1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ãy vận dụng để nhận thứ và giải quyết mộtvấn đề của thực tiễn (nhận thức thực trạng của sông tô lịch vàgiải quyết vấn đề ô nhiễm sông tô lịch

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “khả năng và hiện thực”, hãy vận dụng để nhận thứ và giải quyết một vấn đề của thực tiễn (Nhận thức thực trạng của sông Tô Lịch và giải quyết vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch)
Tác giả Nguyễn Minh Phương, Đặng Công Đức Anh, Phạm Minh Quang, Đinh Phương Thảo, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Lê Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Triết học Mác-Lênin
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 393,07 KB

Nội dung

Hướng giải quyết...14KẾT LUẬN...18 Trang 5 LỜI MỞ ĐẦUTrong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, cặp phạm trù khảnăng và hiện thực là một trong những nội dung của nguyên lý v

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Chủ đề 6:

Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “khả năng và hiện thực”, hãy vận dụng để nhận thứ và giải quyết một vấn đề của thực tiễn (Nhận thức thực trạng của sông Tô Lịch và

giải quyết vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch)

Lớp: N16.TL3 Nhóm: 02

Hà Nội – 2022

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM

GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

I Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm

1 Thời gian: 20h00, ngày 07/01/2023

2 Địa điểm: Phòng họp Google Meet

3 Hình thức làm việc nhóm: Thảo luận trực tuyến

II Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm

III Nội dung:

- Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm

- Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất

- Phân công công việc

IV Đánh giá:

1 Mức độ hoàn thành công việc đặt ra:

Công việc

Mức độ hoàn thành

2 Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân

Ngày: 07/01/2023 Địa điểm: Phòng họp Google Meet

Tổng số thành viên của nhóm: 6

Có mặt: 6

Trang 3

STT Mã SV Họ và tên

Đánh giá

ký tên

1 473008 Nguyễn Minh Phương x

2 473009 Đặng Công Đức Anh x

4 473011 Đinh Phương Thảo x

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

NHÓM TRƯỞNG

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

I Lý luận chung về cặp phạm trù khả năng – hiện thực 6

1 Khái niệm 6

2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực 6

3 Ý nghĩa phương pháp luận 8

II Sông Tô Lịch, hiện thực và khả năng: 9

1 Hiện thực Sông Tô Lịch, dòng sông ô nhiễm trầm trọng: 9

2 Khả năng Sông Tô Lịch 12

3 Hướng giải quyết 14

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, cặp phạm trù khả năng và hiện thực là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa những cái đang tồn tại trên thực

tế với cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, môi trường đang tồn đọng nhiều vấn đề gây nhức nhối Bảo vệ môi trường không chỉ là ý thức mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội Tuy nhiên vẫn có không ý người ngó lơ trước vấn đề bảo vệ môi trường này mà chỉ nhắm tới những việc làm có lợi cho mình kể cả có hủy hoại đến môi trường Với tầm hiểu biết còn hạn chế của sinh viên còn đang học tập và nghiên cứu, nhóm em xin được đề cập tới một phần nhỏ của vấn đề môi trường, bàn luận về những thực trạng ô nhiễm trầm trọng của sông Tô Lịch

Trang 6

NỘI DUNG

I Lý luận chung về cặp phạm trù khả năng – hiện

thực

1 Khái niệm

Khả năng là phạm trù triết học phản ánh thời kỳ hình thành

đối tượng,khi nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng Vì thế khả năng là tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của hiện thực mới, là cái có thể có, nhưng ngay lúc này còn chưa có Một cách đơn giản hơn, khả năng là cái chưa có nhưng nhất định sẽ có, sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp tương ứng

tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và những hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức

2 Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

Có ba mối liên hệ đáng kể phải nhắc đến là: Đầu tiên, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, luôn chuyển hóa lẫn nhau.

Quá trình vận động, phát triển của sự vật ở một lát cắt nhất định chính là quá trình khả năng trở thành hiện thực Khi hiện thực mới xuất hiện thì trong nó lại xuất hiện những khả năng mới Những khả năng mới này, trong những điều kiện cụ thể thích hợp lại trở thành những hiện thực mới Cứ như vậy, khả năng, hiện thực luôn chuyển hoá cho nhau

Ví dụ: Hiện tượng Trái Đất nóng lên sẽ làm băng tan, dẫn tới

mực nước biển dâng lên

Trong tự nhiên, khả năng trở thành hiện thực diễn ra một cách

tự phát, nghĩa là không cần sự tác động của con người Trong xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, muốn khả năng trở thành hiện thực phải thông qua hoạt động thực tiễn có ý thức của con người Trong ví dụ ở trên, để khả năng trở thành hiện thực thì cần phải chăm chỉ học tập, nghiên cứu khoa học…

Tiếp theo là cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng: khả năng ngẫu nhiên, khả năng tất

nhiên, khả năng gần, khả năng xa Khả năng được hình thành

do quy luật vận động nội tại của sự vật quy định gọi là khả năng tất nhiên Nhưng có khả năng được hình thành cho các tương tác ngẫu nhiên quy định gọi là khả năng ngẫu nhiên Khả năng

Trang 7

tất nhiên lại bao gồm khả năng gần là khả năng đã có đủ hoặc gần đủ các điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, và khả năng xa là khả năng chưa đủ các điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, nó còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa

Ví dụ1: Một em bé có khả năng sẽ trở thành nhà báo,khả năng

làm giáo viên, hay cũng có thể sẽ là bác sĩ trong tương lai

Ví dụ2: Hay như mình đang là sinh viên ngành Du lịch, khả năng

trong tương lai sẽ làm về du lịch, dù vậy vẫn có khả năng làm trái ngành như marketing, bất động sản, ngân hàng,…

Ví dụ3: Khi ta thu hoạch lúa, nếu hạt lúa đc mang đi xay xát

thành gạo ngay thì nó là khả năng gần,còn nếu nó được giữ lại

để làm giống gieo trồng cho mùa sau thì đây chính là khả năng xa…

Mối liên hệ cuối phải kể đến là Để khả năng biến thành hiện thực cần một tập hợp các điều kiện Tập hợp đó được gọi là điều kiện cần và đủ, nếu có nó thì khả năng

hiện thực cần có ᴠai trò của các điều kiện khách quan ᴠà chủ quan Quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ уếu là một quá trình khách quan (là ᴠì trong tự nhiên không phải mọi khả

năng đều biến thành hiện thực một cách tự phát.) Ở đâу có thể

phân ra 03 trường hợp:

Thứ nhất: Loại khả năng mà điều kiện để biến chúng thành

hiện thực chỉ có thể có bằng con đường tự nhiên Ví dụ: Các trường hợp động đất, ѕóng thần, núi lửa…

Thứ hai: Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con

đường tự nhiên cũng như nhờ ѕự tác động của con người Ví dụ:

Để thuуền buồm ᴠượt biển đến đúng cảng A, cần có gió ᴠà ѕự điều khiển của con người

Thứ ba: Loại khả năng mà bắt buộc có ѕự tham gia của con

người để biến thành hiện thực Ví dụ: Việc chế tạo ô-tô, ti-ᴠi… Trong lĩnh хã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan Đó là hoạt động thực tiễn của con người Ở đâу, khả năng

ѕẽ không bao giờ biến thành hiện thực nếu không có ѕự tham gia của con người

Hoạt động có ý thức của con người có ᴠai trò rất to lớn trong ᴠiệc biến khả năng thành hiện thực Nó có thể đẩу nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực Nó cũng

có thể điều khiển khả năng phát triển theo hướng nàу haу theo hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng

Trang 8

Ví dụ: Một người muốn khởi nghiệp thành công thì cần rất nhiều yếu tố như cần nguồn vốn nhất định, tài trợ, kinh nghiệm, năng lực

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời nhau

và luôn chuyển hóa cho nhau, do hiện thực được chuẩn bị bằng khả năng còn khả năng hướng tới sự chuyển hóa thành hiện thực, nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng Tuy nhiên, khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai, do vậy khi đề ra kế hoạch, ta phải tính đến mọi khả năng

để kế hoạch đó sát với thực tiễn Đối với hoạt động nhận thức, phải xác định được khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng và tìm ra khả năng ấy trong chính bản thân nó bởi vì khả năng nảy sinh vừa do sự tác động qua lại giữa các mặt bên trong, vừa do sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng với hoàn cảnh bên ngoài

Thứ hai, phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển hóa thành hiện

thực còn hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các khả năng mới, có khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành quá trình vô tận Do vậy, sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng, thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng

Thứ ba, trong quá trình thực hiện những khả năng đã chọn, cần chú ý là trong

một sự vật hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường hợp có thể xảy ra

Thứ tư, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả

năng trong số hiện có, trước hết là chú ý đến khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng dễ chuyển hóa thành hiện thực hơn Để lí giải cho điều này, ta có tính chất: ở trong cùng những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một số khả năng, và ngoài một số khả năng vốn có, chỉ khi có thêm điều kiện mới bổ sung thì ở sự vật, hiện tượng đó sẽ xuất hiện thêm một số khả năng mới dẫn đến sự xuất hiện một sự vật, hiện tượng mới, phức tạp hơn

Thứ năm, khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi có đầy đủ các điều

kiện cần thiết Chính vì thế, ta cần phải tạo ra các điều kiện đó để biến đổi khả năng trở thành hiện thực Tuy nhiên, cần tránh những sai lầm hoặc tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan hoặc xem thử vai trò gì trong quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực

Trang 9

II Sông Tô Lịch, hiện thực và khả năng:

1 Hiện thực Sông Tô Lịch, dòng sông ô nhiễm trầm trọng:

Để nhận thức rõ hiện thực ô nhiễm sông Tô Lịch, trước hết, ta cần tìm hiểu tình trạng hiện thời của dòng sông và nguyên nhân gây ra tình trạng đó

Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô

Hà Nội Dòng sông chảy qua các quận huyện: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long, Con sông

Tô Lịch có chiều dài 14,4km bắt đầu từ hồ Tây chảy qua chợ Bưởi, cầu Giấy, cầu Mới và đổ vào sông nhuệ qua đập Thanh Liệt Đây là con sông thoát nước chính trong thành phố Hà Nội Dọc theo tuyến sông là cả ngàn ống cống lớn nhỏ ngày đêm xả nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, các cơ sở sản xuất, bệnh viện, chợ búa ra sông Ở bất kỳ đoạn nào cũng thấy dòng sông nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối, tanh khẳm vô cùng khó chịu Dọc 2 bên bờ sông thi thoảng lại có những đống rác thải bừa bãi, những cống xả nước từ khu dân cư Theo thống kê của

sở tài nguyên và môi trường Hà Nội Sông Tô Lịch hiện nay có khoảng 456 điểm xả phân tán trên toàn tuyến sông Tô Lịch, với ước tính khoảng 8.000 đến 12.000m3 nước thải, chiếm khoảng 8-10%, đây là lượng nước thải khó thu gom vào hệ thống

Những khu dân cư giáp bờ sông hầu hết không thể đón gió từ sông thổi vào, nhất là vào mùa khô Năm 1996, tại đoạn sông Tô Lịch chảy qua cầu Mới có người đi xe máy ngã xuống sông, dù không va đập nhưng vẫn tử vong vì lòng sông không phải là nước mà là chất bầy nhầy như bùn loãng Phải mất nhiều ngày người ta mới tìm thấy xác nạn nhân Ít năm trước đây chính quyền thành phố thực hiện dự án nạo vét 1 số con sông nội thành Khi vét bùn, người ta đã tìm thấy cả thế giới “âm phủ” dưới lòng sông Đó là bàn, ghế, dao, súng, đồ thờ, dép, mũ, xe đạp, xe máy, đầu lâu người, xương người, xương trâu ngựa, ống tiêm, không thiếu thứ gì

Cũng theo bộ tài nguyên và môi trường, hầu hết các con sông thuộc nội thành Hà Nội đều nhiễm khuẩn hữu cơ vượt gấp 3 đến

5 lần mức cho phép Đối với nước thải sinh hoạt thì mức độ vượt tiêu chuẩn vượt tới hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần Sông

Tô Lịch đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, vào mùa khô mức

độ ô nhiễm càng trở nên trầm trọng Nước sông Tô Lịch vào mùa khô, nồng độ oxy hòa tan (DO) thấp hơn 2,31 lần so với tiêu chuẩn, nhu cầu oxy sinh học (BOD5) vượt tiêu chuẩn cho phép 7,13 lần, nhu cầu oxy hóa học (COD) vượt gấp 9,86 lần, tổng

Trang 10

chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 2,11 lần, hàm lượng nitrat (NO3) vượt 1,64 lần Lượng oxy hóa học trong nước vượt từ 7 tới 8 lần Lượng khuẩn coliform trong nước cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Theo quan trắc của sở tài nguyên và môi trường, vào mùa khô năm 2008, hàm lượng oxy hòa tan (DO) thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép 2,5 lần, nhu cầu oxy hóa học (COD) vượt quá TCCP trung bình 4,2 lần, hàm lượng amoniac (NH4+) vượt quá TCCP trung bình 17,3 lần, hàm lượng chất tẩy rửa vượt quá TCCP trung bình 6,5 lần, tổng số coliform vượt quá TCCP trung bình hơn 9,55 lần vào mùa mưa, mức độ

ô nhiễm có giảm đi nhưng nước sông Tô Lịch vẫn bị ô nhiễm nặng (nước sông có màu đen, có váng, cặn lắng)

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức cho biết, qua giám sát các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước tập trung trên các lưu vực sông ở khu vực phía Bắc, tình trạng ô nhiễm qua các đợt quan trắc trong năm chưa có dấu hiệu được cải thiện Điển hình như ô nhiễm trên các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét… tại Hà Nội chủ yếu nhiễm hữu cơ Báo cáo mới nhất của Sở TN-MT Hà Nội cho thấy, lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày tại Thủ đô vào khoảng 300.000 tấn Đây cũng là tác nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn thành phố Bên cạnh đó, lượng nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi xả ra môi trường chỉ chiếm khoảng 10% (tương đương 35.000 - 40.000 trên tổng 350.000 - 400.000 m3 nước thải qua xử lý) Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Và Cộng đồng (CECR), có tới 80/120 dòng sông, ao hồ của Hà Nội bị ô nhiễm Trong số đó, 71% hồ có giá trị BOD5 >15mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép (BOD5 là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C)…

Không chỉ nước thải mà sự quá tải rác thải cũng là một tác nhân quan trọng gây ra ngăn cản dòng sông, làm lòng sông bị thu hẹp đáng kể, tặng khả năng ngập úng, tăng lượng bùn đáy sông Vì vậy sông đã được xây dựng thêm kè đá hai bên bờ sông nhằm giảm lượng rác thải xuống sông cũng như các loại đất đá và tạo cảnh quan mới phù hợp cho sự phát triển của thành phố Mặc dù chính quyền thành phố Hà Nội đã áp dụng nhiều phương pháp, dự án nhằm khắc phục sự ô nhiễm của dòng sông như: Dùng nước sông Hồng, sử dụng Nano – bioreactor, dung nước Hồ Tây, hay cải tạo bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản nhưng dường như đều không hiệu quả Các biện pháp đều chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định và dòng

Trang 11

sông Tô Lịch vẫn quay trở lại hôi thối, bốc mùi đen ngòm như

Có thể nói nạn ô nhiễm sông Tô Lịch bên cạnh việc xuất phát

từ nguyên nhân tự nhiên là sự bồi tụ phù sa cửa sông thì cũng bắt nguồn từ ý thức con người Nhiều doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường, việc đánh giá tác động tới môi trường của các dự án doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng thực hiện nghiêm túc khi mà các nhà đầu tư chỉ coi nó là nghĩa vụ chứ không coi đây là một vấn đề cần thiết đối với môi trường và con người Người dân thì thiếu ý thức, có thói quen tùy tiện, ngại việc nên cứ thẳng tay vứt rác xuống sông khiến cho nó ngày càng ô nhiễm hơn

Sông Tô Lịch ngày xưa vốn là 1 con sông khá rộng, có làn nước trong xanh và thuyền bè có thể qua lại Thế mà nay lòng sông cứ dần dần thu hẹp lại, nước chảy lờ đờ chẳng khác nào con mương, có những đoạn người dân đóng cọc sát bờ để cơi đất Có những gia đình còn bắc cả cầu tre tạm bợ để đi về Nước sông đen ngòm mang theo nước thải từ thành phố, ra đến chợ Vĩnh Tuy lại được tiếp thêm rác thải xả trực tiếp xuống dòng sông Có chỗ bèo lần túi nilon, gây ùn tắc, cống rãnh từ các gia đình đổ thẳng ra sông Mức độ ô nhiễm của sông được đánh giá rất nghiêm trọng với các chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, hoàn toàn không thể sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt, trồng trọt

2 Khả năng Sông Tô Lịch

Trong triết học duy vật biện chứng người ta hiểu hiện thực và khả năng là một cặp phạm trù đối lập đồng thời, có sự chuyển hoá với nhau Hiện thực là cái tồn tại với tư cách là kết quả thực hiện của một khả năng nào đó, còn khả năng là khuynh hướng phát triển tiềm tại của một hiện thực nào đó Hiện thực thì không phải khả năng, còn khả năng thì chưa phải là hiện thực Trong hiện thực tồn tại vô vàn khả năng, tuy nhiên do điều kiện

cụ thể, hiện thực chỉ là sự hiện thực hóa của một trong các khả năng nào đó trong trường hợp có đầy đủ các điều kiện cả tất nhiên và ngẫu nhiên Sông Tô Lịch cũng không phải là ngoại lệ,

nó cũng bao hàm trong mình số lớn các khả năng nhưng không phải tất cả đều được thực hiện hóa Dưới đây là một số trong vô vàn các khả năng của sông Tô lịch:

Hiện nay, ta đều biết mức độ ô nhiễm của sông Tô Lịch kinh khủng như thế nào Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội, hiện nay trung bình mỗi ngày đêm, sông Tô Lịch

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w