Khái niệm nguyên nhân – kết quảNhận thức về sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu tố, hoặcgiữa các sự vật hiện tượng với nhau dẫn đến sự xuất hiện các sự vật, hiện tượngmớ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA LUẬT KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ BÀI: 0 2
“ Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn.”
Hà Nội, 2023
NHÓM : 06 LỚP : 4717
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 06 Lớp: 4717
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
+ Có mặt:
+ Vắng mặt: Có lý do: Không lý do:
Tên bài tập: Từ nội dung và ý nghĩa của phương pháp luận của cặp phạm trù:
"nguyên nhân và kết quả", hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm
Kết quả như sau:
STT Mã SV Họ và tên
Đánh giá của SV SV
ký tên
Đánh giá của giáo viên
A B C Điểm(số) Điểm(chữ)
GV ký tên
1 471754 Lưu Nhật Phương (nhóm trưởng)
2 471755 Đỗ Thu Thương
3 471756 Phạm Phương Linh
4 471757 Lê Văn Hiến
5 471758 Trần Tuấn Anh
6 471759 Lê Phương Chi
7 471760 Quách Uyên Phương
8 471761 Đinh Thị Hoàng Linh
9 471762 Nguyễn Vũ Thành Nam
10 471763 Nguyễn Phúc Tuyền
Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm
Trưởng nhóm + Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng:
- Giáo viên đánh giá cuối cùng
Trang 3MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 3
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1 Khái niệm nguyên nhân – kết quả 3
2 Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả 3
2.1 Tính khách quan 3
2.2 Tính tất yếu 3
2.3 Tính phổ biến 3
3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 4
3.1 Nguyên nhân sản sinh ra kết quả 4
3.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân 5
3.3 Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả 5
4 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 5
II VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ "NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ” ĐỂ NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI NHỮNG NĂM QUA 6
1 Nhận thức vấn đề 6
2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí 6
2.1 Thực trạng ô nhiễm không khí trên toàn thế giới 6
2.2 Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam nói chung 7
2.3 Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng 8
3 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội 9
3.1 Nguyên nhân khách quan (tự nhiên) 9
3.2 Nguyên nhân từ con người (chủ quan) 10
Trang 44 Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí 11
4.1 Tác hại đối với động thực vật 11
4.2 Tác hại đối với con người 12
4.3 Tác hại đối với cảnh quan đô thị 13
5 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội 13
5.1 Nguyên nhân sản sinh ra kết quả 13
5.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân 14
5.3 Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả 14
6 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội 15
7 Đề xuất một số biện pháp giải quyết 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 5A LỜI MỞ ĐẦU
Nhà sử học, triết gia Will Durant từng nói rằng: “Mọi môn khoa học đều bắt đầu là triết học và kết thúc là nghệ thuật” Câu nói này thực sự rất hợp lí; đặc biệt, những vấn đề thực tiễn được nhìn nhận dựa trên quan điểm của Triết học càng cho
ta thấy rõ điều đó Triết học – cội nguồn của mọi khoa học, là “khoa học của mọi khoa học”, nghiên cứu thế giới xung quanh trong sự khách quan để tìm ra những quy luật chung nhất chi phối toàn bộ những sự vận động của sự vật, hiện tượng và
từ đó đưa ra được phương pháp luận cho mỗi vấn đề thực tiễn và cho chúng ta cái nhìn toàn vẹn, đa chiều, sâu sắc nhất về mọi sự vật, hiện tượng Vậy thì dưới lăng
kính của triết học, vấn đề “ô nhiễm không khí tại Hà Nội trong những năm qua”sẽ
được phân tích cụ thể như thế nào?
Đã từ lâu, ô nhiễm đe dọa trực tiếp đến môi trường sống và ảnh hưởng tới sức khỏe con người Trong đó, ô nhiễm không khí ở những thành thị ở nước ta, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, luôn là vấn đề nóng và cần giải quyết bằng những biện pháp
cụ thể Đặt trong thế giới quan mang tên triết học, bằng việc vận dụng nội dung và
ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả”, chúng ta sẽ đánh giá, phân tích để thấy được một cách toàn diện và cụ thể nhất về vấn đề trên
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm nguyên nhân – kết quả
Nhận thức về sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu tố, hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau dẫn đến sự xuất hiện các sự vật, hiện tượng mới và do vậy phát hiện ra mối quan hệ nhân quả
Nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tương tác qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
Trang 62 Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan, tính phổ biến, tính tất yếu, cụ thể các tính chất ấy như sau:
2.1 Tính khách quan
Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán
2.2 Tính tất yếu
Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả
Mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định
2.3 Tính phổ biến
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó Vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra được nguyên nhân hay chưa
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những điều kiện cho nguyên nhân đó phát huy tác dụng Ngược lại, muốn hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân có vai trò không như nhau Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân Do đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân
Trang 73 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả
có mối quan hệ qua lại như sau:
3.1 Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện Tuy nhiên, trong
tự nhiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều các hiện tượng kế tiếp nhau như ngày luôn đến sau đêm, sấm luôn đến sau chớp v.v., nhưng ngày không phải là nguyên nhân sinh
ra đêm, sấm không phải là nguyên nhân sinh ra chớp Mối liên hệ nhân quả không đơn thuần là sự kế tiếp nhau về mặt thời gian Ngoài sự kế tiếp nhau về thời gian, mối quan hệ nhân quả còn là mối quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân là cái đẻ
ra, là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau Cùng một nguyên nhân trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ gây nên những kết quả khác nhau Ngược lại, một nguyên nhân lại dẫn đến nhiều kết quả
Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả sẽ khác nhau tùy thuộc vào hướng tác động và cường độ tác động của nó Nếu nhiều nguyên nhân tác động cùng chiều
sẽ thúc đẩy và tăng cường kết quả, nếu nguyên nhân tác động ngược chiều thì nguyên nhân này làm suy yếu, tiêu diệt tác dụng của nguyên nhân kia làm hạn chế
và kìm hãm kết quả
Do chỗ một kết quả có thể được gây nên bởi tác động đồng thời của một số nguyên nhân và hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả không giống nhau, cho nên chúng ta cần phân loại để xác định được vai trò, tác dụng của từng nguyên nhân đối với việc hình thành kết quả
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả,
có thể phân loại nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
Trang 83.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
có thể diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc là tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của nguyên nhân, hoặc là tác động tiêu cực làm cản trở hoạt động của nguyên nhân
3.3 Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những quan hệ và điều kiện nhất định Điều đó có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan
hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại Trong thế giới khách quan, chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu, không có kết thúc, vì thế giới vật chất là vô cùng vô tận Vì vậy, muốn biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả chúng ta phải đặt nó trong một mối quan hệ xác định
4 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
Thứ nhất, bất kỳ sự vật nào, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và
do nguyên nhân quyết định Vì vậy, để nhận thức được sự vật, hiện tượng nhất thiết phải tìm nguyên nhân xuất hiện của nó và muốn loại bỏ một sự vật hiện tượng nào
đó thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm
nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ
đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, nguyên nhân, kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau, đổi chỗ cho nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn được nghiên cứu sự vật hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân sản sinh ra những kết quả nhất định
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết
định, nên khi nghiên cứu về sự vật hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào đã sinh ra nó Những nguyên nhân khác nhau có vài trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân
Trang 9bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan Đồng thời phải nắm chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực Kết quả tác động trở lại nguyên nhân
Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả
đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích
II VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CẶP PHẠM TRÙ "NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ” ĐỂ NHẬN THỨC
VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI NHỮNG NĂM QUA
1 Nhận thức vấn đề
Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất
2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí
2.1 Thực trạng ô nhiễm không khí trên toàn thế giới.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ô nhiễm không khí là nguyên nhân ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu Cũng theo nghiên cứu này có tới 97% thành phố ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng không khí do WHO đề ra Trên toàn thế giới chỉ có 222 thành phố trong số 6.475 thành phố được phân tích có chất lượng không khí trung bình đạt tiêu chuẩn của WHO
Các quốc gia đang phát triển và có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ, đang là những nước có mức ô nhiễm không khí nặng nề nhất Các nước phát triển tình trạng ô nhiễm không khí chỉ ít nghiêm trọng hơn chứ không thực sự khả quan quan lắm Tại các nước châu, ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch, ung thư
Tại Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí tăng đột biến vào năm 2021 so với năm 2020 Trong số hơn 2.400 thành phố của Hoa Kỳ được phân tích,
Trang 10không khí tại Los Angeles vẫn bị ô nhiễm nặng nhất dù đã giảm 6% so với năm 2020 Atlanta và Minneapolis chứng kiến sự gia tăng ô nhiễm đáng kể
Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh là những quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất, vượt quá tiêu chuẩn ít nhất 10 lần
Thời gian gân đây tình trạng ô nhiễm không khí đã được cải thiện do các nước đã quan tâm, cam kết và có những hành động tích cực để cải thiện môi trường không khí Tuy nhiên vẫn chưa đủ, vẫn cần nhiều sự quan tâm hơn, những hành động quyết liệt hơn với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay
2.2 Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam nói chung.
Nhìn chung thực trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nhức
nhối của thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ Theo Báo cáo thường niên
về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index - EPI) do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5)
Theo báo cáo của Iqair, hết năm 2021, nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại Việt Nam cao gấp 4,9 lần mức độ không khí đảm bảo của WHO, xếp hạng thứ 36 toàn thế giới về ô nhiễm không khí Trong những năm qua, tình trạng ô nhiễm không khí do bụi PM 2.5 tại nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam đều vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) và có xu hướng tăng
Điển hình về ô nhiễm không khí ở Việt Nam là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM Số lượng phương tiện tham gia giao thông không bảo dưỡng thường xuyên, hết hạn đăng kiểm tại Hà Nội và TP.HCM là rất lớn Khí thải từ các phương tiện giao thông cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí
2.3 Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng.
Đặc biệt Hà Nội những năm gần đây thường xuyên xuất hiện trên các trang báo nước ngoài và trong nước về tình trạng ô nhiễm không khí vượt ngưỡng đáng báo động Với mật độ giao thông dày đặc, các công trường xây dựng mọc lên liên