1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên khoa xãhội học khóa 2021 2025 trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

58 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Tinh Thần Của Sinh Viên Khoa Xã Hội Học Khóa 2021-2025
Tác giả Đậu Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thanh Tú
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Bích Liên
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Xã hội học
Thể loại Bài Thu Hoạch Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 448,16 KB

Cấu trúc

  • I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀ (3)
    • 1. Về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Khoa Xã hội học khóa 2021- 2025 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.” (3)
    • 2. Ma trận mục tiêu (4)
    • 3. Câu hỏi nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu (5)
  • II. NỘI DUNG THU HOẠCH SAU KHI HỌC MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 (6)
    • 1. Thiết kế bản hỏi (7)
    • 2. Từ điều tra - phỏng vấn về sau (12)
      • 2.1. Quá trình phỏng vấn thử (13)
      • 2.2. Quá trình phỏng vấn thực tế (16)
      • 2.3. Quá trình soát phiếu (19)
  • III. KẾT LUẬN (20)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (21)
  • PHỤ LỤC (22)
    • 1. Bản hỏi phỏng vấn thử (22)
    • 2. Bản hỏi chính thức 1 (26)
    • 3. Bản hỏi chính thức 2 (33)

Nội dung

Về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinhviên Khoa Xã hội học khóa 2021- 2025 Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.” Đ

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀ

Về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Khoa Xã hội học khóa 2021- 2025 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.”

Đề tài nghiên cứu rất quan trọng, mang tính quyết định đến độ khó của nghiên cứu và sự thành công hay thất bại của cuộc nghiên cứu Đầu tiên nhóm chúng em chọn đề tài

“Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của sinh viên đại học quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay” Đề tài này được lấy từ các bạn học PPNC1, muốn áp dụng tiếp qua PPNC2 vì đã có sẵn nhiều tài liệu liên quan và dễ phát triển nội dung nghiên cứu trong môn PPNC2 Nên nhóm đã thống nhất chọn đây là đề tài nghiên cứu chính của nhóm trong môn này Nhưng như đã nói, xác định đề tài nghiên cứu là công việc đầu tiên và có tính quan trọng, có thể quyết định độ khó và khả năng thành công của công cuộc nghiên cứu Với nhóm chúng em có kinh nghiệm còn non trẻ và chưa định hình được độ khó của đề tài mà nhóm đã chọn Trong buổi vấn đáp do cô trực tiếp nhận xét và hỗ trợ,nhóm chúng em đã được góp ý về đề tài này, tuy đúng nhưng phạm vi của đề tài rất rộng, nên điều chỉnh để giảm phạm vi mẫu của đề tài Sau khá nhiều lần họp và đổi tên đề tài nhóm mới có thể thống nhất được tên đề tài cuối cùng Trình tự thay đổi đề tài của nhóm như sau :

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Khoa Xã hội học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Khoa Xã hội học khóa 2021- 2025 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

( Trình tự thay đổi tên đề tài : 1>2>3>4)

Có thể thấy, sau nhiều lần họp mới có thể quyết định được tên đề tài vừa cụ thể đối tượng, mục tiêu và làm tăng tính khả thi của đề tài nhóm chúng em Qua quá trình thay đổi liên tục tên đề tài, chúng em mới có thể thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của tên đề tài.

Có thể coi tên đề tài là bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu, tuy không khó nhưng mang nhiều vấn đề kèm theo Chúng em cũng rút ra được, khi đặt đề tài : Phải suy nghĩ kĩ càng, cái gì sẽ được nghiên cứu ? Mối quan hệ liên quan đến đối tượng được nghiên cứu ?Phạm vi của đối tượng nghiên cứu ? Có thể thấy nhóm em đã không xác định rõ phạm vi của đối tượng nghiên cứu khiến cho quá trình xây dựng nghiên cứu gặp nhiều khó khăn.Nhờ có sự chịu khó và góp ý từ cô nên chúng em đã hoàn thành được vấn đề về đề tài nghiên cứu này.

Ma trận mục tiêu

Ma trận mục tiêu được dựa vào mục tiêu mà nhóm đề ra đó là “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe tâm thần” để phát triển cụ thể qua ma trận mục tiêu nghiên cứu Trong quá trình làm ma trận mục tiêu, nhóm đã sử dụng tài liệu và đề tài nghiên cứu ở PPNC1 để hoàn thành ma trận mục tiêu Ban đầu nhóm có chỉnh sửa và cụ thể nội dung qua từng mục nhưng trong buổi sửa bài trên meet, cô đã chỉ ra rất nhiều điểm thiếu sót của ma trận mục tiêu từ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, nội dung nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin Trước hết, ma trận mục tiêu của nhóm chưa có tính logic, mục tiêu tổng quát được đưa ra nhưng mục tiêu cụ thể và nội dung nghiên cứu quá sơ sài, chỉ nêu ra mà không có tính liên kết với mạch mục tiêu tổng quát

Cụ thể : Trong bản ma trận mục tiêu ( Bảng 1 – Ma trận mục tiêu cũ, tr.22) mục tiêu tổng quát được đưa ra là “Nêu lên thực trạng các vấn đề về sức khỏe tâm thần của sinh viên” nhưng trong mục tiêu cụ thể “Các vấn đề hiện hữu (stress, lo âu, trầm cảm, )/Các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần sức khoẻ của sinh viên (gia đình, xã hội, cá nhân, )” Ở đây, mục tiêu cụ thể không liên kết được với mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể không nói lên cụ thể thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên mà lại nêu ra biểu hiện của sức khỏe tinh thần và nguyên nhân của nó Do đó, đánh giá của cô về ma trận mục tiêu không chỉ khiến nhóm em phải xem lại những thiếu sót mà qua đó chúng em còn rút ra được một vấn đề phải được cân nhắc và lưu ý trong nghiên cứu, đó là mục tiêu nghiên cứu là đích đến của một nghiên cứu Ma trận mục tiêu phải dựa vào sự logic mà xây dựng, mục tiêu cụ thể là để làm rõ mục tiêu tổng quát, nội dung nghiên cứu là để làm rõ mục tiêu cụ thể Tất cả đều phải liên kết và cùng hướng về mục tiêu chung là tìm hiểu các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà đề tài hướng đến.

Câu hỏi nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu

Ở trong bài nghiên cứu của mình, chúng em đưa ra câu hỏi nghiên cứu đó là :

1 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Khoa Xã hội học khóa 2021- 2025 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh?

2 Những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Khoa Xã hội học khóa 2021- 2025 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh?

Câu hỏi nghiên cứu được đưa ra dựa trên thảo luận của nhóm em về hướng phát triển nghiên cứu, dựa vào câu hỏi có thể đưa ra được hướng đi cho nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu được chia thành 2 phần cũng như đó là trình tự từng phần mà nhóm nghiên cứu chúng em giải quyết đề tài nghiên cứu, dựa vào trả lời câu hỏi để đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của khách thể nghiên cứu

Ngoài ra, trong nghiên cứu khoa học, giả thuyết nghiên cứu là một mệnh đề được coi như là câu trả lời sơ bộ cho câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra để nhằm là kết luận cho nghiên cứu đó, nghiên cứu được phát triển bằng cách chứng minh tính chuẩn xác của giả thuyết nghiên cứu Việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu phải được tìm hiểu, chắt lọc logic, không mâu thuẫn và theo những yêu cầu đối với giả thuyết nghiên cứu trong nghiên cứu xã hội học

Nhóm chúng em đã sử dụng 2 loại giả thuyết : Giả thuyết mô tả và giả thuyết giải thích Hai giả thuyết được sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Sau khi xây dựng xong giả thuyết mô tả thì giả thuyết giải thích cũng dựa trên giả thuyết mô tả để xây dựng nên Quá trình hoàn thành công đoạn này tốn nhiều thời gian khi phải tìm hiểu rõ ràng các yêu cầu đối với giả thuyết trong nghiên cứu xã hội học Theo đó tóm lược lại :

1 Giả thuyết phải phù hợp với những nguyên lý xuất phát của chủ nghĩa duy vật lịch sử

2 Giả thuyết đưa ra không được mâu thuẫn hay đối lập với những ý luận, sự việc đã được thiết lập và kiểm chứng trong thực tế

3 Giả thuyết phải có thể kiểm tra được trong quá trình nghiên cứu xã hội học Qua quá trình xây dựng câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, chúng em đã đúc kết lại nhiều vấn đề quan trọng cho nghiên cứu sau này Để xây dựng được câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, phải cần có những kiến thức nhất định về đề tài nghiên cứu, nhóm phải xác định được đối tượng nghiên cứu là “các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần” để từ đó đối chiếu tương quan với tổng thể đề tài, xem xét những vấn đề liên quan, những khía cạnh để có thể nghiên cứu được đối tượng nghiên cứu Ngoài ra, xây dựng được tổng thể câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu cũng là tổng quát được những kết quả mà nhóm đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài.

NỘI DUNG THU HOẠCH SAU KHI HỌC MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

Thiết kế bản hỏi

Về bản hỏi là một hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc, tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện các quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và là công cụ để người nghiên cứu thu thập thông tin từ các khách thể nghiên cứu nhằm phục vụ nghiên cứu Thiết kế bản hỏi là quá trình quan trọng trong nghiên cứu, có thể xem bản hỏi là bộ mặt của cả nghiên cứu vì khi nhìn vào bản hỏi, chúng ta sẽ biết được đối tượng nghiên cứu và thông tin mà nghiên cứu muốn thu thập Một bản hỏi đáp ứng đủ điều kiện và yêu cầu sẽ là công cụ thu thập thông tin chính xác, tin cậy và khoa học Để bắt đầu thiết kế bản hỏi phải có đầy đủ điều kiện và yêu cầu gồm nhiêu bước khác nhau để có thể tạo ra bản hỏi, giống như nấu một món ăn, bản hỏi là bữa ăn, để nấu được món ăn cần đầy đủ các nguyên liệu đạt chuẩn, an toàn và sạch cũng như các khung lý thuyết, thao tác hóa khái niệm, mục tiêu, mục đích bản hỏi,… Phải thông qua quá trình tìm hiểu, đọc tài liệu, và chắt lọc thông tin chứ không phải tùy tiện cho vào Quan học PPNC2, bản hỏi được xây dựng dựa trên 8 bước như sau :

1.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu, mục đích bản hỏi :

Trước hết, bản hỏi là một công cụ đo lường, thu thập thông tin cho việc tìm hiểu đối tượng nghiên cúu Mục tiêu nghiên cứu ở đây là phải tìm ra các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, các tác nhân đó cụ thể là những mặt có thể tác động đến sức khỏe tinh thần của khách thể vì vậy bản hỏi được tạo ra để đáp ứng nhu cầu về tìm hiểu “các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần” bao gồm các thông tin liên quan đến gia đình, xã hội, kinh tế,… có thể tác động đến sức khỏe tinh thần của khách thể nghiên cứu – đây cũng chính là mục đích của bản hỏi Bản hỏi được xây dựng để có thể cung cấp những thông tin mang tín khách quan, không bị mang tính định kiến trong các câu hỏi được xây dựng, như vậy các thông tin thu thập được mới chính xác, đầy đủ và đáp ứng tốt mục đích bản hỏi

Ví dụ : Trong buổi họp xây dựng bản hỏi của nhóm em, về chủ đề sức khỏe tinh thần, một bạn đã đóng góp ý câu hỏi “ Khi đi làm thêm bạn có thấy mệt mỏi hay không ?” Ở câu này đã làm cho khách thể phải suy nghĩ câu trả lời không mang tính khách quan vì trong câu hỏi mang định kiến “mệt mỏi” khi đi làm thêm Do đó có thể thấy khi câu hỏi được đặt ra mang trong nó định kiến đã làm cho thông tin không mang tính khách quan, câu trả lời có thể gây sai lệch và ảnh hưởng lớn tới kết quả nghiên cứu. Thay vào đó có thể đặt câu hỏi như “Cảm giác của bạn khi đi làm thêm như thế nào?” để câu trả lời của khách thể mang tính khách quan, không bị định kiến đi làm thêm mệt mỏi như câu trên

Do đó có thể thấy, mục đích của bản hỏi được tạo ra để thu thập thông tin một cách chính xác, khách quan vì vậy một câu hỏi chỉ cần vô ý mang định kiến thì đã làm ảnh hưởng rất lớn tới việc nghiên cứu, nếu câu hỏi trên không sửa đổi thì có thể nghiên cứu đã bị sai lệch

Tóm lại, để xây dựng bản hỏi, phải xác định rõ ràng mục tiêu nghiên cứu là gì ? Mục đích của bản hỏi là gì ? Quá trình này mang tính chất vô cùng quan trọng để tạo dựng nên cơ sở thông tin khoa học, phục vụ tiến độ nghiên cứu

1.2 Thao tác hóa khái niệm

Thao tác hóa khái niệm được coi như là quá trình phân chia và cụ thể hóa khái niệm. Đây là một bước không thể thiếu trong quá trình thiết kế bản hỏi Quá trình này đòi hỏi sự khoa học trong việc phân chia các biến số ra các biến cụ thể để có thể đo lường, thu thập thông qua bản hỏi Trong đề tài của chúng em thao tác hóa khái niệm chia biến “Gia đình” và biến “Xã hội” thành nhiều biến cụ thể để có thể định hình và chia bố cục cho bản hỏi dựa theo bảng thao tác hóa khái niệm (Ảnh 1, ảnh 2 tr.24,25)

Ví dụ : Trong thao tác hóa khái niệm, chúng em phải chia các khái niệm ra cụ thể như biến số “Gia đình” bao gồm 4 biến ( Điều kiện kinh tế - An toàn thể chất – An toàn về tinh thần – Điều kiện về chỗ ở ) để có thể phù hợp hơn cho việc đặt câu hỏi, ta không thể đo lường được khi biến số gia đình mang ở phạm vi quá rộng, không cụ thể về một phạm trù cụ thể

Sau quá trình tìm hiểu và đo lường thì nhóm chúng em chia ra thành các biến nhỏ hơn, thích hợp để đo lường, thu thập thông tin một cách chính xác, rõ ràng Bản hỏi cũng dựa vào đây để phát triển ra nhiều câu hỏi mang tính cụ thể hóa hơn các khái niệm ban đầu, giúp cho khách thể nghiên cứu dễ dàng trả lời một cách khách quan và quá trình đo lường và xử lí thông tin sẽ không gặp nhiều khó khăn

1.3 Hoàn thiện khung lý thuyết

Khung lý thuyết hay mô hình lý thuyết là một hệ thống các yếu tố của luận cứ lý thuyết được sắp xếp trong mối liên hệ biện chứng, cung cấp cho người nghiên cứu một bức tranh toàn cảnh về luận cứ lý thuyết Sơ đồ khung lý thuyết được tạo dựng trên cơ sở mô hình lý thuyết mà chúng ta đã chấp nhận nhằm lý giải vấn đề nghiên cứu và mối liên hệ giữa các biến số cũng được xác định trên cơ sở những quy tắc logic thích hợp Như vậy, sơ đồ đó cũng phản ánh một cách đầy đủ mục tiêu và các giả thuyết mà tác giả đã xác định cũng như hướng của sự tác động và những biến số cần đo lường để kiểm nghiệm các giả thuyết

1.4 Xác định người trả lời

Người trả lời là yếu tố quan trọng để quyết định được nội dung câu hỏi Nếu so với học sinh thì sinh viên sẽ có kiến thức thực tế và trình độ cao hơn, nên đề tài chúng em chọn “Sinh viên khoa Xã hội học khóa 2021 – 2025” là khách thể nghiên cứu – người trả lời cho những câu hỏi trong bản hỏi, nghiên cứu này sẽ tập chung tìm hiểu với khách thể này là sinh viên mang trong mình kiến thức, trình độ đại học sẽ suy nghĩ thế nào về sức khỏe tinh thần, yếu tố nào tác động khách thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ

Thực tế, nhóm chúng em ban đầu xác định người trả lời rất rộng, vì thế mang nhiều vấn đề về việc nên phát triển câu hỏi như thế nào cho hợp lí Nếu ban đầu chúng em vẫn giữ khách thể của đề tài là “Sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” thì việc xây dựng bản hỏi gặp khá nhiều khó khăn vì đối tượng là không cụ thể Với một khách thể là sinh viên học ở trường đại học bất kỳ trong khuôn khổ DHQG-HCM so với trườngDHKHXH&NV thì sức khỏe tinh thần hay trình độ hiểu biết, các yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần có thể khác nhau khá nhiều, làm cho việc nghiên cứu mất nhiều thời gian,xây dựng bản hỏi cũng từ đó phải phức tạp mới có thể sàn lọc, xử lí thông tin chính xác.Với việc chọn khách thế là “Sinh viên khoa Xã hội học khóa 2021 – 2025” cũng giúp cho chúng em tiết kiệm khá nhiều thời gian để xây dựng bản hỏi cũng như giảm được áp lực nghiên cứu

Sau khi hoàn thành các phần trên, nhóm em đã có cơ sở vững chắc cho bản hỏi, bằng việc dựa vào bảng thao tác hóa khái niệm để phát triển các câu hỏi liên quan Phát triển câu hỏi là một quá trình quan trọng, phải xem đi xem lại và nhóm đã tự hỏi nhau nhiều lần để có thể phát triển được bộ câu hỏi như ý muốn Ban đầu chúng em đặt ra những câu hỏi mang tính khá thiếu khoa học, các câu hỏi gây khó chịu cho người được phỏng vấn, vì vậy để đặt và phát triển câu hỏi phải bám sát theo những khái niệm, phạm trù liên quan tới đối tượng nghiên cứu, từ đó xác định rõ mục tiêu nghiên cứu để phát triển những câu hỏi trong từng phạm trù của một biến số lớn Trong biến số lớn như “Gia đình”, “Xã hội”, được chia ra nhiều phạm trù nhỏ lẻ để thuận tiện đặt ra những câu hỏi liên quan và có một bộ câu hỏi khoa học, logic, không mang định kiến để có thể thu thập được những thông tin cần thiết, mang tính khách quan và thuận lợi cho quá trình điều tra, xử lí dữ liệu

Trước đó, nhóm em đã thống nhất bản hỏi đầu tiêu ( Tài liệu 1: Bản hỏi ban đầu), và thực hiện khảo xác thử, gặp khá nhiều sai xót, nhóm mới rút kinh nghiệm cho việc phát triển câu hỏi một cách trình tự logic như cô đã giảng dạy, ban đầu nhóm bỏ quên một phần việc quan trọng này, khiến cho nhóm gặp khó khăn phải thay đổi gần như toàn bộ bản hỏi để thiết kế lại một bản hỏi mới và có tính khoa học hơn bản hỏi ban đầu Lỗi lầm của nhóm em là đã nhận ra phần phát triển câu hỏi quá muộn, các câu hỏi được tạo ra do tự nghĩ chứ không đề cập đến các biến số đã phân tích trong bảng thao tác hóa khái niệm. Sau việc này nhóm đã tự rút ra và thiết kế lại một bản hỏi hoàn thiện, chỉnh chu và logic hơn

1.6 Xác định hình thức câu hỏi

- Câu hỏi được chia ra thành nhiều dạng trong nghiên cứu :

+ Câu hỏi định dạnh ( Hỏi về giới tính, )

+ Câu hỏi định lượng ( Hỏi về tần suất của vấn đề)

+ Câu hỏi định tính ( Tính liên quan đến vấn đề nghiên cứu)

+ Các câu hỏi về loại thang đo ( Định danh, thứ tự, khoảng cách, tỉ lệ)

1.7 Sắp xếp bố cục câu hỏi

Bố cục câu hỏi : được sắp xếp một cách trật tự, logic Tính logic này xuất phát từ sự phụ thuộc, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các câu hỏi và các câu trả lời của các câc hỏi này Logic của các câu hỏi về cùng một chủ đề cần đặt những câu hỏi có nội dung chung hơn trước, sau đó đặt những câu hỏi có nội dung cụ thể hơn Như vậy, về nguyên tắc của sự sắp xếp đặt trật tự

Ban đầu nhóm em đưa ra các câu hỏi một cách thiếu tính logic (Tài liệu 1 : Bản hỏi ban đầu) câu hỏi đầu tiên hỏi “Anh chị có bị người thân tác động vật lý hay không”, đây là một câu hỏi khá nhạy cảm, không mang tính khoa học, thông tin đem lại cũng không nhiều, hơn nữa còn gây mất thiện cảm với người được phỏng vấn Vì vậy sau nhiều buổi hợp, chúng em mới có thể điều chỉnh, phân chia phù hợp, từng mục dựa theo bảng thao tác hóa khái niệm, các câu hỏi được phân bố rõ ràng theo từng phạm trù ( Tài liệu 2 :

Từ điều tra - phỏng vấn về sau

Phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là một phương pháp thu thập thông tin quan trọng, không giống như phỏng vấn xin việc hay phỏng vấn tin tức, phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học có mục đích, mục tiêu rõ ràng, các bước tiến hành của phỏng vấn nghiên cứu khoa học đều được chuẩn bị từ nội dung, câu hỏi, câu trả lời cho đến cách thức tiến hành, ghi chép và xử lí thông tin

Về mục dích của phỏng vấn là để tìm hiểu đối tượng phỏng vấn – Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của khách thể nghiên cứu – Sinh viên Sinh viên khoa Xã hội học khóa 2021 – 2025, DHKHXH&NV – ĐHQG-HCM, mục tiêu của buổi phỏng vấn là sử dụng bản hỏi hoàn thiện để thu thập thông tỉn các yếu tố liên quan về gia đình và xã hội của khách thể nghiên cứu

2.1 Quá trình phỏng vấn thử

Trong đề tài nhóm em, bản hỏi sơ thảo đã được hoàn thành, phần phỏng vấn thử được tiến hành ngay sau đó, nhóm đều đã xác định rõ ràng về mục đích, mục tiêu của phỏng vấn, nhóm tiến hành chọn mẫu là sinh viên Xã hội học khóa 2021-2025 để tiến hành phỏng vấn thử và điều tra sơ lược để kiểm tra bản hỏi đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu thập thông tin chưa, các câu hỏi trong bản hỏi có gặp trở ngại không, tự đánh giá, nhận xét và đóng góp ý kiến cúa minh vào bản hỏi trong Docs đóng góp ý kiến sau phỏng vẩn (

Tài liệu 3 : Docs đóng góp ý kiến sau phỏng vấn) Qua đó chúng em tham gia chỉnh sửa và bổ sung bản hỏi sao cho hợp lí, chính xác để khẳng định tính hữu dụng trong việc thu thập thông tin của bản hỏi Đối với chúng em, đây là lần đàu phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học, ban đầu trong việc lựa mẫu, tiếp cận với các bạn sinh viên là một điều khá khó khăn do tính cách, cũng như quan hệ không nhiều nên chúng em đã gặp khó khăn trong việc phải tìm người để xin phỏng vấn, Tuy đã tìm được người để phỏng vấn nhưng song, vẫn có một số thiếu sót và thuận lợi riêng Qua phỏng vấn thử, chúng em có cho mình những trải nghiệm mới khi học Xã hội học, nghe trên giảng đường cô nói từng phải đi phỏng vấn rất nhiều người và gặp không ít trở ngại, giờ đây chúng em đã được trải nghiệm qua, dù chỉ là phỏng vấn đơn thuần phục vụ cho mục đích hoàn thành bài tập môn học nhưng nó cũng mang ý nghĩa quan trọng giúp em có cái nhìn khác hơn về tầm quan trọng của phỏng vấn thử trong môn học.

2.1.1 Thuận lợi khi phỏng vấn thử :

- Thuận lợi về con người:

 Một thuận lợi tuy nhỏ nhưng cũng mang ý nghĩa quan trọng với chúng em, đó là có bạn để phỏng vấn Chúng em đã khá bối rối trong suy nghĩ thật sự để đi tìm người trả lời phỏng vấn cho bài tập của mình, nhờ bạn ấy nên cả 2 chúng em mới có cơ hội được trải nghiệm phỏng vấn

 Tuy quen biết không lâu, nhưng bản là một người tích cực, tận tình giúp đỡ trong quá trình trả lời câu hỏi phỏng vấn Các một số câu hỏi gây khó hiểu nhưng bạn vẫn hỏi lại ý và trả lời

- Thuận lợi về việc đánh giá chất lượng bản hỏi :

 Phỏng vấn thử là để đánh giá độ hoàn thiện của bản hỏi, trong quá trình hỏi đáp, bản thân chúng em nhận ra được nhiều sự thiếu sót trong bản hỏi, một số câu hỏi đọc rất khó hiểu cho cả chúng em và người trả lời phỏng vấn

 Nhìn chung, bản hỏi vẫn còn rất nhiều lỗi, các câu hỏi không được sắp xếp logic làm cho bị rối trong quá trình phỏng vấn Một số câu hỏi còn sai thứ tự câu chuyển

 Thông tin mà bản hỏi mang lại còn hạn chế, tuy đã qua 1 lần làm lại nhưng chúng em vẫn thấy thiếu sót trong vấn đề này, do là đề tài nhóm nên mọi ý kiến nên được thống nhất giữa các thành viên Với chúng em, bản hỏi vẫn không mang lại nhiều giá trị thông tin hữu dụng phục vụ cho mục đích điều tra đối tượng nghiên cứu.

- Thuận lợi trong quá trình đóng góp ý kiến cho việc chỉnh sửa bản hỏi :

 Sau quá trình phỏng vấn thứ, chúng em tham gia đóng góp các ý kiến, xây dựng lại bản hỏi hoàn chỉnh, các thông tin ghi nhận trong bài phỏng vấn thử đều được sự đồng ý tích cực từ mọi người trong buổi họp nhóm

 Bản hỏi tuy sẽ có thiếu sót mà nhóm em chưa biết, nhưng trong quá trình chỉnh sửa sau phỏng vấn thử có rất nhiều ý kiến để thay đổi bản hỏi trở nên hoàn chỉnh

- Khó khăn của bản thân :

 Lần đầu phỏng vấn, chúng em mắc khá nhiều lỗi và đọc gần như hết các câu hỏi trong bản phỏng vấn

 Do thiếu sự chuẩn bị và làm việc cẩu thả nên quên hỏi thông tin và liên lạc của khách thể, ban đầu chúng em chỉ ghi tên bạn và không nghĩ tới sẽ phải cần cách thức liên lạc

 Mặt khác, chúng em phỏng vấn cho xong để hoàn thành công việc, không tận tâm với việc phỏng vấn và chưa suy nghĩ kĩ càng khi cho khách thể thấy câu trả lời phỏng vấn.

- Khó khăn trong phỏng vấn :

 Câu hỏi gây ra sự khó hiểu nên gặp trở ngại khi phỏng vấn khách thể

 Không đọc giới thiệu về tên đề tài, nhóm nghiên cứu, hứa hẹn về việc sẽ giữ kín thông tin, thời gian diễn ra của buổi phỏng vấn

 Một trường hợp khó khăn hơn mà chúng em gặp phải đó là về người trả lời phỏng vấn không biết thế nào là sức khỏe tinh thần, việc này gây hoang mang cho chúng em phải tìm cách để giải thích cho người trả lời phỏng vấn hiểu khi chưa chuẩn bị gì về phần này.

- Một số lỗi sai mà bản hỏi sơ thảo mắc phải

 Câu hỏi mơ hồ: Trong câu hỏi “Anh/chị có bị gia đình bạo hành hay không?”, chưa xác định rõ đó là bạo hành về thể chất hay bạo hành về tinh thần

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN