1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

21 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Quy Luật Giá Trị Trong Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Nước Ta Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội Phân Hiệu Tại Tp. Hcm
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 217,14 KB

Nội dung

HCM KHOA: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP HCM

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1 Khái niệm, nội dung của quy luật giá trị của quy luật giá trị 3

1.1.1 Khái niệm của quy luật giá trị 3

1.1.2 Nội dung của quy luật giá trị 3

1.2 Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường 4

1.2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa 4

1.2.2 Kích thích tiến bộ kĩ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất lao động 5

1.2.3 phân hóa những người sản xuất thành người giàu, người nghèo 6

TIỂU KẾT CHƯƠNG I 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 7

2.1 Kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 7

2.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường và sự cần thiết của nền kinh tế thị trường ở nước ta 7

2.1.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 8

2.2 Thực trạng vận dụng quy luật giá trị trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 11

2.2.1 Trong lĩnh vực sản xuất 12

2.2.2 Trong lĩnh vực lưu thông 14

2.3 Giải pháp 15

TIỂU KẾT CHƯƠNG II 16

KẾT LUẬN 18

Trang 3

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những đặc điểm chung của kinh tế thị trường hiện đại, đồng thời có những đặc điểm riêng có do tính định hướng xã hội chủ nghĩa quy định Để phát triển kinh tế thị trường hướng tới thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Từ những lí do trên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng quy luật giá trị trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: hiểu rõ hơn về quy luật giá trị, kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; hiểu rõ hơn về việc vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở nước ta hiện nay

- Nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở lí luận về quy luật giá trị, nghiên cứu việc vận dụng quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; đồng thời đề ra những giải pháp để việc vận dụng tốt hơn

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng quy luật giá trị trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phân tích tác động của quy luật giá trị và sử dụng, tham khảo các báo, thông tin trên mạng internet để đánh giá, phân tích việc vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG

1.1 Khái niệm, nội dung của quy luật giá trị của quy luật giá trị

1.1.1 Khái niệm của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá Ở đâu

có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị 1.1.2 Nội dung của quy luật giá trị

Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ

sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết

Trong sản xuất, người sản xuất phải có mức hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh Vì trong nền sản xuất hàng hóa vấn đề đặc biệt quan trọng là hàng hóa sản xuất ra có bán được hay không Để có thể bán được thì hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội có thể chấp nhận được Mức hao phi càng thấp thì họ càng có khả năng phát triển kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận, ngược lại sẽ bị thua lỗ, phá sản Vì vậy họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết

Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt Tức là tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá, hai bên được lợi về giá trị sử dụng còn lượng giá trị là bằng nhau Hai hàng hóa được trao đổi trực tiếp với nhau theo một tỷ lệ nào đó có nghĩa là chúng kết tinh một lượng lao động bằng nhau Khi có tiền xuất hiện để mua bán thì giá cả hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó

Trang 6

Đòi hỏi trên của quy luật là khách quan, đảm bảo sự công bằng hợp lí, bình đẳng giữa những người sản xuất hàng hóa

Như vậy, qui luật giá trị hay sản xuất hàng hóa đòi hỏi cả người sản xuất và người trao đổi phải thông qua giá cả trên thị trường

1.2 Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường

1.2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Thực chất điều tiết sản xuất của quy luật giá trị là điều chỉnh tự phát các yếu tố sản xuất như: tư liệu sản xuất, sức lao động và tiền vốn từ ngành này sang ngành khác, từ nơi này sang nơi khác Nó làm cho sản xuất hàng hoá của ngành này, nơi này được phát triển mở rộng; ngành khác, nơi khác bị thu hẹp, thông qua sự biến động giá cả thị trường Từ đó tạo ra những tỷ lệ cân đối tạm thời giữa các ngành các vùng của một nền kinh tế hàng hoá nhất định Quy luật cạnh tranh thể hiện ở chỗ cung và cầu thường xuyên muốn ăn khớp với nhau, nhưng từ trước đến nay nó chưa hề ăn khớp với nhau mà thường xuyên tách nhau ra và đối lập với nhau Cung luôn bám sát cầu nhưng

từ trước đến nay không lúc nào thoả mãn được một cách chính xác Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất Chính vì xảy ra các trường hợp sau đây :

+ Nếu cung = cầu: giá cả hàng hóa bằng giá trị hàng hóa thì việc sản xuất

là phù hợp với yêu cầu xã hội; hàng hoá này nên được tiếp tục sản xuất Trường hợp này xảy ra một cách ngẫu nhiên và rất hiếm

+ Nếu cung < cầu: giá cả hàng hóa cao hơn giá trị hàng hóa, sản xuất cần

mở rộng để cung ứng hàng hoá đó nhiều hơn vì nó đang khan hiếm trên thị trường, tư liệu sản xuất và sức lao động sẽ được tự phát chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác

+ Nếu cung > cầu: giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị hàng hóa, cung về hàng hoá này đang thừa so với nhu cầu xã hội, các hàng hóa này có thể không bán

Trang 7

ra được và lổ vốn; bắt buộc người sản xuất cần phải thu hẹp sản xuất ngành này để chuyển sang mặt hàng khác có giá cao hơn

Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng hoá giữa các vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp mua nhiều)

1.2.2 Kích thích tiến bộ kĩ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất lao động

Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị

cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường hàng hóa tại được trao đổi, mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ Trong điều kiện đó, người sản xuất và kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lý hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…, làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa

Ví dụ: Mỗi ngày 8 giờ, người lao động sản xuất ra 8 hàng hóa nhưng nhờ cải tiến kỹ thuật, lực lượng sản xuất phát triển làm cho năng suất của người lao động tăng lên gấp đôi, kết quả là trong 8 giờ họ sản xuất ra được 16 hàng hóa

Việc cải tiến kỹ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ nhưng về sau nó đã mang tính phổ biến trong xã hội Kết quả là làm cho kỹ thuật, tư liệu sản xuất luôn bị biến đổi dẫn đến sự phân công tỉ mỉ hơn, dùng nhiều máy móc hơn, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống

Trang 8

Ngoài ra, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất

Rõ ràng là năng suất lao động tăng lên không chỉ tác động làm cho số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên, mà còn tác động làm cho lượng giá trị của một hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận cũng theo đó tăng lên (nếu giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi)

1.2.3 phân hóa những người sản xuất thành người giàu, người nghèo

Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kỹ thuật, công nghệ và hợp lý hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ Những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và teo83 nên giàu có Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lý sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro, thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo

Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, đầu

cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế là những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác

Như vậy, sự tác động này của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tự nhiên, đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp lên cao Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém

Trang 9

sẽ thua lỗ, bị phá sản và trở thành những người nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội Đây là một trong những mặt hạn chế của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa cần được tính đến khi vận dụng

nó ở nước ta hiện nay Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường nên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế tiêu cực, thúc đẩy tác động tích cực Vì vậy, Nhà nước điều tiết bằng luật pháp, chính sách đầu tư, thuế, đào tạo nhân lực, v.v để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu nội dung và tác động của quy luật giá trị thấy được quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa Hoạt động của mỗi chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời tuân thủ sự điều tiết, định hướng của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ

TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường và sự cần thiết của nền kinh tế thị trường ở nước ta

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất

và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường

Trang 10

Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử từ kinh tế

tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh

tế thị trường Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình

độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngày nay Như vậy, nền kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại

Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển, nguồn gốc và bản chất Ở nước ta tồn tại những cơ sở khách quan để phát triển kinh tế thị trường như:

+ Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của hàng hoá được phát triển cả chiều rộng và chiều sâu Phân công lao động trong từng khu vực từng địa phương ngày càng phát triển, nó thể hiện một cách phong phú đa dạng và ngày càng cao

+ Tồn tại nhiều hình thức sở hữu Đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tự bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp

+ Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể có những khác biệt nhất định Tuy cùng dựa trên chế độ công hưu về tư liệu sản xuất nhưng mỗi đơn vị kinh tế lại có những quyền tự chủ lợi ích riêng Mặt khác còn có sự khác nhau về trình độ kĩ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý

+ Quan hệ hàng hoá tiền tệ cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại Trong bối cảnh phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển sâu sắc thì mối quan hệ đó cũng cần thiết vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với hàng hoá trao đổi trên thị trường thế giới Như vậy kinh tế thị trường ở nước ta là một tổn tại tất yếu, khách quan, không thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ được

2.1.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hưởng tới từng bước xác

Trang 11

lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Sự tất yếu đó xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

+ Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan Thực tiễn lịch sử cho thấy, mặc

dù kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển khá cao

và phồn thịnh ở các nước tư bản phát triển, nhưng những mâu thuẫn vốn có của nó không thể nào khắc phục được trong lòng xã hội tư bản, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đang có xu hướng tự phủ định, tự tiến hóa tạo ra những điều kiện cần và đủ cho một cuộc cách mạng xã hội - cách mạng xã hội chủ nghĩa Do vậy, nhân loại muốn tiếp tục phát triển thì không chỉ dừng lại ở kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Với ý nghĩa đó, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là phù hợp với

xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc, sự lựa chọn đó không

hề mâu thuẫn với tiến trình phát triển của đất nước Đây thực sự là bước đi, cách làm mới hiện nay của các dân tộc, quốc gia đang trên con đường hướng tới xã hội xã hội chủ nghĩa

+ Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển Thực tiễn trên thế giới và Việt Nam cho thấy kinh tế thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mô hình kinh tế phi thị trường Kinh tế thị trường luôn là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả Dưới tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w