1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù khả năng và hiện thực hãy vận dụng và giải quyết một vấn đề của thực tiễn

18 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “khả năng và hiện thực”, hãy vận dụng và giải quyết một vấn đề của thực tiễn
Tác giả Nguyễn Hùng Cường, Đặng Ngọc Long, Lê Huyền Thương, Ngô Thuỳ My, Phạm Khánh Huyền, Nguyễn Trần Vân Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Triết học Mác Lê-nin
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen đã định nghĩa: “ Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng vào tư duy ch

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: Triết học Mác Lê -nin

ĐỀ BÀI:

Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “khả năng và hiện thực”, hãy vận dụng và giải quyết một vấn đề của thực tiễn

LỚP: N17.TL4 NHÓM: 02

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Ngày : 11/1/2023

Nhóm : 02

Tổng số sinh viên của nhóm: 6

+ Có mặt: 6

+ Vắng mặt: 0

Tên bài tập: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “khả năng và hiện thực”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn

1

Trang 2

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm

Kết quả như sau:

Đánh giá của

tên

Đánh giá của giáo viên

(số)

Điểm (chữ)

GV kí tên

 Kết quả bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất :

+ Giáo viên chấm thứ hai :

- Kết quả điểm thuyết trình :

- Giáo viên cho thuyết trình :

Điểm kết luận cuối cùng :

Giáo viên đánh giá cuối cùng :

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021

Trưởng nhóm

( ký ghi rõ họ tên )

Long

Đặng Ngọc Long

Trang 3

MỤC LỤC

I M ĐẦẦU Ở 5

II N I DUNG LÝ THUYẾẾT Ộ 5

1.Giới thiệu 6

1.1.Phép biện chứng duy vật 6

1.2.Khả năng và hiện thực 7

2.PHÂN LOẠI 8

2.1.Phân loại khả năng 8

2.2.Phân loại hiện thực 9

3.Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực 9

4.Ý nghĩa phương pháp luận 10

III V n d ng vấấn đềề ậ ụ 11

1 Hi n th c: ệ ự 12

1.1 Các yếếu tốế hi n th c trong vi c áp d ng hình ph t t hình Vi t Nam: ệ ự ệ ụ ạ ử ở ệ 12

1.2 Hi n th c ch quan c a vi c áp d ng hình ph t t hình Vi t Nam: ệ ự ủ ủ ệ ụ ạ ử ở ệ 13

1.3 Hi n th c khách quan c a vi c áp d ng hình ph t t hình Vi t Nam: ệ ự ủ ệ ụ ạ ử ở ệ 13

2.Kh năng: ả 14

2.1.Các yếếu tốế nh h ả ưở ng đếến kh năng lo i b hình ph t t hình Vi t Nam: ả ạ ỏ ạ ử ở ệ 14

2.2 Kh năng tấết nhiến trong vi c lo i b hình ph t t hình Vi t Nam: ả ệ ạ ỏ ạ ử ở ệ 15

2.3 Kh năng ngấẫu nhiến trong vi c lo i b hình ph t t hình Vi t Nam: ả ệ ạ ỏ ạ ử ở ệ 16

3.Phấn tích mốấi quan h bi n ch ng, v n d ng ph ệ ệ ứ ậ ụ ươ ng pháp lu n vào hi n th c áp d ng - ậ ệ ự ụ kh năng lo i b hình ph t t hình Vi t Nam: ả ạ ỏ ạ ử ở ệ 16

KẾẾT LU N Ậ 18

Tài li u tham kh o ệ ả 19

3

Trang 4

I MỞ ĐẦU

Thực tế cho thấy rằng trong xã hội bây giờ có một bộ phận không nhỏ cá nhân có nhận thức sai lệch về lối sống, về thế giới quan, thực dụng, ham thích hưởng thụ, mong muốn thành công nhưng không chịu cố gắng, sử dụng “quyền và tiền” để đạt được mục đích Đó là lý do tại sao nổi cộm lên những vấn đề nhức nhối của xã hội: tham nhũng, các biểu hiện suy thoái đạo đức, bệnh thành tích, Lí do có những vấn nạn như vậy xảy ra cũng bởi các cá nhân đó chưa hiểu và nắm bắt được các quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy Do vậy, để có được cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, định hướng thế giới quan cho thế hệ trẻ, nhất là sinh viên, phải đi từ lý luận đến thực tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để nói về vấn đề này: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”,

“Lý luận đi đôi với thực hành” Dù nói “đi đôi”, gắn liền kết hợp nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.” (HCM, 1995, tập 8, tr.496) Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa nhau, hậu thuẫn nhau, bổ sung cho nhau

Từ những lí do nói trên, tiểu luận này sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu cặp phạm trù khả năng và hiện thực dưới góc độ Triết học Mác – Lênin và ứng dụng vào giải quyết một vấn đề thực tế để cung cấp cho mọi người những hiểu biết khái quát về mặt lý thuyết và cách để ứng dụng chúng vào những vấn đề trong cuộc sống

Trang 5

II NỘI DUNG LÝ THUYẾT

1.Giới thiệu

1.1.Phép biện chứng duy vật

Trong chủ nghĩa MÁC – LÊNIN, khái niệm biện chứng dùng để chỉ các mối liên

hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng, quá trình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của Thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn Với nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình - phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của Thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”1

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen đã định nghĩa: “ Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những

sự vật và những phản ánh của chúng vào tư duy chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại giữa chúng ,trong sự móc xích của chúng, trong sự vận động của chúng, trong sự phát sinh và tiêu vong của chúng”.2

Trong khi nhấn mạnh nguyên lý về sự phát triển Lênin đã khẳng định: “Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về

sự phát triển dưới hình thức hoàn mĩ nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức, của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng”3

1 C.Mác và Ph.Ăngghen : Toàn t p, Nhà xuấất b n Chính tr quốấc gia -S th t, Hà n i, năm ậ ả ị ự ậ ộ 1994, tấp 20, trang 201

2 Mác, Ph.Ăngghen :Tuy n t p, t p V, Nhà xuấất b n S th t, Hà N i, 1983, trang 3 ể ậ ậ ả ự ậ ộ 8

3 V.I.Lê-nin :Toàn t p , Nxb.Tiêấn b , Mát -xc -va, 1980, t23, tr.53 ậ ộ ơ

5

Trang 6

Trong quá trình nhận thức của con người thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các đối tượng để nắm bắt và thể hiện thông qua các khái niệm những thuộc tính và mối liên

hệ chung cùng có ở tất cả chúng Đó là vận động, không gian, thời gian, nhân quả, tính quy luật, tất yếu, ngẫu nhiên, giống nhau Chúng là những đặc trưng của các đối tượng vật chất, là những hình thức tồn tại phổ biến của vật chất, còn các khái niệm phản ánh chúng là những phạm trù Triết học

Như vậy phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người,

là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất

cả các đối tượng hiện thực Chúng giúp con người suy ngẫm những chất liệu cụ thể

đã thu nhận được trong quá trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của khách thể Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái quát thành các phạm trù cơ bản Tính cặp đôi của các phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan Các phạm trù hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội của con người Trong phép biện chứng duy vật có sáu cặp phạm trù, trong đó mỗi cặp phạm trù có vai trò phương pháp luận khác nhau Các cặp cái riêng và cái chung; tất nhiên và ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng là cơ sở phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp ; diễn dịch và quy nạp ; khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức được toàn bộ các mối liên hê theo hệ thống Các cặp nguyên nhân và kết quả; khả năng và hiện thực là cơ sở phương pháp luận chỉ ra các mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng như những quá trình tự nhiên Cặp nội dung và hình thức là cơ sở phương pháp luận nắm bắt các hình thức tồn tại hoặc biểu hiện của đối tượng trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của các phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn

Để nhận thức được rõ hơn về cặp phạm trù triết học, ta sẽ đi tìm hiểu về khái quát nội dung và ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù: Khả năng và hiện thực

1.2.Khả năng và hiện thực

Trang 7

Khi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, chủ thể nhận thức đã có thể phán đoán được sự vật, hiện tượng đó do sự phát triển của những mâu thuẫn bên trong nó quy định, sẽ biến đổi theo hướng nào, nghĩa là đã

có thể nhận thức được đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng đó Biện chứng của sự liên hệ lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai được phản ánh trong các phạm trù “khả năng” và “hiện thực” Phạm trù khả năng phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng Vì thế khả năng là phạm trù phản ánh tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của hiện thực mới, là cái có thể có, nhưng ngay lúc này chưa có; hiện thực là phạm trù phản ánh kết quả sinh thành, là sự thực hiện khả năng, và là cơ sở để định hình những khả năng mới

ra khi có điều kiện thích hợp Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại gồm tất cả các

sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức, là sự thống nhất biện chứng của bản chất và các hiện tượng thể hiện bản chất đó Theo nghĩa này, hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan được dùng để phân biệt các hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần Về thực chất, hiện thực là sự thống nhất giữa bản chất của đối tượng với vô vàn các hiện tượng của nó, tạo nên tính xác định động cho đối tượng trong một không gian, thời gian cụ thể

2.PHÂN LOẠI

2.1.Phân loại khả năng

Mọi khả năng đều là khả năng thực tế nghĩa là khả năng thực sự tồn tại do hiện thực sinh ra Nhưng có khả năng được hình thành do quy luật vận động nội tại của

sự vật quy định, được gọi là khả năng tất nhiên, có khả năng được hình thành do các tương tác ngẫu nhiên quy định được gọi là khả năng ngẫu nhiên

Ví dụ:

7

Trang 8

 Khi gieo hạt xuống đất, khả năng hạt sẽ nảy mầm, mọc thành cây và lại cho ta những hạt mới là khả năng tất nhiên

bệnh nên không thể nảy mầm, không phát triển thành cây, cho hạt được Khả năng này do những tác động ngẫu nhiên quy định nên được gọi là khả năng ngẫu nhiên

Trong khả năng tất nhiên bao gồm khả năng gần, nghĩa là đã có đủ hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực và khả năng xa, nghĩa là chưa đủ điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực mà còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá

độ nữa

Ví dụ:

lãnh đạo đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, có Nhà nước xã hội chủ nghĩa thật sự

là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, có những điều kiện quốc tế thuận lợi thì khả năng hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại

chủ nghĩa là khả năng xa hơn

2.2.Phân loại hiện thực

Hiện thực bao gồm cả hiện thực vật chất (hiện thực khách quan) và hiện thực tinh thần (hiện thực chủ quan), nghĩa là cả vật chất và tinh thần đều tồn tại Về thực chất, hiện thực là sự thống nhất giữa bản chất của đối tượng với vô vàn hiện tượng tạo nên tính xác định cho đối tượng trong một không gian, thời gian cụ thể

Ví dụ:

điều kiện kinh tế xã hội, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật của nước ta chỉ đang ở mức đang phát triển

3.Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

Trang 9

Một là, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau, luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau.

Quá trình đó diễn ra như sau: khả năng biến thành hiện thực; hiện thực này do sự vận động nội tại của nó lại nảy sinh khả năng mới; khả năng mới này khi có điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực mới v., đó là quá trình phát triển vô tận của thế giới khách quan Ví dụ, trong con gà mái chứa đựng khả năng đẻ trứng gà, khi con

gà đẻ trứng thì quả trứng là hiện thực Trong hiện thực quả trứng gà lại chứa đựng khả năng nở thành con gà con và v.v

Hai là, trong cùng một sự vật, cùng một điều kiện nhất định, không phải chỉ tồn tại một mà là tồn tại nhiều khả năng khác nhau.

Ngoài những khả năng vốn có của sự vật, khi điều kiện mới xuất hiện thì sự vật sẽ xuất hiện những khả năng mới và bản thân mỗi khả năng cũng sẽ thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện

Ba là, khả năng muốn biến thành hiện thực thường không phải chỉ cần một điều kiện mà là sự tập hợp của nhiều điều kiện

Khi phân tích tình thế cho một cuộc cách mạng nổ ra, V.I.Lênin chỉ ra cần có 4 yếu

tố (điều kiện) đó là: thứ nhất, giai cấp thống trị không thể giữ nguyên sự thống trị của mình như trước được nữa; thứ hai, giai cấp bị trị đã bị bần cùng hóa quá mức bình thường; thứ ba, tính tích cực của quần chúng nhân dân được tăng lên đáng kể; thứ tư, giai cấp cách mạng có đủ năng lực tiến hành những hành động cách mạng mạnh mẽ, đủ sức đập tan chính quyền của giai cấp thống trị Nếu thiếu một trong các điều kiện này thì cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể nổ ra và thắng lợi

4.Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời nhau và luôn chuyển hoá cho nhau; do hiện thực được chuẩn bị bằng khả năng còn khả năng hướng tới sự chuyển hoá thành hiện thực, nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng Tuy nhiên, vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai 9

Trang 10

nên Khi đề ra kế hoạch phải tính đến mọi khả năng để kế hoạch đó sát với thực tiễn Nhiệm vụ của hoạt động nhận thức là phải xác định được khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng và tìm ra khả năng ấy trong chính bản thân nó, bởi khả năng nảy sinh vừa do sự tác động qua lại giữa các mặt bên trong, vừa do sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng với hoàn cảnh bên ngoài

Thứ hai, phát triển là quá trình trong đó khả năng chuyển hoá thành hiện thực; còn hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các khả năng mới, trong điều kiện thích hợp các khả năng mới ấy lại chuyển hoá thành hiện thực, tạo thành quá trình vô tận; do vậy, sau khi đã xác định được được các khả năng phát triển của

sự vật và hiện tượng thì mới tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng

Thứ ba, trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý trong một sự vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường hợp có thể xảy xa Thứ tư, cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một số khả năng và ngoài một số khả năng vốn có, thì khi có điều kiện mới

bổ sung ở sự vật, hiện tượng sẽ xuất hiện thêm một số khả năng mới dẫn đến sự xuất hiện một sự vật, hiện tượng mới, phức tạp hơn Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả năng trong số hiện có, trước hết phải chú ý đến khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng dễ chuyển hoá thành hiện thực hơn Thứ năm, khả năng chỉ chuyển hoá thành hiện thực khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết nên cần tạo ra các điều kiện đó để nó chuyển hoá thành hiện thực Cần tránh sai lầm, hoặc tuyệt đối hoá vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực

III Vận dụng vấn đề

Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt chính của Việt Nam, tước bỏ quyền sống của người phạm tội Xuyên suốt lịch sử lập hiến, đã có

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w