Không chỉ ô nhiễm nguồn nước mà còn vấn đề ô nhiễm không khí cũng đáng lo ngại và ngày càng gia tăng.Ngoài ra ta phải đối mặt với các loại ô nhiễm khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh
Trang 1KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
MÔN HỌC: TRIT HỌC MC – LÊNINCHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN
QUAN ĐIỂM CỦA TRIT HỌC MC- LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊNNHÂN - KT QUẢ VÀ SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY LÝGIẢI TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH HIỆN NAY.
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đỗ Thị Thanh HuyềnSinh viên thực hiện :
1 Nguyễn Thị Thanh Hà - 23116148 2 Trần Doanh Doanh - 23116140 3 Phan Nguyễn Quỳnh Như - 23116196 4 Nguyễn Thị Kim Ngân – 23116180 5 Nguyễn Minh Anh – 23116126
Mã lớp học :
Trang 2Lời nhận xét của giáo viên:
Trang 3MỤC L CỤ
LỜI M ĐỞ Ầ 4U
1)Mục tiêu nghiên cứu: 4
2)Phương pháp nghiên cứu: 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 : Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 6
1.1) Khái niệm về phạm trù nguyên nhân- kết quả: 6
1.2) Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả: 7
1.3) Đặc điểm mối quan hệ biện chứng mối quan hệ nguyên nhân - kết quả: 7
Chương 2 : Mối quan hệ nguyên nhân- kết quả đối với vấn đề ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh 9
2.1) Khái niệm về môi trường 9
2.2) Khái niệm về ô nhiễm môi trường 10
2.3: Thực trạng ô nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh 10
2.4: Nguyên nhân vì sao ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh 13
2.5 : Hậu quả của ô nhiễm môi trường để lại tại thành phố Hồ Chí Minh 15
Chương 3: Kết luận và giải pháp 17
Trang 4LỜI M Đ UỞ Ầ
Trong hàng ngàn năm lịch sử phát triển của nhân loại, mỗi thời kỳ lại là một sự tiếp nối, phát triển của con người cùng với các bước nhảy tột bậc về công trình hạ tầng, các khu công nghiệp, quá trình sản xuất và lao động Kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trường nặng nề trên thế giới Bên cạnh đó chi tiết hơn, tại đất nước Việt Nam xinh đẹp, thành phố Hồ Chí Minh – nơi có nguồn sống, dân số mạnh mẽ, không ngừng phát triển với nhiều khu công nghiệp, nhiều công trình xây dựng được hình thành, tạo nên một mối đe dọa lớn đối với môi trường Ta có thể thấy rõ nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố trở nên nghiêm trọng hơn Những con kênh, rạch đang ngày càng chết dần chết mòn vì rác thải, những tuyến phố ngập tràn bao bì, ni lông đang là bài toán nhức nhối cho chính quyền và người dân TP.HCM trong những năm gần đây Không chỉ ô nhiễm nguồn nước mà còn vấn đề ô nhiễm không khí cũng đáng lo ngại và ngày càng gia tăng.Ngoài ra ta phải đối mặt với các loại ô nhiễm khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng.
1) Mục tiêu nghiên cứu:
Khi chọn đề tài về cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả, sự vận dụng nội dung cặp phạm trù này lý giảitình trạng ô nhiễm môi trường đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Chúng ta cần hiểu rõ vềquan niệm cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả và sự tàn phá của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đếnthành phố Hồ Chí Minh Cần có một số mục tiêu cụ thể để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về mối quan hệgiữa các yếu tố nguyên nhân và các hậu quả tương ứng Dưới đây là một số mục tiêu:
1 Hiểu rõ hơn về mối quan hệ của cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả :
Cặp phàm trù nguyên nhân- kết quả tác động qua lại lẫn nhau như thế nào và vận dụng mối quan hệ này vào thực tế
2 Đề ra chiến lược can thiệp: Nghiên cứu có thể giúp xác định các chiến lược
can thiệp có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3 Đề xuất giải pháp và chính sách trong việc bảo vệ môi trường: Nghiên
cứu có thể dẫn đến việc đề xuất giải pháp và chính sách để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối ưu hóa kết quả
Trang 54 Nâng cao hiểu biết cộng đồng: Một mục tiêu khác có thể là nâng cao hiểu
biết của cộng đồng về mối quan hệ nguyên nhân-kết quả và tác động của các yếu tố này đối với cuộc sống hàng ngày Điều này có thể thúc đẩy sự tham gia cộng đồng và hỗ trợ quá trình ra quyết định Mục đích cốt lõi tiên quyết cho việc quyết định chọn đề tài này Hầu như việc ô nhiễm môi trường đến từ ý thức của người dân
2) Phương pháp nghiên cứu:
1-Phương pháp thu thập và xử lí thông tin:Phương pháp này sẽ tìm kiếm và chọn lọc những thông tin kiến thức cần thiết liên quan tới cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, cũng như những hiện tượng, thực trạng, chỉ số về mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay tại TP HCM.
2-Phương pháp nghiên cứu khoa học:
+ Khái niệm: Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học.
+ Phương pháp được chúng em thể hiện qua “ Tìm hiểu về đề tài ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh, khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường”.
3-Phương pháp phân tích và tổng hợp: Là phương pháp phân tích định nghĩa về phạm trù nguyên nhân-kết quả, ô nhiễm môi trường thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau như ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn, từ đó tổng hợp lại để hiểu rõ sự ảnh hưởng xấu đang đến với môi trường hiện nay.
4-Phương pháp tổng hợp và đúc kết: Ta sẽ sử dụng phương pháp này để đưa ra những lý luận về mặt nghiên cứu, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả và đúc kết nên những giải pháp để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng con người.
Trang 6NỘI DUNG Chương 1 : Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 1.1) Khái niệm về phạm trù nguyên nhân- kết quả:
-Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn sự biến đổi nhất định.
-Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau (chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân gây ra).
VD: Để máy quạt hoạt động thì phải cắm dây quạt vào ổ điện Sự tác động của dòng điện là nguyên nhân Máy quạt hoạt động là kết quả.
*Lưu ý: Phân biệt rõ giữa nguyên cớ và nguyên nhân; nguyên nhân và điều kiện
Nguyên cớ: là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả.
Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất Không nên lấy nguyên cớ để lấp đi nguyên nhân
Ví dụ: An, Hòa là 2 người bạn chơi với nhau rất thân bỗng một ngày An có người yêu mà người đó lại là người mà Hòa thích thầm từ lâu Hòa không chơi với An nữa, Hòa nói với An do thấy không hợp tính với nhau Không hợp tính là nguyên cớ, nguyên nhân An yêu người Hòa thích thầm.
Điều kiện:Là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả,nhưng bản thân điều kiện không sinh ra kết quả.
Ví dụ:Vận động bên trong hạt thóc là nguyên nhân tạo thành cây lúa, nhưng hạt thóc muốn trở thành cây lúa phải có điều kiện độ ẩm, ánh sáng v.v thích hợp.
Trang 71.2) Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:
Đó là mối quan hệ khách quan và tất yếu
Ý NGHĨA:
Nguyên nhân luôn có trước kết quả: Muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm những sự kiện xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.Vì muốn loại bỏ một kết quả nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra: Cần phân loại các nguyên nhân để có những giải pháp đúng đắn.Kết hợp tạo ra nhiều nguyên nhân tích cực để thúc đẩy hình thành kết quả tích cực.Triệt tiêu các nguyên nhân tiêu cực để hạn chế kết quả không mong muốn.
Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả:Phải tìm ra những kết quả là những kết quả chính, kết quả phụ cơ bản.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, kết quả lại trở thành nguyên nhân tiếp theo: Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải có tầm nhìn, điều chỉnh nguyên nhân ban đầu để định hướng kết quả trong tương lai.
1.3) Đặc điểm mối quan hệ biện chứng mối quan hệ nguyên nhân - kết quả:
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực logic và triết học, giúp giải thích sự liên kết giữa các sự kiện và hiện tượng trong thế giới thực Mối quan hệ này thường được mô tả bằng các cặp nguyên nhân-kết quả.
Trang 8- Nguyên nhân (Cause): Là yếu tố, điều kiện gây ra một sự kiện khác hoặc
dẫn đến một kết quả cụ thể Nguyên nhân thường là những yếu tố đặc trưng, điều kiện tiên quyết hoặc quá trình tiếp tục.
- Kết quả (Effect): Là sự kiện hoặc trạng thái mà nguyên nhân gây ra Kết
quả thường là hậu quả của sự kiện hoặc điều kiện tiên quyết.
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả thể hiện rằng một sự thay đổi trong nguyên nhân thường dẫn đến một sự thay đổi tương ứng trong kết quả Đây có thể được mô tả bằng các câu lệnh như:
Ví dụ:
Nguyên nhân: Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Kết quả: Gia tăng mức biển động lực và thay đổi khí hậu.
Nguyên nhân: Sự giảm cung ứng nước sạch.
Kết quả: Tăng tỷ lệ bệnh nước bẩn và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả không luôn là một chiều và có thể là phức tạp Nhiều yếu tố có thể tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên mạng lưới các mối quan hệ nguyên nhân-kết quả trong các hệ thống phức tạp.
Nguyên nhân: Sự giảm đầu tư vào giáo dục công cộng.
Kết quả: Tăng tỷ lệ mất việc làm và giảm cơ hội kinh tế cho cộng đồng.
Trong ví dụ này, sự giảm đầu tư vào giáo dục công cộng (nguyên nhân) có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau, nhưng chúng ta tập trung vào một kết quả cụ thể là
Trang 9tăng tỷ lệ mất việc làm và giảm cơ hội kinh tế cho cộng đồng Các bước biện chứng trong ví dụ này có thể được mô tả như sau:
- Nguyên nhân (Sự giảm đầu tư vào giáo dục công cộng): Các nguồn lực
hạn chế dành cho giáo dục có thể dẫn đến giảm chất lượng giáo dục, giảm cơ hội học vụ, và tăng cảm giác bất bình đẳng trong xã hội.
- Liên kết (Sự giảm cơ hội kinh tế): Với giáo dục kém chất lượng và cơ hội
học vụ giảm, người ta có thể gặp khó khăn trong việc học kỹ năng và kiến thức cần thiết để có một công việc tốt Điều này dẫn đến tăng tỷ lệ mất việc làm và giảm cơ hội kinh tế cho cộng đồng.
- Kết quả (Tăng tỷ lệ mất việc làm và giảm cơ hội kinh tế): Cộng đồng có thể
trải qua sự suy giảm về mặt kinh tế, với nhiều người mất việc làm và ít cơ hội để cải thiện đời sống của họ.
Trong mối quan hệ này, giảm đầu tư vào giáo dục công cộng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả là tăng tỷ lệ mất việc làm và giảm cơ hội kinh tế trong cộng đồng.
Chương 2 : Mối quan hệ nguyên nhân- kết quả đối với vấn đề ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh
2.1) Khái niệm về môi trường
Môi trường là môi trường sống xung quanh chúng ta, bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tác động lên sự sống và phát triển của mọi hình thái sinh học Môi trường không chỉ bao gồm các yếu tố vật lý như không khí, nước, và đất, mà còn bao gồm các yếu tố sinh học như động, thực vật, và vi sinh vật.Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và cân bằng sinh thái Các thành phần của môi trường tương tác với nhau và tạo nên một hệ thống phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản của các loài sống trong đó Môi trường cũng bao gồm các yếu tố xã hội và văn hóa, vì hoạt động của con người cũng ảnh hưởng đến môi trường và ngược lại.Bảo vệ môi trường là một phần quan trọng của phát triển
Trang 10bền vững, nhằm đảm bảo rằng chúng ta có thể sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách bền bỉ và giữ cho môi trường sống xung quanh chúng ta lành mạnh và ổn định Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội loài người môi trường sống ngôi nhà của chúng ta đang bị đe dọa bởi “ô nhiễm môi trường”.
2.2) Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị tiêm nhiễm bởi các hành động như đưa các hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đồng thời sự thay đổi về các tính chất vật lý, hóa học , sinh học của môi trường gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, thiên nhiên và sinh vật Ô nhiễm môi trường được sinh ra có thể là do các hoạt động từ tự nhiên theo chiều hướng xấu gây ra nhưng phần lớn là do con người gây nên Ô nhiễm mỗi trường sẽ ở dạng bất kỳ chất nào ( rắn , lỏng , khí ) hoặc dạng năng lượng Tính tới thời điểm hiện nay, ô nhiễm môi trường gồm các loại sau: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước,… Trong cuộc sống hiện nay để thảo luận về chủ đề ô nhiễm môi trường thì ta phải nhắc tới rất nhiều nguyên nhân, từ chủ quan đến khách quan, từ con người đến thiên nhiên, từ ý thức của mọi người đến chính sách pháp luật, từ con người đến thiên nhiên Sự lan rộng của tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhanh và mạnh hơn bao giờ hết Nó không chỉ tác động mạnh mẽ đến thiên nhiên mà còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của nhân loại và gây biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Việc kiểm soát và giảm ô nhiễm môi trường là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, và các biện pháp bảo vệ môi trường thường được thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động con người đối với môi trường tự nhiên.
2.3: Thực trạng ô nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh
Ô nhiễm môi trường luôn là một chủ đề được bàn tán xôn xao bởi lẽ nó xoay quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến với chất lượng cuộc sống của chúng ta vì vậy ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành tin tức sốt dẻo và dấy lên tiếng chuông báo động, cảnh tỉnh đến với người dân nơi đây
Thành phố Hồ Chí Minh được coi là một trong những khu đô thị lớn của Việt Nam ta, một trung tâm văn hóa sầm uất, một khu công nghiệp phát triển hiện bậc nhất Đất Nước nhưng đáng buồn thay nơi đây lại là một trong những nơi có mức ô
Trang 11nhiễm nặng bao gồm ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí là đáng báo động nhất
Ô nhiễm nguồn nước:
Với hơn 2.000 con kênh rạch trải dài xung quanh thành phố , với chiều dài lên đến 76km cùng 5 tiểu lưu vực chính gồm kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Tân Hóa-Lò Gốm, Tàu Hủ-Kênh Đôi, Kênh Tẻ-Bến Nghé, Bến Cát-Vàm Thuật bị ô nhiễm nặng nề Theo tính toán, mật độ kênh rạch khu vực các quận nội thành hiện đang ở mức rất thấp và không có lợi cho việc thoát nước, đáng lưu ý một số kênh do nạo vét quá sâu nhưng bề rộng mặt cắt bị thu hẹp đến 50% Theo thống kê hiện nay có đến 60%-70% chiều dài của các tuyến kênh trong nội thành bị ô nhiễm nặng, vấn đề ô
(Trích Báo Tuổi trẻ Quãng Ngãi) Trong đó, theo thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn thành phố từ năm 2010 đến 2012 được thực hiện trên 24 quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ xử lý qua sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường Các chất thải công nghiệp làm cho nhiều con sông, kênh rạch tại thành phố đã chết, sức khỏe người dân khu vực lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng
(Trích Trang tin tức choxetphcm) Nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm trầm trọng như vậy là do sư vô ý thức của người dân đã thải trực tiếp chất thải, nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống kênh rạch và do số lượng người dân ở thành phố Hồ Chí Minh thuộc hàng đông đảo dẫn đến việc các con kênh bị ô nhiễm
Ô nhiễm không khí:
Bên cạnh “nhiễm độc bởi rác thải” ở các kênh rạch thì ô nhiễm không khí cũng rất đáng quan ngại ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nguyên nhân dẫn đến hệ lụy này
Trang 12phải kể đến số lượng phương tiện giao thông đông đảo chiếm 70%-80% Nồng độ CO có xu hướng giảm cho đến những năm gần đây thì tăng vọt với con số báo động ở quận Gò Vấp , tại ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, nồng độ bụi cũng vượt quy chuẩn của nước ta gấp 1,2- 2,2 lần.
Cùng với sự đô thị hóa, các công trình xây dựng ngày càng tăng, hoạt động tu sửa chữa, làm mới cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… Đặc biệt một số đường sa trên tp.hcm đang xây dựng lại như Huỳnh Tấn Phát, chợ Bến Thành,
Ô nhiễm khác: Ô nhiễm tiếng ồn:
Với một thành phố đông dân như thành phố Hồ Chí Minh không tránh khỏi việc ô nhiễm tiếng ồn nhưng nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn vẫn là do phương tiện giao thông đặc biệt giờ cao điểm có nhiều người sẽ bấm còi ìn ỏi điều đó dẫn đến việc tiếng ồn đạt tới 85 decibls (dBA) trong khi đó ngưỡng tiếng ồn cao nhất là 75dBA Điểm có mức độ ồn cao nhất hiện nay là ngã tư An Sương, “thủ phạm” chủ yếu là do lượng xe tải, xe cơ giới qua lại đông gây cộng hưởng tiếng ồn quá lớn Ô nhiễm ánh sáng :
Thành phố Hồ Chí Minh được coi thủ đô ánh sáng của miền Nam nước ta nên luôn trang bị hệ thống chiếu sáng ở các tuyến đường được bật 24/24 Hệ thống chiếu sáng từ các biển hiệu quảng cáo có công suất 100W-500W Hầu như những tuyến phố chính như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Nguyễn Trãi, … không có bóng tối, khiến cho người dân choáng ngợp trước thứ ánh sáng đủ sắc màu mỗi khi đêm xuống Ánh sáng điện là rất cần thiết cho cuộc sống con người nhưng nếu quá lạm dụng nó thì sẽ phản tác dụng, tại các thành phố "không ngủ" người dân nơi đây thường mắc các chứng bệnh về thị lực, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể,…