng bạch cầu; Nồng độ CRP; Vi sinh vật

Diễn biến của bệnh nhi

Các triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, khó thở, RLLN, suy hô hấp, SpO2, …tại các thời điểm nghiên cứu là ngày vào viện, ngày 3 và ra viện

Kết quả chăm sóc bệnh nhi NKHHD

+ Hoạt động chăm sóc bệnh nhi của điều dưỡng: Chăm sóc dựa trên nhu cầu cần chăm sóc cho bệnh nhi gồm: Giảm sốt, giảm ho, thông đường thở, cho trẻ bệnh thở oxy, hỗ trợ hô hấp, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc trẻ có tiêu chảy, vệ sinh thân thể, tư vấn bà mẹ

+ Kết quả trên trẻ bệnh:

- Các triệu chứng của bệnh giảm dần và hết - Tình trạng cuối cùng: khỏi bệnh hoặc bệnh giảm nhiều, trẻ được ra viện - Thời gian nằm viện

Thư viện ĐH Thăng Long

30 + Kết quả chăm sóc chung: kết quả tốt hay chưa tốt theo các tiêu chí

2.2.3.2 Mục tiêu 2 Một số yếu tố liên quan và rào cản trong chăm sóc bệnh nhi

- Kết quả chăm sóc với tuổi, với loại bệnh và mức độ bệnh, với mức độ suy hô hấp, với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi

- Một số rào cản: từ phía gia đình, từ phía bệnh viện và điều dưỡng

STT Tên biến Định nghĩa/Giá trị Loại biến PP thu thập

A Các chỉ số thông tin chung của đối tượng NC

1 Tuổi Tháng tuổi cụ thể, phân chia thành 5 nhóm: < 6 tháng; 6-< 12 tháng; 12-

38 0 – 39 0 C Sốt cao: >39 0 C

Thứ hạng Quan sát, đo nhiệt độ

Ho khan nhiều Ho đờm ít Ho đờm nhiều

Danh mục Quan sát, phỏng vấn

3 Khò khè Có - không Nhị phân Quan sát

4 Dấu hiệu mất nước Có - không Nhị phân Quan sát

5 Dịch mũi Có - không Nhị phân Quan sát, phỏng vấn

6 Tiêu chảy Có - không Nhị phân Quan sát, phỏng vấn

7 Bụng chướng Có - không Nhị phân Quan sát, phỏng vấn

8 Nôn Có - không Nhị phân

9 Tím Có - không Nhị phân

Thứ hạng Quan sát monitor theo dõi

Nhị phân Monitor theo dõi trong 1 phút

Nhị phân Đếm nhịp thở trong 1 phút

13 Khó thở Có - không Nhị phân Quan sát, phỏng vấn

14 XQ phổi (ứ khí) Có - không Nhị phân Tham khảo kq đọc phim của BS

15 Chỉ số bạch cầu Bình thường

16 Chỉ số CRP Bình thường

17 Test nhanh RSV Âm tính

18 PCR 7 vi khuẩn (chẩn đoán 7 tác nhân gây VP) Âm tính Dương tinh, tên VK

19 Cấy vi khuẩn Âm tính

2.2.4 Các khái niệm, tiêu chuẩn, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

2.2.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng Chia nhóm tuổi:

Chia trẻ bệnh thành 4 nhóm tuổi theo chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh Trẻ dưới 6 tháng; Trẻ từ 6-< 12 tháng; Trẻ từ 12-< 36 tuổi; Trẻ từ ≥ 36 tuổi

+ Khi thân nhiệt đo ở nách ≥ 37,5 0 C

Thư viện ĐH Thăng Long

34 + Phân loại sốt: Sốt nhẹ: nhiệt độ từ 37,5 0 C đến 38 0 C, sốt vừa: >38 0 C đến 39 0 C, sốt cao: > 39 0 C

+ Đánh giá: có sốt - không sốt

- Nhịp thở: đếm nhịp thở trong vòng 1 phút và nhận định thở nhanh nếu

Trẻ dưới 2 tháng: thở ≥ 60 lần/phút Trẻ từ 2 – dưới 12 tháng: thở ≥ 50 lần/phút Trẻ từ 1-< 5 tuổi: thở ≥ 40 lần/phút

Là tiếng thở liên tục âm thanh nghe thấy từ ngực bệnh nhân, nghe rõ hơn ở thì thở ra Đánh giá: Có – không khò khè

Là dấu hiệu 1/3 dưới của lồng ngực lõm vào (nếu chỉ biểu hiện co kéo phần liên sườn thì không đủ để gọi là rút lõm lồng ngực) Đánh giá RLLN: Có - không

Là tình trạng bộ máy hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm O2 hoặc tăng CO2 máu Hậu quả của suy hô hấp là thiếu oxy tại cơ quan, đặc biệt là não, tim và ứ đọng CO2 gây toan hô hấp Đánh giá: có- không SHH

- Tình trạng dinh dưỡng: cân, đo bệnh nhi và đánh giá theo chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới đề xác định

Bình thường: cân nặng và chiều cao đều trong khoảng từ -2SD đến +2SD Nhẹ cân: cân nặng theo tuổi ≤ -2SD

Thấp còi: chiều cao theo tuổi ≤-2SD Gầy còm: Cân nặng theo chiều cao ≤-2SD Thừa cân, béo phì khi cân nặng theo tuổi >+3SD

Bảng 2.2 Giới hạn tham khảo về đếm bạch cầu ở trẻ em

(Theo Sổ tay khoảng tham chiếu, Khối Xét nghiệm, Bệnh viện Nhi Trung ương ST.XN.3.3, năm 2020)

Chỉ số bạch cầu bình thường trong khoảng: 4- 10 x 10 ^ 9/L Bạch cầu tăng: >10 x 10 ^ 9/L

Bình thường < 6mg/L; CRP tăng > 6mg/L, trẻ dưới 1 tháng CRP tăng >1.6mg/L

- Kết quả XQ phổi: Theo kết quả đọc phim XQ phổi của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

2.2.4.2 Đánh giá hoạt động chăm sóc điều dưỡng: Đo thân nhiệt trẻ bệnh: thực hiện tốt đạt 10 điểm khi thực hiện ≥2 lần/ngày (theo quy định và bất cứu khi nào trẻ sốt); đạt 5 điểm khi có thực hiện nhưng chưa theo quy định và không theo tình trạng của bệnh nhi; đạt 0 điểm khi không thực hiện

Xử trí khi trẻ sốt: thực hiện tốt đạt 10 điểm khi xử trí đúng (Sốt nhẹ từ 37 o 5-

Ngày đăng: 28/05/2024, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tần số thở bình thường ở trẻ em - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 1.1. Tần số thở bình thường ở trẻ em (Trang 13)
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Nhiễm khuẩn hô hấp dưới - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (Trang 22)
Bảng 2.1. Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 2.1. Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu (Trang 40)
Bảng 2.2. Giới hạn tham khảo về đếm bạch cầu ở trẻ em - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 2.2. Giới hạn tham khảo về đếm bạch cầu ở trẻ em (Trang 44)
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp  dưới cấp tính - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính (Trang 46)
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU (Trang 49)
Bảng 3.1: Tuổi và giới của bệnh nhi (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.1 Tuổi và giới của bệnh nhi (n=232) (Trang 50)
Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa và nhiễm trùng hô hấp của bệnh nhi (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa và nhiễm trùng hô hấp của bệnh nhi (n=232) (Trang 51)
Bảng 3.3. Thời gian diễn biến bệnh trước khi vào viện (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.3. Thời gian diễn biến bệnh trước khi vào viện (n=232) (Trang 54)
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ bệnh(n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ bệnh(n=232) (Trang 54)
Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng của bệnh nhi tại các thời điểm nghiên cứu   (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng của bệnh nhi tại các thời điểm nghiên cứu (n=232) (Trang 55)
Bảng 3.6. Triệu chứng thực thể của trẻ bệnh tại các thời điểm NC (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.6. Triệu chứng thực thể của trẻ bệnh tại các thời điểm NC (n=232) (Trang 56)
Bảng 3.7. Chẩn đoán bệnh khi vào viện (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.7. Chẩn đoán bệnh khi vào viện (n=232) (Trang 57)
Bảng 3.9. Kết quả chỉ số CRP khi vào viện (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.9. Kết quả chỉ số CRP khi vào viện (n=232) (Trang 57)
Bảng 3.8. Kết quả chỉ số bạch cầu khi vào viện (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.8. Kết quả chỉ số bạch cầu khi vào viện (n=232) (Trang 57)
Bảng 3.10. Kết quả Xquang phổi (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.10. Kết quả Xquang phổi (n=232) (Trang 58)
Bảng 3.11. Kết quả xét nghiệm vi sinh vật (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.11. Kết quả xét nghiệm vi sinh vật (n=232) (Trang 58)
Bảng 3.12. Nhu cầu chăm sóc của bệnh nhi (n=232)  Nhu cầu  Số trẻ bệnh và tỷ lệ % cần chăm sóc - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.12. Nhu cầu chăm sóc của bệnh nhi (n=232) Nhu cầu Số trẻ bệnh và tỷ lệ % cần chăm sóc (Trang 59)
Bảng 3.14. Thời gian nằm viện và tình trạng cuối cùng (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.14. Thời gian nằm viện và tình trạng cuối cùng (n=232) (Trang 60)
Bảng 3.16. Kết quả chăm sóc với tuổi, tiền sử, tình trạng dinh dưỡng của bệnh  nhi (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.16. Kết quả chăm sóc với tuổi, tiền sử, tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi (n=232) (Trang 61)
Bảng 3.17. Kết quả chăm sóc với tình trạng bệnh nhi khi vào viện - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.17. Kết quả chăm sóc với tình trạng bệnh nhi khi vào viện (Trang 62)
Bảng 3.18. Kết quả chăm sóc với cận lâm sàng của bệnh nhi (n=232) - kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại trung tâm hô hấp bệnh viện nhi trung ương năm 2023
Bảng 3.18. Kết quả chăm sóc với cận lâm sàng của bệnh nhi (n=232) (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN