Thông qua việc vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù khả năng- hiện thực triết học Mac- Lênin nhóm 4 mong muốn làm rõ được thực trạng phát triển nông nghiệp thông minh, nhữn
Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
Đề bài
năng và hiện thực”, hãy vận dụng đề nhận thức và giải quyết một vấn
đề của thực tiễn.
NHÓM : 04
Hà N ội, 2023
Trang 21
Nhóm: 4
Lớp: 4810
Đề bài: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù: “khả năng và hiện thực”, hãy vận dụng đề nhận thức và giải quyết một vấn đề của
thực tiễn
1 Kế hoạch làm việc của nhóm: Nhóm trưởng chia nhóm thành từng nhóm nhỏ để làm việc Sau khi hoàn thành, nhóm trưởng sẽ tổng hợp lại kết quả công việc từ các thành viên, chỉnh sửa và thống nhất ý kiến
2 Phân chia công việc và họp nhóm:
Họ và tên
Công việc thực
hi ện
Ti ến độ thực hiện (đúng hạn) Mức độ hoàn thành Họp nhóm Kết
luận Xếp
lo ại
Ký tên
Có Không Tốt TB Không tốt
Tham gia đầy đủ
Tích
c ực sôi nổi
Đóng góp nhi ều
ý tưởn
g
1 Lê Th ị
Thúy
Hường
Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung
2 Vũ Thị
Diệu Lam
Nghiên cứu, tìm
hi ểu nội dung
3 Dương
Thùy Linh
Nghiên
c ứu, tìm hiểu nội dung
4 Đào Ngọc
Linh
Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung
5 Nguyễn Thị
Khánh Linh
Nghiên
c ứu, tìm
Trang 32
hiểu nội dung
6 Ph ạm Diệu
Linh
Nghiên
c ứu, tìm hiểu nội dung, thuyết trình
7 Tống Thị
Khánh Linh
Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung
8 Trần Ly Ly Nghiên
cứu, tìm hiểu nội dung, hỗ
tr ợ làm powerpo int
9 Vũ Thị
Phương
Mai
Lên kế
ho ạch làm bài,
t ổng hợp nội dung, làm ti ểu
lu ận
10 Nguyễn Thị
Hồng Minh
Nghiên cứu, tìm
hi ểu nội dung
11 Lương Thị
Thanh
Ng ọc
Nghiên cứu, tìm
hi ểu nội dung
Hà Nội, ngày…tháng…năm
Nhóm trưởng
(kí và ghi rõ tên)
Trang 43
LÝ THUY ẾT 1
A Khái quát chung về triết học Mác – Lênin 1
B Cặp phạm trù khả năng – hiện thực 2
1 Khái niệm cặp phạm trù khả năng – hiện thực 2
2 Mối liên hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực 3
3 Ý nghĩa phương pháp luận 4
V ẬN DỤNG 4
A Khái quát 4
1 Khái niệm nông nghiệp thông minh 4
2 Lí do chọn đề tài phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam 5
B Hiện thực 5
1 Tình trạng nền nông nghiệp thông minh trên toàn cầu 5
2 Hiện thực phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam 6
C Khả năng phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam 9
D Kế hoạch, định hướng để phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam 10
K ẾT LUẬN 12
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 13
Trang 54
LỜI MỞ ĐẦU
Một đất nước muốn phát triển được thì phải có nội lực, biết dựa vào nội lực, phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần của các nguồn lực ấy Xét về tiềm lực cơ sở vật chất, nhân lực và quản trị xã hội cũng như trình độ khoa học và công nghệ, chúng
ta khó có thể trở thành nước công nghiệp theo cách mà các nước phương Tây đã đi trong suốt hơn 2 thế kỷ qua 1Nội lực của Việt Nam ở đâu? Chính chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” Nông nghiệp chính là thế mạnh của Việt Nam Chúng ta phải lấy điểm tựa cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nông nghiệp; Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trước hết là cho nông nghiệp và phát triển nông thôn Đó mới là gốc, đó mới là sức mạnh nội sinh của chúng ta
Hiện nay, nền nông nghiệp trong nước không còn là thế mạnh chủ chốt như xưa Các quốc gia khác nhờ tận dụng công nghệ đã có những bước nhảy vọt trong lĩnh vực nông nghiệp, và nhanh chóng vượt qua yếu tố lợi thế về tự nhiên của nước
ta Do đó, muốn giữ vững vị thế của Việt Nam trong ngành nông nghiệp toàn cầu thì cần tái cơ cấu toàn ngành với sự hỗ trợ của công nghệ
Đây chính là tín hiệu cho thấy đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam cần có những bước chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa từ nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp qui ước sang nông nghiệp thông minh Thông qua việc vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù khả năng- hiện thực triết học Mac- Lênin nhóm
4 mong muốn làm rõ được thực trạng phát triển nông nghiệp thông minh, những khả năng phát triển để tìm ra giải pháp hiệu quả, thúc đẩy sự cất cánh của nền nông nghiệp nước nhà
“Triết học Mác- Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên,
xã hội và tư duy- thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức
và cải tạo thế giới.”
Triết học Mác- Lênin đã khắc phục những hạn chế, loại bỏ những quan điểm sai lầm của hệ thống triết học khác, trở thành thế giới quan duy vật biện chứng định hướng cho con người những nhận thức đúng đắn về thế giới hiện thực, giúp con người đi sâu vào khám phá bản chất của tự nhiên, xã hội Đồng thời, triết học Mác-
1 GS.TS Trần Đức Viên 2023: Góc nhìn chuyên gia: Để nông nghiệp Việt Nam “cất cách”
https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/ News&ItemID=81596
Trang 65
Lênin cũng có chức năng như phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, giúp con người phát triển tư duy khoa học ở cấp độ phạm trù, quy luật
Trong chủ nghĩa Mác, phép biện chứng duy vật được coi là “linh hồn sống”,
là “cái quyết định” Bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan cũng như bản chất khoa học, con người đã dựa vào hai nguyên lý đã được cụ thể hóa bằng sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong việc đề ra nguyên tắc, định hướng cho hoạt động lý luận và thực tiễn của mình
Trong đó, các cặp phạm trù phản ánh mối liên hệ, sự tác động biện chứng phổ biến nhất giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng có tính quy luật trong từng cặp Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội của con người Chúng không bất biến mà phát triển cùng với sự phát triển của khoa học
Sáu cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật là: cái riêng và cái chung; cái đặc thù và cái phổ biến; nguyên nhân và kết quả; tất nhiên và ngẫu nhiên; nội dung
và hình thức; bản chất và hiện tượng; khả năng và hiện thực
Khi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, ta có thể phán đoán được sự phát triển của những sự vật, hiện tượng đó, nghĩa là đã có thể nhận thức được đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của
sự vật, hiện tượng Hai phạm trù “khả năng” và “ hiện thực” giữ một vị trí quan trọng trong phát triển biện chứng
Khả năng là phạm trù triết học phản ánh thời kỳ hình thành của sự vật hiện tượng, khi nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng Khả năng là cái đang tồn tại nhưng dưới một hình thức đặc biệt là mầm mống, tiền đề và
nó sẽ biểu hiện thành hiện thực khi có đủ điều kiện cần thiết Ở đây chúng tôi đề cập đến khả năng thực tế, không phải khả năng ảo, khả năng này khác với xác suất, điều kiện… Có nhiều tiêu chí để phân chia các dạng khả năng Người ta có thể phân chia khả năng thành khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên Trong khả năng tất nhiên lại chia thành khả năng gần và khả năng xa (căn cứ vào mức độ đầy đủ của các điều kiện) Ngoài ra còn có một số cách phân loại khả năng khác: khả năng tốt – xấu, khả năng tương hợp – loại trừ, khả năng chủ yếu – thứ yếu,…Mỗi khả năng là một nhân
tố biểu hiện sự phát triển.
Hiện thực là phạm trù triết học phản ánh kết quả sự sinh thành, sự thực hiện khả năng và là cơ sở để định hình những khả năng mới Phạm trù hiện thực chỉ cái
đã xuất hiện, tồn tại thật sự Hiện thực bao gồm hiện thực chủ quan trong trí óc con
Trang 76
người và hiện thực khách quan trong thực tế Nói khác đi, cả hiện thực vật chất và hiện thực tinh thần đều tồn tại
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng. Trong một quá trình phát triển, khả năng có đủ điều kiện biến thành hiện thực, hiện thực đặt trong hoàn cảnh khác lại phát sinh vô số khả năng, khả năng nào đủ điều kiện lại thành hiện thực,…Đây là quy luật phát triển liên tục của thế giới vật chất Nói một cách khác, khả năng và hiện thực là hai mặt đối lập thống nhất biện chứng trong quá trình phát triển của sự vật.
Trong cùng một điều kiện, ở mỗi sự vật tồn tại nhiều thay vì chỉ một khả năng. Đó là những khả năng mới phát sinh, cũng có thể là khả năng có trước biến đổi (tăng lên hoặc giảm đi) Sở dĩ có điều này là do trong mỗi sự vật hiện tượng tồn tại nhiều mâu thuẫn, tiềm năng khác nhau Và bản thân các khả năng không cố định mà luôn biến đổi Sự biến đổi của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng cá nhân, trong những điều kiện khác nhau Vì vậy không phải khả năng nào cũng thành hiện thực, mà chỉ có những khả năng đủ điều kiện mới trở thành hiện thực Thông thường
để khả năng biến thành hiện thực cần một tập hợp các điều kiện cần và đủ
Như đã khẳng định ở trên, sự chuyển hóa khả năng thành hiện thực là một quá trình mâu thuẫn phức tạp Quá trình chuyển hóa khả năng – hiện thực trong tự nhiên khác với trong xã hội. Trong tự nhiên mọi khả năng biến đổi thành hiện thực đều dựa vào yếu tố khách quan, do tự phát, tự động Tuy nhiên trong xã hội, sự biến đổi này còn chịu sự tác động từ nhân tố chủ quan là thực tiễn của con người Khi nắm được các khả năng con người hoàn toàn có thể can thiệp vào sự chuyển hóa ( kiềm chế, đẩy mạnh…) bằng cách ngăn ngừa các điều kiện chín muồi hoặc thúc đẩy
nó
Vì hiện thực mới là cái đang tồn tại, khả năng là cái chưa chắc chắn nên trong nhận thức thực tiễn phải dựa vào hiện thực Tránh dựa hoàn toàn vào khả năng để không rơi vào ảo tưởng trong việc định ra chủ trương, phương hướng hành động
Tuy không căn cứ vào khả năng nhưng cũng cần xét đến mọi khả năng để có phương án đề phòng, dự trù phù hợp Đồng thời tìm ra khả năng tối ưu nhất, tạo điều kiện để khả năng ấy trở thành hiện thực.
Trong tự nhiên, quá trình biến đổi từ khả năng thành hiện thực diễn ra một cách tự phát Còn trong lĩnh vực xã hội, khả năng biến đổi thành hiện thực được diễn
ra thông qua hoạt động có ý thức của con người Điều đó đòi hỏi trong các hoạt động
xã hội cần phát huy nguồn lực con người, phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi con người để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy xã hội phát triển Không thấy nhân tố chủ quan sẽ phạm phải sai lầm hữu khuynh Nhưng cũng không tuyệt đối hóa vai trò của con người, bỏ quên hiện thực khách quan sẽ dẫn tới tả khuynh.
Trang 87
Lựa chọn vấn đề vận dụng: Phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam trong
30 năm tới
A Khái quát
Nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (tự động hóa, cơ giới hóa, …), công nghệ sản xuất, bảo đảm sản phẩm an toàn ( GAP, GlobalGAP, hữu cơ…), công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm gắn với hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) chính là nông nghiệp thông minh
Ngoài ra, giải pháp nông nghiệp này còn được gọi bằng những cái tên như
“Nông nghiệp 4.0”, “Canh tác số hóa” Có thể định nghĩa dễ hiểu hơn về chúng như
là phép cộng của một bài toán: Công nghệ thông minh + doanh nghiệp thông minh + thiết kế thông minh = Nông nghiệp 4.0
Thế giới ngày nay đang đối mặt với những sự thay đổi nhanh chóng về tự nhiên, xã hội (các vấn đề môi trường, kinh tế chính trị, khoa học công nghệ, dân số ) Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong tìm hiểu và cải tạo thế giới Cạnh tranh giữa các quốc gia, dân tộc không còn dựa vào tiền đề về vốn, đất đai như trước mà chủ yếu dựa vào trình độ tư duy, trình độ dân trí Là một nước nông nghiệp là chủ đạo, để có thể tạo nên bước đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta cũng phải chú tâm vào đổi mới nền nông nghiệp của dân tộc Phát triển nông nghiệp thông minh vừa để thích nghi với các điều kiện mới, vừa để phát huy được hết những tiềm năng của đất nước, tăng cường hội nhập, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bằng việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển “tam nông”, trong đó có phát triển KH&CN trong nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải pháp, động lực Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 12 chỉ rõ “ Xây dựng nền nông nghiệp thao hướng hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu tạo tiền đề cho nông nghiệp thông minh” 2
Phát triển nông nghiệp thông minh đang là một xu thế của thế giới hiện đại: Các quốc gia nhờ nông nghiệp thông minh mà vượt lên được những thách thức của tài nguyên, đảm bảo được nguồn cung nội địa, thậm chí còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu với giá trị cạnh tranh cao
2 Hoàng Công Vũ - Tạp chí VHNT số 428, tháng 2-2020: Chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới
http://www.vanhoanghethuat.vn/chu-truong-cua-dang-ve-xay-dung-nong-thon-moi.htm
Trang 98
Nhiều thành phố trên thế giới đang phát triển mô hình nông nghiệp thông minh bao gồm nông nghiệp theo chiều dọc, nhà kính thông minh và nông nghiệp mở dựa trên kết nối vạn vật (IoT) kết hợp với đội ngũ nông dân trẻ tuổi tri thức cao có
khả năng tiếp cận với công nghệ GPS, quản lý nhiệt độ, hệ thống tưới nước tự động,
nông nghiệp chính xác, quản lý dữ liệu để có thể làm biến đổi hệ thống sản xuất lương thực phẩm truyền thống ( Israel, Hà Lan, Nhật Bản, Trung quốc…) Năm 2017, thế giới đầu tư 10,1 tỉ USD vào công nghệ thực phẩm nông nghiệp, trong đó có 200 triệu USD tài trợ cho hình thức nông nghiệp theo chiều dọc
Sự phát triển nông nghiệp thông minh ở các nước trên thế giới tạo nên thách thức lớn (cạnh tranh, thu hẹp thị trường xuất khẩu,…)Đồng thời, cũng có những ảnh hưởng tích cực đến Việt Nam Nền nông nghiệp thông minh ở các nước láng giềng
là bài học kinh nghiệm quý giá cho chúng ta trong việc học hỏi, áp dụng vào mô hình của đất nước Dễ thấy, thế giới có những bận tâm lớn cho lĩnh vực này, sự hội nhập quốc tế cũng mở ra những cơ hội tốt cho việc trao đổi thông tin và chuyển giao kĩ thuật Các hội thảo về nông nghiệp thông minh được mở ra với sự hợp tác của nhiều nước để cùng nhau đối mặt giải quyết các vấn đề và ứng dụng các công nghệ mới cho nền nông nghiệp toàn cầu
Tuy vậy, nhìn vào bức tranh nông nghiệp thông minh thế giới, dễ thấy nước
ta đang có một vị thế khiêm tốn so với những tiềm năng mà chúng ta hiện sở hữu
Là một nước có lợi thế nông nghiệp, Việt Nam đã và đang tìm cách thúc đẩy nền nông nghiệp thông minh nước nhà Tuy nhiên, bước đầu có những khởi sắc những cũng còn nhiều bất cập nhất định Những tiêu cực trong quản lý, thực thi,…đã cản bước chúng ta phát huy tiềm năng của mình Ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương Hội làm vườn Việt Nam, bày tỏ: "Phát triển nông nghiệp cao là xu hướng tất yếu Khi đi nước ngoài được tham quan nhiều mô hình sản xuất hiện đại, tôi từng mong nông dân Việt Nam cũng làm được điều này Giờ đã có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao xuất hiện, nhưng chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều bất cập, cần giải pháp tháo gỡ đồng bộ."
Các mô hình nông nghiệp thông minh được nhà nước quan tâm và hỗ trợ, tuy mới ứng dụng vào Việt Nam, các kỹ thuật còn non trẻ nhưng đã có một số thành tựu đầu tiên Những kết quả ấy là điểm nhấn đáng khích lệ, đồng thời là dấu hiệu cho thấy cơ hội phát triển nông nghiệp thông minh một cách mạnh mẽ hơn trong tương lai
Nhiều năm trở lại đây, các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh không còn xa lạ với nông dân Từ những trang trại “chăn nuôi không người” “trang trại tự động”, “sàn thương mại điện tử” … có thể xem là thành công bước đầu của nông dân thời kỳ 4.0 đưa công nghệ vào quy trình sản xuất hàng hóa
Dễ thấy nhất, nước ta xuất hiện các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Phú Yên, Bạc Liêu và Hậu Giang, hiện đang trình xét duyệt 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Thái Nguyên, Quảng Ninh và Lâm Đồng Đến
Trang 109
năm 2021, cả nước có 12 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được địa phương công nhận
Thứ hai, các Bộ và doanh nghiệp địa phương đã xây dựng chuỗi liên kết các mặt hàng chủ lực lại với nhau ( Điển hình ở đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa Bằng sự cố gắng không ngừng, học hỏi và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, hiện nay cả nước có gần 3.000 mô hình cánh đồng mẫu lớn). Ngoài việc đầu tư và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn đã đẩy mạnh đầu tư nông nghiệp công nghệ cao như Vinamilk,
TH, Lavifood, Ba Huân, Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Doveco, Thương mại và Đầu tư Biển Đông… Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản
Cuối cùng, áp dụng được một số công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực thuộc nông nghiệp Trong trồng trọt, có công nghệ thủy canh, khí canh, tưới nước nhỏ giọt
có hệ thống điều áp, mô hình xưởng cây trồng ( Plant Factory) với ứng dụng đèn LED và hệ thống thủy canh, tự động hóa cũng đã bắt đầu được đưa vào sản xuất trên thực tế Trong lĩnh vực chăn nuôi, có các ứng dụng phần mềm để quản lý sức khỏe, quản lý khẩu phần và dinh dưỡng của từng cá thể vật nuôi; ứng dụng phương pháp BLUP để đánh giá hệ số di truyền của vật nuôi; chọn lọc phôi trong lai tạo và xác định giới tính vật nuôi… Đối với lĩnh vực thủy sản, có các ứng dụng phương pháp Biofloc trong nuôi thủy sản trong nhà màng tự động hóa Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông (Information and Communicate Technology - ICT) trong nông nghiệp hiện chỉ ứng dụng trong một vài lĩnh vực vẫn chưa sâu, toàn diện
và hiệu quả như ứng dụng ICT trong tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; cải thiện tính an toàn sản phẩm; tiếp cận thị trường mặc dù có hơn mười ứng dụng ICT trong nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và hiệu quả Với những mô hình trên, theo đánh giá của các nhà khoa học, trong vòng 5 năm gần đây, công nghệ đã đóng góp khoảng 35% trong giá trị tăng trưởng của nông nghiệp ở nước ta 3
Tuy nhiên, mô hình thông minh như thế này hiện nay ở Việt Nam chưa phải
là phổ biến Theo các chuyên gia, số lượng mô hình nông nghiệp thông minh tại Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế
Nền tảng cơ sở hạ tầng chưa tốt, chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vay vốn còn nhiều bất cập Mức đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế và dàn trải, chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc dân Vì vậy, kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cũng chưa phát triển, đặc
3 Hà Linh, Báo Nhân dân 2023: Khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
https://nhandan.vn/khoa-hoc-cong-nghe-dong-gop-tren-30-gia-tri-gia-tang-trong-san-xuat-nong-nghiep-post765846.html