hiện thực và sự vận dụng nội dung cặp phạm trù này để tìm hiểu quá trình phát triển nền kinh tế việt nam sau khi gia nhập wto

17 0 0
hiện thực và sự vận dụng nội dung cặp phạm trù này để tìm hiểu quá trình phát triển nền kinh tế việt nam sau khi gia nhập wto

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KIẾN THỨC CƠ BẢNKhi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, chủ thể nhận thức đã có thể đoán được sự vật, hiện tượng đó, do sự phát triển của các mâu t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-*** *** -  

MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TIỂU LUẬN

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ KHẢNĂNG – HIỆN THỰC VÀ SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY ĐỂTÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA

NHẬP WTO

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

PHẦN 1 KIẾN THỨC CƠ BẢN 3

1 Khái niệm khả năng và hiện thực 3

2 Các dạng khả năng 5

3 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực 6

4 Ý nghĩa phương pháp luận 8

PHẦN 2 KIẾN THỨC VẬN DỤNG 10

1 Quá trình gia nhập WTO 10

2 Tình hình Việt Nam sau khi gia nhập WTO 11

2.1 Thuận lợi 11

2.2 Khó khăn 12

PHẦN 3 KẾT LUẬN 14

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng, Vladimir Ilich Lenin bảo vệ và phát triển; được hình thành và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người Những quan điểm, học thuyết ấy cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị Gần 16 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam nhưng cũng không ít phần khó khăn Nhóm chúng em quyết định làm bài tiểu luận về đề tài “Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù khả năng – hiện thực”, từ đó vận dụng cặp phạm trù này để phân tích quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu, nghiên cứu những kiến thức cơ bản về cặp phạm trù khả năng – hiện thực của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ đó sẽ đi sâu vào phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chúng và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này trong đời sống Cuối cùng, nhóm sẽ vận dụng ý nghĩa phương pháp luận đó để phân tích những cơ hội, khó khăn trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt nam sau khi gia nhập WTO.

3 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Trang 4

Vận dụng các kiến thức, phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng như từ thực tiễn cuộc sống.

2

Trang 5

PHẦN 1 KIẾN THỨC CƠ BẢN

Khi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, chủ thể nhận thức đã có thể đoán được sự vật, hiện tượng đó, do sự phát triển của các mâu thuẫn bên trong nó quy định sẽ biến đổi theo hướng nào, nghĩa là đã có thể nhận thức được đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng đó Biện chứng của sự liên hệ lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại và trong tương lai được phải ánh trong cặp phạm trù “khả năng – hiện thực”

1 Khái niệm khả năng và hiện thực

Khả năng và hiện thực là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối quan hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế với khả năng là phạm trù chỉ cái xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.

Theo triết học Mác – Lênin, khả năng là phạm trù phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng Khả năng là cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế nhưng bản thân khả năng có tồn tại, nó sẽ xuất hiện và tồn tại khi có các điều kiện thích hợp, đó là một sự tồn tại đặc biệt tức là cái sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại song bản thân khả năng thì tồn tại Vì vậy, khả năng là tổng hợp các tiền đề của sự vật biến đổi, sự hình thành ủa hiện thực mới, là cái có thể, nhưng ngay lúc này chưa có Hiện thực là phạm trù phản ánh kết quả sự sinh thành, là sự thực hiện khả năng, là cơ sở để định hình những khả năng mới, có thể hiểu hiện thực là những cái đang tồn tại trong thực tế và tư duy.

Một cách đơn giản hơn, có thể hiểu khả năng là cái hiện chưa xảy ra nhưng nhất định sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại, gồm tất cả các sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thế giới thực và các hiện tượng thể hiện bản chất đó Như vậy, hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan được dùng để phân biệt các hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần Về thực chất, hiện thực là

3

Trang 6

sự thống nhất giữa bản chất của một đối tượng với vô vàng các hiện tượng của nó, tạo nên tính xác định động cho đối tượng trong một không gian, thời gian cụ thể.

Cần phân biệt khái niệm hiện thực với khái niệm hiện thực khách quan Hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người Còn hiện thực bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con người Tuy nhiên ở đây không nên quan niệm khái niệm hiện thực rộng hơn khái niệm hiện thực khách quan mà đây là những khái niệm triết học phản ánh những mặt khác nhau của thế giới trong đó có chúng ta đang sống.

Khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng với tư cách “cái chưa có” đó là tồn tại Tức là các sự vật nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng để xuất hiện sự vật đó thì tồn tại Chẳng hạn như trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục, đinh… đó là hiện thực Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn Trong trường hợp này, cái bàn là chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn thì tồn tại trên thực sự Hay là bạn đang cảm thấy môn Triết học Mác – Lênin rất khó hiểu và nhàm chán, bạn vẫn chưa hiểu và chưa vận dụng được ý nghĩa của cặp phạm trù khả năng – hiện thực và bạn đọc bài tiểu luận này, đó là hiện thực Sau khi bạn đọc xong bài tiẻu luận này, có khả năng bạn sẽ hiểu về cặp phạm trù này và thích thú với môn Triết học Mác – Lênin, nhưng cũng có khả năng là bạn vẫn không hiểu nổi môn học này và tiếp tục chán ghét nó.

Như vậy dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực là ở chỗ: khả năng là cái chưa có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại Nói đến dấu hiệu của khả năng, chúng ta cũng cần phải phân biệt khả năng với tiền đề hoặc điều kiện của một sự vật nào đó Tiền đề hay điều kiện của một sự vật nào đó đều là những cái hiện đang tồn tại thật sự là những yếu tố hiện thực trên cơ sở đó xuất hiện cái mới Còn khả năng không phải là bản thân các tiền đề, điều kiện của cái mới mà là cái mới đang ở dạng tiềm chế chỉ trong tương lai của những điều kiện thích hợp nó mới tồn tại thực Khả năng cũng không đồng nhất với cái ngẫu nhiên và phạm trù xác suất.

4

Trang 7

2 Các dạng khả năng.

Có nhiều cơ sở để phân loại khả năng khác nhau Có thể chia các khả năng thành hai nhóm phụ thuộc vào việc cái gì quy định chúng: các thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên hay ngẫu nhiên Những khả năng bị quy định bởi những thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên của đối tượng được gọi là khả năng thực; còn những khả năng bị quy định bởi các thuộc tính và mối liên hệ ngẫu nhiên là khả năng hình thức Trong những điều kiện thích hợp khả năng thực tất yếu được thực hiện, còn khả năng hình thức có thể được thực hiện cũng có thể là không Sự phân biệt khả năng thực và khả năng hình thức có ý nghĩa to lớn với hoạt động thực tiễn: khi đặt ra mục đích, xây dựng chương trình, thực hiện hành vi, con người cần phải xuất phát từ những khả năng thực Những khả năng hình thức không thể làm cơ sở cho hoạt động có kế hoạch.

Mọi khả năng đều là khả năng thực tế, nghĩa là khả năng thực sự tồn tại do hiện thực sinh ra Nhưng có khả năng được hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật quy định được gọi là khả năng tất nhiên Có khả năng được hình thành do các tương tác ngẫu nhiên quy định được gọi là khả năng ngẫu nhiên Ví dụ như gieo hạt ngô xuống đất khả năng hạt ngô sẽ nảy mầm mọc thành cây và lại cho ta những hạt ngô mới là khả năng tất nhiên, nhưng cũng có khả năng hạt ngô bị chim ăn hoặc bị sâu bệnh phá hoại nên không thể nảy mầm, không thể phát triển thành cây, không cho hạt được Khả năng này do những tác động có tính ngẫu nhiên quy định nên được gọi là khả năng ngẫu nhiên

Trong khả năng tất nhiên lại bao gồm khả năng gần nghĩa là đã có đủ hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực và khả năng xa, nghĩa là chưa đủ điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa Lại hạt ngô ấy, sau khi được gieo xuống đất, nó dường như đã gần đủ các điều kiện cần thiết để nảy mầm, như vậy khả năng hạt ngô nảy mầm là khả năng gần Sau khi nảy mầm, hạt ngô ấy có khả năng sẽ phát triển thành cây ngô nhưng khả năng này cần nhiều điều kiện khác sinh dưỡn như có đủ chất dinh dưỡng, nước, ánh sáng, không bị chặt phá,… và cần thời gian sinh trưởng thì mới khả năng này mới có biến thành hiện thực nên khả năng này được xem là khả năng xa.

5

Trang 8

Lại có thể chia khả năng làm hai loại là khả năng bản chất và khả năng lượng Khả năng bản chất là những khả năng mà việc thực hiện chúng làm biến đổi bản chất của đối tượng; còn khả năng chức năng là những khả năng làm biến đối thuộc tính, trạng thái của đối tượng, mà vẫn không làm thay đổi bản chất của đối tượng.

Nếu tính đến kết quả thực hiện khả năng dẫn đến việc chuyển từ thấp đến cao hay ngược lại, hoặc từ trạng thái này sang trạng thái khác ở cùng một trình độ phát triển thì có thể chia các khả năng thành khả năng tiến độ, khả năng thoái bộ và khả năng đứng yên.

Việc khảo sát các khả năng thông qua quan hệ mâu thuẫn là cơ sở để chia các khả năng thành khả năng loại trừ và khả năng tương hợp Loại thứ nhất là khả năng mà việc thực hiện nó khiến khả năng khác bị triệt tiêu, trở thành mất khả năng; loại thứ hai là khả năng mà việc chuyển hóa nó thành hiện thực không đủ thủ tiêu khả năng khác Vật chất chứa đựng vô hạn khả năng, chứng tỏ tính vô cùng và sự phát triển không giới hạn của nó Chẳng hạn cái cây khi bị cháy nó sẽ triệt tiêu đi khả năng ra hoa kết trái, nhưng nếu nó bị chặt thì nó vẫn còn khả năng đâm chồi tái sinh và vẫn còn khả năng kết trái Như vậy, khả năng bị cháy là khả năng loại trừ, còn khả năng bị đốn chặt là khả năng tương hợp.

Trong tư duy về phát triển xã hội, khả năng bao giờ cũng là khả năng khách quan, nó không tự động trở thành hiện thực Hiện thực xã hội tốt đẹp chỉ có thể sinh thành và trưởng thành nhờ hoạt động thực tiễn Con người quyết định đến sự kết hợp tốt nhất cái khách quan với những nỗ lực chủ quan Không tự nhiên xã hội loại người chuyển từ hình thái kinh tế xã hội Phong kiến sang Chủ nghĩa tư bản Quá trình biến đổi đó phải thông qua hoạt động sản xuất thực tiễn, biến đổi hình thức, mối quan hệ sản xuất, từ đó làm biến đổi xã hội.

3 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật Trong sự vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự vận động phát triển của sự vật chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực Trong hiện thực mới đó lại nảy sinh khả năng mới,

6

Trang 9

khả năng mới này nếu có những điều kiện lại biến thành hiện thực mới Điển hình như trong tay chúng ta có dụng cụ đồ nghề như búa, cưa, gỗ đầy đủ Đây là những thứ hiện thực vì nó đang tồn tại, thì những thứ này sẽ có khả năng tạo thành một ngôi nhà gỗ Tức là khả năng này đã trở thành hiện thực và cái hiện thực mới này sẽ tồn tại một khả năng mới là có thể có khả năng ngôi nhà sẽ bị cháy hoặc bị lũ cuốn trôi Cái hiện thực và khả năng này cứ tiếp tục tiếp diễn Nó có cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một hoặc nhiều khả năng như: khả năng ngẫu nhiên, khả năng tất nhiên, khả năng gần, khả năng xa, Để khả năng thành hiện thực cần có điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan: điều kiện khách quan là hoàn cảnh – không gian – thời gian và nhân tố chủ quan là tính tích cực xã hội của ý thức chủ thể con người.

Là những mặt đối lập, khả năng và hiện thực thống nhất biện chứng với nhau Chúng loại trừ nhau theo những dấu hiện căn bản nhất, nhưng không cô lập hoàn toàn với nhau Sinh ra từ trong lòng hiện thực và đại diện cho tương lai ở thời hiện đại, khả năng làm bộc lộ hết thính tương đối của hiện thực Thông qua tính tương đối đó mà hiện thực hóa sự liên tục của các quá trình biến đổi Mọi đối tượng đều bắt đầu phát triển từ sự chín mùi các tiền đề sinh thành của nó.

Hiện thực bao hàm trong mình số lớn các khả năng, nhưng không phải tất cả đều được hiện thực hóa Sự hiện thực hóa từng khả năng đòi hỏi phải có các điều kiện tương ứng Trong xã hội, sự hiện thực hóa một khả năng nào đó không tách rời hoạt động thực tiễn, mà hoạt động đó chỉ có thể thành công khi con người tính đến các khả năng vốn có ở hiện thực, ở các xu hướng biến đổi khách quan của nó Mục đích, phương tiện và các phương phức hoạt động đó xét đến cùng cũng gắn với các hoàn cảnh khách quan tương ứng Đồng thời chính hoạt động thực tiễn như là quá trình chuyển hóa mục đích ( khả năng) thành sản phẩm của hoạt động (hiện thực) là sự thống nhất khả năng và hiện thực Dĩ nhiên, mức độ tự do và hiệu quả là sự thống nhất khả năng đó không phải là vô hạn, mà cũng bị các quy luật khách quan quy định.

7

Trang 10

Nó cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng Ngoài một số khả năng vốn có ở sự vật trong những điều kiện có sẵn nào đó, khi có thêm những điều kiện mới thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm một hoặc nhiều khả năng mới Đó là do với sự xuất hiện của những điều kiện mới, về thực chất, một hiện thực mới phức tạp hơn đã xuất hiện do sự tác động qua lại giữa hiện thực cũ và điều kiện mới Từ đó làm cho số tương tác tăng thêm và dẫn đến làm tăng thêm khả năng mới Mỗi khả năng không phải là không thay đổi Nó tăng lên hay giảm đi tùy thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể Do đó, muốn cho một khả năng nào đấy phát triển biến thành hiện thực thì phải tạo cho nó các điều kiện thích hợp tương ứng.

4 Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời nhau và luôn chuyển hóa cho nhau; do hiện thực được chuẩn bị bằng khả năng còn khả năng hướng tới sự chuyển hóa thành hiện thực, nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không dựa vào khả năng Tuy nhiên, vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai nên khi đề ra kế hoạch phải tính tới mọi khả năng để kế hoạch đó sát với thực tiễn Chẳng hạng như các kĩ sư khi thiết kế công trình cần xem xét hiện thực hơn là khả năng, những nội dung thu thập được cần phải dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng và suy tính Nhiệm vụ của hoạt động nhận thức là phải xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng và tìm ra khả năng ấy trong chính bản thân nó, bởi khả năng vừa nảy sinh vừa do sự tác động qua lại giữa các mặt bên trong, vừa do sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng với hoàn cảnh bên ngoài.

Thứ hai, phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển hóa thành hiện thực, còn hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các khả năng mới, các khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành quá trình vô tận; do vậy, sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng,

8

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan