Tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học với từng ngành học nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

14 0 0
Tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học với từng ngành học nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN---***---TIỂU LUẬN HỌC PHẦNCÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021-2022Đề tàiTăng cường mở các

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** - TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021-2022 Đề tài Tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học với từng ngành học nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đỗ Hồng Ánh Mã sinh viên: 21030091 Mã lớp học phần: HK212 - MNS1053 9 Hà Nội, 2022 0 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 1 Sự kiện: Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại các trường đại học có những dấu hiệu cho thấy sự suy giảm về chất lượng trong những năm gần đây 2 Sự kiện khoa học: Nhiều sinh viên thiếu kiến thức nền tảng cho nghiên cứu khoa học dẫn đến sự suy giảm về chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong những năm gần dây 3 Đặt tên đề tài nghiên cứu Tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học với từng ngành học nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 4 Lý do nghiên cứu (Phân tích sự kiện khoa học) Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học Sinh viên thông qua quá trình nghiên cứu khoa học hình thành được tư duy và phương pháp nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm: giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý dự án, khả năng tư duy phản biện độc lập, sáng tạo Chính vì vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các trường Cao đẳng, Đại học luôn được chú trọng và khuyến khích phát triển Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có sứ mạng trở thành trung tâm hàng đầu của Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Do vậy, công tác nghiên cứu khoa học luôn được 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 nhà trường quan tâm, đầu tư mạnh mẽ và trong những năm qua đã phát triển cả về chất lượng và số lượng Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bên cạnh những điểm sáng đáng khen ngợi thì còn tồn tại một số hạn chế và cần tiếp tục được cải thiện Trước hết, để tham gia nghiên cứu khoa học thì sinh viên cần trang bị đầy đủ những hiểu biết cơ bản và kiến thức nền tảng Từ đó, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên chủ động kết hợp vốn kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng mềm để hoàn thành đề tài đã đăng ký Thực tế có rất nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học khi chưa tiếp cận và tích lũy đủ thông tin, kiến thức dẫn đến sự suy giảm về chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tình trạng này trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh Hoạt động nghiên cứu khoa học diễn ra qua hình thức trực tuyến dẫn đến nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và trao đổi kiến thức của sinh viên Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc sinh viên thiếu kiến thức nền tảng cho nghiên cứu khoa học như: sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học chỉ vì chạy theo thành tích chứ không đam mê thực sự, sinh viên không có thời gian, không chủ động tìm hiểu thông tin và kiến thức cần thiết, Trong đó, việc sinh viên không biết cách nghiên cứu khoa học với đề tài của ngành đang theo học cũng là một điểm đáng chú ý Để khắc phục tình trạng trên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tiến hành nhiều giải pháp như giảng dạy môn học “Các phương pháp nghiên cứu khoa học”, các môn phương pháp nghiên cứu khoa học dành riêng cho một số ngành học, mở tọa đàm, hội thảo, workshop, Tuy nhiên, ở những ngành học chưa có lớp các phương pháp nghiên cứu khoa học riêng biệt, sinh viên vẫn gặp khó khăn vì chưa nắm chắc cách thức, quy trình nghiên cứu đối với đề tài chuyên ngành đang theo học 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Nhận thấy điều đó, tác giả đề xuất phương pháp tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học với từng ngành học nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Mục tiêu nghiên cứu Chứng minh biện pháp tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học với từng ngành học có thể nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học với từng ngành học - Khảo sát những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong những năm gần đây - Lý giải nguyên nhân dẫn đến những bất cập khi nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đề xuất phương hướng và cách thức tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học với từng ngành học nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 6 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022 Phạm vi nghiên cứu về thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến nay vì hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên nói riêng đã chịu những tác động to lớn của đại dịch Tình trạng sinh viên thiếu kiến thức nền tảng cho nghiên cứu khoa học dẫn đến sự suy giảm về chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trở nên phổ biến hơn Trong đó, các mốc thời gian quan trọng là tháng 1 năm 2020 (khi trường hợp đầu tiên mắc COVID- 19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận tại Việt Nam), tháng 9 năm 2021 (khi các trường bắt đầu triển khai kế hoạch học trực tuyến) và tháng 3 năm 2022 (sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quay trở lại học trực tiếp tại trường) - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội Phạm vi nghiên cứu về không gian là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vì đây là trường đại học có số lượng ngành học lĩnh vực khoa học xã hội đa dạng, trình độ đào tạo chất lượng cao, đạt được rất nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học sinh viên Bên cạnh đó, sinh viên trong trường đến từ nhiều địa phương khác nhau; độ tuổi phổ biến nhất là từ 18 – 25 tuổi; sinh viên được tạo điều kiện học bằng kép (hai ngành học khác nhau) Vì vậy, nghiên cứu có điều kiện thuận lợi trong việc tiến hành thu thập thông tin của những dấu hiệu suy giảm về chất lượng nghiên cứu khoa học sinh viên trong những năm gần đây và các biện pháp khắc phục 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 7 Mẫu khảo sát - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Mẫu khảo sát: Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Cỡ mẫu: 300 sinh viên - Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi - Tiến hành phương pháp chọn mẫu: chia sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn theo nhóm ngành: + Nhóm ngành 1: Quản trị - quản lý và dịch vụ + Nhóm ngành 2: Khoa học Nhân văn + Nhóm ngành 3: Khoa học hành vi + Nhóm ngành 4: Chính trị học và khu vực học + Nhóm ngành 5: Khoa học thông tin - Lựa chọn một ngành trong mỗi nhóm ngành: + Nhóm ngành 1: Chọn 60 sinh viên ngành Khoa học quản lý + Nhóm ngành 2: Chọn 60 sinh viên ngành Hán Nôm + Nhóm ngành 3: Chọn 60 sinh viên ngành Xã hội học + Nhóm ngành 4: Chọn 60 sinh viên ngành Quốc tế học + Nhóm ngành 5: Chọn 60 sinh viên ngành Thông tin - thư viện - Chọn mẫu ngẫu nhiên 60 sinh viên thuộc bốn khóa học mỗi ngành => 15 sinh viên mỗi khóa Mẫu khảo sát này có thể thu được kết quả khảo sát đến từ nhiều đối tượng, thành phần sinh viên khác nhau về giới tính, độ tuổi, ngành học, khóa 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 học, Ngoài ra, những ngành học trên gồm những ngành đã có lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học dành riêng cho ngành học và những ngành chưa mở lớp Vì vậy, mẫu khảo sát trên giúp nghiên cứu thu được những thông tin, số liệu chặt chẽ, rút ra được những kết luận, đánh giá có độ chính xác cao, đã bao quát và đủ để đại diện cho khách thể nghiên cứu nêu trên 8 Câu hỏi nghiên cứu 8.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo Tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học với từng ngành học như thế nào để nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn? 8.2 Các câu hỏi nghiên cứu bổ trợ - Có những giải pháp nào giúp nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn? - Thực trạng nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được đánh giá như thế nào? - Vì sao những giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn còn hạn chế? - Việc tăng cường mở các lớp giảng dạy nghiên cứu khoa học được đề xuất, triển khai như thế nào? 9 Giả thuyết nghiên cứu 9.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Thiết lập chương trình phù hợp từng ngành học, chủ động phối hợp với các giảng viên chuyên trách của từng ngành học để mở lớp đào tạo phương pháp, phông nền tư duy của hướng nghiên cứu từng ngành học và theo hướng liên ngành 9.2 Các giả thuyết nghiên cứu bổ trợ - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tiến hành nhiều giải pháp như giảng dạy môn học “Các phương pháp nghiên cứu khoa học”, các môn phương pháp nghiên cứu khoa học dành riêng cho một số ngành học, mở tọa đàm, hội thảo, workshop, nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên - Trong những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được đánh giá cao Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng đáng khen ngợi thì còn tồn tại một số hạn chế cần cải thiện Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên lại có những dấu hiệu cho thấy sự suy giảm về chất lượng - Tuy đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng ở những ngành học chưa có lớp các phương pháp nghiên cứu khoa học riêng biệt, sinh viên vẫn gặp khó khăn vì chưa nắm chắc cách thức, quy trình nghiên cứu đối với đề tài chuyên ngành đang theo học - Thực hiện theo lộ trình 1 năm học Đổi mới và vận dụng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học cho sinh viên theo niên khóa 10 Phương pháp nghiên cứu 10.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập được những thông tin: 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên - Những thành tựu lý thuyết đã đạt được - Kết quả của các nghiên cứu khác đã được công bố trên ấn phẩm - Các chủ trương và chính sách liên quan đến nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên - Số liệu thống kê Một số tài liệu tham khảo cho đề tài nghiên cứu: (1) Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (2) Kỷ yếu hội thảo khoa học lần thứ nhất Hà Nội (12/8/2018), Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (3) Kỷ yếu hội thảo khoa học khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (2010), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (4) Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (2016), 30 năm đổi mới nghiên cứu văn học, nghệ thuật và Hán Nôm: thành tựu, vấn đề, triển vọng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (5) Lê Minh Tiến, Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 10.2 Phương pháp phỏng vấn Nhóm đối tượng được phỏng vấn: Nhóm sinh viên đang theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Nhóm giảng viên đang công tác giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 +) Trong nhóm đối tượng là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: - Đặt câu hỏi với đối tượng là sinh viên chưa tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: sinh viên? + Bạn đã có những hiểu biết gì về hoạt động nghiên cứu khoa học + Bạn có ý định tham gia nghiên cứu khoa học không? - Đặt câu hỏi với đối tượng là sinh viên đang tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: + Lý do bạn quyết định tham gia nghiên cứu khoa học là gì? khoa học? + Bạn gặp những khó khăn gì trong quá trình tham gia nghiên cứu - Đặt câu hỏi với đối tượng là sinh viên đã tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: + Trước khi tham gia nghiên cứu khoa học, bạn đã có những kiến thức nền tảng và kỹ năng cơ bản cho nghiên cứu khoa học chưa? + Bạn đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tham gia nghiên cứu khoa học? + Bạn có đề xuất gì để giải quyết những khó khăn đó không? +) Nhóm đối tượng là giảng viên đang công tác giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: - Thầy/ cô đánh giá như nào về chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong những năm gần đây? - Theo thầy/ cô, một đề tài có kết quả nghiên cứu không tốt xuất phát từ những nguyên nhân nào? 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Cách thức phỏng vấn: - Phỏng vấn để phát hiện: nhằm phát hiện những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm về chất lượng trong nghiên cứu khoa học sinh viên - Phỏng vấn có chuẩn bị trước (đối với đối tượng là giảng viên đang công tác giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn): liên hệ và đặt lịch hẹn với người được phỏng vấn - Phỏng vấn không chuẩn bị trước (đối với đối tượng là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) - Phỏng vấn trực tiếp: trực tiếp gặp mặt, đối thoại người được phỏng vấn 10.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Nghiên cứu thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu để phân tích, đánh giá thực trạng việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng trong nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả điều tra được xử lý dựa trên cơ sở thống kê kế toán, quye về phần trăm, từ đó đánh giá và kết luận cần có giải pháp tăng hiệu quả nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học sinh viên ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG MỞ CÁC LỚP GIẢNG DẠY NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI TỪNG NGÀNH HỌC 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Nghiên cứu khoa học sinh viên 1.1.2 Nâng cao chất lượng NCKHSV 1.2 Vai trò và nhiệm vụ của việc mở các lớp giảng dạy NCKH ở bậc đại học 1.2.1 Vai trò của việc mở các lớp giảng dạy NCKH ở bậc đại học 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 1.2.2 Nhiệm vụ của việc mở các lớp giảng dạy NCKH ở bậc đại học 1.3 Các lý thuyết nghiên cứu của đề tài 1.3.1 Lý thuyết khởi tạo động lực nghiên cứu KHSV 1.3.2 Lý thuyết tích hợp động lực và tư duy sáng tạo trong NCKHSV ở bậc đại học CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÓ SỰ SUY GIẢM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1 Hiện trạng của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong những năm gần đây tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 2.1.1 Những điểm mạnh, tích cực và những đóng góp trong phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên 2.1.2 Những hạn chế và tồn đọng về chất lượng và quy mô phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên 2.2 Nguyên nhân chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên có sự suy giảm tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN trong những năm gần đây 2.2.1 Lý giải những điều kiện và nguyên nhân khách quan 2.2.2 Lý giải những điều kiện và nguyên nhân chủ quan CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 3.1 Tìm kiếm nguồn kinh phí và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn nhằm thúc đẩy việc mở lớp giảng dạy NCKH cho từng ngành học nhằm nâng cao chất lượng 11 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 3.1.1 Tìm kiếm nguồn kinh phí và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cho việc mở lớp giảng dạy NCKH cho từng ngành học 3.1.2 Việc tìm kiếm nguồn kinh phí và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cho việc mở lớp giảng dạy NCKH cho từng ngành học là nhiệm vụ tiên quyết 3.1.3 Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc tìm kiếm nguồn kinh phí và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cho việc mở lớp giảng dạy NCKH cho từng ngành học 3.1.4 Kiểm tra việc thực hiện giải pháp tìm kiếm nguồn kinh phí và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cho việc mở lớp giảng dạy NCKH cho từng ngành học 3.2 Hiệu quả của giải pháp tìm kiếm nguồn kinh phí và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cho việc mở lớp giảng dạy NCKH cho từng ngành học là nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay 3.2.1 Hiệu quả của giải pháp tìm kiếm nguồn kinh phí và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cho việc mở lớp giảng dạy NCKH cho từng ngành học là nhằm thúc đẩy, phát huy chất lượng hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học 3.2.2 Hiệu quả của giải pháp tìm kiếm nguồn kinh phí và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cho việc mở lớp giảng dạy NCKH cho từng ngành học là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học 3.3 Một số khuyến nghị 3.3.1 Chú trọng việc phân nhóm đối tượng và nhu cầu sinh viên cần mở lớp 3.3.2 Chú trọng và phân nhóm ngành học, chuyên ngành để mở lớp 3.3.3 Chú trọng vào việc hoàn thiện hệ thống giáo trình, bài giản, tư liệu tham khảo để mở lớp 3.3.4 Chú trọng vào tính chuyên ngành va liên ngành để mở lớp 12 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 KẾT LUẬN 11 Danh mục tài liệu tham khảo (1) Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (2) Kỷ yếu hội thảo khoa học lần thứ nhất Hà Nội (12/8/2018), Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (3) Kỷ yếu hội thảo khoa học khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (2010), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (4) Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (2016), 30 năm đổi mới nghiên cứu văn học, nghệ thuật và Hán Nôm: thành tựu, vấn đề, triển vọng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (5) Lê Minh Tiến, Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 13 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan