Bài tập lớn với đề tài: "VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY" - Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Đại học Nội vụ Hà Nội - Học viện Hành chính Quốc gia - 8,8 điểm
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 5
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 5
1.1 Cơ sở lý luận về quy luật giá trị 5
1.1.1 Khái niệm quy luật giá trị 5
1.1.2 Nội dung của quy luật giá trị 5
1.1.3 Tác động của quy luật giá trị 6
1.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 8
Chương 2: Thực trạng vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 10
2.1 Thực trạng vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 10
2.1.1 Trong lĩnh vực sản xuất 10
2.1.2 Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá 11
2.1.3 Trong việc hình thành nên giá thành của sản phẩm sản xuất 12
2.2 Những kết quả đạt được 12
2.3 Tác động của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 13
Chương 3: Giải pháp nhằm tối ưu hoá việc vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 15
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập vào nền kinh
tế quốc tế của nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế của nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại Trong thực tế, ta cũng có thể thấy được rằng nhờ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta đã khai thác được các tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, phát triển được lực lượng sản xuất, cải thiện được thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân,… tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế lâu dài và hội nhập với quốc tế Trong quá trình phát triển mô hình kinh tế ấy, quy luật giá trị có sự tác động rất lớn, ảnh hưởng đến cả hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá theo hướng vừa tiêu cực vừa tích cực
Để hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cần phải nghiên cứu, đánh giá tác động của quy luật giá trị đến sự phát triển kinh tế thị trường, từ đó tìm ra các biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của nó, đặc biệt là trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Bài tập lớn có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận của quy luật giá trị;
Trang 5chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; phân tích, đánh giá tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế thị trường Từ đó, đề xuất một số giải pháp để tối ưu hoá quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và trong các giai đoạn tiếp theo
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện mục tiêu đã đặt ra, bài tập lớn
có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận của quy luật giá trị
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
- Phân tích, đánh giá tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của quy luật giá trị tác động đến phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Bài tập lớn nghiên cứu nội dung quy luật giá trị trong phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
- Về không gian: Bài tập lớn nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận
4.1 Ý nghĩa lý luận
Bài tập lớn tập trung hoàn thiện cơ sở lý luận về quy luật giá trị trong
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,
Trang 6góp phần phát triển kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bài tập lớn tập trung phân tích, đánh giá ảnh hưởng của quy luật giá trị đến sự phát triển kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Từ đó tìm ra những tồn tại, bất hợp lý, hạn chế cần khắc phục trong quy luật giá trị và đề xuất giải pháp phát huy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của quy luật giá trị đối trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay và trong các giai đoạn tiếp theo
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Bài tập lớn được nghiên cứu dựa trên
cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng, kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Ngoài ra, bài tập lớn còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích tài liệu liên quan đến cơ sở
lý luận của quy luật giá trị, các kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công
bố
+ Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
6 Kết cấu của bài tập lớn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của bài tập lớn bao gồm 3 chương
Trang 7Chương 3: Giải pháp nhằm tối ưu hoá việc vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 Cơ sở lý luận về quy luật giá trị
1.1.1 Khái niêm quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị
1.1.2 Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được (là bằng hoặc thấp hơn thời gian lao động xã hội cần thiết)
Trong lưu thông, hay trao đổi hàng hóa cũng phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để đảm bảo bù đắp được chi phí cho người sản xuất và có lãi để tái sản xuất mở rộng
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá
cả của nó sẽ cao và ngược lại
Trang 9Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, Sự tác động của các nhân
tố này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng
Vì vậy, yêu cầu chung của quy luật giá trị là mang tính khách quan, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, hợp lý giữa người sản xuất và người trao đổi hàng hóa.[2]
1.1.3 Tác động của quy luật giá trị
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động sau:
* Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Điều tiết sản xuất hàng hóa tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu
Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra bán chạy và có lãi cao Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích sản xuất mở rộng mô hình sản xuất, đầu tư thêm tư liệu, sức lao động và đẩy mạnh sản xuất
để tăng cung; ngược lại cầu giảm thì giá tăng Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng
Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất bị lỗ vốn Thực tế đó, tự người sản xuất ra quyết định giảm sản xuất hoặc ngưng sản xuất mặt hàng này
và chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao
Trang 10động của ngành này giảm đi, ở ngành khác lại tăng lên; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng
Nếu cung bằng cầu, giá cả trùng hợp với giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do
đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường xuyên biến động liên tục
Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau, ứng nhu cầu của xã hội Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị
Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, do đó làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định và lưu thông hàng hóa thông suốt
Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ
nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do
đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định
* Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, trong
đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm,… nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho
Trang 11thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống
* Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức tăng phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực Một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành
kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, cần đưa ra những biện pháp để phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.[1, Tr.81]
1.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường làm người phân phối tài nguyên, lấy lợi ích vật chất, cung cầu thị trường và mua bán giữa người mua và người bán làm cơ chế khuyến khích vận động kinh tế,
là phương thức vận hành kinh tế - xã hội, phát huy tác dụng điều tiết hoạt động kinh tế
Trang 12Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế này, các quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng không chỉ chịu sự điều tiết của các quy luật thị trường mà còn chịu sự tác động của nhà nước xã hội chủ nghĩa.[1, Tr.254]
Trang 13CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Thực trạng vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Quy luật giá trị được xem là quy luật căn bản nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế Trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, quy luật giá trị được vận dụng trong nhiều lĩnh vực như sau:
2.1.1 Trong lĩnh vực sản xuất
Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi cao, người sản xuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được Nếu không, quy luật giá trị sẽ thực hiện vai trò đào thải, loại bỏ những hàng hóa cũng như doanh nghiệp chưa giải quyết được vấn đề hao phí lao động xã hội Hiện nay, mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sản xuất các sản phẩm
đã vận dụng quy luật giá trị và cố gắng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết thông qua tiết kiệm chi phí sản xuất, cải tiến máy móc, mẫu mã, nâng cao tay nghề lao động,… Nhà nước cũng đã đưa ra các chính sách để khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn,
xã hội hóa, chuyên môn hóa lực lượng sản xuất để kích thích các cá nhân, ngành, doanh nghiệp phát huy tính hiệu quả trong sản xuất Điều đó đã dẫn tới
sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trong đó đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn ngày càng cao, công cụ lao động luôn luôn được cải tiến và sự xã hội hóa, chuyên môn hóa lực lượng sản xuất cũng được phát triển Đây là những vận dụng đúng đắn của nước ta Ngoài ra, các cá nhân, doanh nghiệp còn vận