1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Của Tình Hình Sử Dụng Biểu Tượng Quốc Gia Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Nghi thức Nhà nước
Thể loại Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 411,31 KB

Nội dung

Tiểu luận với đề tài: "THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY" - Nghi thức Nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia - 9 điểm

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUÔC GIA PHÂN VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Nghi thức nhà nước Mã phách:

Hồ Chí Minh - 2023

Trang 2

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÂN VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Nghi thức nhà nước Mã phách:

Hồ Chí Minh - 2023

Trang 3

PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN

Điểm, chữ ký (Ghi rõ họ tên) của cán

bộ chấm thi

Điểm thống nhất của bài

thi

Chữ ký xác nhận

của cán bộ nhận bài thi CB chấm thi số 1 CB chấm thi số 2 Bằng số Bằng chữ

Trang 4

PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN

Họ và tên sinh viên:……… Ngày sinh:………Mã HV:………

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.2 Ý nghĩa của biểu tượng quốc gia 4

1.3 Lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam 5

1.4 Một số lưu ý đối với các biểu tượng quốc gia 10

Tiểu kết chương 1 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13

2.1 Thực trạng của tình hình sử dụng Quốc kỳ của Việt Nam hiện nay 13

2.2 Thực trạng của tình hình sử dụng Quốc huy của Việt Nam hiện nay 17

2.3 Thực trạng của tình hình sử dụng Quốc hiệu của Việt Nam hiện nay 19

2.4 Thực trạng của tình hình sử dụng Quốc ca của Việt Nam hiện nay 20

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biểu tượng quốc gia là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi quốc gia Các biểu tượng quốc gia như Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc hiệu, Quốc huy không chỉ có vai trò làm nên hình ảnh đại diện của quốc gia trong quan hệ quốc tế mà còn thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng cũng như chủ quyền của mỗi quốc gia Tuy nhiên để làm được điều này thì đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải sử dụng các biểu tượng quốc gia đúng với các quy định của Nhà nước cũng như đảm bảo được sự nghiêm túc, trang trọng trong việc sử dụng các biểu tượng quốc gia Việc này chưa bao giờ là dễ dàng vì đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải hiểu rõ về ý nghĩa của biểu tượng quốc gia, nắm rõ các quy định trong việc sử dụng và bảo vệ các biểu tượng quốc gia của nước mình để có thể thực hiện đúng và tôn vinh được giá trị của các biểu tượng quốc gia Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của các biểu tượng này cũng là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo sự tôn trọng và sử dụng đúng cách các biểu tượng quốc gia Như vậy, để có thể đảm bảo sử dụng các biểu tượng quốc gia đúng quy định và có hiệu quả, chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn về vai trò của các biểu tượng quốc gia, cần phải đi sâu tìm hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện việc sử dụng biểu tượng quốc gia cũng như để cao sự trân trọng, thiêng liêng các giá trị tốt đẹp của dân tộc Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về biểu tượng quốc gia, ý nghĩa, lịch sử hình thành và các lưu ý khi sử dụng biểu tượng quốc gia; liên hệ thực tiễn tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay Từ đó, đánh giá, nhận định về thực trạng sử dụng biểu tượng quốc gia và đề xuất một số giải pháp

Trang 7

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện mục tiêu đã đặt ra, tiểu luận có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về biểu tượng quốc gia, ý nghĩa, lịch sử hình thành và các lưu ý khi sử dụng biểu tượng quốc gia

- Liên hệ tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay - Đánh giá, nhận định về thực trạng sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là biểu tượng quốc gia, tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay

Tiểu luận nghiên cứu trên phạm vi cả nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận 4.1 Ý nghĩa lý luận

Tiểu luận tập trung làm rõ cơ sở lý luận về biểu tượng quốc gia, ý nghĩa, lịch sử hình thành và các lưu ý khi sử dụng biểu tượng quốc gia Từ đó, đánh giá, nhận định về thực trạng sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu và giải pháp được đưa ra sẽ góp phần nhằm hoàn thiện việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay, tăng cường lòng yêu nước tinh thần đoàn kết và sự tự hào dân tộc Ngoài ra, tiểu luận còn có ý nghĩa tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về biểu tượng quốc gia, ý nghĩa, lịch sử hình thành và các lưu ý khi sử dụng biểu tượng quốc gia, các kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố,…

- Phương pháp quan sát, điều tra: Quan sát và điều tra việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của tiểu luận bao gồm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đề tài “Thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay”

Chương 2: Thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Giải pháp nhằm pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG CỦA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”

1.1 Một số khái niệm cơ bản

Biểu tượng quốc gia là hình ảnh biểu trưng, đại diện cho một quốc gia Gồm các biểu tượng chính thức như Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc hiệu,… và biểu tượng không chính thức như Quốc phục, Quốc hoa,…

Quốc kỳ là cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia Quốc kỳ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho 5 giai cấp là sĩ, công nông, thương, binh Quốc kỳ của nước ta được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013

Quốc huy là huy hiệu tượng trưng cho quốc gia, được quy định trong Hiến pháp Quốc huy nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quan có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Quốc huy của nước ta được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Hiến pháp 2013

Quốc ca là bài hát chính thức của mỗi quốc gia Quốc ca của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài hát Tiến quân ca Quốc thiều là nhạc của bài Tiến Quân ca Quốc ca của nước ta được quy định tại Khoản 3 Điều 13 Hiến pháp 2013

Quốc hiệu là tên gọi đầy đủ và chính thức của mỗi quốc gia Quốc hiệu của Việt Nam là “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”

1.2 Ý nghĩa của biểu tượng quốc gia

Biểu tượng quốc gia là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế và là biểu hiện cho tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước với công dân và các cơ quan, tổ chức

Trang 10

Biểu tượng quốc gia thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia

Biểu tượng quốc gia là sự kết tinh các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia

Biểu tượng quốc gia mang những nét riêng biệt của quốc gia dân tộc Biểu tượng quốc gia thể hiện chủ quyền của quốc gia

1.3 Lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam 1.3.1 Lịch sử hình thành của Quốc kỳ

Trước khi được ra đời và sử dụng cho đến ngày nay, quốc kỳ Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi theo từng thời kỳ lịch sử:

- Trong thời phong kiến, tại các triều đại như Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Nguyễn,… đều có những lá cờ riêng biệt để biểu hiện quyền uy và danh tiếng của mình Các lá cờ này thường có nền màu xanh hoặc vàng, với các hình vẽ như long tinh (rồng), bát quái, hoa sen,…

Trịnh Trong thời kỳ thuộc Pháp, Việt Nam cũng phải dùng các lá cờ của Liên bang Đông Dương do Pháp thiết lập gọi là cờ Tam tài Vào đầu năm 1940, nước ta có tên là Đại Nam lúc bấy giờ đã thiết kế ra Quốc kỳ là cờ Long tinh với nền màu vàng, ở giữa có đường sọc ngang màu đỏ, thiết kế theo mẫu dải băng đeo của Đại Nam Long tinh Bên cạnh cờ Đại Nam Long Tinh, hai sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ nằm dưới sự “Bảo hộ” của Pháp vẫn phải treo cờ do Pháp thiết lập và một số nơi còn sử dụng một số kiểu cờ không chính thức khác Các lá cờ này thường có nền màu xanh hoặc vàng, với các hình vẽ như ba con voi, ba sọc đỏ,…

- Sau khi Nhật đảo chính thực dân Pháp, Chính phủ mới được thành lập vào tháng 4 năm 1945, vua Bảo Đại đã quy định Quốc kỳ mới của nước ta là cờ quẻ Ly Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ Quẻ Ly là 1 trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch đứt ở giữa, hai vạch liền ở trên và dưới vạch đứt; chiều dài các vạch bằng 2/3 chiều dài chung của lá cờ Tuy nhiên, lá cờ này bị phản đối

Trang 11

khá nhiều vì chữ “Ly” trong tên làm liên tưởng đến “Chia ly” mang ý nghĩa không may Nhiều tin đồn cho rằng cũng chính vì vậy mà Nhật đã đầu hành Đồng minh vài năm sau đó

- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Việt Nam cũng có những lá cờ khác nhau của các chính phủ, khu vực hoặc tổ chức khác nhau như cờ Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa (cờ vàng ba sọc đỏ), Khu tự trị Thái (cờ xanh có hình bánh xe), Cộng hoà tự trị Nam Kỳ (cờ vàng ba sọc xanh), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (cờ nửa xanh),… Các lá cờ này thường có nền màu vàng hoặc xanh lá cây, với các hình vẽ như ba sọc đỏ, ngôi sao vàng hoặc bánh xe

- Khi Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1969, Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã sử dụng hiệu kỳ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam có nền gồm nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh, ở giữa là sao vàng làm quốc kỳ Trải qua thời gian 16 năm với nhiều biến thể khác nhau như ngôi sao béo, có khẩu hiệu “QUYẾT THẮNG” nằm ở góc trên phía cột cờ,… thiết kế gốc do Huỳnh Tấn Phát thiết kế ra đã được Bác chọn làm tiền đề cho thiết kế Quốc kỳ hiện tại của Việt Nam (thay nền nửa đỏ, xanh thành nền đỏ)

- Quốc kỳ Việt Nam hiện nay có nền màu đỏ và một ngôi sao màu vàng năm cánh ở giữa, được gọi là cờ đỏ sao vàng hay cờ Tổ quốc Cờ này được Hồ Chí Minh chọn làm Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi tuyên bố độc lập vào ngày 02 tháng 9 năm 1945 và được giữ nguyên cho đến khi Việt Nam thống nhất vào năm 1976 và cho đến ngày nay

1.3.2 Lịch sử hình thành của Quốc huy

Lịch sử hình thành quốc huy Việt Nam là một quá trình dài và phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố văn hóa, chính trị và lịch sử của dân tộc Theo các tài liệu sử học, Quốc huy Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ mẫu Quốc huy của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Quốc hội Việt Nam khóa I phê chuẩn vào năm 1955 Mẫu Quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ và họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa dựa trên các ý tưởng về biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam Mẫu Quốc huy

Trang 12

gồm có một ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ, dưới ngôi sao là một vòng cung mặt trời gợi lên ánh sáng lúc bình minh tượng trưng cho sự sống và sự phát triển của dân tộc Hai bên là các bông lúa, biểu hiện cho nền kinh tế nông nghiệp và sự giàu có của đất nước Giữa hai bông lúa là một cái đe, biểu thị cho công cụ sản xuất của người nông dân tượng trưng cho công nghiệp Dưới cái đe là một dải lụa có chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, là Quốc hiệu của nhà nước đương thời

Năm 1976, khi đất nước thống nhất, quốc hiệu được thay đổi thành “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, còn các thành phần khác đã được thống nhất lại và chỉnh sửa đôi chút, nhưng ý tưởng thiết kế vẫn giữ nguyên

1.3.3 Lịch sử hình thành của Quốc hiệu

Quốc hiệu của Việt Nam từ trước đến nay là những tên gọi chính thức của nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử Sự thay đổi quốc hiệu thường phản ánh sự thay đổi về chính trị, văn hoá, thời đại của đất nước Các Quốc hiệu của Việt Nam không chỉ là những biểu tượng của quyền lực nhà nước mà còn là những dấu ấn của lịch sử và văn hóa dân tộc Theo các tài liệu lịch sử, Việt Nam đã có ít nhất 23 Quốc hiệu khác nhau từ thời Hùng Vương cho đến nay Trong đó, có một số Quốc hiệu đã được sử dụng nhiều lần trong các triều đại khác nhau, như Giao Chỉ, Đại Việt, Đại Nam hay An Nam và một số quốc hiệu thì được sử dụng song song trong cùng một thời kỳ như Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc khi chiến tranh Các Quốc hiệu này đã góp phần thể hiện bản sắc, chủ quyền và vị thế của nước ta trên bản đồ thế giới Ta có thể kể đến một số Quốc hiệu tiêu biểu của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử như sau:

- Xích quỷ: Đây là Quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam được sử dụng từ thời Kinh Dương Vương vào năm 1879 Trước Công Nguyên, là Quốc hiệu đánh dấu đầu thời đại Hồng Bàn của Việt Nam

- Văn Lang: Đây là Quốc hiệu của thời Hùng Vương, tồn tại 1671 năm (từ năm 2876 Trước Công Nguyên cho đến khi bị nhà Thục thôn tính vào năm 257

Trang 13

Trước Công Nguyên)

- Âu Lạc: Đây là Quốc hiệu của Việt Nam sau khi vua An Dương Vương đánh bại nhà Thục và thống nhất hai bộ Lạc Việt và Âu Việt vào năm 257 Trước Công Nguyên Đến năm 207 Trước Công Nguyên thì Quốc hiệu này bị thay thế thành Nam Việt

- Nam Việt: Đây là Quốc hiệu của Việt Nam tồn tại trong 96 Năm từ năm 207 đến năm 111 Trước Công Nguyên, bắt đầu từ khi bị nhà Triệu ở phương Bắc xâm lược nước ta

- Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam, Trấn Nam: Đây là các Quốc hiệu của Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ năm 111 Trước Công Nguyên đến năm 938 sau Công nguyên Các Quốc hiệu này do các triều đại phong kiến Trung Quốc đặt cho Việt Nam để chỉ vùng đất phía Nam của Trung Quốc

- Đại Cồ Việt: Đây là Quốc hiệu của Việt Nam thời kỳ Đinh - Tiền Lê - Lý, tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất vùng châu thổ phía Bắc và lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến năm 1054

- Đại Việt: Đây là Quốc hiệu của Việt Nam được sử dụng từ thời Hậu Lê và Tây Sơn Quốc hiệu này tồn tại trong 2 giai đoạn từ năm 1054 đến năm 1400 và từ năm 1428 đến năm 1804

- Đại Ngu: Đây là Quốc hiệu của Việt Nam bắt đầu được sử dụng từ khi nhà Hồ lên nắm quyền vào năm 1400 Đến năm 1407, sau khi bị nhà Minh xâm chiếm, quốc hiệu này đã không được sử dụng nữa sau 7 năm tồn tại Đại Ngu ở đây có nghĩa là “sự hoà bình, yên vui rộng lớn”

- Việt Nam: Đây là Quốc hiệu của Việt Nam khi vua Gia Long lên ngôi vào năm 1804 và thống nhất cả nước Quốc hiệu này tồn tại ở thời vua Gia Long - Minh Mạng trong 34 năm từ năm 1804 đến năm 1838

- Đại Nam: Đây là Quốc hiệu của Việt Nam thời kỳ vua Minh Mạng - Bảo Đại, tồn tại 107 năm từ năm 1838 đến năm 1945

Trang 14

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Đây là Quốc hiệu của Việt Nam khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 Tồn tại 31 năm từ năm 1945 đến năm 1976

- Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam: Đây là các Quốc hiệu của Việt Nam khi bị chia cắt hai miền theo Hiệp định Genever vào năm 1954 Các Quốc hiệu này do các chính phủ phương Tây và các nhóm phe phái trong nước đặt cho miền Nam Việt Nam

- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đây là Quốc hiệu của Việt Nam sau khi thống nhất cả nước vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 Cụ thể, Quốc Hội đã thống nhất ban hành Nghị quyết về Quốc hiệu, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô Theo đó: “Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”

1.3.4 Lịch sử hình thành của Quốc ca

Lịch sử hình thành Quốc ca Việt Nam là một quá trình dài và phức tạp, liên quan đến nhiều sự kiện lịch sử và nhân vật nổi tiếng Quốc ca Việt Nam hiện nay là bài "Tiến quân ca" do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào cuối năm 1944, khi đất nước đang trong cuộc kháng chiến chống Pháp Bài hát được chọn làm Quốc ca của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945, khi được phát lên và được hàng triệu người hát vang sau khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình Bài hát được Quốc Hội chính thức công nhận vào năm 1946, tại Điều 3 Hiến Pháp 1946: “Quốc ca là bài Tiến quân ca” Sau đó, tuy Nhà nước ta đã nhiều lần có ý định Thay đổi Quốc ca, nhưng do không tìm được bài hát nào khác có thể thay thế cho bài Tiến quân ca nên Quốc ca nước ta vẫn tiếp tục được giữ nguyên cho đến nay

Bài Tiến quân ca ban đầu có những điểm khác so với bài Tiến quân ca hiện nay do có một số sửa đổi cả về lời và nhạc Cụ thể, lời bài hát đã có một số sửa đổi như câu đầu tiên trong bản gốc của bài Tiến quân ca là “Đoàn quân Việt Minh đi” đã được sửa thành “Đoàn quân Việt Nam đi” từ năm 1945 Đến năm 1955, tác giả

Trang 15

Văn Cao sửa câu “Thề phanh thây uống máu quân thù” thành “Đường vinh quang xây xác quân thù”; câu “Tiến lên! Cùng thét lên! Chí trai là nơi đây ước nguyền!” được sửa thành “Núi sông Việt Nam ta vững bền” nhưng đến khi xuất bản thành Quốc ca thì lại được ban biên tập sửa thành “Nước non Việt Nam ta vững bền” Ngoài ra, phần nhạc của bài hát cũng đã được chỉnh sửa để nghe hào hùng hơn, mạnh mẽ hơn

1.4 Một số lưu ý đối với các biểu tượng quốc gia 1.4.1 Một số lưu ý đối với Quốc kỳ

Thiết kế của Quốc kỳ phải đảm bảo đúng với thiết kế chuẩn được quy định tại Hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh Cụ thể thiết kế Quốc kỳ được quy định như sau:

- Thiết kế chuẩn của Quốc kỳ Việt Nam hiện nay là một lá cờ đỏ tươi và một ngôi sao vàng năm cánh Lá cờ có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài và nggôi sao vàng có bán kính bằng 5/10 chiều dài của lá cờ Tâm của ngôi sao trùng với điểm giao nhau giữa hai đường chéo của Quốc kỳ và một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài của Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột Quốc kỳ, mỗi cánh của ngôi sao có góc 36 độ

- Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngồi sao vàng trùng khít nhau - Tạo hình ngôi sao từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là một đường thằng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu

- Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi Màu đỏ của lá cờ tượng trưng cho máu liệt sĩ hy sinh vì độc lập và tự do của dân tộc Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho màu da của người Việt Nam cũng như danh vọng và thành công Năm cánh của ngôi sao tượng trưng cho năm giai cấp ở Việt Nam là Sĩ, Công, Nông, Thương, Binh

- Tuỳ vào trường hợp và mục đích sử dụng mà Quốc kỳ có thể có các kích

Trang 16

thước như: 60 x 90 cm, 70 x 105 cm, 80 x 120 cm, 90 x 140 cm, 120 x 180 cm, 140 x 210 cm đối với kích cỡ nhỏ và 2 x 3m, 4 x 6 m, 6 x 9 m,… đối với kích cỡ lớn

1.4.2 Một số lưu ý đối với Quốc huy

Cấu trúc của Quốc huy được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”

Cụ thể, cấu trúc thiết kế của Quốc huy gồm: - Hai bó lúa chín vàng sẫm uốn cong tượng trưng cho nông nghiệp, mỗi bó có 5 cọng lúa với tổng 54 hạt lúa tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam

- Một bánh xe răng cưa màu vàng tươi đặt chỗ hai bó lúa buộc chéo tượng trung cho công nghiệp Bánh xe phải nhìn được rõ tâm, và 5 đường tròn đồng tâm trên đó, viền ngoài bánh xe có 10 răng cưa

- Một dải băng đỏ viền vàng có chữ “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” màu vàng quấn bánh xe và hai bó lúa lại với nhau

- Tổng thể Quốc huy hình tròn, gồm hai màu chủ đạo là đỏ và vàng - Một ngôi sao vàng có cánh có đỉnh ngôi sao hướng thẳng lên trên, 5 cánh nổi ở tâm ngôi sao, một vài vị trí có màu vàng sẫm để thể hiện đổ bóng sáng bên trái mang ý nghĩa ánh sáng ban mai từ biển Đông chiếu vào

1.4.3 Một số lưu ý đối với Quốc hiệu

Quốc hiệu phải được ghi thật chính xác, không được sai chính tả và phải tuân thủ theo nguyên tắc viết hoa của Việt Nam Trong văn bản, Quốc hiệu và Tiêu ngữ phải được trình bài đúng thể thức được quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ/CP về Công tác văn thư

Trang 17

1.4.4 Một số lưu ý đối với Quốc ca

Quốc ca được sử dụng trong các buổi lễ chào cờ tại các công sở nhà nước, trường học, các nghi lễ sinh hoạt chính trị của đất nước, các đoàn thể, các lễ hội quốc gia, các sự kiện thể thao cấp Nhà nước và Quốc tế,… Quốc thiều là nhạc của bài “Tiến quân ca” Được sử dụng trong các buổi lễ thượng cờ, lễ đón các nguyên thủ quốc gia, các nghi lễ cấp Nhà nước,…

Tiểu kết chương 1

Như vậy, Chương 1 đã trình bày khái quát những cơ sở lý luận của đề tài “Thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam hiện nay” như khái niệm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc hiệu, Quốc ca, lịch sử hình thành các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam cũng như một số lưu ý đối với các biểu tượng quốc gia Đó chính là tiền đề vững chắc để có thể nghiên cứu và triển khai rõ hơn nội dung của Chương 2 về thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở Việt Nam

hiện nay

Ngày đăng: 04/09/2024, 21:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN