1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài tập lớn với đề tài: "THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY" - Lịch sử tư tưởng quản lý - Đại học Nội vụ Hà Nội - Học viện Hành chính Quốc gia - 8 điểm

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về trường phái quản lý theo khoa học 5

1.1 Một số khái niệm liên quan đến trường phái quản lý theo khoa học 5

1.2 Đặc điểm của học thuyết quản lý theo khoa học 5

1.3 Nội dung thuyết quản lý theo khoa học của Frederick Winslow Taylor 6

1.3.1 Cách tiếp cận và quan điểm quản lý 6

2.1.1 Cải tạo mối quan hệ quản lý 12

2.1.2 Tiêu chuẩn hoá lao động 12

2.1.3 Tiêu chuẩn hoá công cụ lao động 13

Trang 4

2.2 Đánh giá thực trạng vận dụng thuyết quản lý theo khoa học tại Việt Nam

Trang 5

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Trong thời kỳ này, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt, những yêu cầu và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng lớn khiến cho tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ quản lý ngày càng được nâng cao và công tác đào tạo năng lực quản lý ngày càng trở nên cấp thiết Ngày nay, ta có thể thấy không ít công ty, doanh nghiệp có dấu hiệu kém phát triển, hạn chế về cạnh tranh hay thậm chí là phá sản và một trong những nguyên nhân chính của việc này chính là sự yếu kém trong năng lực và trình độ của các các bộ quản lý Chính vì vậy, việc đi sâu đào tạo, nâng cao trình độ cho các nhà quản lý là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách trong thời đại ngày nay Đặc biệt, việc nghiên cứu về lịch sử tư tưởng quản lý, nghiên cứu về các tư tưởng quản lý và những bài học, ứng dụng mà chúng mang lại là một trong những yêu cầu quan trọng để nhà quản lý có thể khái quát được những kinh nghiệm quản lý và đúc kết thành những nguyên tắc, lý thuyết quản lý Trong các tư tưởng quản lý, các nhà quản lý không thể không nói đến tư tưởng quản lý theo khoa học với người mở đầu là Frederick Winslow Taylor, người đầu tiên biến quản lý thành một môn khoa học độc lập Tư tưởng quản lý theo khoa học là một trong những tư tưởng kinh điển trên thế giới về hành chính công và cải cách Nó đã mở đường phong trào quản lý theo khoa học và đưa vấn đề quản lý từ thô sơ sang quản lý một cách có hệ thống Tuy ra đời khá lâu và còn nhiều hạn chế trong tư tưởng nhưng tư tưởng quản lý theo khoa học đã có nhiều đóng góp to lớn , làm tiền đề cho các tư tưởng quản lý sau này và vẫn có nhiều giá trị ứng dụng cho công tác quản lý

Trang 6

Tuy nhiên, đến nay, tư tưởng quản lý theo khoa học vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như vắt kiệt sức lao động, gây khó khăn cho viêc vận dụng, quản lý nhân viên Để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng quản lý theo khoa học ở nước ta hiện nay, cần đánh giá đúng thực tế những thuận lợi, khó khăn bất cập, thực hiện đồng bộ các giải pháp quan trọng nhằm tăng cường công tác vận dụng, quản lý Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng vận dụng thuyết

quản lý theo khoa học tại Việt Nam hiện nay” 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

Bài tập lớn có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về trường phái quản lý theo khoa học; Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng thuyết quản lý theo khoa học tại Việt Nam hiện nay Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng thuyết quản lý theo khoa học cho Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện mục tiêu đã đặt ra, bài tập lớn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về trường phái quản lý theo khoa học - Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng thuyết quản lý theo khoa học tại Việt Nam hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng thuyết quản lý theo khoa học cho Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là trường phái quản lý theo khoa học và thực trạng vận dụng trường phái quản lý theo khoa học tại Việt Nam hiện nay

Trang 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Bài tập lớn nghiên cứu nội dung trường phái quản lý theo khoa học

Về không gian: Bài tập lớn nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận 4.1 Ý nghĩa lý luận

Bài tập lớn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về trường phái quản lý theo khoa học, mở rộng tư tưởng quản lý theo khoa học và gắn với các chính sách kinh tế, ổn định tài chính, các chính sách tiền tệ,… ở Việt Nam

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Bài tập lớn tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng thuyết quản lý theo khoa học tại Việt Nam hiện nay Từ đó tìm ra những tồn tại, bất hợp lý, hạn chế cần khắc phục trong việc vận dụng thuyết quản lý theo khoa học tại nước ta và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng thuyết quản lý theo khoa học cho Việt Nam hiện nay và trong các giai đoạn tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, bài tập lớn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết về trường phái quản lý theo khoa học

Phương pháp kế thừa: Tổng hợp và kế thừa có chọn lọc những kết nghiên cứu của một số tác giả có công trình nghiên cứu liên quan đến trường phái quản lý theo khoa học và việc vận dụng trường phái quản lý theo khoa học tại Việt Nam

Trang 8

6 Kết cấu của bài tập lớn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của bài tập lớn bao gồm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về trường phái quản lý theo khoa học

Chương 2: Thực trạng vận dụng thuyết quản lý theo khoa học tại Việt Nam hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng thuyết quản lý theo khoa học cho Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo

Trang 9

* Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước

Theo Frederick Winslow Taylor, quản lý “là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất”

* Khái niệm quản lý theo khoa học

Quản lý theo khoa học (hay còn được gọi là Chủ Nghĩa Taylor) là lý thuyết quản lý dựa trên quá trình phân tích, tổng hợp các quy trình công việc nhằm nâng cao năng suất lao động (hợp lý hóa lao động).[1]

1.2 Đặc điểm của học thuyết quản lý theo khoa học

Quản lý được đồng nhất với quá trình điều hành hay được đồng nhất với quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch

Quản lý được thiết kế tuân theo nguyên lý hợp lý khoa học Tư tưởng quản lý thời kỳ này mang nặng tính cơ giới, máy móc

Tư tưởng quản lý thời kỳ này mang tính khả thi cao, dễ ứng dụng vào thực tiễn

Tư tưởng quản lý thời kỳ này chủ yếu là quan niệm: con người là con người thụ động, con người chỉ biết tuân thủ các mệnh lệnh, các thao tác được kế phù hợp với kĩ thuật Do đó, quản lý được thiết kế theo kiểu ông chủ

Trang 10

Quản lý theo khoa học làm nảy sinh tâm lý thờ ơ, lãnh đạm với công việc Công việc mất đi tính hấp dẫn và không được thiết kế để phù hợp với tâm

lý của người lao động.[1]

1.3 Nội dung thuyết quản lý theo khoa học của Frederick Winslow Taylor

1.3.1 Cách tiếp cận và quan điểm quản lý

F.W Taylor cho rằng quản lý là biết trước điều bạn muốn người khác làm và sau đó, hiểu được rằng họ đang hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất Muốn biết trước điều người khác làm, người quản lý cần lập kế hoạch, muốn biết người khác hoàn thành công việc một cách tốt nhất phải kiểm tra, kiểm soát Như vậy, theo F.W Taylor quản lý có 2 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch công việc và kiểm tra, kiểm soát

F.W Taylor cho rằng nhiệm vụ của các nhà quản lý là xoá bỏ quan hệ hận thù với người lao động để ổn định sản xuất và qua đó nâng cao đời sống người lao động và lợi nhuận của giới chủ Ông nói, quản lý theo khoa học trước hết là cuộc cách mạng tinh thần vĩ đại nhằm cải thiện quan hệ quản lý Để cải tạo quan hệ quản lý, trước hết phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của mối quan hệ thù hận này Sở dĩ người lao động thờ ơ với công việc là do họ bị buộc phải làm việc quá giờ, lương thấp Suy cho cùng, các cuộc bãi công biểu tình của họ chỉ nhằm để đòi tăng lương, giảm giờ làm Mặt khác, giới chủ vì lợi nhuận của mình mà luôn đưa ra định mức lao động quá cao, buộc người lao động phải làm việc quá giờ Từ những phân tích đó, F.W Taylor cho rằng bản chất “con người là con người kinh tế”, con người luôn luôn hành động vì lợi ích kinh tế của họ Vì vậy, muốn cải tạo quan hệ quản lý đó, cần có sự hợp tác của cả hai bên

1.3.2 Một số nguyên lý quản lý

Với triết lý “con người là con người kinh tế”, Taylor đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý, cả chủ và thợ đều có chung

Trang 11

một nhu cầu cơ bản là kinh tế, vì vậy mối quan hệ giữa họ có sự thống nhất về lợi ích

Trong Thuyết quản lý theo khoa học, Taylor đã xem xét các nội dung như: khái niệm quản lý, mối quan hệ quản lý, tiêu chuẩn hoá công việc, tiêu chuẩn hoá công cụ làm việc, chuyên môn hoá lao động và cải tạo môi trường làm việc

* Cải tạo mối quan hệ quản lý: Taylor theo đuổi lý tưởng tìm ra một phương thức quản lý khiến cả người quản lý và người lao động có thể gắn bó, hợp tác với nhau trong tổ chức công nghiệp để cùng đi tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả và năng suất lao động thông qua việc khoa học hoá quá trình tác nghiệp bằng cách xác lập quan hệ sòng phẳng giữa chủ doanh nghiệp, công nhân và các nhà quản lý

* Tiêu chuẩn hoá lao động: là cách thức khắc phục tình trạng không rõ ràng, thiếu hợp lí trong công việc Theo đó, phải xác định một cách khoa học khối lượng công việc hằng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để phân chia công việc thành những công đoạn nhỏ, phân công cho những người cụ thể, giao nhiệm vụ rõ ràng và định mức lao động hợp lý, quan tâm đến sự phân định giữa cấp quản lý cơ sở với cấp thừa hành

Nhà quản lý phải lên kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức công việc và kiểm soát các thủ tục chi tiết liên quan tới quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất;

Đối với công nhân, phải đào tạo cho họ có chuyên môn để trở thành lao động chuyên nghiệp, phải lựa chọn những người thợ giỏi nhất, phù hợp nhất cho mỗi công việc dựa vào các yếu tố về sức khoẻ, tài năng, thái dộ,

* Tiêu chuẩn hoá công cụ lao động: Theo Taylor, ngay cả người công nhân giỏi nhất cũng cần có công cụ lao động thích hợp với vóc dáng và tính

Trang 12

ra các công cụ lao động tối ưu và hướng dẫn, huấn luyện người lao động sử dụng chúng

* Cải tạo môi trường làm việc: Môi trường lao động trong tổ chức, trước hết là môi trường xã hội bên trong tổ chức cần thiết phải duy trì sự hợp tác, cùng làm lợi cho nhau, cùng có chung nhiệm vụ phát triển sản xuất giữa chủ và thợ Để cải thiện môi trường lao động cần bố trí nơi làm việc một cách hợp lý, cải tiến công cụ, đặt định mức đúng, khuyến khích công nhân kiếm tiền, trước hết là xây dựng một quan hệ quản lý hợp tác, thân thiện giữa chủ và thợ

* Chế độ lương, thưởng: Đây là chế độ trả lương chênh lệch theo số lượng sản phẩm thay vì thời gian làm việc Nghĩa là căn cứ vào việc công nhân có hoàn thành định mức hay không để tính các mức tiền lương khác nhau Từ đó, nâng cao tinh thần làm việc của người lao động, khuyến khích công nhân hoàn thành định mức và vượt định mức, nâng cao năng suất lao động

1.3.3 Ưu điểm

Nhờ thuyết tâm lý của Taylor, năng suất lao động được tăng vượt bậc, giá thành thấp; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao Ông đã thay thế phương pháp quản lý kiểu “trại lính” bằng phương pháp quản lý lao động có huấn luyện, có định mức, có hoạch định và phân công chức năng theo từng người rất khoa học

Các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu hóa quá trình sản xuất qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động; tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện trách nhiệm; phân công chuyên môn hóa đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng quản trị; và cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất Từ những tư tưởng đó đã mở ra cuộc cải cách về quản trị doanh nghiệp, tạo những bước tiến dài theo hướng quản trị một cách khoa học cùng với những thành tựu lớn cho ngành chế tạo máy

Trang 13

1.3.4 Nhược điểm

Lý thuyết của Taylor nghiêng về “kĩ thuật hóa, máy móc” con người, vai trò của người lao động không được chú ý đến và bị cột chặt vào dây chuyền công nghệ sản xuất để quản lý Sức lao động bị khai thác kiệt quệ làm cho công nhân đấu tranh chống lại các chính sách để quản trị Taylor đã quá nhấn mạnh đến vai trò của quyền lực, điều khiển và kiểm soát và thưởng phạt mà đã phần nào xem nhẹ yếu tố con người với tư cách là những chủ thể và là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội

Ông quá nhấn mạnh và quan tâm đến hiệu năng giá trị ở khắp xưởng hoặc phân xưởng, tức giá trị các tác nghiệp cho nên để chú ý quá nhiều đến tiết kiệm thời gian và tính hợp lý của những động tác, thao tác, Taylor đã bỏ qua một mảng quan trọng cần phải đáp ứng được cho người lao động ngoài những giá trị vật chất đó là những giá trị về mặt tinh thần, tính dân chủ, công bằng về cơ hội trong các xí nghiệp

1.4 Nội dung thuyết quản lý của Frank và Lillian Gilbrethe 1.4.1 Nội dung

Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định của công nhân trong quá trình làm việc Từ đó đưa ra phương pháp thực hành tới phương nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân

Sau khi Frank chết, bà Lillian đã tiếp tục công việc của chồng và tập trung hơn vào khía cạnh con người Bà đưa ra ý tưởng về việc công nhân cần được làm việc trong những điều kiện đảm bảo an toàn, có số ngày làm việc tiêu chuẩn, được nghỉ giải lao giữa giờ và được nghỉ trưa vào giờ quy định

Trang 14

1.4.2 Ưu Điểm

Lý thuyết của Frank và Lillian Gilbrethe đã góp phần làm tăng năng suất lao động một cách tối đa, đạt được lợi ích lớn cho người lao động cũng như người chủ và phần nào tập trung nhiều hơn vào con người như việc đưa ra ý tưởng về việc công nhân cần được làm việc trong những điều kiện đảm bảo an toàn, có số ngày làm việc tiêu chuẩn, được nghỉ giải lao giữa giờ bà được nghỉ trưa và giờ quy định

1.4.3 Nhược điểm

Giống như các nhà khoa học đi trước, mặc dù hai ông bà đã phần nào tập trung vào con người nhưng vấn đề tinh thần của người lao động vẫn chưa được đáp ứng

1.5 Nội dung thuyết quản lý của Henry Lawrence Gantt 1.5.1 Nội dung

Henry Lawrence Gantt đóng góp vào trường phái quản lý theo khoa học ba tư tưởng cơ bản: vấn đề dân chủ trong công nghiệp, chế độ thưởng và sơ đồ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

Ông cho rằng con người có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản xuất công nghiệp, do đó các phương pháp quản lý cần tập trung vào vấn đề con người Gantt quan tâm đến việc lựa chọn công nhân và quá trình huấn luyện họ Ông cũng quan tâm đến tinh thần dân chủ trong công nghiệp với hệ thống lương thưởng cho cả ngườu lao động và người quản trị để làm cho quản trị theo khoa học mang tính nhân đạo hơn Ông hiểu dân chủ trong công nghiệp chính là sự công bằng về cơ hội, nên các nhà quản lý cần phải tạo điều kiện để các cá nhân có cơ hội như người khác Mọi người bình đẳng về lợi ích và vì lợi ích của các cá nhân trong tổ chức là thống nhất để có thể phát huy năng lực của mình ở mức cao nhất

Ngày đăng: 17/08/2024, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w