1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặpphạm trù “nguyên nhân và kết quả”, hãy vận dụng đểnhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn

22 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn
Tác giả Đồng Thúy Nga, Lê Thúy Ngân, Trần Hải Long
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Triết học Mác-Lênin
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 605,92 KB

Nội dung

Phạm trù kết quả trong vấn đề vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020...10 Trang 5 MỞ ĐẦUTrong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối liên

Trang 1

Hà Nội, 2023

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM

GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 03/12/2023

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 01 Lớp: N18.TL2

SĐT nhóm trưởng: 0383876336 Email: dongthuynga2005@gmail.com

Tổng số sinh viên của nhóm: 03

Có mặt: Vắng mặt: Có lý do: Không lý do:

Tên bài tập: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù

“nguyên nhân và kết quả”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn

đề của thực tiễn

Môn học: Triết học Mác-Lênin

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc

GV kítên

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Một số vấn đề chung về phạm trù 1

1.1 Định nghĩa phạm trù 1

1.2 Bản chất của phạm trù 2

2 Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” 3

2.1 Nội dung của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” 3

2.1.1 Khái niệm cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” 3

2.1.2 Một số tính chất của mối liên hệ nguyên nhân và kết quả 4

2.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 4

2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả 6

3 Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” vào phân tích và giải quyết vấn đề vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 7

3.1.Thực trạng chung về vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 8

3.2.Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” vào giải quyết vấn đề vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 9

3.2.1 Phạm trù nguyên nhân trong vấn đề vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 9

3.2.2 Phạm trù kết quả trong vấn đề vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 10

3.2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong vấn đề vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 12

Trang 4

3.2.4 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả trong vấn đề vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai

đoạn 2015-2020 14

KẾT LUẬN 16

PHỤ LỤC 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối liên hệgiữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất, phổ biếnnhất Bởi mọi sự vận động biến đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùngcũng đều là mối liên hệ nhân quả, như Lô-mô-nô-xốp đã từng khẳng địnhbằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: “Năng lượng không tựnhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sangdạng khác” Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiênđầu tiên được phản ánh vào đầu óc con người Chính vì vậy, nhiệm vụ củanhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tựnhiên, xã hội và tư duy để giải thích được các hiện tượng đó Từ những lý dotrên, chúng em đã mạnh dạn chọn đề tài “Nội dung và ý nghĩa phương phápluận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” và vận dụng cặp phạm trùnày để nhận thức và giải quyết vấn đề vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ởViệt Nam giai đoạn 2015-2020”

Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bài viếtkhông tránh khỏi sai sót Chúng em mong nhận được những ý kiến nhận xét,đóng góp từ cô và các bạn để bài làm được hoàn thiện hơn

NỘI DUNG

1 Một số vấn đề chung về phạm trù

1.1 Định nghĩa phạm trù

Trong quá trình giao tiếp và tương tác, con người thường phải sử dụng

những khái niệm nhất định để diễn giải suy nghĩ của mình và giúp người đối diện có thể hiểu được ý nghĩ đó Những khái niệm nhất định này là hình thức

của tư duy phản ánh những mặt, những thuộc tính cơ bản của một lớp những

sự vật hiện tượng nhất định của hiện thực khách quan; và tùy mức độ bao quát

mà ta có các khái niệm rộng hay hẹp khác nhau Trong đó, khái niệm rộng

nhất được gọi là phạm trù Nói cách khác, phạm trù là những khái niệm rộng

nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung và cơbản nhất của các sự vật hiện tượng trong một lĩnh vực nhất định1

1 Nguyễn Ngọc Long (2016), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Giáo Dục, tr.100

Trang 6

Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phảnánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biếnthuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu (ví dụ, toán học có các phạm trù về

“số”, “hình”, “điểm”, “giới hạn”, “hàm số” …; kinh tế học có các phạm trù về

“hàng hóa”, “giá trị”, “lợi ích tối ưu” …; khoa học pháp lý có các phạm trù về

“quan hệ xã hội”, “nhà nước”, “pháp luật” …) Tuy nhiên, các phạm trù trênchỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh vực nhất định thuộcphạm vi nghiên cứu của một môn khoa học chuyên ngành nào đó; còn cácphạm trù của phép biện chứng duy vật (như “vật chất”, “ý thức”, vận động”

…) lại là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vựcnhất định mà là của toàn bộ thế giới hiện thực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và

tư duy)

1.2 Bản chất của phạm trù

Theo quan điểm của những nhà triết học thuộc phái duy thực, phạm trù

là những thực thể ý niệm, tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của conngười Còn những nhà triết học thuộc phái duy danh lại cho rằng ngược lại,phạm trù chỉ là những từ trống rỗng, do con người tưởng tượng ra, không biểuhiện một cái gì của hiện thực2

Khác với các quan niệm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng,các phạm trù không có sẵn trong nhận thức của bản thân con người một cáchbẩm sinh, tiên nghiệm, cũng không tồn tại sẵn ở bên ngoài và độc lập với ýthức của con người, mà được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức

và thực tiễn của con người Mỗi phạm trù xuất hiện đều là kết quả của quátrình nhận thức trước đó, đồng thời lại là bậc thang cho quá trình nhận thứctiếp theo của con người để tiến gần đến nhận thức đầy đủ hơn bản chất của sựvật

Ngoài ra, chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chỉ rõ, các phạm trù đượchình thành bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính,những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật, vì vậy nội dung của

2 V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến Bộ 1981, tập 29, tr.102.

Trang 7

nó mang tính khách quan, bị thế giới khách quan quy định, mặc dù hình thứcthể hiện của nó là chủ quan.

Cuối cùng, các phạm trù là kết quả của quá trình nhận thức của conngười, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nhưng thế giới kháchquan không chỉ tồn tại độc lập với ý thức của con người, mà còn luôn vậnđộng, phát triển, chuyển hóa lẫn nhau Vì vậy, hệ thống phạm trù của phépbiện chứng duy vật không phải là một hệ thống đóng kín, bất biến, mà nóthường xuyên được bổ sung bằng những phạm trù mới cùng với sự phát triểncủa thực tiễn và của nhận thức khoa học3

2 Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả”

2.1 Nội dung của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả”

2.1.1 Khái niệm phạm trù nguyên nhân và kết quả

Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ hình thành củacác sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan

Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định Còn kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên 4

Không nên hiểu nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toànkhác nhau Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến chỗ cho rằngnguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đấy luôn nằm ngoài sự vật, hiệntượng đó và cuối cùng nhất định sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thếgiới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, tức nằm ở thế giới tinh thần

Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điềukiện Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiệncùng với nguyên nhân Nguyên cớ là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trướckết quả, có liên hệ với kết quả nhưng chỉ là liên hệ bên ngoài không có mối

3 Nguyễn Ngọc Long (2016), tlđd, tr.101.

4 Bộ GD&ĐT (2023), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia sự thật, tr.216.

Trang 8

liên hệ bản chất, chẳng hạn, lấy cớ là bảo vệ đạo Gia Tô, tháng 9/1958 liênquân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộcxâm lược của thực dân phương Tây ở Việt Nam Mặt khác, điều kiện là hiệntượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác động, trên cơ sở đó gây ra mộtbiến đổi nhất định Tuy nhiên bản thân điều kiện không phải nguyên nhân,điều kiện là những yếu tố không trực tiếp tạo ra kết quả nhưng ảnh hưởng đếnquá trình tạo ra kết quả.

2.1.2 Một số tính chất của mối liên hệ nguyên nhân và kết quả

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu

Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự

vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người Dù con người biết hay khôngbiết thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nênbiến đổi nhất định Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tácđộng và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ khôngsáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình Quan điểmduy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan trong bảnthân sự vật Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra hoặc

do cảm giác con người quy định

Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội

đều có nguyên nhân nhất định gây ra Không có hiện tượng nào không cónguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa màthôi Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệnhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực

Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện

giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau Tuy nhiên trong thực tế không thể có

sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau Dovậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là:Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhaubao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu

2.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Trang 9

a Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nguyên nhân luôn có trước kết quả.

Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng

đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhâncủa đêm và ngược lại hay mùa xuân không phải là nguyên nhân của mùa hè

Mối liên hệ nhân quả không đơn thuần chỉ là sự tiếp nhau về mặt thời

gian, mối quan hệ nhân quả còn là mối quan hệ sản sinh Trong thực tiễn thì

mối liên hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp, bởi nó còn phụ thuộc vàođiều kiện hoàn cảnh khác nhau Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiềukết quả khác nhau vì nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc vào những điều kiện,hoàn cảnh nhất định, phép biện chứng duy vật cho rằng, một nguyên nhânnhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định.Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhânkhác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc Nếu nguyên nhân khác nhautác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùngchiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả Ngược lại, nếu các nguyên nhân khácnhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậmchí triệt tiêu các tác dụng của nhau

Căn cứ vào tính chất, vai trò, vị trí của nguyên nhân đối với sự hìnhthành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành: Nguyên nhân chủ yếu vànguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài,nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

b Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhânTrong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng

sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân Sự

tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có thể diễn ra hai chiềuhướng: hoặc là tích cực thúc đẩy các hoạt động của nguyên nhân, hoặc là tiêucực làm cản trở hoạt động của nguyên nhân Chẳng hạn, trình độ dân trí thấp

do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục Nhưng dân trí thấp lại lànhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, vì vậy lại

Trang 10

kìm hãm sản xuất phát triển Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả củachính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn Sau đó, dân trí cao lại tácđộng tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục5

c Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quảĐiều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan

hệ khác nhau Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhânnhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại Một hiện tượng nào

đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thànhnguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi khôngbao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận, trong chuỗi đókhông có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng Một hiện tượng nào đấy đượccoi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụthể

2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do

nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhấtthiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượngnào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó

Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm

nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, hiện tượng mốiliên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện Trong thời gian hoặctrong mối quan hệ nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau,chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiệntượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần nghiêncứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả,cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ranhững kết quả nhất định

Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và

quyết định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về

5 Nguyễn Ngọc Long (2016), tlđd, tr.107.

Trang 11

nguyên nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có íchtrong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện,hoàn cảnh cụ thể chứ không nên rập khuôn theo phương pháp cũ Trong sốcác nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu vànguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nêntrong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyênnhân bên trong.

3 Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” vào phân tích và giải quyết vấn đề vấn nạn tảo hôn vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong những năm gần đây

Hôn nhân là một nét đẹp trong văn hóa con người nói chung, là một sựtiến hóa của chúng ta so với những loài vật cấp dưới tình yêu đã đạt đến độchín muồi, xét thấy những vấn đề chủ quan như tình hình kinh tế, sức khỏe đã

ổn định, người ta quyết định đi tới hôn nhân - một “cam kết tình yêu” lâu dài

và được bảo đảm bằng pháp luật Có thể nói, càng đủ trình độ nhận thức,người ta càng suy tính kĩ càng hơn cho việc kết hôn: đôi bên có hợp nhau vềmặt tính cách không, gia cảnh có tương xứng không, sức khỏe ra sao Ởnhững thành phố lớn, những đôi trẻ trước khi về chung một nhà thường phảilàm khá nhiều thủ tục như khám sức khỏe tiền hôn nhân để phòng ngừa cácnguy cơ liên quan đến vấn đề sinh sản và kiểm tra lí lịch, đăng ký kết hôn.Một hôn sự cũng thường kéo dài vài lễ, từ dạm ngõ, ăn hỏi đến đón dâu vàcuối cùng là lễ cưới Xét thấy, đây là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗicon người Hay như Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 địnhnghĩa: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theoquy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn."

Vậy ở những vùng dân tộc thiểu số, nơi ít có điều kiện phổ cập văn hóa

và công nghệ, hôn nhân sẽ diễn ra như thế nào? Không tìm hiểu, không thămhỏi, không thủ tục lằng nhằng, không cần quan tâm kinh tế, sức khỏe và thậmchí là độ tuổi, những cuộc hôn nhân vẫn được diễn ra như một lẽ thường tình,một điều đương nhiên đối với người dân ở vùng sâu vùng xa Việt Nam Đóđược gọi là “tảo hôn”, mà theo Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014 đượcđịnh nghĩa như sau “là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w