Các phạm trù triết học phản ánh những mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng; đồng thời giúp con người khái quát hóa những tri thứcđã thu nhận được từ quá trình nhận thức và để
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ BÀI: Từ nội dung ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù
“nguyên nhân – kết quả”, hãy vận dụng để nhận thức và giải
quyết một vấn đề thực tiễn
Lớp: 4813 Nhóm: 05
HÀ NỘI – 2023
Trang 2
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I, Cơ sở lý luận 1
1, Phạm trù triết học 1
2, Cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả 2
2.1, Các khái niệm 2
2.2, Một số tính chất 2
2.3, Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả 2
2.4, Ý nghĩa phương pháp luận 3
II, Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “Nguyên nhân – Kết quả” trong nhận thức và giải quyết vấn đề “Bạo lực học đường” 4
1, Đôi nét về bạo lực học đường 4
1.1, Khái niệm 4
1.2, Thực trạng 4
2, Vận dụng 5
2.1, Phạm trù nguyên nhân 5
2.1.1, Nguyên nhân khách quan 5
a, Tác động từ xã hội, từ các phương tiện truyền thông, giải trí 5
b, Tác động từ nhà trường 6
c, Tác động từ gia đình, bạn bè 6
Trang 32.1.2 Nguyên nhân chủ quan 7
2.2, Phạm trù kết quả 7
2.2.1, Đối với nạn nhân: 7
2.2.2, Đối với gia đình của nạn nhân 8
2.2.3, Đối với xã hội 8
2.3, Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 9
2.4, Đề xuất giải pháp khắc phục dựa trên ý nghĩa phương pháp luận 11
2.4.1, Đối với bản thân học sinh 11
2.4.3, Về phía nhà trường 12
2.4.4, Về phía Nhà nước và xã hội 12
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4MỞ ĐẦU
Mỗi con người trên cõi đời được sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do, quyền được hưởng những hạnh phúc về tinh thần và vật chất của đời sống làm người, đây chính là chân lý không thể nào thay đổi Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, một bộ phận không nhỏ giới trẻ đặc biệt là những học sinh đang ngồi trên ghế trường đang chà đạp lên những giá trị cốt lõi ấy của cuộc sống mà thực hiện những hành vi bạo lực học đường gây ra biết bao hậu quả khó lường Từ lâu, bạo lực học đường vẫn là vấn đề muôn thuở cố hữu trong đời sống xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể bắt nguồn từ sự ganh ghét, đố kỵ hay học từ những trào lưu xấu trên mạng xã hội Số liệu thống kê về công tác phòng, chống bạo lực học đường của
Bộ GD-ĐT cho thấy, trong 5 năm (từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2021 - 2022), tổng số vụ bạo lực học đường xảy ra là 2.624 vụ, với 7.209 đối tượng có liên quan, tuy nhiên đây mới chỉ là con số được thống kê trên giấy tờ, ngoài ra còn
vô vàn những vụ bạo lực học đường vẫn đang tiếp diễn ngoài kia mà còn chưa được đề cập đến Số lượng của những vụ bạo lực học đường tuy có yếu tố giảm nhưng về tính chất lại càng ngày càng phức tạp và mang tính nghiêm trọng hơn gây bao hậu quả nặng nề Muốn triệt để xử lý vấn đề này, việc phân tích các yếu tố nguyên nhân và kết quả là không thể thiếu để trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp thích hợp Đây cũng chính là lí do nhóm chúng em chọn chủ đề “Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả vào nhận thức và giải quyết vấn nạn bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu
NỘI DUNG
I, Cơ sở lý luận
1, Phạm trù triết học
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả
Trang 5các đối tượng hiện thực Các phạm trù triết học phản ánh những mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng; đồng thời giúp con người khái quát hóa những tri thứcđã thu nhận được từ quá trình nhận thức và để cải biến tự nhiên, cải tạo xã hội Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một chỉnh thể khách quan
2, Cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả
2.1, Các khái niệm
Nguyên nhân là: phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong cùng một sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra những biến đổi nhất định
Kết quả là: phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự
tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên
Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật
của Chủ nghĩa Mác-Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù
Ví dụ: Hiện nay, Hà Nội đang đứng thứ 2 thế giới trong những thành phố ô
nhiễm nặng nề do chất thải từ các nhà máy,công ty,xe công nghệ hiện đại,…
(nguyên nhân) dẫn tới ô nhiễm môi trường nặng nề (kết quả)
2.2, Một số tính chất
Tính khách quan: Mối quan hệ nguyên nhân- kết quả có tính khách quan của
bản thân sự vật Nó tồn tại ngoài ý thức con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không
Tính phổ biến: Tất cả sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây
ra bởi những nguyên nhân nhất định Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó, vấn đề là con người đã tìm được ra nguyên nhân đó hay chưa
Tính tất yếu: Tính tất yếu tức là khi đặt nguyên nhân nhất định trong những
hoàn cảnh nhất định sẽ gây ra kết quả nhất định Các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả chúng gây ra càng ít khác nhau bấy nhiêu
2.3, Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả
có mối quan hệ qua lại, cụ thể:
Trang 6Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả
Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc
Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả,
có thể phân loại nguyên nhân thành:
- Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
- Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
- Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân
Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả.
Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại
Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầy hay cuối cùng
2.4, Ý nghĩa phương pháp luận
Trang 7Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận như sau:
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do nguyên nhân quyết định Bởi vậy muốn nhận thức được sự vật, hiện tượng phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện, muốn loại bỏ sự vật, hiện tượng phải loại bỏ nguyên nhân
Nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của sự vật, hiện tượng nào đó ta cần tìm ở sự vật, hiện tượng mối liên hệ đã xảy ra trước khi
sự vật, hiện tượng xuất hiện
Một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định nên khi nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, ta không được vội vàng quyết định mà phải tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan
II, Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù
“Nguyên nhân – Kết quả” trong nhận thức và giải quyết vấn đề “Bạo lực học đường”
1, Đôi nét về bạo lực học đường
1.1, Khái niệm
Bạo lực học đường là hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của
cá nhân này đối với cá nhân khác trong phạm vi trường học, gây tổn hại về thể chất, tinh thần hoặc xâm hại danh dự, nhân phẩm của nạn nhân Vấn nạn bạo lực học đường đang là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nạn nhân, gia đình nạn nhân và xã hội
1.2, Thực trạng
Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam không phải là tình trạng hiếm khi
diễn ra Nếu theo dõi tin tức báo chí, không khó để chúng ta bắt gặp những vụ việc này Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2022-2023, cả nước xảy ra hơn 13.000 vụ bạo lực học đường, tăng 10% so với năm học trước Trong đó, bạo lực thể chất chiếm 56,6%, bạo lực tinh thần chiếm 30,7%, bạo lực xâm hại tình dục chiếm 12,7%
Trang 8Trả lời trước Quốc hội tại phiên chất vấn chiều ngày 7/11/2023, Bộ trưởng
Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu con số thống kê cập nhật đến ngày 5/11 cho thấy, tính từ ngày 1/9/2021 cho đến ngày 5/11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó 854 học sinh là nữ
“Có thể nói, các diễn biến của bạo lực học đường khá phức tạp Với con số
này thì bình quân khoảng 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường Các vụ bạo lực có nhiều học sinh tham gia và xảy ra cả trong lẫn ngoài trường học Vấn đề học sinh nữ tham gia bạo lực học đường nhiều hơn cũng là điều khiến cho ngành giáo dục rất quan tâm, lo lắng, tìm mọi cách để cùng cả nước, cùng các địa phương xử lý vấn đề này”, Bộ trưởng nhấn mạnh
Bạo lực học đường đang là vấn nạn diễn ra rất phức tạp, đa dạng không chỉ dừng lại ở học sinh nam mà ngay cả nữ sinh cũng xuất hiện tình trạng trên, thậm chí còn xảy ra hành vi bạo lực giữa giáo viên với học sinh và ngược lại Những hành vi trên đã khiến môi trường giáo dục lành mạnh bị ảnh hưởng rất lớn
2, Vận dụng
2.1, Phạm trù nguyên nhân
2.1.1, Nguyên nhân khách quan
a, Tác động từ xã hội, từ các phương tiện truyền thông, giải trí
Cùng với sự phát triển của xã hội thì các tệ nạn trong đời sống cũng ngày
một gia tăng Tưởng chừng như đơn giản và ít được quan tâm nhưng vấn đề Bạo
lực học đường lại đang ngày một nghiêm trọng và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc
Điều đáng quan ngại ở đây là cả nạn nhân và chủ thể gây ra hành vi bạo lực đều là các em học sinh cấp 2 và cấp 3 Là những người gánh vác tương lai của đất nước, các em học sinh nên được giáo dục và lớn lên trong một môi trường lành mạnh
Mặt trái của các kênh truyền thông, mạng xã hội, hình thức giải trí: Đối
tượng phổ biến của Bạo lực học đường là các em học sinh cuối cấp Trung học Cơ
sở và Trung học Phổ thông Đây là độ tuổi mà các em đang dần hình thành nhận thức về thế giới, khả năng phân biệt phải trái đúng sai đang còn hạn chế, dễ bị ảnh hưởng và tác động tâm lý Song, đối tượng của các ngành công nghiệp game, các chương trình giải trí, vui chơi, các bài viết, video trên mạng xã hội lại chính là những đứa trẻ còn chưa chín chắn ấy Từ những món đồ chơi mang tính bạo lực
Trang 9như súng, kiếm, dao được quảng cáo đầy màu sắc, thú vị đến những bộ phim có cảnh đánh nhau, máu me chưa được kiểm duyệt kỹ càng; từ những trò chơi điện tử chứa nhiều hành vi không phù hợp với lứa tuổi đến những bài đăng, video đầy thách thức, cổ xúy hành vi bạo lực Tất cả đều chưa được kiểm soát nghiêm ngặt
và có tác động cực lớn đến suy nghĩ, nhận thức của các em học sinh
Môi trường xã hội: Đa số những vụ việc bạo lực học đường thường xảy ra
với những thanh thiếu niên sống trong cộng đồng dân cư có môi trường sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng nghỉ học sớm, chơi bời lêu lổng, nơi có nhiều tệ nạn xã hội khi tiếp xúc với nhiều đối tượng xấu đó đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động, ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường
Xã hội chưa quan tâm đến việc lên án và phê phán nặng nề những hành vi
bạo lực học đường: Là đối tượng còn nhiều thiết sót về mặt nhận thức và đạo đức,
các chủ thể gây ra hành vi bạo lực học đường thường tha thứ và bỏ qua với suy nghĩ chung: “Trẻ con thì biết cái gì, chắc chỉ đùa vui với nhau” Những phản ứng
đó của xã hội đã dung túng cho hành vi tưởng chừng như đùa vui của các em học sinh dẫn đến việc chúng không hề có thái độ hối lỗi và ân hận Kết quả là những đối tượng đó vẫn lặp lại hành vi bạo lực để rồi vượt quá giới hạn của việc trêu đùa
và gây ra hậu quả vượt ngoài tầm kiểm soát Khi ấy việc phê phán chúng đã trở nên quá muộn và không thể cứu vãn Việc chỉ trích các nạn nhân cũng phần nào cổ xúy cho các hành vi bạo lực tiếp diễn
Áp lực xã hội và văn hóa: Sự bất bình đẳng xã hội, sự phân biệt đối xử, áp
lực từ xã hội và văn hóa có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho bạo lực học đường Các yếu tố như sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tôn giáo, sắc tộc, hoặc sự khác biệt về năng lực có thể tạo ra căng thẳng và xung đột giữa các học sinh
b, Tác động từ nhà trường
Các trường học còn nặng về việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đôi khi
lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người Mặt khác, cuộc sống thực dụng, chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã làm cho giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo bị xuống cấp Một số vụ việc học sinh đánh nhau ngay tại lớp học nhưng nhà trường không hay biết, chỉ đến khi trên mạng xuất hiện clip mới quay lại xác minh, xử lý Tuy nhiên, cách xử lý những vấn đề kỷ luật,
Trang 10hạnh kiểm của trường chưa thật sự thỏa đáng và chưa đủ răn đe để chấm dứt hành
vi bạo lực
c, Tác động từ gia đình, bạn bè
Sự tác động từ gia đình: Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ được sinh ra
tiếp xúc là gia đình, bố, mẹ là những người có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái Trong tình hình hiện nay, có không ít ông bố, bà mẹ dạy con bằng cách la mắng, đánh đập thô bạo con khi con mắc sai lầm, dần dần đã hình thành trong con cái tính hung hăng hơn Ngoài ra, một số các bậc cha mẹ bỏ bê con cái, thiếu đi sự giám sát, sự gắn bó, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình cũng dẫn đến lối suy nghĩ lệch lạc, từ đó trẻ có xu hướng lạm dụng bạo lực để tự giải quyết mọi vấn
đề Trường hợp tệ nhất là khi các ông bố bà mẹ sử dụng con cái như đối tượng để trút bỏ gánh nặng và giải tỏa tâm lý, hậu quả là trẻ sẽ bắt chước và bạo lực những người cùng trang lứa để đáp ứng nhu cầu về tinh thần
Sự tác động từ bạn bè: Hầu hết các vụ bạo lực học đường đều là do một
nhóm các em học sinh gây ra, rất hiếm các vụ chỉ do một cá nhân bạo lực một hay một nhóm người Bởi khi hành động theo tập thể, theo số đông các em sẽ cho rằng
đó là hành động đúng, là hành động được nhiều người thừa nhân và cổ vũ Nhiều trường hợp chính những người bạn thân cận đã có những suy nghĩ lệch lạc và xúi giục hay thâm chí ép buộc các học sinh cùng tham gia bạo lực Vì các em đều là những người chưa đủ nhận thức về hành vi của mình, trong trường hợp các em nhận thấy đó là cách cư xử sai trái, vi phạm đạo đức, các em cũng không đủ bản lĩnh để chống đối và ngăn cản
2.1.2 Nguyên nhân chủ quan
Theo một báo cáo của Viện khoa học giáo dục Việt Nam, đối tượng tham gia
bạo lực học đường từ hầu hết là các em học sinh ở từ 12 đến 17 tuổi, đây là lứa tuổi mà tâm, sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự chứng tỏ bản thân, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, tâm lý có những nét bất ổn, đôi lúc bốc đồng, không kiểm soát được hành vi bản thân Trong giai đoạn này, chỉ cần sự tác động, kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến các em học theo, do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử, sự non nớt trong kỹ năng sống, sự sai lệch trong quan điểm, chuẩn mực sống sẽ dẫn đến nhận thức và hành