Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng xe buýt của sinh viên k27 khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – đại học quốc gia thành phố hồ chí minh hiện nay

56 0 0
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng xe buýt của sinh viên k27 khoa xã hội học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – đại học quốc gia thành phố hồ chí minh hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC  BÀI GIỮA KỲ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 2 ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH

lOMoARcPSD|38895030 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC  BÀI GIỮA KỲ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC 2 ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG XE BUÝT CỦA SINH VIÊN K27 KHOA XÃ HỘI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Giảng viên : Trần Thị Bích Liên Nhóm : 3 Lớp : K27XHH Lớp 1 – sáng thứ 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Nguyễn Minh Như 2156090090 2 Mai Yến Oanh 2156090094 3 Nguyễn Thuận Phát 2156090220 4 Phạm Võ Thanh Trúc 2156090257 5 Nguyễn Phan Triệu Vy 2156090269 6 Nguyễn Vũ Tường Vy 2156090271 7 Huỳnh Ngô Thanh Vy (nhóm trưởng) 2156090283 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 MỤC LỤC NHẬT KÝ BUỔI 1 3 NHẬT KÝ BUỔI 2 5 NHẬT KÝ BUỔI 3 11 NHẬT KÝ BUỔI 4 13 NHẬT KÝ BUỔI 5 16 NHẬT KÝ BUỔI 6 31 BIÊN BẢN HỌP NHÓM PHỎNG VẤN THỬ 38 BẢN HỎI CHÍNH THỨC 42 BẢN HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN CHÍNH THỨC 50 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 NHẬT KÝ BUỔI 1 Nội dung: Những nội dung cần nắm vững ở PPNC 1 để chuẩn bị cho PPNC 2 Đầu tiên ta có thể sử dụng đề tài và mục tiêu nghiên cứu trong đề cương để xác định được phương pháp nghiên cứu, phương hướng nghiên cứu cũng như xác định mẫu phù hợp trong quá trình học PPNC 2 Định hình được việc sử dụng phương pháp nghiên cứu nào giúp ích cho việc định hướng nghiên cứu, khâu chuẩn bị hay việc lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, cách xử lý và phân tích thông tin, Cần nắm được việc nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết nào của xã hội học để thu thập được thông tin một cách hợp lý đúng đắn nhất Từ những giới thiệu sơ lược về phương pháp nghiên cứu định lượng ở PPNC 1 sẽ được làm rõ hơn qua PPNC 2 Bám sát mục tiêu nghiên cứu để xây dựng bản hỏi Dựa vào khung nghiên cứu ở PPNC 1 để phát triển câu hỏi trong bản hỏi Từ việc xác định khách thể nghiên cứu, không gian nghiên cứu giúp xác định được tổng thể mẫu, giúp ích cho việc chọn lựa mẫu để điều tra Ví dụ trong đề tài nghiên cứu của nhóm về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn xe buýt là phương tiện di chuyển của sinh viên K27 khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQG TP.HCM hiện nay”, khi đã xác định rõ được khách thể nghiên cứu và không gian nghiên cứu, ta có thể giới hạn lại trong việc chọn mẫu, cụ thể có thể chọn mẫu là sinh viên K27 khoa Xã hội học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM Ở PPNC 1 ta đã được học cách thao tác hóa khái niệm Nắm vững được thao tác hóa khái niệm mới có thể triển khai bản hỏi Vì các khái niệm thường mang tính trừu tượng, được định nghĩa về mặt lý thuyết nên nếu có thể nắm rõ việc thao tác hóa khái niệm, biến chúng thành các chỉ báo có thể đo lường trên thực tế Điều này giúp dễ dàng hơn trong việc đặt câu hỏi và kiểm tra Việc thao tác hóa khái niệm có thể dựa vào 4 nguồn sau: − Lý thuyết (đại cương, chuyên ngành xã hội học, các ngành khoa học khác, ); − Các đề tài nghiên cứu trước đó (từ việc tổng quan tài liệu mà có); 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 − Trải nghiệm bản thân của nhà nghiên cứu để thao tác những chỉ báo cuối cùng, nhỏ nhất; − Tự điển khoa học chuyên ngành (có thể sử dụng từ điển chuyên ngành của các ngành khoa học khác, không nhất thiết là của xã hội học) Trong báo cáo khoa học hay nghiên cứu, ta không ghi ra là thao tác hóa khái niệm mà ghi là những khái niệm sử dụng trong đề tài Trong đó ta đưa ra định nghĩa chính, một khái niệm có thể có nhiều định nghĩa chính thì bạn sẽ đưa ra một định nghĩa nào mà nó phù hợp với đề tài của bạn, sau đó ta khái quát và diễn giải nó ra Câu hỏi nghiên cứu là những thắc mắc đặt ra nên từ đó mới thực hiện nghiên cứu, câu hỏi phải cụ thể, rõ ràng, nghiên cứu định lượng thì câu hỏi định lượng, nghiên cứu định tính thì câu hỏi định tính Từ câu hỏi nghiên cứu chúng ta đặt ra giả thuyết nghiên cứu Đặt ra được giả thuyết nghiên cứu cũng giúp cho việc định hình được các câu hỏi mà nhà nghiên cứu muốn điều tra, làm sáng tỏ Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời mang tính tạm thời cho câu hỏi nghiên cứu Có 3 loại giả thuyết bao gồm: giả thuyết mô tả (1 biến); giả thuyết giải thích (2 biến trở lên gồm yếu tố tương quan và nhân quả); giả thuyết dự báo Giả thuyết nghiên cứu có thể được xây dựng dựa trên các lý thuyết Ví dụ về đề tài xả rác, dựa trên lý thuyết kiểm soát xã hội ta có thể đưa ra giả thuyết sau: “Do kiểm soát xã hội yếu kém thành ra việc xả rác vẫn thường diễn ra” Hoặc dựa vào các nghiên cứu trước đó Ví dụ trong đề tài nghiên cứu về việc tình dục trước hôn nhân trong sinh viên TP HCM hiện nay, có thể dựa vào kết quả nghiên cứu của Việt Nam qua nhiều thế hệ phụ nữ nói chung chịu nhiều định kiến thì sinh viên nữ cũng là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, từ đó có thể đưa ra giả thuyết “Sinh viên nữ chịu nhiều định kiến về tình dục trước hôn nhân hơn sinh viên nam” Ngoài ra, việc quan sát hay dựa trên kinh nghiệm cũng giúp ta có thể đặt ra được giả thuyết nghiên cứu, tuy nhiên điều này đôi khi cũng thiếu tính khoa học vì dễ dẫn đến chủ nghĩa chủ quan, ví dụ việc áp đặt kinh nghiệm nghiên cứu ở đề tài này cho đề tài khác 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 NHẬT KÝ BUỔI 2 Nội dung: Dự kiến quy trình triển khai bản hỏi của đề tài nhóm Lập ma trận mục tiêu => Xác định các phần cần lập bản hỏi Mục tiêu Nội dung Phương pháp thu Nhiệm vụ của bản hỏi thập thông tin 1 Khái quát thực trạng sử dụng xe buýt của Tìm hiểu thực trạng sử dụng xe sinh viên K27 khoa Xã hội học trường Đại học buýt của sinh viên K27 khoa Xã Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG 1.1 Thực trạng - Thông tin thứ cấp hội học trường ĐH KHXH&NV - TP.HCM hiện nay chất lượng dịch vụ (tài liệu sẵn có) ĐHQG TP.HCM hiện nay, trong xe buýt - Thông tin sơ cấp đó bao gồm: 2 Tìm hiểu và phân (phương pháp điều - Mức độ sử dụng (trong học kỳ tích các yếu tố ảnh 1.2 Thực trạng sử tra bản hỏi) vừa rồi) hưởng đến việc sử dụng xe buýt của - Mục đích sử dụng (vào việc gì) dụng xe buýt của sinh viên sinh viên - Đánh giá chất lượng dịch vụ xe 3 Đưa ra một số buýt của sinh viên khuyến nghị phù hợp, hiệu quả đối với các 2.1 Yếu tố khách - Tìm hiểu kiến thức của sinh viên chính sách quản lý của nhà nước về xe buýt quan: về các lợi ích và rủi ro khi sử dụng - Chuẩn chủ quan xe buýt - Điều kiện sống - Tìm hiểu sự tác động của các yếu - Chất lượng dịch - Thông tin thứ cấp tố khách quan đến việc sử dụng xe vụ xe buýt (tài liệu sẵn có) buýt của sinh viên -Chính sách Nhà - Thông tin sơ cấp + Chuẩn chủ quan: nhà trường, gia nước, (phương pháp điều đình, bạn bè, truyền thông, chính tra bản hỏi) sách nhà nước 2.2 Yếu tố chủ + Điều kiện sống: thu nhập, nơi quan: ở,… - Kiến thức + Chẩt lượng dịch vụ của xe buýt: - Động cơ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, thái - Thái độ độ phục vụ của nhân viên 3.1 Thay đổi cơ cấu quản lý 3.2 Thay đổi cách tiếp cận người dùng - Thông tin thứ cấp (tài liệu sẵn có) 3.3 Cải thiện chất lượng - Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài dịch vụ, cơ sở hạ tầng 3.4 Quy hoạch lại lịch trình, tuyến xe buýt 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 1 Xác định mục tiêu nghiên cứu và mục đích bản hỏi 1.1 Mục tiêu nghiên cứu Nhóm thực hiện cuộc nghiên cứu này với mục tiêu tìm hiểu về thực trạng sử dụng xe buýt của sinh viên K27 khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQG TP.HCM hiện nay, đồng thời phân tích các yếu tố đã ảnh hưởng đến sinh viên trong việc sử dụng xe buýt để di chuyển Từ đó đưa ra một số khuyến nghị phù hợp, hiệu quả đối với các chính sách quản lý của nhà nước về các phương tiện công cộng như xe buýt nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, ùn tắc giao thông, 1.2 Mục đích bản hỏi Các thông tin, số liệu mà bản hỏi thu thập được sẽ được dùng để đo lường, phân tích mối tương quan giữa các biến số đã xác định trong việc ảnh hưởng đến việc sử dụng xe buýt của sinh viên K27 khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 2 Thao tác hóa khái niệm 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 3 Khung lý thuyết 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 4 Đối tượng trả lời bản hỏi Sinh viên K27 khoa Xã hội học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM Tuy nhiên nếu lấy tổng thể lả toàn bộ sinh viên K27 Xã hội học thì sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra bản hỏi Do đó cần phải thực hiện thao tác chọn mẫu để thu hẹp đối tượng trả lời bản hỏi mà vẫn đảm bảo tính đại diện cho tổng thể và đem lại những nguồn số liệu có cơ sở khoa học cao 5 Phát triển câu hỏi Để có được bản câu hỏi trước hết cần phải dựa vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài để xác định được những phần cần đặt câu hỏi cho bản hỏi Sau đó tiếp tục đi từ các khái niệm nghiên cứu trong đề tài và các lý thuyết sử dụng trong đề tài nghiên cứu Các khái niệm và lý thuyết của nhóm chúng em đều nhờ vào việc tổng quan các nghiên cứu có trước, nhờ vào tổng quan mà công việc này cũng được thực hiện dễ dàng hơn, song nhóm cũng đã có sự sáng tạo của riêng mình, giữ lại những khái niệm, lý thuyết liên quan nhất đến đề tài của mình Sau khi có được các khái niệm và lý thuyết nghiên cứu, nhóm bắt đầu tiến hành thao tác hóa các khái niệm dựa vào lý thuyết nghiên cứu, việc thao tác hóa đến các chỉ báo thực nghiệm cuối cùng với thang đo phù hợp là bước cuối để hoàn thiện quy trình phát trình câu hỏi Một ví dụ cho quy trình phát triển câu hỏi của đề tài nhóm là: Ở câu hỏi này, nhóm đã dựa trên khái niệm “kiến thức” từ nghiên cứu có trước, “kiến thức” trong đề tài của nhóm được thao tác thành “hiểu biết của sinh viên về sử dụng xe buýt” trong có bao gồm “hiểu biết về cách thức hoạt động của xe buýt”, “hiểu biết về lợi ích của việc sử dụng xe buýt”, “hiểu biết về những rủi ro khi sử dụng xe buýt” và “hiểu biết về văn hóa ứng xử trên xe buýt” Từ chỉ báo trung gian “hiểu biết về cách thức hoạt động của xe buýt”, nhóm tiếp tục thao tác thành “hiểu biết về những 8 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 quyền hạn và trách nhiệm khi sử dụng xe buýt” và “hiểu biết về những tiện ích của xe buýt” – đây là chỉ báo thực nghiệm cuối cùng để nhóm phát triển thành câu hỏi 16 6 Xác định hình thức câu hỏi Nội dung câu hỏi cũng phải được đảm bảo sao cho người làm khảo sát không bất tiện và dễ trả lời, không được sử dụng các từ ngữ khoa học vào câu hỏi, cũng như câu hỏi phải phù hợp với trình độ của người trả lời (ở đề tài nhóm đối tượng trả lời là các bạn sinh viên) Căn cứ vào sự có sẵn hay không có sẵn phương án trả lời để dùng câu hỏi mở, đóng, hỗn hợp Với đề tài của nhóm thì đa phần sẽ sử dụng câu hỏi đóng nhiều hơn, với các trường hợp câu hỏi về số lượng hay các ý kiến của cá nhân người tham gia khảo sát sẽ là dạng câu hỏi mở 7 Sắp xếp bố cục câu hỏi Dựa vào thao tác biến số độc lập và biến số phụ thuộc, xác định cách thức đo lường biến số cụ thể để xác định thứ tự câu hỏi Nhóm dự kiến triển khai bố cục bản hỏi như sau: 1 Mở đầu là lời giới thiệu về cuộc điều tra bao gồm: tên cơ quan chủ quản, tên đề tài nghiên cứu, mục đích của cuộc nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin cá nhân của người trả lời 2 Sau lời giới thiệu sẽ là các câu hỏi đơn giản, có tính chất đóng (đánh giá, trải nghiệm của người trả lời), thường sẽ sử dụng thang đo danh nghĩa hoặc thứ bậc 3 Tiếp theo là các câu hỏi mà người được phỏng vấn tự trả lời (câu hỏi mở), loại câu hỏi này trong đề tài của nhóm thường dùng để hỏi các thông tin như thu nhập, thời gian di chuyển bằng xe buýt,… sử dụng thang đo tỉ lệ nên đối tượng được hỏi tương đối dễ trả lời 4 Song song đó là các câu hỏi ma trận để đánh giá về thái độ, kiến thức của người trả lời 5 Cuối cùng là các câu hỏi về thông tin cá nhân của người trả lời (tên, giới tính, thông tin liên lạc, ) để thực hiện công tác quản lý 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Xen kẽ giữa các câu hỏi đóng và mở là các câu hỏi lọc và câu hỏi kiểm tra: lọc sinh viên thành nhiều đối tượng để phù hợp với câu trả lời trong bản hỏi và kiểm tra nguồn thông tin mà sinh viên cung cấp có xác thực và logic không 8 Khảo sát thử Sau khi tiến hành chọn mẫu để khoanh vùng nhóm đối tượng trả lời và hoàn thiện bản hỏi phải phỏng vấn thử với mục đích kiểm tra tính logic của bản hỏi, xem lại cách diễn đạt bản hỏi có gây khó khăn cho người trả lời hay không, sửa chữa sai sót để bản hỏi có tính ứng dụng cao trong thực tế Lưu ý trước khi khảo sát cần đảm bảo những điều sau: − Các khảo sát viên cần nắm kĩ nội dung bản hỏi để hỗ trợ kịp thời cho đối tượng khảo sát − Các khảo sát viên cần trung thực trong quá trình thu thập dữ liệu, thống kê số liệu − Bản hỏi phải đảm bảo tính riêng tư, bảo mật toàn bộ thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát − Đảm bảo đối tượng khảo sát tham gia trên tinh thần tự nguyện 10 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan