1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đại từ nhân xưng và bản dạng giới nghiên cứu trường hợp trên nhóm chuyển giới tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đại Từ Nhân Xưng Và Bản Dạng Giới: Nghiên Cứu Trường Hợp Trên Nhóm Chuyển Giới Tại Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Tác giả Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Gia Bách, Nguyễn Lan Chi
Người hướng dẫn TS. Phan Phương Anh
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Nhân Học
Thể loại Khóa Học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 197,45 KB

Nội dung

Trong khoảng từ 2015 đến 2022, tức nay, đã có rất nhiều hoạt động nhằm mục đích phổ biến kiến thức về giới, đặc biệt là về bản dạng giới cũng như đa dạng giới và đại từ nhân xưng, cách s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA NHÂN HỌC

-Nguyễn Hồng Ngân – 21031101 Nguyễn Gia Bách– 21031075 Nguyễn Lan Chi - 21031080

ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ BẢN DẠNG GIỚI:

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRÊN NHÓM CHUYỂN GIỚI TẠI TRƯỜNG ĐẠI

HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.)

Khóa học: QH-2021-NH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHAN PHƯƠNG ANH

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 5

LỜI CẢM ƠN 6

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT 7

MỞ ĐẦU 8

1

2

3

3.1

Mục đích nghiên cứu 9

3.2

Nhiệm vụ nghiên cứu 9

4

4.1

Đối tượng nghiên cứu 10

4.2

Khách thể nghiên cứu 10

4.3

Phạm vi nghiên cứu 10

4.4

Đơn vị nghiên cứu 10

5

6

6.1

6.2

7

7.1

Câu hỏi nghiên cứu chính 11

7.2

Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ 11

8

8.1

Giả thuyết nghiên cứu chính 11

8.2

Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ 11

9

9.1

Phương pháp nghiên cứu 12

9.2 Công cụ nghiên cứu 12

KẾT CẤU DỰ KIẾN 12

PHỤ LỤC 13

DANH MỤC TÀI LIỆU 17

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Đại từ nhân xưng và bản dạng giới: nghiên cứu trường hợp trên nhóm chuyển giới và nhóm phi nhị nguyên giới tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.” là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép lại của người khác Trong toàn bộ nội dung của đề tài, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình.

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề cương nghiên cứu này, chúng em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Giảng viên bộ môn Nhân học Ngôn ngữ – cô Phan Phương Anh đã giảng dạy và hướng dẫn tận tình để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng vào trong đề cương nghiên cứu này

Vì còn thiếu kinh nghiệm, đề cương nghiên cứu này không tránh khỏi những sai sót Chúng em mong cô sẽ góp ý và nhận xét để bọn em có thể hoàn thiện hơn đề cương này Cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô luôn khỏe mạnh, thành công và hạnh phúc

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu Ý nghĩa

FTM Female to male - (Nữ chuyển giới sang nam/Chuyển giới nam)

LGBT/

LGBTQIA+ Lesbian, gay, bisexual, and transgender/ Lesbian, gay, bisexual, transgender, queer, intersex, and asexual + (Cộng đồng tính dục thiểu

số và đa dạng giới) MTF Male to female - (Nam chuyển giới sang nữ/Chuyển giới nữ)

PNNG Phi nhị nguyên giới

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Đã 7 năm kể từ khi Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được biểu quyết thông qua, 7 năm kể từ khi quyền được chuyển đổi giới tính được hợp pháp hóa tại Việt Nam Trong khoảng từ 2015 đến 2022, tức nay, đã có rất nhiều hoạt động nhằm mục đích phổ biến kiến thức về giới, đặc biệt là về bản dạng giới cũng như đa dạng giới và đại từ nhân xưng, cách sử dụng đại

từ nhân xưng với thành viên trong cộng đồng LGBT, từ những workshop, tọa đàm cho tới các bài viết chuyên môn Những hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức và phổ biến hóa thuật ngữ LGBT ở phạm vi quốc nội, tuy nhiên tính hiệu quả có vẻ còn chưa cao Trên thực tế, tuy đã có nhiều nguồn tin phổ cập kiến thức, đại từ nhân xưng- một cách thể hiện bản thân được phần đông cộng đồng, đặc biệt là người chuyển giới và các thành phần đa dạng giới khác hết mực chú trọng - vẫn bị dùng sai thường xuyên Tình trạng này diễn ra dai dẳng và gần như không thấy dấu hiệu cải thiện Đây là một rào cản lớn mà cộng đồng LGBT nói riêng và xã hội nói chung phải vượt qua trên hành trình tiến tới xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, tạo điều kiện cho mỗi người cơ hội được phát triển bản thân

Để đóng góp phần nào cho công cuộc phá bỏ rào cản này, nghiên cứu sau đây được ra đời với mục đích tìm hiểu sâu hơn và ý nghĩa của đại từ nhân xưng đối với đối tượng người chuyển giới trong môi trường xác định, ở đây là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Lý do chúng tôi nghiên cứu về vấn đề này, bởi vì chúng tôi muốn biết, muốn tìm hiểu cách sử dụng đại từ nhân xưng, ngôn từ của những người tham gia giao tiếp với những người thuộc cộng đồng LGBT Chúng tôi muốn đưa ra những lý do, dẫn chứng để biểu đạt được cách sử dụng ngôn từ của những người tham gia giao tiếp, đặc biệt khi nghiên cứu đến cách sử dụng đại từ nhân xưng đối với những người thuộc cộng đồng LGBT Đề tài sẽ biểu đạt được cách sử dụng ngôn từ thông qua cách sử dụng đại từ nhân xưng của mọi người đối với cộng đồng LGBT nói chung và nhóm chuyển giới, phi nhị nguyên giới nói riêng mà các nghiên cứu đi trước chưa chỉ ra được Đồng thời trong giai đoạn có nhiều biến chuyển của cộng đồng LGBT như hiện nay thì việc nghiên cứu về vấn đề này

là vô cùng cấp thiết

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Về nhận thức, trong lĩnh vực bệnh viện hay y tế, thì đã có những cái nhìn mang tính toàn diện về cách sử dụng ngôn từ đối với nhóm bệnh nhân thuộc cộng đồng LGBT và việc sử

dụng này có thể để lại cả những kết quả tích cực lẫn tiêu cực Trong nghiên cứu "Có sự khác biệt rất lớn": Một nghiên cứu về cách giới trẻ cộng động LGBT nói về đại từ nhân xưng dùng để biểu hiện giới và Tầm quan trọng của việc hỏi trước cách xưng hô: Đánh giá năng lực liên văn hóa của sinh viên ngành Điều Dưỡng trường BSN, tác giả đã chỉ ra

việc sử dụng sai danh xưng có thể để lại hậu quả trong việc thăm khám y tế khi bệnh nhân có khả năng cảm thấy bị phân biệt đối xử, kích động và trên hết, cảm thấy thiếu tôn trọng Ngoài ra, việc để lộ thông tin bệnh nhân có thể khiến họ từ chối quay lại thăm khám và chữa trị Nói đến vấn đề nhận thức thì việc sử dụng đại từ nhân xưng không đúng cách là do cán bộ y tế chưa được đào tạo và nâng cao nhận thức về văn hóa Bên

Trang 5

cạnh đó, việc hỏi mong muốn được sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp với bệnh nhân cũng là điều cần thiết vì nó tạo ra một không gian an toàn cho các nhóm thiểu số giới và các thành viên của cộng đồng LGBT Việc giả định dựa trên tên và ngoại hình có thể bị coi là sự xúc phạm, cho nên việc xác định chính xác các đại từ là điều cần thiết đối với các bác sĩ

Còn với văn hóa xã hội, đã có những tài liệu đề cập đến thái độ đối với những người

thuộc cộng đồng LGBT, và các ngôn từ trong văn hóa xưng hô như Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam; Văn hóa xưng hô người Việt Có những định kiến hay sự kỳ thị đối với nhóm người thuộc LGBT như: với nhóm

chuyển giới từ nam sang nữ (MTF) thường bị gọi là pê-đê, ái nam ái nữ, bóng, đồng cô, xăng pha nhớt,… trong khi nhóm từ nữ sang nam (FTM) thường bị gọi là ô môi Dẫn đến việc, nhiều người đồng tính, chuyển giới khi nhận ra xu hướng tính dục đồng giới của mình lại có xu hướng không chấp nhận bản thân, họ cảm thấy bối rối, lạc lõng và mặc cảm bởi xu hướng tính dục không giống với đa số những người dị tính Họ không dám công khai giới tính thật của mình vì bất an, lo lắng, sợ hãi việc gia đình bị ảnh hưởng và tổn thương vì sự định kiến, kỳ thị của xã hội Trong nhiều trường hợp, họ còn bị rối loạn tâm lý, trầm cảm,…

Có thể thấy, các nghiên cứu đi trước tập trung vào cách xã hội sử dụng từ ngữ ảnh hưởng như nào đối với nhóm LGBT, như việc thể hiện định kiến đối với cộng đồng, nhưng chưa

có một nghiên cứu nào ở Việt Nam nghiên cứu cách người LGBT sử dụng ngôn ngữ để thể hiện mình, trong đó, đặc biệt là đại từ nhân xưng Tức, nghiên cứu đại từ nhân xưng với ý nghĩa nội tại bên trong bộc lộ ra chứ không xuất phát từ ý nghĩa bên ngoài ám chỉ vào Từ đó, nhóm chúng tôi quyết định thực hành nghiên cứu về đề tài trong phạm vi môi trường Đại học Hà Nội, cụ thể là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

3 Câu hỏi nghiên cứu

3.1 Câu hỏi nghiên cứu chính

- Đại từ nhân xưng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện giới của nhóm sinh viên chuyển giới thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội?

3.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ

- Những người xung quanh cảm thấy thế nào khi các bạn thuộc nhóm chuyển giới

sử dụng ĐTNX trong việc thể hiện bản dạng giới?

- Các bạn sinh viên thuộc nhóm chuyển giới cảm thấy như thế nào khi những người xung quanh sử dụng vô tình và/hoặc cố ý đại từ nhân xưng không như mong muốn?

- Cách thể hiện giới của nhóm chuyển giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc người khác sử dụng ĐTNX?

- Đại từ nhân xưng có ý nghĩa như thế nào trong việc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho nhóm chuyển giới nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung?

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 6

- Bài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ mối tương quan giữa đại từ nhân xưng với bản dạng giới và việc sử dụng đại từ như vậy có ý nghĩa như thế nào đối với nhóm chuyển giới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về đại từ nhân xưng và bản dạng giới trong nhóm chuyển giới

- Tìm hiểu quan điểm của cộng đồng LGBT về tiêu chí đánh giá việc sử dụng đại từ nhân xưng như thế nào là phù hợp

- Phân tích, khảo sát, đánh giá quan điểm của nhóm chuyển giới về ý nghĩa của việc

sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp

- Tìm hiểu về việc sử dụng đại từ nhân xưng nhằm định vị bản thân của nhóm chuyển giới trên khía cạnh giới

4 Đối tượng – Khách thể - Phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đại từ nhân xưng trong quá trình thể hiện bản dạng giới của nhóm chuyển giới 4.2 Khách thể nghiên cứu

- Sinh viên thuộc trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia

Hà Nội

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian, địa điểm nghiên cứu: chúng tôi lựa chọn trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội

- Về thời gian nghiên cứu, bài nghiên cứu kéo dài trong 2 tháng từ 25/10/2022 tới 25/12/2022

4.4 Đơn vị nghiên cứu

- Đơn vị nghiên cứu: Khoa Nhân học – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6 Ý nghĩa nghiên cứu:

6.1 Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp cho người đọc những thông tin về mối tương quan giữa đại từ nhân xưng với bản dạng giới chứ không phải dựa trên giới tính sinh học của người đó Giúp cho người đọc có thể hiểu được việc sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp có vai trò như nào đối với cộng đồng LGBT nói chung và nhóm chuyển giới nói riêng

6.2 Ý nghĩa thực tế

- Giúp cho cộng đồng LGBT nói chung và nhóm chuyển giới nói riêng có thể được

xã hội để tâm hơn, lưu tâm đến vấn đề sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp với nhóm Thêm đó, việc hiểu được lý do cũng như cách sử dụng ĐTNX phù hợp sẽ giúp cho các nhà công tác xã hội, các nhà nhân khẩu học hoặc trong các lĩnh vực có đề cập tới giới có thể phân luồng, sử dụng hợp lệ, tránh việc hiểu nhầm, sử dụng sai và gây khó chịu cho người nghe

8 Giả thuyết nghiên cứu

Trang 7

8.1 Giả thuyết nghiên cứu chính

- Đại từ nhân xưng giúp những người thuộc nhóm chuyển giới có thể định vị được bản thân xét trên phạm vi giới

8.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ

 Với những người được tiếp cận nhiều với các thông tin về LGBT, hầu hết cảm thấy việc bình thường khi thấy các bạn chuyển giới vì họ hiểu được tầm quan trọng của ĐTNX trong việc thể hiện giới Với những người không được tiếp cận nhiều với các thông tin về LGBT, họ sẽ có thái độ ngạc nhiên, bất ngờ trước việc thay đổi đtnx, một số sẽ có thái độ cầu thị và sửa lại ĐTNX cho phù hợp với mong muốn của các bạn chuyển giới nhưng cũng có 1 số sẽ thấy việc sử dụng ĐTNX này là phiền phức, không cần thiết và tiếp tục sử dụng các ĐTNX không phù hợp

- Trong trường hợp người xung quanh vô tình sử dụng, các bạn sinh viên không có thái

độ tiêu cực, đặc biệt là với những người lạ, việc sử dụng đại từ nhân xưng không phù hợp cũng không quá quan trọng Tuy nhiên, với những người vẫn cố ý sử dụng đại từ nhân xưng không phù hợp sau khi đã được góp ý, nhất là với thái độ cợt nhả, không tôn trọng

sẽ gây cảm giác khó chịu, tiêu cực đối với các bạn sinh viên thuộc nhóm chuyển giới

9 Phương pháp nghiên cứu

9.1 Phương pháp nghiên cứu

9.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Các tiếp cận: Tìm đọc những tài liệu có kiến thức phục vụ nghiên cứu như các báo cáo nghiên cứu, các tham luận, các chương trình hội thảo chuyên ngành, các buổi tọa đàm,…

có liên quan đến LGBT và đại từ nhân xưng đối với cộng đồng LGBT (đặc biệt là nhóm chuyển giới), từ đó đưa ra các căn cứ để nhận định về tầm ảnh hưởng của đại từ nhân xưng đối với sự định vị bản thân của nhóm này

9.1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

- Cách tiếp cận: Gặp gỡ, xin phỏng vấn và thông báo trước cuộc hẹn với một số cá nhân thuộc cộng đồng LGBT và không thuộc cộng đồng LGBT về chủ đề nghiên cứu để xác định những hiểu biết của họ về cách sử dụng đại từ nhân xưng cho nhóm chuyển giới và

họ có những quan điểm như thế nào về cách xưng gọi như vậy

9.2 Lý thuyết nghiên cứu:

9.2.1 Trường phái chịu ảnh hưởng của Emile Durkheim

 Trong trường phái này, có các quy luật về cách sử dụng ngôn từ, và những quy luật này nhằm xác định mối tương quan giữa cảnh huống và ngôn từ Trong đó đặc biệt

có bao gồm yếu tố chức năng của ngôn từ Chức năng của ngôn từ giúp mô tả, thể hiện thái độ, thay đổi hành động của người nghe cũng như duy trì thông tin, thi vị hóa ngôn từ, cùng với đó là diễn giải về ngôn từ đang sử dụng Ở bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sử dụng trường phái lý thuyết này nhằm xem xét mối quan hệ giữa ngôn từ với cách diễn đạt thái độ của người nói với người nghe, xem liệu việc mọi người sử dụng đại từ nhân xưng như vậy nhằm ẩn chứa thái độ, ý nghĩa gì với nhóm chuyển giới không, việc sử dụng đại từ nhân xưng như vậy ảnh hưởng gì tới thái độ và hành vi của nhóm chuyển giới

Trang 8

KẾT CẤU DỰ KIẾN

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm

1.1 Giới và giới tính

1.1.1 Giới tính sinh học

 Giới tính sinh học là giới tính mà con người được xác định thông qua cơ quan sinh dục ngoài (iSEE, 2012) Giới tính sinh học (biological sex) được xác định qua các yếu tố sinh học như giải phẫu học (anatomy), nội tiết tố (hormones) và nhiễm sắc thể (chromosomes) Từ đó, chúng ta biết được một người là nam (male) hay nữ (female) Tuy nhiên, có những người khi sinh ra có sự không rõ ràng về các đặc điểm sinh học liên quan đến giới tính (như sự không rõ ràng trong cơ quan sinh học, hay nhiễm sắc thể giới tính không có dạng là XX hoặc XY), những người như vậy được gọi là những người liên giới tính (intersex) ( đọc thêm Sharon E Preves, 2003)

https://vietcetera.com/vn/phan-biet-gioi-tinh-sinh-hoc-ban-dang-gioi-va-xu-huong-tinh-duc (chưa trích nguồn)

1.1.2 Bản dạng giới

 Bản dạng giới (gender identity) là một khái niệm để chỉ sự trải nghiệm, cảm nhận chủ quan của một cá nhân về việc mình thuộc về giới nam hay nữ Bản dạng giới không phụ thuộc vào giới tính sinh học, một người có giới tính sinh học là nam có bản dạng giới - tức sự nhận thức bản thân - là nữ thì sẽ coi bản thân là nữ, thay vì

là nam theo như định nghĩa của xã hội Bản dạng giới ảnh hưởng tới cách mà cá nhân có những thể hiện giới (gender express) và vai trò giới (gender role) (iSEE, 2012)

1.1.3 Thể hiện giới

 Thể hiện giới là cách một các nhân thể hiện bản thân ra bên ngoài thông qua quần

áo, hành vi, phong thái cá nhân, lựa chọn nghề nghiệp, các mối quan hệ cũng như các yếu tố khác (iSEE, 2012) Tuy rằng bản dạng giới và thể hiện giới có mối quan hệ mật thiết, tuy nhiên không phải lúc nào sự thể hiện giới ra bên ngoài cũng biểu đạt cho bản dạng giới một cá nhân

1.1.4 LGBT

 LGBT là viết tắt cho cụm từ tiếng Anh “lesbian, gay, bisexual và transgender” tức (đòng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) Trong đó, đồng tính và song tính là chỉ xu hướng tính dục - sự hấp dẫn về mặt trí tuệ, cảm xúc và thể xác, được cho là không hoàn toàn cố định của một cá nhân hướng tới người cùng giới, khác giới hay cả hai giới (iSEE 2011, trích theo iSEE 2012) - còn chuyển giới là

sự thể hiện bản dạng giới Ở đây, LGBT không phải là giới tính, về bản chất, chỉ

có 3 giới tính là nam, nữ và liên giới, không được đánh đồng LGBT là một dạng

Trang 9

rối loạn giới tính, tức là LGBT không phải “giới tính thứ 3” LGBT chỉ một nhóm đối tượng có xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới hoặc cả hai có sự khác biệt so với nhóm đa số

1.1.5 Chuyển giới

 Người chuyển giới (hay còn gọi là vượt giới) là nhóm người có sự chuyển đổi giới tính thông qua phẫu thuật hoặc thông qua sự nhận thức, thể hiện bản thân khác với giới tính sinh học của mình Ở đây, người chuyển giới là nhóm người có bản dạng giới không trùng khớp với giới tính khi sinh ra của mình Theo như nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương năm 2018, nhóm chuyển giới thường chia làm hai nhóm

là chuyển giới nam (FTM) và chuyển giới nữ (MTF) Không chỉ vậy, thuật ngữ vượt giới còn bao gồm cả những người có các ăn mặc ra bên ngoài trùng khớp với giới tính sinh học của họ lẫn những người ăn mặc phá cách như các “drag queen” (nữ hoàng giả trang) Tuy nhiên, trong nghiên cứu chúng tôi, những người chuyển giới còn bao gồm cả những đối tượng có bản dạng giới vượt ra ngoài hai phổ nam

và nữ hoặc không định khuôn chúng, điển hình như nhóm nonbinary (phi nhị nguyên giới), genderqueer, genderfluid,

1.1.6 Hợp giới

 Hợp giới (cisgender) là những người có sự tương đồng giữa bản dạng giới và giới tính sinh học, tức là họ nhận thức bản thân bên trong tương đồng so với giới tính sinh học mà họ có Do đó, giới (gender) của người hợp giới sẽ nằm cùng phía so với giới tính sinh học (sex) của họ, trong khi giới của người chuyển giới lại nằm khác phía so với giới tính sinh học (B Aultman 2014)

1.2 Đại từ nhân xưng và giới

1.2.1.Khái niệm về đại từ nhân xưng

Theo từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản 1995,đại từ nhân xưng là đại từ dùng để tự xưng(tương đương với ngôi thứ nhất),để gọi người đối thoại(ngôi thứ hai) và để gọi người hoặc sự vật thứ ba(tương đương với ngôi thứ ba).Đại từ nhân xưng được chia làm

2 loại gồm số ít và số nhiều

1.2.2.So sánh đại từ nhân xưng giữa tiếng Việt và tiếng Anh

Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt rất đa dạng,ta có thể xưng hô với nhiều từ ngữ khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.Ví dụ,khi 1 đứa trẻ còn đang học tiểu học gặp 1 người đàn ông nằm trong độ tuổi từ 30-35 tuổi.Đứa trẻ thông thường sẽ chào bằng câu:”Cháu chào chú”.Trong đó,chú chỉ người đàn ông còn cháu là chỉ cậu bé.Nhưng trong trường hợp cậu bé gặp 1 cậu thanh niên trong độ tuổi từ 15-18 tuổi thì đứa trẻ có thể điều chỉnh cách chào của mình ví dụ như:”Em chào anh”,trong đó từ anh chỉ về cậu thanh niên còn em chỉ về đứa trẻ Còn đối với tiếng Anh,người ta thường sử dụng các đại

từ nhân xưng để hạn chế tần suất mà từ đó xuất hiện ở trong câu.Những từ mà chúng ta

dễ bắt gặp và được sử dụng thông thường là I,We,You,He,She,It,They…

Trang 10

Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh

Ngôi thứ

nhất Tôi, tao, tớ, ta, mình, anh, em, tớ bọn tôi, tụi tôi, chúng tôi, 2 đứa bọn tôi Ngôi thứ nhất I We

Ngôi thứ

hai

mày, anh, em, bạn,

cậu

các bạn, các cậu, tụi bây, tụi mày

Ngôi thứ

Ngôi thứ

ba Cô ấy, anh ấy, cậu ấy, bạn ấy, hắn, nó Bọn nó, họ, các bạn ấy Ngôi thứ ba He, She,It They

1.2.2.1 So sánh với ngôi thứ nhất

Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt được sử dụng tương đối linh hoạt, tùy thuộc vào hoàn cảnh, trạng thái cảm xúc của người nói hoặc vị trí của người nói so với người đối diện Số lượng từ ngữ để chỉ các mối quan hệ của tiếng Việt cũng rất đa dạng và phong phú

Ví dụ: “Tôi” được sử dụng phổ biến trong công việc, cuộc sống khi 2 hay nhiều người xa

lạ gặp nhau lần đầu “Tao”, “Ta”, “2 đứa bọn tôi” được sử dụng trong trường hợp khi 2 người thân thiết với nhau hoặc muốn thể hiện cảm xúc “Con”, “Cháu” chỉ mối quan hệ giữa bề trên và bề dưới trong cuộc trò chuyện, giữa những đứa trẻ hoặc những người nhỏ tuổi so với những người lớn tuổi hơn mình

Đối với tiếng Anh, người ta có thể sử dụng từ “I” để thay thế cho tất cả các từ chỉ quan hệ như aunt, uncle, uncle, niece, nephew… Điều đó tạo ra sự thuận lợi trong khi giao tiếp vì người nói không cần phải phân biệt các đối tượng đứng trước mặt mình là ai và địa vị của

họ ra sao để xưng hô sao cho chuẩn nhất

1.2.2.2 So sánh với ngôi thứ hai

Có thể thấy, khác biệt lớn nhất khi chúng ta so sánh ngôi thứ hai của tiếng Việt và tiếng Anh chính là ngôi thứ hai trong tiếng Việt có sự phân biệt rạch ròi giữa số ít và số nhiều (Ví dụ như ở số ít chúng ta có anh, em…Còn trường hợp số nhiều xuất hiện các từ như các bạn, các cậu…) Còn ở tiếng Anh, chúng ta chỉ có thể xưng hô với từ “You”, được dùng trong cả số ít và số nhiều

Trong trường hợp sử dụng ngôi thứ hai số ít trong tiếng Việt, các từ “Anh”, “Chị”, được

sử dụng để xưng hô trước những người mà họ coi như đàn anh hoặc đàn chị của mình Hoặc các từ “Cô”, “Dì”, “Chú”, “Bác”, được sử dụng với những người có quan hệ họ hàng hay là người cùng chung một dòng họ

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w