Bài tập lớn với đề tài: "THỰC TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY" - Môi trường và phát triển bền vững - Đại học Nội vụ Hà Nội - Học viện Hành chính Quốc gia - 7 điểm
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Môi trường và phát triển bền vững
Mã phách:
Hồ Chí Minh - 2022
Trang 2BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Môi trường và phát triển bền vững
Mã phách:
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
Chương 1: Cơ sở lý luận về suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay 4
1.1 Cơ sở lý luận về tài nguyên thiên nhiên 4
1.1.1 Khái niệm tài nguyên thiên nhiên 4
1.1.2 Phân loại tài nguyên thiên nhiên 4
1.2 Khái niệm về suy thoái tài nguyên thiên nhiên 5
Chương 2: Thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay
6
2.1 Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay 6
2.2 Thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay 9
2.3 Nguyên nhân suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam 12
Chương 3: Giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam 15
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập vào nền kinh
tế quốc tế của nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố không thể thiếu để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình công nghiệp và phát triển đất nước Trong thực tế, ta cũng có thể thấy được rằng nhờ tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên mà nước ta đã có thể phát triển kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động và cải thiện được thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân,… Không chỉ thoả mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, kinh tế xã hội của con người mà tài nguyên thiên nhiên còn là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của con người và giới tự nhiên Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng Tuy nhiên, không phải tài nguyên nào cũng sẽ không bao giờ bị hao kiệt mà có nhiều tài nguyên bị hao kiệt và thậm chí là không thể tự tái tạo được Chính vì vậy nên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là một việc rất quan trọng những cũng không kém khó khăn vì vừa phải đánh giá mức độ suy thoái của tài nguyên thiên nhiên, vừa phải đo lường được khả năng tái tại của chúng và
có biện pháp khai thác hợp lý, bảo vệ đi đôi với tái tạo các tài nguyên thiên nhiên
Ở Việt Nam, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều tài nguyên bị suy thoái nghiêm trọng và có nguy cơ bị cạn kiệt
Để bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cần nghiên cứu, đánh giá thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên nước ta để có thể đưa ra các giải pháp quản lý khai thác hợp lý và sử dụng bền vững tài nguyên Nhận thức được
Trang 52 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Bài tập lớn có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay, phân tích, đánh giá thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay Từ đó, đề xuất một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay và trong các giai đoạn tiếp theo
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện mục tiêu đã đặt ra, bài tập lớn
có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay
- Đánh giá thực suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay và trong các giai đoạn tiếp theo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Bài tập lớn nghiên cứu nội dung thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
- Về không gian: Bài tập lớn nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận
4.1 Ý nghĩa lý luận
Bài tập lớn tập trung hoàn thiện cơ sở lý luận về suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay, phân tích thực trạng suy thoái tài nguyên thiên
Trang 6nhiên ở nước ta Từ đó nêu ra sự cần thiết của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và đưa ra một số giải pháp góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bài tập lớn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay Từ đó tìm ra những tồn tại, bất hợp lý, hạn chế cần khắc phục trong việc khái thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đề xuất giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay và trong các giai đoạn tiếp theo Ngoài ra, bài tập lớn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài tập lớn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích tài liệu liên quan đến cơ sở
lý luận về suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và các kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công bố
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay
6 Kết cấu của bài tập lớn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của bài tập lớn bao gồm 3 chương
Trang 7NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Cơ sở lý luận về tài nguyên thiên nhiên
1.1.1 Khái niệm tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là những thành phần có sẵn trong môi trường tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại của con người và các sinh vật khác Nó có thể được con người khai thác và sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống Tất cả các sản phẩm trên thế giới đều sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm thành phần cơ bản của chúng, có thể là nước, không khí, hóa chất tự nhiên hoặc năng lượng
Tài nguyên thiên nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên, của thời gian và phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên thiên nhiên
1.1.2 Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Có rất nhiều cách để phân loại tài nguyên thiên nhiên Ta có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên thành các loại sau:
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên rừng
- Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên biển
- Tài nguyên khoáng sản
Dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại như sau:
Trang 8- Tài nguyên không bị hao kiệt: là nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt trong quá trình sử dụng, khai thác như gió, ánh sáng mặt trời, thuỷ triều,…
- Tài nguyên bị hao kiệt: là nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt trong quá trình sử dụng, khai thác, gồm:
+ Tài nguyên tái tạo được: là những tài nguyên có thể phục hồi, tái tạo lại một cách tự nhiên hoặc dưới tác động tích cực của con người như nước, sinh vật,… Tuy nhiên một số tài nguyên nếu bị khai thác quá mức vẫn sẽ không thể phục hồi kịp, bị biến đổi hay thậm chí là cạn kiệt như nước ngọt, đất bị nhiễm mặn, phèn,…
+ Tài nguyên không tái tạo được: là những tài nguyên không thể phục hồi hay tái tạo lại một cách tự nhiên hoặc dưới tác động tích cực của con người
mà sẽ biến đổi và dần cạn kiệt theo thời gian như tài nguyên khoáng sản
1.2 Khái niệm về suy thoái tài nguyên thiên nhiên
Suy thoái tài nguyên thiên nhiên là sự thay đổi về chất lượng và số lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người
và thiên nhiên, phá huỷ các hệ sinh thái và làm tuyệt chủng sinh vật hoang dã
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường như không khí, đất, nước, ánh sáng, rừng, núi, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái,…
Trang 9CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay
Là nước có vị trí chiến lược rất quan trọng trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên thiên nhiên của nước ta rất đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng
để khai thác và sử dụng:
* Tài nguyên đất:
Tài nguyên đất ở nước ta rất đa dạng và phong phú với 64 loại đất khác nhau gồm 13 nhóm đất chính, trong đó, nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit là hai nhóm đất quan trọng nhất đối với nước ta Mỗi nhóm đất lại gồm rất nhiều loại đất khác nhau có tính chất, đặc điểm và giá trị khác nhau giúp nước ta có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau bao gồm cả cây dài ngày và cây ngắn ngày Vị trí và địa hình làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm và phân hóa rõ rệt từ thấp đến cao, từ Bắc vào Nam và cả từ Ðông sang Tây
Theo thống kê, đến ngày 31/12/2017, cả nước ta có 33.123,6 nghìn ha đất, diện tích đất đã được sử dụng vào các mục đích chiếm hơn 93% tổng diện tích tự nhiên Trong đó, nhóm đất sản xuất nông nghiệp là 11508,0 nghìn ha (chiếm 34,74% tổng diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp 14910,5 nghìn ha (chiếm 45,01%), đất chuyên dùng là 1875,3 nghìn ha (chiếm 5,66%) và 714,9 nghìn ha đất ở.[1]
* Tài nguyên rừng:
Việt Nam có tới 3/4 diện tích quốc gia là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích Trong năm 2020, diện tích rừng trồng mới của nước ta đạt 169,500 ha Độ che phủ của rừng Việt Nam cao đã góp phần ngăn lũ lụt, điều hoà dòng chảy cho mùa mưa và mùa khô và tạo điều kiện để xây dựng hàng trăm khu bảo tồn thiên nhiên Nhờ tài nguyên rừng phong phú mà tái nguyên
Trang 10sinh vật sống trong rừng cũng phong phú theo với 8000 loài thực vật bậc cao,
800 loài rêu, 600 loài nấm, 820 loài chim, 180 loài bò sát và hơn 275 loài thú Trong đó, hai loài móng guốc lớn quý hiếm là loài Sao La và Mang Lớn ở Việt Nam càng chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của tài nguyên rừng nước ta
* Tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên sinh vật của nước ta rất phong phú, rất đa dạng về các loài động, thực vật và sinh vật Theo thống kê, nước ta có tới 7,5 nhìn loài vi sinh vật, 16,4 nghìn loài thực vật, 10,3 nghìn loài động vật trên cạn, 2 nghìn loài thủy sinh nước ngọt và trên 11 nghìn loài sinh vật biển Trong đó có nhiều loài rất quý và có giá trị thương mại cao điển hình là nhiều loại gỗ quý như gỗ lim, sến, táu, gỗ đỏ, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu,… Về thực vật có nhiều loài quý hiếm như tê giác, bò tót, sao la, mang lớn, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng,…[1]
Các nguồn tài nguyên sinh vật đã góp phần tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu để phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến và có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái
* Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước Việt Nam rất phong phú nhưng lại diễn biến theo mùa
và phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam với 2,345 con sông có chiều dài trên 10 km
Cứ đi dọc bờ biển 20 km lại gặp một cửa sông Tổng lượng dòng chảy của tất
cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta là 317 km3, chiếm khoảng 2% tổng dòng chảy của các sông trên toàn thế giới Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào Việt Nam tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông, riêng đối với sông Cửu Long chiếm 90%
Trang 11trên 1,167 triệu km2 Trong đó có 33 lưu vực sông lớn, liên tỉnh, với 3,140 sông (chiếm 91% số lượng sông của cả nước), tổng diện tích lưu vực khoảng 306,44 nghìn km2, bằng 92,6% diện tích đất liền của nước ta Trữ lượng nước ngầm của nước ta cũng vô cùng phong phú với khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nước ngọt của cả nước.[1]
* Tài nguyên biển:
Nước ta có 3260 km bờ biển, rộng tới 226000 km2 Trong đó, diện tích
có thể nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha với 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ, 0,38 triệu ha nước mặn Nước ta có đến 250000 ha rừng ngập mặn ven biển và có 3 khu sinh quyển lớn là: vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng)
Biển Việt Nam còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài giá trị kinh
tế cao, 650 loại rong biển, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san hô, 300 loài thân mềm,… Trữ lượng cá nước ta khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt biển có trữ lượng 1,9 triệu tấn Còn tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn
* Tài nguyên khoáng sản:
Việt Nam có tài nguyên khoàng sản vô cùng phong phú với nhiều tài nguyên có trữ lượng khá lớn như dầu mỏ, khí đốt, than đá và một số loại vật liệu xây dựng như đá vôi, cát thuỷ tinh,… Nước ta đã phát hiện được trên 5.000
mỏ, điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản khác nhau, có một số loại khoáng sản như: Than trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn, quặng boxit trữ lượng vài tỉ tấn, thiếc trữ lượng 129.000 tấn, hay sắt phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang với trữ lượng khoảng gần 1 tỉ tấn, quặng apatit trữ lượng trên 1 tỉ tấn, đồng trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, vàng phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng trữ lượng khoảng 100 tấn,… Các nguồn tài nguyên khoáng sản này đang tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước
ta, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trang 122.2 Thực trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay
* Tài nguyên đất:
Tài nguyên đất ở nước ta đang bị suy thoái vô cùng nghiêm trọng Suy thoái đất ở Việt Nam được phân chia thành 4 mức độ: nhóm diện tích đất có nguy cơ suy thoái là khoảng 6,7 triệu ha, nhóm diện tích đất có dấu hiệu suy thoái khoảng 2,4 triệu ha, nhóm diện tích đất đã bị suy thoái khoảng 1,3 triệu ha và cuối cùng là nhóm diện tích sa mạc, hình thành từ nhóm thứ 3, hiện nay có diện tích không đáng kể
Tài nguyên đất đang gặp rất nhiều khó khăn như đất nông nghiệp đang
bị chuyển dần qua đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ, đất bị nhiễm mặn,
bị sa mạc hóa ngày một tăng,… Do các hoạt động sinh hoạt cũng như công, nông nghiệp thải ra các chất độc hại mà đất bị ô nhiễm nghiêm trọng
Sa mạc hóa ngày nay đang ngày một lan rộng do việc sử dụng tài nguyên đất không hợp lý Nước ta có tới 9,34 triệu ha đất bị hoang hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc Trong đó, có trên 50 triệu ha đất chưa được sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hoá cao
Hiện tượng chặt phá rừng quá mức đã gây ra sói mòn đất, lở đất ở nhiều nơi khiến đất bị chua hoá, mặn hoá và giảm độ phì nhiêu Hiện tượng nước triều cường làm cho đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn dẫn đến không còn khả năng sử dụng Ngoài ra, tài nguyên đất còn bị nhiễm độc, nhiễm bẩn nghiêm trọng do
sử dụng không hợp lý các loại phân hoá học, các chất thải công nghiệp Đây là những vấn đề rất đáng lo ngại và là thách thức lớn đối với nông nghiệp nước ta hiện nay
Trang 13thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270 ha/năm, trong 4 năm
từ 2016 đến năm 2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7,283 ha, bình quân mỗi năm chúng ta mất đi 2,500 ha rừng Diện tích rừng phòng hộ của nước ta đang ngày càng suy giảm và thay vào đó là sự gia tăng diện tích rừng sản xuất
do người dân đốt rừng làm nương rẫy Trong Quý III năm 2020, diện tích rừng trồng mới đạt khoảng 63,200 ha , giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2019, sản lượng gỗ khai thác đạt khoảng 4,529 triệu m3 (tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước), sản lượng gỗ khai thác đạt 12,05 triệu m3 (tăng 1,8%), sản lượng củi khai thác đạt 14,4 triệu ha (giảm 0,3%) Hơn 2/3 diện tích rừng của Việt Nam được coi là rừng nghèo, rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 4,6% tổng diện tích rừng và phần lớn phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa Nhiều rừng ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học cũng gần như biến mất.[2]
* Tài nguyên sinh vật:
Trước sự suy thoái của tài nguyên rừng, nước, biển,… tài nguyên sinh vật cũng đang dần bị suy thoái Số lượng loài sinh vật và số lượng các thể trong loài dần ít đi, các loài sinh vật quý hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Ở Việt Nam có khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
* Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước ở Việt Nam đang trong tình trạng suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng Nước ta đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, nhất là vào mùa khô Tài nguyên nước đang bị nhiễm độc, nhiễm bẩn nghiêm trọng do sử dụng không hợp lý các loại phân hoá học, các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,… nhất là tài nguyên nước ở các đô thị, thành phố lớn