Từ đó hiệu quả và năng suất công việc được cải thiện, đóng góp không nhỏ trong sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.Mặt khác, sự tiến bộ của khoa học đã đẩy môi trường vào trạng th
Trang 1TRƯỜNG HỌC VIỆN NGOẠI GIAO NGÀNH
KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ
“NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ” PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ “Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG”
Giảng viên: TS Hà Thị Dáng Hương Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Lan Anh
Mã sinh viên: KDQT48C1-0011
Lớp: Triết (19)
HÀ NỘI - 2022
Trang 2MỤC LỤC
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ “NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ” PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG”.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II.NỘI DUNG 2
1.KHÁI QUÁT CẶP PHÀM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ 2
1.1.Khái niệm nguyên nhân và kết quả 2
1.2.Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 4
2.VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH VẤN ĐỀ “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” 5
2.1.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 5
2.2.Kết quả của ô nhiễm môi trường 7
III.KẾT LUẬN 8
1.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8
2.QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3I ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong bối cảnh hiện nay, thời đại 4.0 đã giúp đời sống con người được cải thiện đáng kể Các kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng vào sản xuất khiến con người tiết kiệm được thời gian và sức lực Từ đó hiệu quả và năng suất công việc được cải thiện, đóng góp không nhỏ trong sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia
Mặt khác, sự tiến bộ của khoa học đã đẩy môi trường vào trạng thái ô nhiễm trầm trọng, đe dọa đến con người, sinh vật và toàn hệ sinh thái của chúng ta Dựa trên cơ sở đó, em quyết định lựa chọn phân tích đề tài “Ô nhiễm môi trường” thông qua cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật trong Triết học Từ đó rút ra phương pháp luận và quan điểm cá nhân của bản thân em về đề tài đã chọn
II NỘI DUNG.
1 KHÁI QUÁT CẶP PHÀM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ 1.1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả.
Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ hình thành của các
sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó Còn kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra
Không nên hiểu nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác nhau Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đấy luôn nằm ngoài sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng nhất định sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, tức nằm ở thế giới tinh thần
Trang 4Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân Thí dụ chất xúc tác chỉ là điều kiện để các chất hoá học tác động lẫn nhau tạo nên phản ứng hoá học
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong
xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau
Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu
Trang 51.2 Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả
+ Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả
+ Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng
có thể sinh ra những kết quả khác nhau Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến
sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trò của từng loại nguyên nhân, để có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy tác dụng Do vậy phải tìm hiểu kỹ vị trí, vai trò của từng nguyên nhân
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
+ Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này
là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại Vì vậy, Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ
có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau Chuỗi nhân quả là vô cùng,
Trang 6không có bắt đầu và không có kết thúc Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể
Trang 7+ Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân Sự ảnh hưởng
đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực)
2 VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG”.
Một kết quả có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và ô nhiễm môi trường cũng là hệ quả của rất nhiều những hành động từ chủ quan tới khách quan, từ con người đến các tác nhân khác trong tự nhiên Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Đó là hiện tượng tự nhiên bị nhiễm bẩn khiến cho các tính chất vật
lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây ảnh hưởng xấu tới con người và toàn hệ sinh thái của trái đất Có rất nhiều dạng ô nhiễm môi trường mà chúng ta có thể kể đến như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn,…
2.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Trước hết, con người chính là nguyên do chủ yếu gây ra sự biến đổi tự nhiên, đẩy môi trường càng ngày càng thê thảm hơn
+ Nhu cầu sinh hoạt của con người là rất lớn, kéo theo đó là ngày càng nhiều chất thải do con người thải ra Tại Việt Nam, trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi ni lông / tháng, đặc biệt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bình quân mỗi hộ gia đình thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi ni lông bầu trời nylon Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, số lượng chất thải nhựa và túi ni lông ở Việt Nam chiếm khoảng 8% -12% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt, nhưng chỉ chiếm khoảng 11% -12% tổng lượng chất thải nhựa được xử lý và tái chế, và phần còn lại thường được chôn, đốt hoặc thải trực tiếp ra môi trường Điều này sẽ dẫn đến ô nhiễm đất và nước Chưa hết, vì nhiều lý do khác nhau như công việc, gặp gỡ bạn bè, du
Trang 8lịch,… mà nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông là rất lớn Lượng khí thải này đến phần lớn từ các loại xe cá nhân như ô tô, xe máy bởi sử dụng loại xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều các loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…
+ Các chất thải nông nghiệp cũng góp phần khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề Cụ thể, chất thải từ gia súc, gia cầm, phân bón, hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… được con người sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi thường không được xử lý và thu gom, thâm chí vất trực tiếp xuống nước Từ
đó gây ô nhiễm các mạch nước ngầm và ô nhiễm đất
+ Thế giới ngày càng phát triển cũng đồng nghĩa khoa học tiến bộ không ngừng Các chất thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,… mỗi ngày thải ra không chỉ lượng lớn khí độc hại, lượng rác thải công nghiệp không được
xử lý kĩ càng sẽ dễ bị ăn mòn, bén lửa, phản ứng hóa học hoặc nguy hiểm hơn là phóng xạ Điều đó sẽ dẫn đến ô nhiễm không khí, nước và rộng lớn hơn là ô nhiễm đại dương
+ Mặc dù hiện nay các thiết bị công nghệ giúp ích cho con người khá lớn nhưng nhu cầu sử dụng giấy của con người không hề suy giảm Chính vì thế chặt phá rừng chính là vấn nạn mà Việt Nam và các quốc gia đều phải đối mặt
Bên cạnh đó, một số các tác nhân từ tự nhiên cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề:
+ Nước bùn, đất, mùn,… trôi xuống do sạt lở đất, đồi núi, sạt lở bờ sông làm giảm chất lượng của nước
+ Sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen, Fluor và các chất kim loại nặng, sự phân hủy của xác các sinh vật sống thành chất hữu cơ ngấm xuống đất, sự trôi nổi của xác chết các vi sinh vật, sinh vật khiến nước cũng bị ô nhiễm nặng nề
Trang 92.2 Kết quả của ô nhiễm môi trường.
Các nguyên nhân trên đã tác động xấu tới môi trường của chúng ta, song song đó hậu quả để lại vô cùng tồi tệ trong mọi mặt
+ Mưa axít, thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, khiến băng ở hai cực tan nhanh và làm cho mực nước biển dâng cao, có nguy
cơ xóa sổ những vùng trũng thấp ven biển khỏi bản đồ thế giới
+ Tình trạng sạt lở thường xuyên sảy ra tại các vùng núi cao, đe dọa tới của cải và tính mạng của người dân
+ Ô nhiễm nước, đặc biệt là ô nhiễm đại dương còn khiến hủy hoại hệ sinh thái dưới biển Rong biển, tảo biển – nguồn cung cấp oxi chính cho trái đất đang biến mất dần do không đủ điều kiện sinh trưởng Môi trường sinh sống của các loài sinh vật biển cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Không chỉ thế, tỉ lệ các sinh vật biển như cá bị nuốt phải các phân tử nhựa là rất cao Con người ăn phải các sinh vật này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
+ Thực vật bị phun các chất hóa học, động vật bị tiêm chất kích thích tăng trưởng hoặc bị nhiễm bệnh do ô nhiễm môi trường sống xung quanh nhưng vẫn
là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người, khiến cho con người bị nhiễm bệnh,
đe dọa tới mạng sống của con người
+ Rừng – lá phổi xanh của trái đất bị tàn phá nặng nề Lũ lụt, hạn hán, cháy rừng thường xuyên xảy ra đẩy nhiều loài động thực vật hoang dã đến bờ vực tuyệt chủng
+ Để phục vụ cho sự phát triển của nhân loại, nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một tăng cao Khai thác nguồn tài nguyên quá mức làm biến mất các môi trường sống tự nhiên cần thiết cho sự phát triển của động thực vật, từ đó làm giảm khả năng sinh sống của chúng, khiến nhiều loài động thực vật bị đẩy vào sách đỏ cần được bảo tồn gấp
Trang 10III KẾT LUẬN.
1 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có
sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu
óc của con người, tách rời thế giới hiện thực
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra Những nguyên nhân này
có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân
có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực
Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích
Trang 112 QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Đặt trong vấn đề mà em lựa chọn phân tích, ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và nó cũng tác động ảnh hưởng trở lại đối với con người và trái đất của chúng ta Có thể nói, ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quảnghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh nguy hiểm, tăng gánh nặng về y tế, gia tăng thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, ), ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên… Chính vì thế, bản thân em thấy mỗi người cần nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, hạn chế những tác động xấu mà
ô nhiễm môi trường có thể xảy ra bằng cách:
+ Vất rác đúng nơi quy định, thường xuyên vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh thoáng mát, xanh, sạch, đẹp
+ Hạn chế sử dụng túi nilong, đồ nhựa, thay vào đó có thể sử dụng các đồ dùng có thể tái chế hoặc sử dụng được nhiều lần
+ Tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè về những hậu quả nghiêm trọng mà ô nhiễm môi trường đem lại, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện dọn dẹp rác tại các khu du lịch, các danh lam thắng cảnh
+ Lên án và phê phán các hành vi gây ô nhiễm môi trường