1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

24 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài tập lớn đề tài: "THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM" - Chủ nghĩa xã hội khoa học - Đại học Nội vụ Hà Nội - Học viện Hành chính Quốc gia - 8 điểm

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 4

Chương 1: Cơ sở lý luận về quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 4

1.1 Cơ sở lý luận về quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 4

1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa xã hội 4

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội 4

1.1.3 Khái niệm quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 5

1.1.4 Các con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 5

1.1.5 Tính tất yếu, khách quan của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 6

1.1.6 Đặc điểm của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 6

1.2 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 8

1.2.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 8

1.2.2 Đặc điểm của Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 9

Chương 2: Thực tiễn thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 10

2.1 Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 10

3.1 Giải pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 17

3.2 Trách nhiệm của bản thân 19

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình lịch sử, thời kỳ quá độ là một thời kỳ cách mạng sâu sắc, triệt để, phức tạp với sự tồn tại đan xen đấu tranh giữa cái mới và cái cũ diễn ra lâu dài trên tất cả các lĩnh vực Cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa cho nên việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một điều tất yếu Tuy nhiên, nước ta đã trải qua bao nhiêu năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ để giành độc lập cho dân tộc nên thu nhập, mức sống, trình độ phát triển của chúng ta so với các nước đã đi qua tư bản chủ nghĩa thấp hơn rất nhiều Việc nước ta quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có xuất phát điểm thấp cũng như không có được cơ sở vật chất kĩ thuật do chủ nghĩa tư bản tạo ra càng khiến cho con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta càng khó khăn hơn, lâu hơn, phức tạp hơn vì phải dành một thời gian dài để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội mà đáng ra nhiệm vụ này phải thuộc về chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản

Để có thể xây dựng thành công nền chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cần phải đi sâu tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như thực tiễn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục xây dựng nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, hoàn thành mục tiêu mà Đảng ta đã đặt ra Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 5

lên chủ nghĩa xã hội, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; liên hệ thực tiễn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phân tích những thành tựu Việt Nam đã đạt được sau 35 năm đổi mới Từ đó, đánh giá, nhận định về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp cũng như trách nhiệm của bản thân để tiếp tục xây dựng nước ta đi lên chủ nghĩa xã

hội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện mục tiêu đã đặt ra, bài tập lớn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Liên hệ thực tiễn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Phân tích những thành tựu Việt Nam đã đạt được sau 35 năm đổi mới - Đánh giá, nhận định về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Đề xuất giải pháp để tiếp tục xây dựng nước ta đi lên chủ nghĩa xã trong các giai đoạn tiếp theo và trách nhiệm của bản thân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Bài tập lớn nghiên cứu nội dung thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Về không gian: Bài tập lớn nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận 4.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 6

Bài tập lớn tập trung làm rõ cơ sở lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phân tích, nhận định về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Bài tập lớn tập trung phân tích, đánh giá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Từ đó tìm ra những tồn tại, bất hợp lý, hạn chế cần khắc phục trong thời kỳ quá độ và đề xuất một số giải pháp để tiếp tục xây dựng nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội trong các giai đoạn tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, bài tập lớn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp luận nghiên cứu: Bài tập lớn được nghiên cứu dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng, Chủ nghĩa xã hội khoa học

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố

- Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những giai đoạn trước đây

6 Kết cấu của bài tập lớn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của bài tập lớn bao gồm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương 2: Thực tiễn thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trách nhiệm của bản thân

Trang 7

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau:

Một là, chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phòng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện

Hai là, chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ

Ba là, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

Bốn là, chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động

Năm là, chủ nghĩa xã hội có nền văn hoá phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa nhân loại

Sáu là, chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.[1]

Trang 8

1.1.3 Khái niệm quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa Nó diễn ra trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống của xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được thực hiện[1]

1.1.4 Các con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Có hai kiểu quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đó là:

- Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với các nước đã trải qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa phát triển Cho đến nay, vẫn chưa có nước nào diễn ra thời kỳ này

- Quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với các nước chưa trải qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa phát triển Việt Nam, Trung Quốc, một số nước xã hội chủ nghĩa ngày nay và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên Xô đều đang trong thời kỳ quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội

Tuỳ thuộc vào các điều kiện về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội,… đặc thù của mỗi nước khác nhau mà thời gian quá độ cũng sẽ khác nhau Các nước càng lạc hậu, kém phát triển thì con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội càng dài và khó khăn Tuy vậy, các nước lạc hậu với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến đã chiến thắng có thể rút ngắn được quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa

Do sự khác nhau về trình độ phát triển, xuất phát điểm và đặc điểm riêng ấy của mỗi nước mà mục tiêu, phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi nước cũng khác nhau, mô hình chủ nghĩa xã hội cũng rất đa dạng và phong phú

Trang 9

1.1.5 Tính tất yếu, khách quan của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Bất kỳ quá trình chuyển biến từ một hình thái kinh tế - xã hội này lên một xã hội khác đều nhất định phải trải qua một thời kỳ gọi là thời kỳ quá độ

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần phải có một khoảng thời gian nhất định để thay đổi, thích nghi

Chủ nghĩa xã hội không thể tự ra đời trong lòng xã hội cũ Chủ nghĩa tư bản chỉ tạo ra những tiền đề vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội Với điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của xã hội tiền tư bản và tư bản, sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở thành chủ thể cầm quyền thì chủ nghĩa xã hội cũng không thể nảy sinh ngay lập tức vì trong xã hội đó còn chưa có đủ những tiền đề về vật chất, văn hóa và tinh thần cần thiết để thực hiện những

chuẩn mực của xã hội xã hội chủ nghĩa Muốn đạt được những đặc trưng đó,

phải trải qua quá trình quá độ, đấu tranh và xây dựng lâu dài để từng bước cải tạo các quan hệ kinh tế - xã hội tư bản và tiền tư bản, phát triển lực lượng sản xuất và thay đổi tương ứng trên lĩnh vực quan hệ sản xuất, phát triển một cơ cấu xã hội tiến bộ, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phù hợp với nhu cầu giải phóng con người Vì vậy, muốn lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua

thời kỳ quá độ chính trị

1.1.6 Đặc điểm của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ sở của chính nó

Về nội dung, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cách

Trang 10

mạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất – kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Các đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là:

- Về kinh tế: Đây là thời kỳ mà cái mới và cái cũ lần lượt là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội tồn tại đan xen, tác động với nhau, lồng vào nhau, đối lập nhau,… nên kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tất yếu tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế đối lập

- Về chính trị: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về mặt chính trị là việc thiết lập và củng cố nhà nước chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền nắm và sử dụng quyền lực nhà nước để trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp

- Về tư tưởng – văn hóa: Thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân đang từng bước tiếp thu giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá vô sản, bảo đảm đáp ứng nhu cần văn hóa - tinh thần ngày càng cao của nhân dân Tuy nhiên, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều loại tư tưởng khác nhau, chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản Văn hoá thời kỳ này cũng có sự khác nhau và cả đối lập nhau Vẫn còn tồn tại những nền văn hóa cũ, lối sống cũ, tư tưởng lạc hậu,… bên cạnh nền văn hóa mới, lối sống mới gây cản trở cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

- Về xã hội: Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quy định nên

Trang 11

tư tưởng khác nhau Các giai cấp, tần lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau về lợi ích Trong xã hội của thời kỳ quá độ còn tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay Bởi vậy, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện xã hội là thời kỳ đấu tranh giai cấp để xác lập lại bình đẳng và công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo, chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội

1.2 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1.2.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu, khách quan vì:

- Phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử vì theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội

- Quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng, những nước nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa

- Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga Do đó Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại

- Các nhà yêu nước trước đây như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã từng lựa chọn con đường cách mạng tư sản để đấu tranh nhưng không thành

Trang 12

công Điều đó cho thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng Tư sản không phù hợp với thực trạng nước ta bấy giờ

- Đặc điểm của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Đặc điểm của Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, trải dài nhiều thập kỷ, hậu quả để lại còn nặng nề Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền

độc lập dân tộc của nhân dân ta

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc

Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w