1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1945 – 1946

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đường Lối Xây Dựng Và Bảo Vệ Chính Quyền Cách Mạng Của Đảng Giai Đoạn 1945 – 1946
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài Tập Lớn Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 392,89 KB

Nội dung

Bài tập lớn với đề tài: "ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1945 – 1946" - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại học Nội vụ Hà Nội - Học viện Hành chính Quốc gia - 8 điểm

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 4

Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 4

1.1 Hoàn cảnh trong nước 4

1.1.1 Thuận lợi 4

1.1.2 Khó khăn 4

1.2 Hoàn cảnh thế giới 6

1.2.1 Thuận lợi 6

1.2.2 Khó khăn 7

Chương 2: Đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946 8

2.1 Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng 8

2.2 Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói 9

2.3 Chống giặc dốt, xoá nạn mù chữ 9

2.4 Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng 10

2.5 Tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ 11

2.5.1 Chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ 11

2.5.2 Chống quân Trung Hoa Dân quốc và bè lũ phản cách mạng 12

2.5.3 Thực hiện chính sách hoà hoãn nhằm kéo dài thời gian chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến 13

2.6 Các kết quả đạt được 14

Chương 3: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946 17

KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt tiến trình lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam ta với vai trò là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã đề ra các đường lối đúng đắn và lãnh đạo cách mạng nước ta giành được nhiều thắng lợi vẻ vang như thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đại thắng mùa Xuân năm 1975,… Đảng còn giúp dân tộc ta được giải phóng, thống nhất đất nước, đưa nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,… sự lãnh đạo của Đảng cũng như các đường lối cách mạng mà Đảng đã đề ra chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Các đường lối cách mạng của Đảng không chỉ có giá trị chỉ đạo mà còn mang cả giá trị lý luận, thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh, góp phần làm sáng tỏ nền tảng tư tưởng cũng như giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ tri thức trẻ của nước nhà, những người chủ tương lai của đất nước, góp phần thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta

Trong đó, đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946 là một trong những đường lối tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng những nền móng đầu tiên cho chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Việc tìm hiểu, phân tích về đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, các chủ trương, chính sách mà Đảng đã đề ra cũng như củng cố lý luận chính trị, góp phần giúp chúng ta chủ động hơn và có ý thức trách nhiệm hơn trong xây dựng đất nước Chính vì lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946”

Trang 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Bài tập lớn có mục đích làm rõ, phân tích hoàn cảnh lịch sử và đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946

Từ những kết quả đạt được rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm mà đường lối

ấy mang lại cho công cuộc bảo vệ tổ quốc Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện mục tiêu đã đặt ra, bài tập lớn

có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 – 1946

- Phân tích đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946

- Đánh giá những kết quả nước ta đã đạt được sau khi thực hiện theo đường lối

- Rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của đường lối xây dựng và bảo

vệ chính quyền cách mạng của Đảng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Bài tập lớn nghiên cứu nội dung đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng

- Về không gian: Bài tập lớn nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- Về thời gian: Giai đoạn 1945 – 1946

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận

Trang 6

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài tập lớn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp luận nghiên cứu: Bài tập lớn được nghiên cứu dựa trên cơ

sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích tài liệu liên quan đến đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946

và các kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố

- Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử và đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946

6 Kết cấu của bài tập lớn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của bài tập lớn bao gồm 3 chương

cụ thể như sau:

Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Chương 2: Đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946

Chương 3: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của đường lối xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng giai đoạn 1945 – 1946

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

1.1 Hoàn cảnh trong nước

Sau thành công của cuộc cách mạng tháng Tám ngày 19/8/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được ra đời Sự kiện này đã đưa lịch sử Việt Nam bước sang một chặng đường mới Trước cục diện ấy, công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính quyền cách mạng của nước ta đứng trước hoàn cảnh vừa có nhiều thuận lợi, vừa có nhiều khó khăn phức tạp

1.1.1 Thuận lợi

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước ta trở thành một quốc gia độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành các chủ nhân của chế độ dân chủ mới, là người làm chủ vận mệnh của đất nước Toàn dân Việt Nam đều tin tưởng và ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước Đặc biệt là việc hình thành hệ thống chính quyền cách mạng cùng bộ máy thống nhất từ cấp Trung ương đến cơ sở với mục đích ra sức phục vụ lợi ích của Tổ quốc và nhân dân Quân đội quốc gia và lực lượng Công an trên toàn quốc được thống nhất và phát triển, các Toà án quân sự và các tổ chức vũ trang khác dần được thành lập trở thành công cụ chuyên chính đáng tin cậy của Đảng, góp phần bảo vệ Đảng và bảo vệ chính quyền cách mạng Hệ thống luật pháp của chính quyền cách mạng cũng được khẩn trường xây dựng và phát huy vai trò đối với công cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài và xây dựng chế độ mới

1.1.2 Khó khăn

Khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đó là phải

Trang 8

gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do chiến tranh cũng như chế độ cũ để lại Nước ta rơi vào tình trạnh đói nghèo, kinh tế vốn đã kém phát triển nay lại càng xơ xác hơn Công nghiệp đình đốn, ruộng đất bị bỏ hoang, hàng hoá trở nên khang hiếm làm giá cả tăng nhanh chóng Nạn đói năm 1945 chưa khắc phục thì lũ lụt, hạn hán lại xảy ra làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy Quốc khố trống rỗng, ngân hàng Nhà nước vẫn bị Phát xít năm giữ, nạn đói, nạn dốt xảy ra ở khắp nơi Chưa đến 10% dân số nước ta biết chữ, các hủ tục lạc hậu, thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội tràn lan,…

Chính quyền cách mạng nước ta vừa được thành lập nên còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm Nhiều quốc gia trên thế giới từ chối quan hệ ngoại giao và công nhận nền độc lập của Việt Nam

Sau cách mạng tháng Tám, khó khăn lớn nhất mà nước ta gặp phải đó là ngoại xâm và nội phản Quân đội của các nước đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đã cấu kết kéo vào bao vây nước ta Chúng tiến hành chống phá

và khuyến khích, kêu gọi bọn Việt gian trong nước chống phá chính quyền cách mạng hòng chia cắt nước ta và xóa bỏ nền độc lập mà dân tộc ta khó khăn lắm mới có được

Ở phía Bắc:

Cuối tháng 8/1945, theo thỏa thuận của Hiệp ước Pốtxđam, gần 20 vạn quân của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tràn vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra với danh nghĩa là giải giáp quân đội Nhật Dưới sự bảo hộ của Mỹ, bọn tay sai của “Việt quốc” và “Việt cách” đã công khai hoạt động tuyên truyền gây rối chống phá cách mạng hòng thực hiện dã tâm tiêu diệt Đảng ta và Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng nước ta và thành lập một chính quyền tay sai cho chúng Các tổ chức phản cách mạng như Đại Việt quốc dân đảng, Đại Việt quốc gia xã hội đảng dù đã bị chính quyền cách mạng ra sắc lệnh giải tán nhưng vẫn tìm mọi cách phá hoại từ bên trong

Trang 9

Ở phía Nam:

Từ vĩ tuyến 16 trở vào, cũng với danh nghĩa quân Đồng minh, quân đội Anh lấy cớ giải giáp quân Nhật để tiến vào nước ta và bắt tay với thực dân Pháp quay lại chiếm Việt Nam và cả Đông Dương Một số quân Nhật đang chờ giải giáp ở nước ta đã theo lệnh của quân Anh cầm súng cùng chúng dọn đường cho quân Pháp chiếm đóng miền Nam

Ngày 23/9/1945, dưới sự giúp đỡ của Anh và Nhật, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn – Chợ Lớn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước

ta lần thứ hai

Như vậy, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự,… Trước tình hình “ngàn cân treo sợi tóc” phải đối phó với “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, Đảng và chính quyền cách mạng nước ta phải có những đường lối đúng đắn, sáng suốt, phát huy được những lợi thế cũng như sức mạnh toàn dân để bảo vệ chính quyền và thành quả cách mạng của nước ta.[2]

1.2 Hoàn cảnh thế giới

1.2.1 Thuận lợi

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cục diện khu vực và thế giới có những sự chuyển biến có lợi cho Việt Nam ta Các nước tư bản lâm vào tình trạng suy yếu đã tạo điều kiện cho phong trào chống đế quốc, thực dân, giải phóng dân tộc vì hòa bình, dân chủ phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa khắp châu Á, châu Phi và cả Mỹ La tinh Nhiều nước ở Đông Trung Âu, dưới

sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội Phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột dần được thành lập

và trở thành hệ thống đối trọng đối với phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự thảm bại của Phát xít Nhật và các thế lực tay sai đã tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng

Trang 10

dân tộc của các nước thuộc địa, trong đó Việt Nam là một trong những nước đi tiên phong Đây là những nhân tố có tác dụng cổ vũ, động viên nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng.[2]

1.2.2 Khó khăn

Trên thế giới, phe đế quốc chủ nghĩa với âm mưu mới là “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới” đã ra sức tấn công các phong trào cách mạng thế giới Phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng bị đàn áp, chèn ép nặng nề Sau sự thành công vang dội của cuộc cách mạng tháng Tám ngày 19/8/1945, vì lợi ích của mình, nhiều nước trên thế giới đã không còn ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Cách mạng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách, bị kẹt trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và cách biệt hoàn toàn với

thế giới bên ngoài

Trang 11

CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1945 – 1946

2.1 Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng

Trước tình hình nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước ta phải có những đường lối đúng đắn, sáng suốt, phát huy được những lợi thế cũng như sức mạnh toàn dân để bảo vệ chính quyền và thành quả cách mạng của nước ta

Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất trước mắt là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm

Ngày 25/11/1945 Ban chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, nhận định tình hình và vạch ra con đường đi lên của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới sau khi giành được chính quyền

Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là:

Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập

Về xác định kẻ thù, Đảng đã chỉ rõ “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng” Vì vậy, phải

“lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt – Miên – Lào,…

Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân” Đảng cũng đã đưa ra các biện pháp cụ thể trên thực tế như là nhanh chóng xúc tiến bầu cử

Trang 12

Quốc hội để đi đến thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến pháp, động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến và chuẩn bị kháng chiến lâu dài, kiên định nguyên tắc độc lập về chính trị, kiên trì nguyên tắc thêm nhiều bạn đồng minh hơn và bớt đi kẻ thù, chủ trương thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp Về tuyên truyền, Đảng và nhà nước ta đã ra sức kêu gọi nhân dân đoàn kết chống thực dân pháp xâm lược, chống lại âm mưu phá hoại gây chia rẽ của Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt,…[3]

2.2 Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói

Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng, cấp bách lúc bấy giờ Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động như tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với khẩu hiệu tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa, lập hũ gạo tiết kiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phòng, Quỹ Nam Bộ kháng chiến,… Chính phủ đã bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lý của chế độ cũ, thực hiện chính sách giảm tô 25%, tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian, đất hoang chia cho dân nghèo, khuyến khích sửa chữa đê điều,… Các nhà máy, hầm mỏ cũng được Nhà Nước khuyến khích đầu tư khôi phục, ngân hàng được xây dựng lại và phát hành tiền Việt Nam

2.3 Chống giặc dốt, xoá nạn mù chữ

Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng Vì vậy nên Đảng và Hồ Chí Minh đã chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”, toàn dân học chữ quốc ngữ để xóa bỏ nạn mù chữ Các trường học dần được mở lại và khai giảng năm học mới, trong đó trường tiểu học là nhiều nhất Công cuộc vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống mới, văn hóa mới được đẩy mạnh để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục lạc hậu cản

Trang 13

trở tiến bộ Hưởng ứng đường lối của Đảng, phòng trào diệt giặc dốt, xoá nan

mù chữ diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước ta

2.4 Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

Để làm chủ và khẳng định địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam là một nước có chủ quyền, độc lập và tự do, Đảng và Hồ Chí Minh đã chủ trương tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức Ngày 6/1/1946, nhân dân cả nước dưới sự chống phá của kẻ thù đã tích cực tham gia cuộc bầu cử và có hơn 89%

số cử tri đã đi bỏ phiếu dân chủ lần đầu tiên, đồng bào Nam Bộ và một số nơi

đi bỏ phiếu dưới làn đạn của giặc Pháp, nhưng tất cả đều thể hiện rõ tinh thần

“mỗi lá phiếu là một viên đạn bắn vào quân thù”, làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các kẻ thù Cuộc bầu cử đã bầu ra được Quốc hội đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Công hoà gồm 333 đại biểu đại diện cả ba miền Bắc – Trung – Nam Ngày 2/3/1946, Quốc hội đã họp phiên toà đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội và lập ra Chính phủ gồm 10 Bộ và kiện toàn bộ máy Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ tịch Các địa phương cũng nhanh chóng tiến hành bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp và kiện toàn Ủy ban hành chính các cấp Quốc hội cũng thành lập ra Ban dự thảo Hiến pháp, bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua ngày vào 9/11/1946 Bộ máy chính quyền nhà nước được Đảng chú tâm xây dựng với tiêu chuẩn dân chủ, trong sạch luôn đi đôi với chấn chỉnh, sửa chữa các khuyết điểm

Trong việc tăng cường lực lượng vũ trang, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất để tăng cường thực lực cách mạng, đoàn kết chống Pháp ở Nam bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, Hội đồng Cố vấn Chính phủ và một số đoàn thể xã hội mới Lực lượng

vũ trang được củng cố và tổ chức lại, củng cố các căn cứ địa cách mạng ở miền

Ngày đăng: 17/08/2024, 12:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w