1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện trạm tấu tỉnh yên bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2. Mục đích nghiên cứu (11)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học (13)
  • 8. Cấu trúc luận văn (15)
  • Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (15)
  • Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở (15)
  • Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở (15)
  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (16)
    • 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (16)
    • 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu (21)
    • 1.3. Một số lý luận về hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng giáo dục bản (27)
    • 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng (45)
  • Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (50)
    • 2.1. Đôi nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (50)
    • 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng (55)
    • 2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên (57)
  • X Thứ bậc (61)
    • 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở (82)
    • Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (90)
      • 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp (90)
      • 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp (118)
      • 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú (119)
      • 1. Kết luận (128)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (132)
  • PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC LUẬN VĂN (133)

Nội dung

Trong đó, việc tổ chức HĐTN để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đến nay ít được chú trọng do đó việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Trong 2 năm học gần đây: năm học 2020-2021; 2021-2022

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài được triển khai, nghiên cứu tại 6 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái bao gồm:

Trường PTDTBT TH&THCS Khấu Ly, Trường PTDTBT TH&THCS Bản Công, Trường PTDTBT TH&THCS Pá Hu, Trường PTDTBT TH&THCS Pá Lau, Trường PTDTBT TH&THCS Phình Hồ, Trường PTDTBT TH&THCS Tà Xi Láng

Giới hạn khách thể điều tra: Tổng số 78 người (01 chuyên viên tổ tiểu học Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; 6 CBQL, 48 giáo viên, 23 phụ huynh và các lực lượng xã hội khác)

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

Thực trạng hoạt động trải nghiệm và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường PTDTBT TH&THCS huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc trong thời gian qua như thế nào? Kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của nó?

Cần có những biện pháp nào để quản lý hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường PTDTBT TH&THCS huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc?

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng được nâng cao và đặc biệt được chú trọng Tuy nhiên trong quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc còn nhiều tồn tại

Một trong các nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc vẫn còn những hạn chế, bất cập

Vì vậy, nếu đề xuất được những biện pháp quản lý phù hợp, để phát huy các thế mạnh nhằm khắc phục được các hạn chế và nguyên nhân của thực trạng, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

7.2 P hương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Dùng các phiếu trưng cầu ý kiến cho cán bộ quản lý và cho giáo viên: Tập trung khai thác thông tin từ cán bộ quản lý và giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và một số trường bạn trong huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để nắm được ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, chuyên viên phòng

GD&ĐT, ban giám hiệu, giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến lãnh đạo, chuyên viên tổ tiểu học

Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái về các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Phương pháp quan sát: Dự giờ, thăm lớp về hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

+ Phân tích những sáng kiến về công tác quản lý các hoạt động trải nghiệm của giáo viên, cán bộ quản lý;

+ Phân tích kết quả quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh tiểu học

7.3 Phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp thống kê trong toán học: sử dụng phương pháp này để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

ở các trường phổ thông dân tộc bán trú theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở

các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở

các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong từng giai đoạn đều xuất hiện những tư tưởng giáo dục tiêu biểu của các nhà giáo dục Khái niệm HĐTN (hoạt động trải nghiệm) chỉ xuất hiện rõ rệt nhất trong giáo dục hiện đại, tuy nhiên trong những giai đoạn lịch sử trước đó, các nhà giáo dục vẫn có đề cập đến lĩnh vực này trong tư tưởng giáo dục của mình

Sơ đồ 1.1 Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb

Từ năm 1984 đến nay, từ mô hình học tập dựa vào trải nghiệm trên, David Kolb cùng một số tác giả khác đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến học tập dựa vào trải nghiệm, tập trung vào các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, giáo dục, văn hóa, … Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Phong cách học tập và không gian học: Tăng cường học tập dựa vào trải nghiệm trong giáo dục đại học (Learning Styles and Learning Spaces: hKinh nghiệm cụ thể

Hình thành khái niệm trừu tượng

Quan sát đối chiếu và phản ánh Thử nghiệm trong tình huống

Enhancing Experiential Learning in Higher Education)(2005) của Kolb, KY, DA;

Learning how to learn from experience is the way to lifelong learning and development (The Learning Way – Learning from Experience as Path to Lifelong Learning and Development) (2011) by Passarelli, A, Koirb.DA

Hoạt động trải nghiệm bước thêm một bước tiến mạnh mẽ hơn khi vào năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về phát triển bền vững, chương trình

“Dạy và học vì một tương lai bền vững” đã được UNESCO thông qua, trong đó có học phần quan trọng về “hoạt động trải nghiệm” được giới thiệu, phổ biến và phát triển sâu rộng

Lý Quang Diệu cho rằng: “Trong vấn đề văn hóa và phát triển thì việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc vẫn là vấn đề lớn của thế giới đặc biệt là các nước châu Á Nếu quốc gia nào không duy trì được bản sắc của mình thì nước đó sẽ đánh mất khả năng tồn tại của mình” [14]

Tác giả Bùi Thị Kiều Thơ, Vụ giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân tích trong công trình nghiên cứu về phương pháp hoạt động trải nghiệm ở các trường học theo tiếp cận giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm: “các phương pháp được sử dụng phổ biến là: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng; khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của học sinh; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ múa khèn, …), hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc, trưng bày bản sắc văn hóa các dân tộc, tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống, liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian, mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hoá cho học sinh …”[33]

Tác giả Lê Huy Hoàng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong bài viết “Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới” có đề cập đến quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo Theo tác giả, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp người học hình thành và phát triển được phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê [21]

Tác giả Bùi Ngọc Diệp đã gợi ý các hình thức tổ chức HĐTN có thể tổ chức được nhiều nhất, hiệu quả nhất đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục trong bài

Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông

[13] Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác như: Chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: vấn đề dạy học và tổ chức dạy học tác giả Trần Ngọc Giao, Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai Phương, tác giả Phó Đức Hòa, Vũ Quang Tuyên chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 2 Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Vì vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ không trùng lặp, đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong thời gian tới.

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu

Qua nghiên cứu các tài liệu, có thể thấy được một số cách để định nghĩa về trải nghiệm:

+ Trải nghiệm là một phạm trù của triết học, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa

Theo chúng tôi hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học là hoạt động giáo dục, nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi của HS tiểu học; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai Hoạt động trải nghiệm phát triển các phẩm chất chủ yếu, cốt lõi của HS trong các mối quan hệ với bản thân, xã hội, môi trường tự nhiên và nghề nghiệp; được triển khai qua bốn mạch nội dung hoạt động chính: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp

Tác giả Bùi Thị Kiều Thơ, Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân tích trong công trình nghiên cứu của mình về giáo dục BSVHDT là “Giáo dục giúp cho HS hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em” [33]

Theo chúng tôi GD BSVHDT là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy BSVHDT là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó GD giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường GD và thông qua GD, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán … của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ

Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc giúp cho HS hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em

1.2.5 Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở

Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này Trường phổ thông dân tộc bán trú có số lượng học sinh bán trú theo quy định

Quy định học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày, được hưởng các chế độ chính sách theo quy định

1.2.6 Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng g iáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc là giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giáo dục thái độ trân trọng di sản VHDT, từng bước hình thành ở HS lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hóa của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thống nhất của dân tộc Việt Nam Nhà trường tạo điều kiện để HS được thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các giá trị văn hóa của dân tộc khác để dòng chảy văn hóa không ngừng được nuôi dưỡng và lớn mạnh

Theo chúng tôi, quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể cán bộ, GV, nhân viên, HS và các lực lượng giáo dục khác, để tiến hành quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình quy định, bằng phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để đạt được mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

Một số lý luận về hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng giáo dục bản

1.3 1 Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường PTDTBT TH&THCS theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Bên cạnh những mục tiêu cần đạt theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT: “Mục tiêu HĐTN cho HS tiểu học: nhằm hình thành cho HS thói quen tích cực trong cuộc sống hàng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề” [5] thì HĐTN theo tiếp cận GD BSVHDT cần đạt những mục tiêu gắn với GD BSVHDT như sau: hình thành và phát triển ở HS các năng lực: thích ứng với cuộc sống, thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với các nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người

HĐTN theo hướng giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc nhằm giúp cho HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy những VHDT tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và dân tộc khác như truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, truyền thống nhân ái, khoan dung, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo; Nâng cao ý thức cá nhân của HS về vấn đề giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay

Thông qua HĐTN nhằm giáo dục HS có thái độ trân trọng, tự hào đối với những BSVHDT của dân tộc mình cũng như các dân tộc khác; có ý thức bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có động cơ và nhu cầu tích cực trong tiếp nhận, lĩnh hội, thể hiện các giá trị BSVHDT trong lối sống, sáng tạo các giá trị văn hoá phù hợp và truyền bá các giá trị đó đến người khác, đến cộng đồng; giáo dục thái độ tôn trọng BSVHDT của các dân tộc, các nước trên thế giới trong xu thế hội nhập hiện nay

1.3 2 Nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường PTDTBT TH&THCS theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 [5] nội dung HĐTN ở bậc tiểu học bao gồm các mạch hoạt động như sau: Đối với lớp 1, gồm 3 mạch nội dung là hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên Đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 ngoài 3 mạch nội dung như đối với lớp 1, bổ sung thêm nội dung hoạt động hướng nghiệp

Thời lượng dành cho HĐTN là 3 tiết/tuần Thời lượng thực hiện các loại hoạt động có thể được phân bổ theo tỉ lệ % như sau: hoạt động hướng vào bản thân 60%, hoạt động hướng đến xã hội 20%, hoạt động hướng đến tự nhiên 10%, hoạt động hướng nghiệp 10% Cụ thể:

Hoạt động hướng vào bản thân:

Thông qua hoạt động HS được tìm hiểu hình ảnh, tính cách và khả năng của bản thân; được rèn luyện nề nếp, thói quen tự phục vụ và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống; rèn luyện các kỹ năng thích ứng với cuộc sống HS nhận biết được sự khác nhau giữa bản thân với mọi người, nhận biết được những nét văn hoá riêng của dân tộc mình với các dân tộc khác về trang phục về phong tục tập quán …

Hoạt động hướng đến xã hội:

Học sinh được giáo dục về trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người thân và các quan hệ trong gia đình như quan hệ với ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình, …, từ đó HS nhận thức được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt, biết cách giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình, có nhận thức đúng đắn về những tồn tại, hạn chế đáng lo ngại trong quan hệ gia đình như tình trạng bạo lực gia đình, bất bình đẳng trong hôn nhân, bạo hành, xâm hại trẻ em, tảo hôn, …;

Giáo dục HS tham gia công việc của gia đình như phụ bố mẹ làm việc nhà, tham gia giúp đỡ bố mẹ làm các công việc vừa sức khác …; Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô, với mọi người xung quanh; tham gia xây dựng truyền thống của nhà trường, truyền thống của tổ chức Đội; tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật

Giáo dục HS về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giáo dục thái độ trân trọng di sản VHDT, từng bước hình thành ở HS lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hoá của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hoá thống nhất của dân tộc Việt Nam

Hoạt động hướng đến tự nhiên:

Hoạt động tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với HS:

Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với HS cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi HS được khám phá và tìm hiểu một số nghề nghiệp, thực trạng của một số nghề nghiệp; tham gia bảo tồn và tìm hiểu một số nghề truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương Tổ chức các hoạt động tìm hiểu một số nghề nghiệp đang cần phát triển của địa phương và đất nước

Nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Nội dung HĐTN theo hướng GD bản sắc dân tộc chính là việc lồng ghép những nội dung GD về bản sắc dân tộc vùng miền trong các HĐTN của các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái học sinh người dân tộc Mông chiếm tới 99% tổng số HS toàn trường ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Người dân tộc Mông sống rải rác ở vùng núi cao và một số tập trung ở các thung lũng Nghề nghiệp chính là trồng trọt: trồng lúa canh tác trên nương, ruộng bậc thang, thêm các hoa màu khác như ngô, khoai sọ, khoai lang, măng ớt, … và chăn nuôi gia súc, gia cầm: trâu bò, dê, gà, lợn, …; phụ nữ dân tộc Mông còn trồng cây đay, dệt vải, nuôi tằm lấy tơ để dệt vải may áo

- Ngành nghề, cách thức tổ chức sản xuất: lao động sản xuất của người Mông gắn với các kĩ thuật làm nương, làm ruộng bậc thang, làm vườn, chăn nuôi, thêu, rèn, …

- Lối cư trú: định cư với kiểu nhà đất và sinh hoạt trong gia đình

- Ăn uống: Thức ăn chính là cơm, các loại rau rừng (măng, rau cải, …) và các củ quả: bí đỏ, xu xu, khoai sọ, …; các loại bánh vào những dịp lễ, tết: bánh dày, xôi nếp, …

- Trang phục: Chất liệu trang phục được may bằng vải lanh trắng, người Mông Đơ đã trang trí thêm những sắc màu như: xanh, đỏ, tím, vàng, áo màu đen xẻ ngực, yếm đỏ vuông sau lưng, phần tay áo trang trí bằng yếm đỏ, xà cạp màu xanh được quấn quanh bắp chân, đi kèm với trang phục là hoa tai, vòng cổ bằng bạc trắng và những hạt cườm nhiều màu sắc được trang trí trên mũ tạo thành những tua hạt rung rinh uyển chuyển theo bước đi Có thể thấy rằng, trang phục của người Mông Đơ nói riêng và trang phục của đồng bào dân tộc Mông nói chung, rất đa dạng với những nhóm khác nhau, trang phục nữ cũng có sự khác biệt, bên cạnh đó có thể phân biệt bằng tiếng kêu phát ra từ những đồng tiền gắn trên áo, mà người Mông gọi là "Nhìa" Đối với trang phục của nam giới của đồng bào Mông là bộ áo cổ tròn mổ bụng, cài khuy ngang và chiếc quần rộng đũng, khi mặc gấp nếp trước bụng và thắt lưng vải màu So với các dân tộc khác đồng bào Mông hiện nay còn giữ nguyên được nhiều phong tục tập quán, vật dụng cổ truyền độc đáo Một trong những số đó là khâu dệt vải, thêu, may các bộ trang phục Đối với người Mông, đây là nét văn hóa tinh hoa, ai cũng đều phải bảo tồn và phát huy nét đẹp đó, sao cho ngày càng phản ánh rõ nét truyền thống văn hóa, lịch sử, của dân tộc mình

- Phong tục tập quán: thờ cúng tổ tiên Một số tục lệ: Tục cưới xin, tang ma, … - Lễ hội: Lễ tết: Tết Nguyên đán, tết cơm mới Lễ hội nổi tiếng là Lễ hội Gầu Tào - là hội xuân được tổ chức ngoài trời, với ý nghĩa ước mong cầu con, cầu sức khỏe, cầu gặp mọi điều may mắn, mùa màng bội thu, người dân trong bản có được cuộc sống ấm no, sung túc và thịnh vượng Các trò chơi trong các dịp lễ hội là đánh quay, ném Pao, đẩy gậy, bắn nỏ, …

- Văn học, âm nhạc: người Mông có chữ viết và tiếng nói riêng; thơ ca dân gian… Dụng cụ âm nhạc là Khèn

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở theo hướng

Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý GD: Hiện nay việc triển khai tổ chức các HĐTN cho HS tiểu học trong các trường PTDTBT TH&THCS là một vấn đề mới Để các trường PTDTBT TH&THCS tổ chức thực hiện tốt các HĐTN cần phải có hệ thống chương trình, văn bản hướng dẫn thực hiện từ Bộ GD&ĐT đến các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT

Nếu hệ thống văn bản chỉ đạo đầy đủ, kịp thời sẽ thuận lợi cho các nhà trường về khâu tổ chức thực hiện

Nếu không có hướng dẫn cụ thể hoặc văn bản chỉ đạo không kịp thời, rõ ràng rất khó khăn cho các trường trong khâu thực hiện Lúc này các trường nếu có triển khai thì cũng là triển khai theo sự sáng tạo của các nhà trường không có sự đồng bộ hay hỗ trợ về chương trình, hình thức tổ chức dẫn đến việc tổ chức các HĐTN đạt hiệu quả không cao

Nội dung chương trình: năng lực cốt lõi được tuyên bố trong chương trình tổng thể và các năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm

Chương trình HĐTN mang tính linh hoạt, mềm dẻo Các cơ sở GD có thể căn cứ vào bốn nội dung hoạt động chính là: Hoạt động phát triển cá nhân, Hoạt động lao động, Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp để thiết kế thành các chủ đề hoạt động phù hợp với nhu cầu, đặc điểm HS, điều kiện của nhà trường, địa phương Một số nội dung sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được tích hợp trong nội dung các hoạt động trên Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương: Điều kiện kinh tế- xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các hoạt động trải nghiệm, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thì ngân sách đầu tư cho GD sẽ nhiều, phụ huynh quan tâm hơn đối với công tác giáo dục, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GD thuận lợi hơn Ngược lại, nếu điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến công tác GD nói chung và tổ chức các HĐTN nói riêng

- Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội: HĐTN là các hoạt động diễn ra trong và ngoài nhà trường, vì vậy cần có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường: cha mẹ HS; chính quyền và các đoàn thể chính trị, xã hội khác của địa phương, các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn …

Phát huy sức mạnh tổ hợp của các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình giáo dục HS mà còn góp phần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội khác trong việc phối hợp với nhà trường quản lý con em mình Vì vậy, ý thức, sự tham gia của phụ huynh HS, các lực lượng xã hội khác có liên quan đến hiệu quả tổ chức HĐTN cho HS tiểu học ở các trường PTDTBT TH&THCS

Tuy nhiên, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội sẽ dẫn đến sự không thống nhất, gặp nhiều khó khăn trong thực hiện mục tiêu giáo dục thông qua HĐTN Chính vì vậy, người quản lý nhà trường cần thực hiện tốt việc chỉ đạo, liên kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong quá trình phối hợp, tổ chức các HĐTN cho HS

- Sự tự giác, tích cực của HS: HS tiểu học mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng các em luôn hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh do đó nhu cầu tham gia các hoạt động đa dạng gắn với thực tiễn dưới hình thức trải nghiệm sẽ rất cao Thông qua các hoạt động đó, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân HĐTN khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, đặc biệt là những kiến thức về BSVHDT

Mặt khác, ở lứa tuổi HS tiểu học tính kỷ luật và kiên trì chưa cao, do đó khi tổ chức HĐTN cho các em cần xây dựng nội dung và hình thức phù hợp, nếu không sẽ gây nhàm chán cho HS, không kích thích được hứng thú của các em khi tham gia hoạt động Vấn đề đặt ra ở người quản lý đó là cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng kế hoạch cũng như chỉ đạo, tổ chức, đánh giá HĐTN sao cho phù hợp với độ tuổi HS tiểu học, có lưu ý đến đặc điểm tâm sinh lý của các em.

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Đôi nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

- Huyện Trạm Tấu được thành lập ngày 05/10/1964 Huyện Trạm Tấu hiện có

12 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có 11 xã, 01 thị trấn; 57 thôn bản, tổ dân phố

- Về đất đai: Diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện: 74.671 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 6.872 ha chiếm 9,2%; Đất lâm nghiệp: 61.202 ha chiếm 81,96%; Đất chuyên dùng: 649 ha chiếm 0,86%; Đất ở: 190 ha chiếm 0,25%

- Về dân số: hiện nay là trên 35.896 người Số hộ dân cư là 6.738 hộ, trong đó dân cư thành thị là 773 hộ, với 2827 khẩu chiếm 7,88% Trạm Tấu hiện có 12 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm 79%, dân tộc Thái chiếm 13,11%, dân tộc Kinh chiếm 5,38% còn lại là các dân tộc khác

- Về kinh tế - xã hội: kinh tế của huyện tiếp tục phát triển khá, từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương Huyện Trạm Tấu quan tâm để phát triển một số cây trồng đặc sản của huyện như: cây khoai sọ nương, cây măng ớt, mật ong, gà đen, lợn đen, gạo nếp, … Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp 38,2%; Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng 40,8%; Tỷ trọng thương mại, dịch vụ 21,0% Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 19,5 triệu đồng, tăng 1,93 lần so với năm 2015 Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch bước đầu được hình thành và tạo ra được các sản phẩm du lịch mang bản sắc văn hoá địa phương; một số địa điểm du lịch của huyện đang thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước như: Suối khoáng nóng Trạm Tấu, Đồi thông Eo gió, leo núi đỉnh Tà Chì Nhù, đỉnh Tà Xùa, … Huyện cũng đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong 5 năm gần đây đã đầu tư xây dựng được 421 công trình với tổng nguồn vốn là 568,3 tỷ đồng, nâng cấp và cải tạo được 106,64km đường giao thông nông thôn; 100% xã và 24/57 thôn, tổ dân phố có đường giao thông đến trung tâm được cứng hoá; Huyện đang khởi công và thực hiện 02 công trình trọng điểm là đường Trạm Tấu – Bắc Yên phá thế độc đạo của huyện và đường nối Quốc lộ 32 với đường Tỉnh lộ 174

2.1.2 Giáo dục tại các xã vùng cao thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

Năm học 2021-2022, duy trì 27 đơn vị trường học trực thuộc (12 trường mầm non; 03 trường TH&THCS; 01 trường PTDT Nội trú THCS; 01 trường PTDTBT Tiểu học; 10 trường PTDTBT TH&THCS) đạt 100% kế hoạch giao; với tổng số 394 nhóm, lớp, đạt 99,5% kế hoạch giao; 11.700 học sinh đạt 99,3% kế hoạch giao So với cùng kỳ năm học trước tăng 8 lớp (03 nhóm, lớp MN; 02 lớp TH; 03 lớp THCS) với 279 học sinh, cụ thể:

- Quy mô: Có 12 trường mầm non và 01 nhóm trẻ tư thục, với tổng số 119 nhóm lớp (nhà trẻ 24; mẫu giáo 95), 51 điểm trường (12 điểm trường chính và 39 điểm trường lẻ), đạt 100% kế hoạch (So với năm học trước tăng 03 nhóm, lớp)

- Số học sinh: Tỉ lệ trẻ đến trường so với dân số độ tuổi 3.342/5.872 (đạt 56,9%) Tỉ lệ trẻ đến trường so với cùng kỳ năm trước (tăng 94 trẻ), so với kế hoạch giao 3.342/3.344 trẻ (đạt 99,9%) giảm 2 trẻ

- Tỷ lệ huy động trẻ ra nhóm, lớp: Nhà trẻ đạt 18,4% (tăng 1,4% so với cuối năm học trước), tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 95,4% (tăng 1,5% so với cuối năm học trước), tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi 98,7% (tăng 1,0% so với cuối năm học trước)

- Quy mô: Có 14 trường có cấp học Tiểu học (gồm 01 trường PTDTBT TH;

03 trường TH&THCS; 10 trường PTDTBT TH&THCS) với 175 lớp, 4.836 học sinh So với năm học trước tăng 02 lớp, giảm 36 học sinh

- Tổ chức học 2 buổi/ngày đối với 175 lớp (đạt 100%), 4.836 học sinh (đạt 100%); tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành khóa học cấp tiểu học đạt 95,2%

Giáo d ụ c trung h ọc cơ sở

- Quy mô: Có 14 đơn vị trường có bậc học THCS (gồm 01 trường THCS độc lập; 03 trường TH&THCS; 10 trường PTDTBT TH&THCS) với 100 lớp đạt 98,03% kế hoạch, với tổng số 3.522 học sinh đạt 98,4% kế hoạch; so với cùng kì năm học trước tăng 03 lớp,221 học sinh

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành khóa học cấp trung học cơ sở đạt 94,2%

* Th ự c tr ạ ng giáo d ục các trườ ng PTDTBT TH&THCS huy ệ n Tr ạ m T ấ u, t ỉ nh Yên Bái

Bảng 2.1 Thống kê số trường, lớp, học sinh năm học 2021-2022

STT Tên trường Số lớp Số học sinh

1 PTDTBT TH&THCS Bản Công 23 669

2 PTDTBT TH&THCS Khấu Ly 26 931

3 PTDTBT TH&THCS Xà Hồ 30 966

4 PTDTBT TH&THCS Trạm Tấu 19 574

5 PTDTBT TH&THCS Pá Hu 19 568

6 PTDTBT TH&THCS Pá Lau 13 417

7 PTDTBT TH&THCS Túc Đán 29 992

8 PTDTBT TH&THCS Phình Hồ 14 418

9 PTDTBT TH&THCS Làng Nhì 21 505

10 PTDTBT TH&THCS Tà Xi Láng 14 423

- Trong năm học 2021-2022, dưới sự chỉ đạo sát sao và toàn diện của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Huyện ủy; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể huyện, cấp ủy chính quyền các xã, thị trấn cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô mạng lưới trường lớp được sắp xếp theo hướng tinh gọn hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học tăng, duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục- XMC; chất lượng giáo dục ở các cấp học có chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu về giáo dục- đào tạo đều hoàn thành

- Cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường, cảnh quan sư phạm được đổi mới, nhiều trường duy trì tốt phong trào “Xanh- sạch- đẹp- an toàn và thân thiện”, góp phần cải thiện cảnh quan sư phạm nhà trường Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 63%

- Công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ được quan tâm Tinh thần trách nhiệm của giáo viên được nâng cao, phương pháp giảng dạy được giáo viên đổi mới, vận dụng linh hoạt trong từng giờ dạy Công tác ứng dụng CNTT được triển khai sâu rộng và từng bước đạt hiệu quả

- Các chế độ chính sách của học sinh được chi trả kịp thời, đúng quy định, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho học sinh tham gia học tập và sinh hoạt

- Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường và có chất lượng, kịp thời nắm bắt, đôn đốc, đưa ra những giải pháp cho các đơn vị trường trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, nhất là việc thực hiện đúng, đủ chính sách cho học sinh, giáo viên trên địa bàn

- Kinh phí để đáp ứng nhu cầu đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn hạn chế, nhất là ở các trường phổ thông dân tộc bán trú

- Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều nên gặp khó khăn trong việc bố trí giảng dạy, đặc biệt là các môn Tin học, Ngoại ngữ ở bậc phổ thông

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn còn thấp, số học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh còn ít và chưa có thành tích cao khi tham gia dự thi; tỷ lệ học sinh ra lớp ở một số thời điểm còn thấp, vẫn còn có tình trạng học sinh đi học thất thường

Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1 Mục tiêu khảo sát Đánh giá thực trạng HĐTN và quản lý HĐTN cho HS tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc làm căn cứ cho việc đề xuất biện pháp HĐTN và quản lý HĐTN cho HS tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Thực trạng HĐTN và quản lý HĐTN cho HS tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

2.2.3 Phương pháp khảo sát Để khảo sát thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN cho HS tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến và mẫu phiếu phỏng vấn dành cho CBQL, GV, PHHS của nhà trường cùng các lực lượng xã hội khác của các xã (Mẫu phiếu tại Phụ lục)

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau:

n: Số người tham gia đánh giá

- Khách thể khảo sát là Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và các lực lượng xã hội khác Tổng mẫu khảo sát trong mẫu nghiên cứu là 78 người.

Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên

2.3.1 Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Để đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh HS và các lực lượng xã hội khác về ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐTN cho HS tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Từ đó đánh giá vai trò của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Kết quả nhận thức của HS là cơ sở để CBQL nhà trường lập kế hoạch, tổ chức HĐTN cho HS Kết quả khảo sát nội dung này thể hiện trong biểu đồ sau:

Rấ t cầ n thiết Cầ n thi ết Ít cầ n thi ết Không cầ n thiết

Biểu đồ 2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh HS về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng tổ chức HĐTN cho HS tiểu học có vai trò rất cần thiết và rất cần thiết với tỷ lệ cao (93%) Kết quả khảo sát cho thấy: Không có CB, GV, PHHS nào đánh giá HĐTN cho HS không cần thiết và 7% cho rằng tổ chức HĐTN cho HS ít cần thiết Thực tế này cho thấy một bộ phận nhỏ CB, GV, PHHS vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này

Tóm lại: Tỷ lệ số người được hỏi phần lớn xác định đúng về vai trò của HĐTN cho HS tiểu học, chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về HĐTN cho HS đã được tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi Các văn bản hướng dẫn về HĐTN cho HS đã đến được với CB, GV và HS của nhà trường Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ hiểu không đúng về vai trò, ý nghĩa do vậy nhận thức còn phiến diện, chưa đầy đủ của HĐTN cho HS

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉn h Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Mục tiêu là kết quả dự kiến cần đạt Mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy là văn bản pháp quy do Bộ GD&ĐT ban hành Thực trạng thực hiện mục tiêu HĐTN cho HS hiện nay đã đạt các mục tiêu như thế nào? Để làm rõ thực trạng, chúng tôi khảo sát và thu được kết quả khảo sát nội dung này thể hiện bảng sau:

Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Các nội dung được đánh giá thấp hơn: HĐTN theo hướng GD BSVHDT nhằm giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy những VHDT tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và dân tộc khác như truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, truyền thống nhân ái, khoan dung, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo; Nâng cao ý thức cá nhân của HS về vấn đề giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay …, với X= 2,99; Thông qua HĐTN nhằm GD HS có thái độ trân trọng, tự hào đối với những BSVHDT của dân tộc; có ý thức bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có động cơ và nhu cầu tích cực trong tiếp nhận, lĩnh hội, thể hiện các giá trị BSVHDT trong lối sống, sáng tạo các giá trị văn hóa phù hợp và truyền bá các giá trị đó đến người khác, đến cộng đồng với X= 2.96, lần lượt xếp bậc 4/5 và 5/5 … Điều đó cho thấy, các đối tượng được hỏi đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của các mục tiêu thực hiện HĐTN theo hướng giáo dục BSVHDT, tuy nhiên mức độ nhận thức còn chưa toàn diện về vai trò HĐTN ở các trường PTDTBT TH&THCS theo hướng giáo dục BSVHDT Do đó, trong thời gian tới các trường cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng về vai trò, ý nghĩa của HĐTN theo hướng giáo dục BSVHDT cho CB, GV, PHHS và các lực lượng xã hội khác

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Nhận thức là kim chỉ nam của hoạt động, tỷ lệ thuận với kết quả hoạt động Cho nên vấn đề đầu tiên chúng tôi quan tâm làm rõ là nhận thức của CBQL, GV cùng phụ huynh HS và các lực lượng xã hội khác chúng tôi thu được kết quả dưới đây:

Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

X Thứ bậc

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở

Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay có nhiều nguyên nhân chi phối Đề tài tập trung tiến hành khảo sát thuộc hai nhóm nguyên nhân trên để tìm ra mức độ các nguyên nhân ảnh hưởng, kết quả được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.14 Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố trên đều ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến HĐTN cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Cụ thể như sau:

Nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng là “Năng lực quản lý của Hiệu trưởng nhà trường” có ĐTB = 3.54; và “Năng lực dạy học, tổ chức hoạt động

GD của GV” có ĐTB = 3.46; Thực tế đội ngũ GV trong nhà trường chiếm 1/3 là trẻ, thầy cô dạy tốt song chưa thực sự quan tâm đến rèn kỹ năng cho HS Họ chỉ tập trung vào giảng hết kiến thức và giải quyết hết các bài tập, chưa chú ý đến tổ chức hoạt động ngoại khoá Một số GV có quan điểm phân biệt môn “chính” môn “phụ” chưa quan tâm tới việc giáo dục toàn diện cho HS Điều này tác động không nhỏ tới việc tổ chức HĐTN đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường phải chú trọng công tác bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ GV trong triển khai kế hoạch HĐTN

Tiếp theo là yếu tố: Điều kiện CSVC, kinh phí có ĐTB = 3.40 Hiện nay việc triển khai tổ chức các HĐTN trong trường học nói chung và tiểu học nói riêng là một vấn đề mới nên nhà trường cũng gặp một số khó khăn trong thực hiện Các nhà trường đang linh hoạt vận dụng các văn bản để tổ chức các HĐNGLL, tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc và các kế hoạch thực hiện các chuyên đề ngoại khoá Trong dạy học đang thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, … HS được tham gia vào các HĐTN

Như đã trình bày trong phần tổng quan ở Mục 2.1, trong những năm học qua, ngành Giáo dục huyện Trạm Tấu đã có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện về quy mô trường lớp, đội ngũ nhà giáo, đội ngũ CBQL Việc đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy và học Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn không ngừng được nâng cao, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho địa phương

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành quả trên, đó chính là công tác quản lý ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Việc chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tinh thần trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở, sự đồng thuận nhất trí cao của đội ngũ là những nguyên nhân góp phần tạo nên hiệu quả của giáo dục Qua khảo sát, phân tích thực trạng ở các Mục 2.3; 2.4 của Chương 2 cũng đã đánh giá cụ thể những ưu điểm trong việc quản lý HĐTN của Hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở

Xét ở mức độ nào đó, có thể khẳng định tính vượt trội của HĐTN cho HS tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và hình thành nhân cách cho HS

Thực trạng quản lý HĐTN cho HS tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái thời gian qua có những ưu điểm cơ bản như: nhận thức của CBQL, GV các trường, phụ huynh HS và các lực lượng xã hội về vai trò của HĐTN đối với sự phát triển toàn diện cho HS trong các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở

Công tác lập kế hoạch, tổ chức nhân sự cho HĐTN đã được thực hiện khá tốt, qua đó đã có tác động tích cực đến hiệu quả HĐTN cho HS tiểu học trong các các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở

Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung HĐTN cho HS tiểu học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở cũng như việc điều chỉnh kế hoạch HĐTN cho HS tiểu học được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu HĐTN đặt ra

Cán bộ quản lý các trường Phổ thông dân tộc Bán trú đã kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên và các lực lượng tham gia vào HĐTN cho HS, kịp thời tổng kết, đánh giá việc thực hiện HĐTN cho HS tiểu học trong các trường Phổ thông dân tộc Bán trú tiểu học và trung học cơ sở, qua đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong quá trình tiến hành HĐTN cho học sinh tiểu học

Bên cạnh những thành công đạt được, thời gian qua việc tiến hành thực hiện các HĐTN và quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, như: Nhận thức của một số CBQL, GV, PHHS và các lực lượng tham gia HĐTN cho HS tiểu học chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của HĐTN trong nhà trường Kinh nghiệm và năng lực tổ chức HĐTN cho HS tiểu học của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế Sự phối hợp với các lực lượng xã hội trong HĐTN cho HS tiểu học chưa nhịp nhàng Cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ HĐTN còn nhiều hạn chế

- Việc xây dựng kế hoạch HĐTN đã có nhiều cố gắng nhưng thực chất chưa bài bản và chưa đạt yêu cầu, quản lý nội dung chương trình của CBQL còn hạn chế nên GV chỉ soạn giáo án mang tính đối phó

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI THEO HƯỚNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh có nhiều chủ thể và các lực lượng tham gia như giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, đoàn thanh niên, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp địa phương … nhưng trong đó lực lượng tham gia tích cực nhất là học sinh Tổ chức các HĐTN phải thu hút được tất cả các HS tham gia, phát huy tính tích cực của HS dưới sự cố vấn, điều khiển của giáo viên Học sinh không chỉ là chủ thể tham gia mà còn đóng vai trò tổ chức các hoạt động, có như vậy HĐTN mới đạt hiệu quả cao, mới góp phần nâng cao chất lượng toàn diện

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ những nội dung và phương pháp cũ không phải loại bỏ hoàn toàn mà trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường, những hạt nhân hợp lý của cái cũ không vứt bỏ mà phải kế thừa mặt tích cực để cải tiến nâng lên Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về trải nghiệm và được các cơ sở giáo dục khác nghiên cứu thực hiện, cần kế thừa các yếu tố tích cực vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh sao cho phù hợp

3.1.5 Nguyên tắc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc

Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp như: trang phục, kiến trúc nhà cửa, nếp sống văn hoá -văn nghệ dân gian, phong tục tập quán …, phát triển những văn hoá tốt đẹp theo xu thế thời đại nhưng vẫn giữ được bản chất cốt lõi của văn hoá truyền thống Đồng thời phải loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp với thực tế cuộc sống (như nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, hiện tượng phóng uế bừa bãi, việc tổ chức đám tang để người chết quá lâu trong nhà, …) để cải tiến cho hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay, hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống

Giáo dục HS về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giáo dục thái độ trân trọng di sản VHDT, từng bước hình thành ở HS lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hoá của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hoá thống nhất của dân tộc Việt Nam

Mỗi HS trường PTDTBT TH&THCS là đại diện văn hoá của một vùng quê, một dân tộc Trường PTDTBT TH&THCS tạo điều kiện để HS được thể nghiệm các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các giá trị văn hoá của dân tộc khác để dòng chảy văn hoá không ngừng được nuôi dưỡng và lớn mạnh

Trường PTDTBT TH&THCS tổ chức các hoạt động tìm hiểu, thể hiện, giao lưu văn hoá để HS được trao đổi, học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị VHDT Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các hoạt động văn hoá và thông

Tuy nhiên, người GV chủ nhiệm chưa am hiểu sâu trên các lĩnh vực, GVBM sẽ là người giúp các em trong các mảng hoạt động liên quan đến chuyên môn của mình, vì vậy GVBM cũng phải có nhận thức đúng về vai trò và sự cần thiết tổ chức HĐTN theo hướng giáo dục BSVHDT

Thông qua các buổi họp chủ nhiệm hàng tuần, ở các đợt chuẩn bị tổ chức sinh hoạt tập thể theo chủ đề tuyên truyền, vận động, giải thích cho GV hiểu về vai trò của HĐTN theo hướng giáo dục BSVHDT với sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực thực tiễn của HS

* Đối với cha mẹ HS

Cần phải làm cho cha mẹ HS thấy vai trò to lớn của HĐTN theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của HS, rèn luyện tính chủ động sáng tạo, cập nhật thông tin, mở mang kiến thức, tạo hứng thú cho học tập các môn văn hoá Cần làm cho phụ huynh thấy hoạt động này không ảnh hưởng đến học văn hoá như họ nghĩ mà còn hỗ trợ việc học tập các môn văn hoá

Cung cấp một số hiểu biết liên quan đến giáo dục, để họ thấy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, nêu lên yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam, những phẩm chất cần có của người lao động và sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang kiến thức và kĩ năng cho con cái họ bước vào cuộc sống thông qua việc tổ chức các buổi họp cha mẹ học sinh, các buổi tư vấn, toạ đàm trò chuyện riêng với cha mẹ HS Mời cha mẹ HS tham gia tổ chức và quản lý HS khi tổ chức các HĐTN theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Thông qua các buổi họp cha mẹ HS hàng năm, tổ chức lấy ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc khó khăn, kịp thời giúp cha mẹ HS nhận thức đúng đắn về vai trò của HĐTN

Hiện nay HS nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của HĐTN theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của các em Chính vì thế cần chú ý tới công tác tuyên truyền để quán triệt và nâng cao nhận thức, giúp các em hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay là đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà phải còn có khả năng giao tiếp, thích ứng … HĐTN có thể trang bị vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội Muốn làm được điều đó Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo công tác tuyên truyền phải thường xuyên, đồng bộ và cần chú ý đến nội dung, hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS tiểu học

3.2.1.4 Điều kiện thực hiện biện pháp:

Thường xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT cũng như Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Đồng thời BGH triển khai kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo đó

3.2 2 Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái t heo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng kế hoạch quản lý là nội dung đầu tiên trong các nội dung của quản lý Đối với HĐTN, việc lập kế hoạch HĐTN cho HS tiểu học theo hướng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở là con đường để đạt được mục tiêu quản lý HĐTN Mục đích biện pháp là giúp cho GV nắm chắc kế hoạch chương trình hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và thực tế điều kiện của địa phương, của gia đình HS tiểu học; giúp nhà trường có cái nhìn tổng quát về nội dung, chương trình, từ đó quản lý chặt chẽ, tránh bỏ sót nội dung HĐTN Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết, giúp tiết kiệm được nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho tổ chức và cho việc kiểm tra, đánh giá năng lực của mỗi GV trong quá trình thực hiện, từ đó nâng cao chất lượng HĐTN và quản lý HĐTN cho HS tiểu học trong các trường PTDTBT TH&THCS

3.2.2.2 Nội dung của biện pháp

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w