1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NỘI QUY QUY CHẾ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG SỞ QUA KHẢO SÁT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẢI HOÀ

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài tập lớn với đề tài: "NỘI QUY QUY CHẾ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG SỞ QUA KHẢO SÁT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẢI HOÀ" - Văn hoá công sở - Đại học Nội vụ Hà Nội - Học viện Hành chính Quốc gia - 8,3 điểm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: NỘI QUY QUY CHẾ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG

VĂN HOÁ CÔNG SỞ QUA KHẢO SÁT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

Trang 2

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: NỘI QUY QUY CHẾ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG

VĂN HOÁ CÔNG SỞ QUA KHẢO SÁT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

Trang 4

1.1 Cơ sở lý luận về văn hoá công sở 4

1.2 Cơ sở lý luận về nội quy, quy chế làm việc trong cơ quan 5

1.3 Khái quát chung về Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà 6

Tiểu kết chương 1 7

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NỘI QUY, QUY CHẾ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG SỞ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẢI HOÀ 8

2.1 Quy định về nội quy, quy chế trong văn hoá công sở của Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà 8

2.2 Thực trạng thực hiện nội quy và quy chế và ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hoá công sở qua khảo sát tại Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà 11

2.3 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hoá công sở 14

Tiểu kết chương 2 16

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG SỞ CHO CƠ QUAN 17

3.1 Giải pháp cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý 17

3.2 Giải pháp cho đội ngũ cán bộ nhân viên 18

Tiểu kết Chương 3 18

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

VHCS có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của CQTC, nó không chỉ góp phần xây dựng một nền nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở và tạo nên sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc mà còn xây dựng một tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, thống nhất trong công sở Để có thể hoàn thiện việc xây dựng VHCS thì các cơ quan phải nắm rõ các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến VHCS để từ đó có các điều chỉnh cho phù hợp Nhất là trong việc xây dựng các nội quy, quy chế của cơ quan vì đây là yếu tố rất quan trọng có thể chi phối tất cả các hoạt động, hành vi, ứng xử của các CBCCVC và nhân viên trong công sở Như vậy, để có thể xây dựng và hoàn thiện VHCS của cơ quan, chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn về vai trò của VHCS, cần phải đi sâu tìm hiểu rõ hơn về nội quy quy chế và ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCS thông qua khảo sát thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện việc xây dựng VHCS cho các cơ quan Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nội quy quy chế và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hoá công sở qua khảo sát tại Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà” để có thể góp phần hoàn thiện việc xây dựng VHCS cho cơ quan cũng như giúp giảng viên hiểu được mức độ tiếp cận vấn đề của sinh viên

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

Bài tập lớn có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về VHCS, Nội quy quy chế và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCS; liên hệ thực tiễn việc xây dựng văn hoá công sở qua khảo sát tại Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà Từ đó, đánh giá, nhận định về sự ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCS và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện việc xây dựng VHCS của cơ quan, tổ chức

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện mục tiêu đã đặt ra, bài tập lớn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Trang 6

- Liên hệ thực tiễn việc xây dựng văn hoá công sở qua khảo sát tại Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà

- Đánh giá, nhận định về sự ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCS - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện việc xây dựng VHCS cho cơ quan

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nội quy quy chế và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCS

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Bài tập lớn nghiên cứu nội dung về VHCS, nội quy quy chế và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCS

- Về không gian: Bài tập lớn nghiên cứu trên phạm vi UBND xã Hải Hoà

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận 4.1 Ý nghĩa lý luận

Bài tập lớn tập trung làm rõ cơ sở lý luận về về VHCS, Nội quy quy chế và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCS Từ đó, đánh giá, nhận định về sự ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCS

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu và giải pháp được đưa ra sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển việc xây dựng VHCS cho UBND xã Hải Hoà nói riêng và các cơ quan khác nói chung để từ đó cũng giúp cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đạt được hiệu quả cao, hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đã đặt ra Ngoài ra, bài tập lớn còn có ý nghĩa tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, bài tập lớn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 7

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về nội quy quy chế và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hoá công sở, các kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố,…

- Phương pháp quan sát: Quan sát việc thực hiện nội quy, quy chế tại UBND xã Hải Hoà

- Phương pháp điều tra: thực hiện điều tra, khảo sát các CBCCVC làm việc tại UBND xã Hải Hoà về nội quy, quy chế và việc thực hiện nội quy, quy chế tại công sở

6 Kết cấu của bài tập lớn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của bài tập lớn bao gồm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đề tài “Nội quy quy chế và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hoá công sở qua khảo sát tại Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà”

Chương 2: Ảnh hưởng của nội quy, quy chế trong việc xây dựng văn hoá công sở của Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hoá công sở cho cơ quan

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI “NỘI QUY QUY CHẾ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG SỞ QUA KHẢO SÁT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẢI HOÀ”

1.1 Cơ sở lý luận về văn hoá công sở 1.1.1 Khái niệm văn hoá công sở

VHCS có thể hiểu là hệ thống những giá trị hữu hình và vô hình của cơ quan, đơn vị bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của đội ngũ CBCCVC nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao

1.1.2 Vai trò của văn hoá công sở đối với sự phát triển của cơ quan, tổ chức

Thứ nhất, VHCS góp phần xây dựng môi trường làm việc tích cực, ổn định, hiệu quả, thống nhất và hợp tác VHCS sẽ góp phần xây dựng một nền nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, nâng cao vai trò của công sở Không chỉ vậy, môi trường VHCS nghiêm minh, hiệu quả còn tạo nên môi trường làm việc tích cực, ổn định từ sự tự giác trong hoạt động của mỗi một CBCC trong việc tuân thủ quy định, quy chế, làm việc theo tinh thần tự quản, tự giác; thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở và tạo nên sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc

Thứ hai, VHCS góp phần xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp Thông qua môi trường làm việc, các nội quy, quy chế làm việc,… VHCS ảnh hưởng đến suy nghĩ và cách làm việc của nhân viên trong công việc tại CQTC và giúp họ tuân thủ theo các quy định trong công sở, tôn trọng kỷ luật, danh dự của công sở, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần ham học hỏi để nâng cao sự hiểu biết và bồi đắp các kiến thức chuyên môn

Thứ ba, VHCS góp phần xây dựng thương hiệu của CQTC Thông qua cách ứng xử, giao tiếp, sự gắn kết của các thành viên, phong cách làm việc và các biểu hiện khác của văn hoá công sở mà trong CQTC có thể xây dựng được những nét đẹp đặc trưng riêng biệt không thể trộn lẫn và mang tính thương hiệu khi được nhắc tới

Trang 9

trong xã hội, điều này giúp phân biệt cơ quan này với cơ quan khác Sự khác biệt đó còn có thể thể hiện trong sản phẩm, trong dịch vụ của CQTC đó tạo ra

1.1.3 Các yếu tố cấu thành văn hoá công sở

Các yếu tố cấu thành văn hoá công sở bao gồm: - Chế độ chính sách

- Nội quy, quy chế làm việc trong cơ quan - Phong cách và phẩm chất lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo - Năng lực và phẩm chất của đội ngũ nhân viên

- Môi trường làm việc - Các hoạt động tập thể

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hoá công sở của cơ quan, tổ chức

Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hoá công sở của cơ quan, tổ chức là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Yếu tố chủ quan bao gồm các quy định pháp luật; văn hoá của quốc gia, dân tộc; mối quan hệ của CQTC; yếu tố địa lý, tự nhiên; tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá

Yếu tố chủ quan bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn của CQTC; mục tiêu của CQTC; lịch sử CQTC; đội ngũ nhân sự; các nguồn nhân lực

1.2 Cơ sở lý luận về nội quy, quy chế làm việc trong cơ quan 1.2.1 Khái niệm nội quy, quy chế

Nội quy, quy chế là những quy tắc xử sự chung được áp dụng cho một nhóm đối tượng nhất định Nó thường gắn với nghĩa vụ, những yêu cầu mang tính chất bắt buộc, tạo nên nề nếp làm việc cho cán bộ, công chức

Nội quy là những quy định mang tính bắt buộc đối với những người trong một tập thể nhằm bảo đảm trật tự và kỷ luật trong tập thể, cơ quan Bên cạnh đó, nội dung nội quy không được trái với các quy định của pháp luật Nội quy thường là quy định do nội bộ bên trong CQTC tự đặt ra buộc những người làm việc và tham gia vào

Trang 10

CQTC tuân theo Nội quy thường đi vào nội dung cụ thể, chi tiết, ngắn gọn về giờ giấc làm việc, vệ sinh, nội quy ra vào cơ quan, trang phục làm việc,…

Quy chế là tổng thể những quy định, chế độ để mọi người thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó Quy chế của một CQTC thường bao gồm những quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của những người giữ chức vụ phải làm, quan hệ làm việc trong công sở khi giải quyết một công việc nhất định; trách nhiệm của mỗi cán bộ, mỗi bộ phận trong công sở; cách thức phối hợp để hoạt động có hiệu quả; tiêu chuẩn để đánh giá công việc,…

1.2.2 Vai trò của nội quy, quy chế

Nội quy của công sở có vai trò giúp đảm bảo an ninh khu vực và tạo nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ cho CQTC Nội quy ổn định, hợp lý sẽ giúp cho văn hoá công sở đó cũng ổn định và phát triển theo Ngoài ra, quy định nội quy cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc thu hút và giữ chân người lao động cũng như rèn luyện tính tự giác, tính chuyên nghiệp trong tác phong làm việc của CBCC Nếu có chính sách, quy định thoải mái, phù hợp thì hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ được nâng cao Nếu một công sở có quy chế, quy định quá khắt khe sẽ làm nhân viên rất áp lực, từ đó giảm hiệu suất làm việc Ngược lại, những quy định, quy chế quá lỏng lẻo sẽ không tạo được động lực để phát triển nhân viên và công sở

Quy chế của công sở có vai trò giúp điều chỉnh thái độ, hành vi, tác phong làm việc của các cá nhân trong công sở và là căn cứ để họ biết được mình được và không được làm gì ở vị trí, chức vụ của mình tại CQTC Ngoài ra, quy chế VHCS còn bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động công vụ, xây dựng phong cánh ứng xử chuẩn mực cho CBCC hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Đây là giới hạn để đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các cá nhân, đơn vị trong công sở

1.3 Khái quát chung về Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà 1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ

UBND xã Hải Hoà làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch,

Trang 11

Phó chủ tịch, ủy viên UBND Mỗi thành viên UBND xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công

Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan Nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của HĐND xã, phối hợp chặt chẽ giữa UBND với Mặt trận Tổ quốc xã và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ

Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng Pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và Chương trình, kế hoạch công tác của UBND

Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của UBND ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân

1.3.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của UBND xã Hải Hoà gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 7 chức danh công chức chuyên môn như sau:

- Văn phòng - Thống kê - Tư pháp - Hộ tịch - Tài chính - Kế toán - Trưởng công an xã - Chỉ huy trưởng Quân sự - Văn hóa - Xã hội

- Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường

Tiểu kết chương 1

Như vậy, Chương 1 đã trình bày khái quát những cơ sở lý luận của đề tài "Nội quy quy chế và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hoá công sở qua khảo sát tại Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà” như khái niệm VHCS, vai trò của VHCS đối với sự

Trang 12

phát triển của CQTC, các yếu tố cấu thành VHCS, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng VHCS, khái niệm nội quy, quy chế, vai trò của nội quy, quy chế cũng như giới thiệu sơ lược về UBND xã Hải Hoà Đó chính là tiền đề vững chắc để có thể nghiên cứu và triển khai rõ hơn nội dung của Chương 2 về thực trạng xây dựng và

thực hiện nội quy, quy chế trong VHCS của UBND xã Hải Hoà CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NỘI QUY, QUY CHẾ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG SỞ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẢI HOÀ

2.1 Quy định về nội quy, quy chế trong văn hoá công sở của Ủy ban nhân dân xã Hải Hoà

UBND xã Hải Hoà đã xây dựng và ban hành các văn bản quy định về Nội quy, quy chế trong VHCS bao gồm: Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2022 về việc Ban hành quy chế làm việc của UBND xã Hải Hoà khoá XXVII, nhiệm kỳ 2021-2026 và Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2022 về việc Ban hành Quy chế văn hoá công sở và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức thuộc UBND xã Hải Hòa Hai văn bản trên của UBND xã Hải Hoà đã quy định về các nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác, trình tự giải quyết công việc của UBND xã Hải Hòa cũng như các quy định về trang phục, giao tiếp, ứng xử của CBCC thuộc UBND xã Hải Hòa, các quy định về bày trí công sở và nội quy ra vào cơ quan và quản lý phương tiện tại UBND xã

2.1.1 Thời gian làm việc, trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ công chức

2.1.1.1 Thời gian làm việc

Thời gian và lề lối làm việc tại UBND xã Hải Hoà đã được quy định rất rõ ràng trong Quy chế VHCS của cơ quan Số giờ làm việc của các CBCC là 8 tiếng trong một ngày, các ngày đi làm là từ thứ Hai đến thứ Sáu và nghỉ vào thứ Bảy, Chủ nhật Ngoài ra, giờ giấc làm việc của CBCC và nhân viên tại UBND xã được quy định và thực hiện theo quy định của Nhà nước về giờ Hành chính, cụ thể: thời gian làm việc vào mùa Hè là từ 07 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút và thời gian nghỉ trưa là từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút; thời gian làm việc mùa Đông là từ 07 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút và thời gian nghỉ trưa là từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 00

Trang 13

phút

Đội ngũ CBCC và nhân viên trong cơ quan phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thời gian làm việc, không đi muộn, về sớm, đảm bảo làm việc chất lượng hiệu quả, thể hiện tính kỷ luật của cán bộ nhân viên

2.1.1.2 Trang phục

Trang phục làm việc tại UBND xã Hải Hoà đã được quy định rất rõ ràng trong Quy chế VHCS của cơ quan Khi thực hiện nhiệm vụ, CBCC và nhân viên trong công sở phải ăn mặc gọn gàng lịch sự, phù hợp với tính chất công việc, với quy định của UBND xã và thuần phong mỹ tục của dân tộc Cán bộ nhân viên nam phải mặc áo sơ mi, quần âu hoặc bộ comple, đi giầy hoặc dép có quai hậu và mặc lễ phục là bộ comple nam, áo sơ mi, cravat; nhân viên nữ mặc áo sơ mi, quần âu, bộ veston nữ, váy công sở (chiều dài váy tối thiểu phải ngang đầu gối), đi giầy hoặc dép có quai hậu và mặc lễ phục là áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ CBCC không được ăn mặc hở hang và quá màu mè; không sử dụng áo phông hoặc áo không cổ, quần bò, quần ngắn hoặc trang phục khác không phù hợp quy định

2.1.1.3 Ứng xử và giao tiếp của cán bộ công chức

Nội quy, quy chế của UBND xã Hải Hoà về việc ứng xử, giao tiếp trong công sở như sau:

Thứ nhất, đối với đồng nghiệp và cấp trên, các CBCC và nhân viên phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, luôn vui vẻ và tôn trọng nhau; ngôn từ, hành động khi giao tiếp phải chuẩn mực, luôn lắng nghe ý kiến đồng nghiệp và luôn công bằng, nghiêm minh, khách quan trong công việc và giao tiếp; CBCC không được có các hành vi, ngôn từ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác; không được có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong UBND

Thứ hai, trong giao tiếp ứng xử đối với công dân, CBCC phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc cho người dân, ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, nhã nhặn lịch sự và nghiêm túc, không được quá nóng nảy, mất kiên nhẫn với công dân Phải thực hiện nghiêm nguyên tắc "4 xin, 4 luôn" là xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép và luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ Khi để xảy ra sai sót trong quá

Ngày đăng: 04/09/2024, 20:55

w