Bài tập lớn với đề tài: "VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY" - Triết học Mác - Lênin - Đại học Nội vụ Hà Nội - Học viện Hành chính Quốc gia - 9 điểm
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Triết học Mác – Lênin Mã phách:………
Hồ Chí Minh – 2021
Trang 2BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Triết học Mác – Lênin Mã phách:………
Hồ Chí Minh – 2021
Trang 31.1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả 5
1.1.1 Khái niệm nguyên nhân 5
1.1.2 Khái niệm kết quả 5
1.2 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 5
1.2.1 Nguyên nhân sinh ra kết quả 5
1.2.2 Nguyên nhân và kết quả có thể tác động qua lại lẫn nhau 6
1.2.3 Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá, thay đổi vị trí cho nhau 7
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả 7
1.4 Khái niệm về tai nạn giao thông đường bộ 8
Chương 2: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay 9
2.1 Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay 9
2.2 Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay 10
2.3 Hậu quả tai nạn giao thông đường bộ đem lại 12
Chương 3: Giải pháp giúp giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay 14
3.1 Giải pháp cho cá nhân 14
3.2 Giải pháp cho gia đình và nhà trường 14
3.3 Giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước 14
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, giao thông đường bộ có ảnh hưởng rất lớn đến tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia vì không chỉ giúp phục vụ nhu cầu đi lại của người dân mà còn làm cho quá trình vận chuyển, trao đổi hàng hoá trở nên dễ dàng hơn Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, số lượng các phương tiện cơ giới như xe máy, ô tô, xe tải,… ngày càng tăng cao và kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề như ùn tắt giao thông, tai nạn giao thông,… Hiện tượng này ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển và nước ta vốn là một nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển đất nước cũng là một trong những nơi có số vụ tai nạn giao thông cao và nghiêm trọng nhất Các vụ tai nạn giao thông này do nhiều nguyên nhân gây ra và tuy đã giảm nhưng vẫn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, sinh mạng của chính những người tham gia giao thông cũng như nền kinh tế của địa phương
Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả mà tai nạn giao thông để lại và đưa ra các giải pháp giúp giảm thiểu các tai nạn là vô cùng quan trọng, cần thiết Trong đó, việc vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết tai nạn giao thông trên địa bàn nước ta chính là cách tốt nhất để có cái nhìn đẩy đủ, khách quan và đưa ra các giải pháp tốt nhất cho vấn đề này Chính vì những lý do trên đây, tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay”
Trang 52
2 Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài 2.1 Mục tiêu đề tài
Bài tập lớn có mục đích làm rõ những vấn đề cơ bản về cặp phạm trù nguyên nhân và hậu quả trong triết học Mác – Lênin; vận dụng cặp phạm trù để phân tích thực trạng, làm rõ nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông tại nước ta hiện nay Qua đó tăng cường một số giải pháp giúp giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn cả nước
Trang 64 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Bài tập lớn được nghiên cứu dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng
- Ngoài ra, bài tập lớn còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích tài liệu về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong triết học Mác – Lênin, các tài liệu có liên quan đến vấn đề tai nạn giao thông và những công trình nghiên cứu trước đó của những tác giả cả trong và ngoài nước về tai nạn giao thông đường bộ
+ Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng tai nạn giao thông ở địa phương
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 5.1 Ý nghĩa lý luận
Bài tập lớn tập trung vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong vấn đề tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay Từ đó khẳng định sự nghiêm trọng, cấp bách trong việc đề ra các giải pháp giúp giảm thiểu tai
nạn giao thông trên cả nước
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bài tập lớn phân tích, đánh giá thực trạng tai nạn giao thông, tìm ra những nguyên nhân, hạn chế ở các mặt Từ đó đề ra các giải pháp để vận dụng vào thực tiễn giúp đảm bảo an toàn giao thông cho nước ta hiện nay và trong các giai đoạn tiếp theo Đồng thời, bài tập lớn cũng có thể làm tư liệu tham khảo cho các đề tài liên quan sau này
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của bài tập lớn bao gồm 3 chương cụ thể như sau:
Trang 74
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay
- Chương 2: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay
- Chương 3: Giải pháp giúp giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả 1.1.1 Khái niệm nguyên nhân
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.[7, Tr.106]
Nguyên nhân khác với nguyên cớ và điều kiện Nguyên cớ là cái không có mối liên hệ bản chất với kết quả Điều kiện là những yếu tố bên ngoài tác động tới hình thành kết quả
Do tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả , nên có nhiều loại nguyên nhân Nguyên nhân có thể chia làm các loại sau: nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân thực tiếp và nguyên nhân gián tiếp
1.1.2 Khái niệm kết quả
Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi suất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.[7, Tr.106]
1.2 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 1.2.1 Nguyên nhân sinh ra kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả, cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng suất hiện sau nguyên nhân Tuy nhiên, chỉ có mối quan hệ tất yếu về mặt thời gian và có mối quan hệ sản sinh mới là quan hệ nhân quả Ví dụ, động đất trong lòng đại dương đẩy nước lên cao tạo ra
Trang 96 những đợt sóng lớn đổ bộ vào đất liền sinh ra sóng thần Nhưng đêm luôn xuất hiện sau ngày không có nghĩa là ngày là nguyên nhân sinh ra đêm
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả Ví dụ, ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều hậu quả như ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gia tăng thiên tai, gây hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, biến đổi khí hậu,… Ngược lại, một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên Ví dụ, năng suất và sức khoẻ của vật nuôi không tốt là do nhiều nguyên nhân như thiếu thức ăn, điều kiện chăm sóc kém, do gen,…
Do một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên, và hiệu quả tác động của các nguyên nhân không giống nhau nên phải phân loại để xác định được vai trò của từng nguyên nhân đối với việc hình thành nên kết quả thành các nhóm như: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân thực tiếp và nguyên nhân gián tiếp
Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì xu hướng hình thành kết quả nhanh hơn, còn nếu tác động ngược chiều thì sẽ hạn chế hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả
1.2.2 Nguyên nhân và kết quả có thể tác động qua lại lần nhau
Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả cũng có thể tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó Ví dụ, nền kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục nên trình độ dân trí thấp, trình độ dân trí thấp lại ảnh hưởng đến sự tiếp thu công nghệ và vận dụng trong sản xuất, gây cản trở và làm nền kinh tế kém phát triển
Trang 101.2.3 Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá, thay đổi vị trí cho nhau
Nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau khi thay đổi mối quan hệ Tức là nếu xét cùng một sự vật, hiện tượng thì trong mối quan hệ
này nó có thể là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác thì nó là kết quả
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
- Nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng
nào đó không cần thiết thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó
- Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở chính trong thế giới của hiện thực
- Xét về mặt thời gian, nguyên nhân xuất hiện trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đó thì phải tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện
- Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, về nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân sản sinh ra những kết quả nhất định
- Vì một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần hết sức thận trọng, vạch ra được hiệu quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối quan hệ cũng
Trang 118 như các tổ hợp khác nhau của chúng trong việc làm nảy sinh hiện tượng để trên cơ sở đó có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng chứ không nên vội kết luận về nguyên nhân đã sinh ra nó
- Vì một sự vật, hiện tượng nảy sinh có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ đồng thời nên nếu muốn xuất hiện sự vật, hiện tượng phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích hợp
- Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó, ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan
1.4 Khái niệm về tai nạn giao thông đường bộ
Theo Thông tư số 58/2009/TT-BCA(C11), ngày 28/10/2009 của Bộ Công an quy định và hướng dẫn, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin tai nạn giao thông đường bộ, tại điều 5 quy định: “Tai nạn giao thông đường bộ là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ xảy ra vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.[1]
Trang 12CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm 2021 (từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/12/2021), toàn quốc xảy ra 6.340 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.192 người, bị thương 4.475 người So với cùng kỳ năm 2020, tai nạn giao thông giảm 580 vụ (8,38%), giảm 90 người chết (2,74%) và giảm 570 người bị thương (11,29%)
Trong 6 tháng 2021, lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước đã xử lý trên 1,73 triệu trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền trên 1.717 tỷ đồng, tước 167.761 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 298.008 phương tiện các loại So với cùng kỳ năm 2020, xử lý giảm 102.280 trường hợp (5,57%), tiền phạt tăng gần 99,8 tỷ đồng (6,16%)
Đáng chú ý trên lĩnh vực đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý trên 1,66 triệu trường hợp, phạt tiền 1.653 tỷ đồng Trong đó, có 123.160 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 7,38%); 1.144 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy (chiếm 0,06%); 17.778 trường hợp chở hàng quá tải (chiếm 1,06%); 5.676 trường hợp vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện (chiếm 0,34%); 58.470 trường hợp vi phạm làn đường, phần đường (chiếm 3,5%); 175.872 trường hợp chạy quá tốc độ quy định (chiếm 10,54%)
Toàn quốc đã xảy ra 48 vụ ùn tắc giao thông trong thời gian 6 tháng đầu năm; so với cùng kỳ năm 2020 số vụ không tăng không giảm Nguyên nhân của các vụ ùn tắc này chủ yếu là do tai nạn giao thông: 45 vụ (93,75%), do sự cố phương tiện là 3 vụ (6,25%)
Trang 1310 Trên lĩnh vực đường bộ, toàn quốc xảy ra 6.278 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.147 người, bị thương 4.465 người So với cùng kỳ năm 2020, giảm 550 vụ (8,05%), giảm 63 người chết (1,96%), giảm 564 người bị thương (11,21%) Trong đó, có 11 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 34 người, bị thương 17 người Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu là chạy quá tốc độ quy định, tránh vượt sai quy định, không đi đúng phần đường, làn đường…[10]
Trong 6 tháng đầu năm này, cả nước đang trong thời kỳ chung tay phòng chống đại dịch Covid, các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nên áp lực giao thông chưa cao Cùng với đó, với sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng cảnh sát giao thông trong việc tuyên truyền và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông theo Nghị định 100/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (nhất là vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông) nên tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông tiếp tục giảm, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông từng bước được nâng lên Tuy nhiên, số lượng vụ tai nạn giao thông tại nước ta vẫn còn nhiều và số người tử vong vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2020, để lại nhiều mất mát về tính mạng và sức khoẻ cho người tham gia giao thông.[6]
2.2 Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay
- Nguyên nhân đầu tiên gây ra tai nạn giao thông chính là sự thiếu hiểu biết về luật an toàn giao thông và ý thức chấp hành luật còn kém của người tham gia giao thông như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, không chú ý quan sát và đi đúng làn đường quy định,… chính sự thiếu hiểu biết và xem thường mạng sống của bản thân chính là nguyên nhân chủ yếu nhất khiến người tham gia giao thông gây ra tai nạn Đặc biệt, trong giai đoạn