Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyênnhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.- Một hiện tượng nào đó là kết quả do nguyên nhân nào đó sinhra, đến lượt mìn
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề bài:
Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả”, hãy vận dụng để nhận thức
và giải quyết một vấn đề của thực tiễn.
Hà Nội, 2023
LỚP: 4807 NHÓM: 02
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 29/11/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm số: 02 Lớp: 4807
Tổng số thành viên của nhóm: 12 Có mặt: 12 Vắng mặt: 0 Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm, kết quả như sau:
Đánh giá của SV
Ký tên
Đánh giá của giáo viên
số
Điểm chữ
Đức
49071
Đức
48071
5 Dương Thị Minh
Hà
48071
6 Nguyễn Thị Hải
Hà
48071
Diệu Hiền
48072
1
0 Nông Thị Hiền
48072
1
1
Đỗ Thị Quỳnh
Hoa
48072
Trang 32 Nguyễn Thị Hoài
48072
Kết quả điểm bài viết: ……… Hà Nội, ngày 29 tháng
11 năm 2023
- Giáo viên chấm bài: ……… NHÓM TRƯỞNG
Kết quả điểm thuyết trình: ………
- Giáo viên cho thuyết trình: …………
Điểm kết luận cuối cùng: ……… Nguyễn Văn Đức
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1
I Quan niệm biện chứng duy vật về phạm trù và sự hình thành phạm trù 1
II Khái niệm phạm trù triết học 1 III Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 2
1 Khái niệm nguyên nhân - kết quả theo quan niệm triết học Mác – Lênin 2
2 Tính chất của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả 2
3 Đặc trưng cơ bản của mối liên hệ nguyên nhân – kết quả 2
4 Mối liên hệ giữa 2 phạm trù nguyên nhân - kết quả3
IV Ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả 3
V Vận dụng phạm trù nguyên nhân kết quả để nhận thức
và giải quyết một vấn đề của thực tiễn 4
1 Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử và các chất độc hại khác (rượu bia, thuốc lá, ) của giới trẻ ngày nay.4
2 Tìm hiểu về sự gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ 4
3 Kết quả từ việc sử dụng thuốc lá điện tử 5
4 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 7
Trang 45 Giải quyết vấn đề trong thực tiễn (vận dụng phần nội dung của phương pháp luận để giải quyết) 9 KẾT LUẬN 10 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 5MỞ ĐẦU
Theo phép biện chứng duy vật, bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ nhân quả, vì thế giới là một chuỗi liên hệ nhân quả trong thời gian dài vô tận Các sự vật, hiện tượng luôn nằm trong quá trình vận động, phát triển không ngừng Sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu tố bên trong sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới Từ đó làm xuất hiện mối quan hệ nhân quả
Trong thực tiễn có thể thấy, vấn đề “rượu bia, thuốc lá và các chất gây nghiện khác” ngày càng xâm nhập sâu vào cuộc sống giới trẻ Việt Nam hiện nay Đặc biệt, thuốc lá điện tử - món đồ
mà được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng lại chính là “con dao bén nhọn” từng ngày hủy hoại bên trong cơ thể người sử dụng chúng Đó chính là một vấn đề nhức nhối, mang lại nhiều sự chú
ý trong cộng đồng Vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả”, hãy vận dụng đề nhận thức và giải quyết sự xâm nhập của rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện khác vào giới trẻ Việt Nam ngày nay, đặc biệt là thuốc lá điện tử” với mong muốn đóng góp tiếng nói riêng về vấn đề nóng bỏng này của toàn xã hội và để rèn luyện kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề ở góc độ triết học
NỘI DUNG
I Quan niệm biện chứng duy vật về phạm trù và sự hình thành phạm trù
- Trong quá trình nhận thức con người thâm nhập sâu vào đối tượng để nắm bắt những thuộc tính, những mối liên hệ chung của chúng Kết quả của quá trình đó phản ánh qua việc hình thành và phát triển hệ thống các khái niệm, phạm trù
- Đó là vận động, không gian và thời gian, nhân quả, tính quy luật, tất yếu, ngẫu nhiên, giống nhau, khác nhau, mâu thuẫn
- Là những đặc trưng của các đối tượng vật chất, là những hình thức tồn tại phổ biến của vật chất, còn các khái niệm phản ánh chúng là những phạm trù triết học
II Khái niệm phạm trù triết học
- Là hình thức hoạt động tri thức phổ biến của con người
Trang 6- Là những mô hình tư tưởng phản ánh thuộc tính và mối quan
hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực
⇒ Giúp con người suy ngẫm những chất liệu thể đã thu nạp được trong quá trình nhận thức và từ đó cải thiện hiện thực, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của khách thể
- Các phạm trù đều phản ánh các hình thức tồn tại phổ biến của hiện thực khách quan Muốn tìm hiểu sâu và thấy sự phong phú các tính quy luật biên chứng, thì phải khảo sát mối liên hệ hữu
cơ và sự phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống phạm trù
III Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
- Là một trong 6 cặp phạm trù triết học
- Các quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng nguyên nhân là đối tượng sinh ra, còn kết quả là đối tượng được sinh ra Nguyên nhân không nằm trong đối tượng mà nằm ở đối tượng khác, tức là yếu tố bên ngoài
Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm Vì nguyên nhân bên ngoài nên nó không xác định bản chất của đối tượng Bản chất của đối tượng phải do nguyên nhân bên trong
1 Khái niệm nguyên nhân – kết quả theo quan niệm triết học Mác – Lênin
- Nguyên nhân: là phạm trù triết học dùng để chỉ ra tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định
- Kết quả: là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện có sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên
2 Tính chất của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
a, Tính khách quan
- Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan, tồn tại bên ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc nhận thức của con người
- Bản chất mối quan hệ này là vốn có nên không đồng nhất với tiên đoán Mối quan hệ không tùy thuộc vào việc ta tiên đoán được một hiện tượng này dựa vào hiện tượng khác Ta chỉ có thể tìm trong giới tự nhiên khách quan, chứ không tạo ra nó trong đầu óc
Trang 7b, Tính phổ biến
- Tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều gây nên bởi những nguyên nhân Không có hiện tượng nào mà không có nguyên nhân
- Nó bao trùm tất cả mọi hiện tượng của hiện thực, không trừ
một hiện tượng nào là nội dung cơ bản của nguyên tắc quyết
định luận.
c, Tính tất yếu
Kết quả do nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào điều kiện nhất định
+ Điều kiện là hiện tượng cần thiết để sinh ra kết quả nhưng không gây ra kết quả Nếu không có điều kiện thì nguyên nhân không gây ra kết quả
+ Có thể thấy ở thực tiễn nguyên nhân nhất định phải ở trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định
3 Đặc trưng cơ bản của mối liên hệ nguyên nhân – kết quả
- Tính kế tiếp theo thời gian:
+ Vì sự tương tác giữa các bộ phận của đối tượng hoặc giữa các đối tượng riêng nguyên nhân bắt đầu tác động, thực hiện các chức năng của mình thì kết quả chưa có, kết quả xuất hiện muộn hơn và cần có thời gian để xuất hiện
+ Mọi quá trình khách quan điều tiến triển từ nguyên nhân đến kết quả Vì nguyên nhân luôn có trước, nên cần phải giải thích mọi thuộc tính cố hữu và những biến đổi từ những tương tác có trước về thời gian Nó tham gia một cách hữu cơ, có cơ chế sinh
ra cái mới, điều đó cho thấy bước chuyển từ trạng thái cũ sang trang thái mới
+ Con người không chỉ quan sát tính kế tiếp mà còn tích cực tác động tạo ra điều kiện để chúng tương tác với nhau
+ Nguyên nhân có thể truyền sang cho kết quả những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở nó, nhưng không phải tất cả những thuộc tính và mối liên hệ ở kết quả đều từ nguyên nhân mang sang Mà phần lớn kết quả là sự xuất hiện cái những thuộc tính chưa hề có ở nguyên nhân mà chỉ mới sinh ra tương tác
- Một kết quả có nhiều nguyên nhân, trong số các nguyên nhân
ở các điều kiện tương ứng đều có khả năng sinh ra kết quả đó
Do vậy, từng nguyên nhân ra cần hiện rõ thông qua suy luận logic từ kết quả, bởi một kết quả có thể do một số nguyên nhân
Trang 8độc lập sinh ra nên kết quả không chứa khả năng suy ra nguyên nhân thực sự trong một số trường hợp cụ thể Kết quả chỉ ra cơ
sở để chúng ta dựa vào đó để xây dựng những giả thuyết về nguyên nhân
4 Mối liên hệ giữa 2 phạm trù nguyên nhân - kết quả
a, Thứ nhất: Nguyên nhân sinh ra kết quả
- Nguyên nhân luôn có trước kết quả, nên nguyên nhân sinh ra kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và tác động
- Cùng một nguyên nhân có thể do nhiều kết quả tạo thành Ngược lại, một nguyên có thể có nhiều kết quả
b, Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà sẽ ảnh hưởng trở lại nguyên nhân
c, Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
- Khi xem xét sự vật hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại
- Một hiện tượng nào đó là kết quả do nguyên nhân nào đó sinh
ra, đến lượt mình sẽ trở thành kết quả của một nguyên nhân khác
- Tuy nhiên kết quả không thể là nguyên nhân của chính nguyên nhân gây ra nó
IV Ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
- Thứ nhất: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn không thể phủ nhận mối quan hệ nhân quả
- Thứ hai: Trong nhận thức và hoạt động cần phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn phù hợp với môi trường cụ thể
- Thứ ba: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể để phân tích, đánh giá đúng nguyên nhân
V Vận dụng phạm trù nguyên nhân kết quả để nhận thức
và giải quyết một vấn đề của thực tiễn
Ví dụ về vấn đề: Rượu bia, thuốc lá và các chất gây nghiện khác ngày càng xâm nhập vào giới trẻ Việt Nam ngày nay, đặc biệt là thuốc lá điện tử.
Trang 91 Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử và các chất độc hại khác (rượu bia, thuốc lá, ) của giới trẻ ngày nay
Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ tại Việt Nam hiện nay tăng lên khá nhanh, bởi các bạn trẻ coi đây như một trào lưu thời thượng, thể hiện sự sành điệu của bản thân
Theo Bộ Y tế, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong thanh, thiếu niên Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng Theo kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá do Quỹ phòng chống tác hại của Bộ Y
tế phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện tại 34 tỉnh – thành phố thì tỷ lệ hút thuốc lá điện tử tăng báo động từ 0,2% năm
2015 đến 3,6% năm 2020 (tức là tăng đến 18 lần: trong đó nam giới tăng 14 lần từ 0,4% lên 5,6% và nữ giới tăng 10 lần từ 0,1% lên 1%)
Đặc biệt, tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá điện tử với với độ tuổi
từ 13-15 tuổi cũng đã tăng lên 3,5% thay vì mức 2,6% năm 2019
2 Tìm hiểu sự gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ
- Một kết quả có thể do một nguyên nhân tạo ra hoặc rất nhiều nguyên nhân tạo ra (tránh tư tưởng chủ quan) chia các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan: hút nhiều, hút thường xuyên có thể gây nghiện, có tác hại xấu tới tim mạch, phổi và các bệnh liên quan khác; tiêu tốn tiền bạc, sức khỏe có thể do:
+ Bản thân giới trẻ muốn khẳng định, muốn thể hiện bản thân + Thiết kế mới mẻ, ấn tượng với nhiều màu sắc, thiết kế bắt mắt để tạo trào lưu và phong cách hướng đến giới trẻ
+ Các sản phẩm được bày bán rộng rãi, dễ mua, dễ tiếp cận (đặc biệt giới trẻ hiện nay tiếp xúc mạng xã hội sớm nên việc mua bán trên nền tảng này không quá xa lạ)
+ Do việc quản lý kiểm soát còn nhiều hạn chế, không được gắt gao
+ Không có quy định việc kiểm tra chứng minh thư/căn cước công dân của khách dẫn đến việc có nhiều trẻ vị thành niên có thể mua và tiêu thụ
+ Nhiều giới trẻ không biết hoặc có biết tác hại của thuốc lá điện tử gây nên nhưng cố tình bỏ qua
+ Các thương hiệu thuốc lá điện tử hầu như phụ thuộc rất nhiều vào phương tiện truyền thông – mạng xã hội để tiếp thị, quảng
Trang 10bá sản phẩm,… tài trợ cho người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội cũng là “chiến thuật” đang được áp dụng nhắm vào giới trẻ
+ Ngoài ra còn do những yếu tố bên ngoài: bị bạn bè rủ rê hoặc
ép buộc sử dụng; tính ham muốn khám phá, muốn thử (do thường thấy người xung quanh sử dụng thuốc lá điện tử)
- Một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết quả khác nhau: Việc
sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên có thể dẫn tới các kết quả như:
+ Tiêu tốn tiền bạc
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe (gây hại cho đường hô hấp, tim mạch, nguy cơ gây ung thư, các bệnh về răng miệng, ) Nặng hơn có thể gây nghiện, gây ảo giác, ngáo đá, không làm chủ được lời nói, hành động của bản thân
+ Thiết bị điện tử có thể hỏng, lỗi và gây cháy nổ, thương tích làm mất an toàn
+ Gây hại tới sự phát triển của giới trẻ và toàn xã hội
+ Ảnh hưởng tới bản thân, gia đình, xã hội
- Nguyên nhân tạo ra kết quả nhưng kết quả này lại là nguyên nhân của kết quả khác: tính tò mò dẫn đến muốn trải nghiệm,
mà hút càng ngày càng nhiều hơn, gây thích thú, gây nghiện từ
đó ảnh hưởng tới tiền bạc, sức khỏe,…
3 Kết quả từ việc sử dụng thuốc lá điện tử
- Thuốc lá điện tử là những sản phẩm mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại, bằng chứng khoa học về độc tính và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của các sản phẩm này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên, rất nhiều các nhà nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra những hậu quả đối với sức khỏe của việc sử dụng và tiếp xúc thụ động với khói của các sản phẩm này
- Tác hại đến đường hô hấp:
+ Một nghiên cứu cắt ngang khác trên 44.817 người trưởng thành ở Canada cho thấy việc sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan tới suy giảm chức năng phổi do tắc nghẽn
+ Năm 2019 tại Mỹ, một loạt trường hợp tổn thương phổi nghiêm trọng ở những người sử dụng thuốc lá điện tử không có tiền sử bệnh phổi đã được ghi nhận Số ca bệnh tiếp tục tăng và đạt đỉnh tới 2.807 ca nhập viện vào tháng 2 năm 2020, trong đó
có 68 ca tử vong
Trang 11+ Giống như người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh hô hấp có liên quan đến thuốc lá điện tử Một cuộc nghiên cứu dựa trên 5 cuộc khảo sát lớn ở học sinh trung học tại Hàn Quốc, Hồng Kông và Mỹ báo cáo rằng tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn, ho mãn tính hoặc viêm phế quản mãn tính ở những học sinh từng sử dụng thuốc lá điện tử cao hơn so với học sinh chưa từng sử dụng
- Tác hại đối với tim mạch:
Thuốc lá điện tử có thể dẫn đến rối loạn chức năng mạch máu, thậm chí là các rối loạn xảy ra trong thời gian ngắn sau khi sử dụng các sản phẩm này Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc
sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan đến việc tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu, huyết khối, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp và tiền sử đột quỵ
- Nguy cơ ung thư:
Những bằng chứng gần đây chỉ ra rằng thuốc lá điện tử có nguy
cơ gây ung thư Khí sinh ra từ thuốc lá điện tử có thể tăng cường hoạt động các enzym gây ung thư, dẫn đến tổn thương DNA và ung thư sau khi hút trong thời gian dài Không chỉ có khí, mà cả việc tiếp xúc với kim loại trong dung dịch thuốc lá điện tử cũng làm tăng nguy cơ ung thư
- Bệnh về răng miệng:
Đối với sức khỏe răng miệng, các nghiên cứu gần đây cho thấy những người sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ mắc bệnh nướu răng, sâu răng, mất xương quanh răng, các bệnh nha khoa khác, tổn thương niêm mạc miệng, nhiễm trùng cao hơn nhiều
so với những người không bao giờ sử dụng
- Các nguy cơ sức khỏe khác:
+ Thuốc lá điện tử có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa, phổ biến nhất là đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, sau đó là tiêu chảy và xuất huyết tiêu hoá Một số trường hợp viêm loét đại tràng đã được ghi nhận Thiết bị điện tử có thể hỏng, lỗi và gây cháy nổ, thương tích, mất an toàn cho người sử dụng Các chấn thương nghiêm trọng đã được ghi nhận như miệng, mặt,
cổ mắt, mũi, xương hàm,
+ Rác thải của bộ phận thiết bị điện tử, ống chứa dung dịch gây ảnh hưởng đến môi trường vì lượng chất thải rắn thải ra ngoài môi trường sau khi sử dụng, đặc biệt là với thiết bị sử dụng một lần