1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng - Quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn của Việt Nam

91 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng
Tác giả Pham Hai Long
Người hướng dẫn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 32,38 MB

Nội dung

Các rao can được xóa bỏ vô hình trung đã tạo cơhội cho các quan chức tham nhũng nhanh chóng tau tán những tài sản bất hợp phápra nước ngoài để tây rửa, hợp pháp hoá, khiến cho công tác p

HOP TAC TRONG THU HOI TAI SAN THAM NHUNG

THEO QUY DINH CUA PHAP LUAT QUOC TE VA THUC TIEN MOT SO QUOC GIA

2.1 Hop tác trong thu hồi tai sản tham nhũng theo quy định của pháp luật quốc tế

2.1.1 Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham những theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham những

2.1.1.1 Bối cảnh ra đời Công ưóc Liên hợp quốc về chong tham những

Nền tảng quốc tế của vấn dé THTSTN bắt đầu kế từ khi Công ước LHQ về chống buôn bán trái phép chất ma tuý và các chất hướng thần được thông qua năm 1988 Đến thập niên 90, khi hành vi tham nhũng có xu hướng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của một cơ chế hợp tác quốc tế để cùng phòng ngừa và trừng phạt hành vi tham nhũng Công ước Liên Mỹ về Chống tham nhũng (ACAC) được Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ thông qua vào năm 1996, có hiệu lực vào năm 1997 là công ước quốc tế đầu tiên dé cập đến vấn đề THTSTN Tuy nhiên, hiệu lực của IACAC chỉ giới hạn đối với các quốc gia châu Mỹ.

Sau đó, Công ước LHQ về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC) được soạn thảo trong hai năm 1999-2000 và có hiệu lực vào cuối năm 2003 là văn kiện quốc tế đầu tiên của LHQ quy định vé vấn dé chống tội phạm có tổ chức Với hai điều khoản cụ thé về phòng, chống tham nhũng: Điều 8 (Hình sự hóa hành vi tham nhũng) và Điều 9 (Những biện pháp chống tham những), tham nhũng được coi như một trong những phương thức hoạt động riêng của tội phạm có tổ chức.

Tháng 12/1999, vào thời điểm UNTOC đang được soạn thảo, Đại hội đồng LHQ đã dé nghị Ủy ban đặc biệt soạn thảo công ước này cân nhắc kha năng đưa những biện pháp chống tham nhũng có liên quan đến tội phạm có tô chức của công chức vào Dự thảo Công ước dưới hình thức một phụ lục hoặc nghiên cứu kha năng xây dựng một Công ước riêng biệt về chống tham nhũng”?.

? Nghị quyết số 54/128 ngày 17/12/1999, tại mục 5, 6 tr 3.

Sau đó, Tuyên bố Vienna về Tội phạm va Tu pháp được thông qua tại Hội nghị lần thứ 10 của LHQ về phòng ngừa tội phạm và đối xử với người phạm tội vào tháng 4/2000 Đây được coi là điểm khởi phát cho sự ra đời của Công ước của LHQ về chống tham nhũng, với tuyên bố kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường hợp tác chống tham những và nhấn mạnh sự cân thiết phải có một công cụ pháp lý quốc tế chống tham nhũng độc lập bên cạnh UNTOC Cuối năm 2000, Đại hội đồng LHQ đã chính thức quyết định lựa chọn phương án xây dựng một công cụ pháp lý quốc tế mới độc lập với UNTOC”!, Ủy ban đặc biệt soạn thảo Công ước này đã nhóm họp chính thức tại Buenos Aires từ 4 - 7/12/2001 Ngày 31/10/2003, Công ước LHQ về Phòng chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption - UNCAC) đã được thông qua tại Đại hội đồng LHQ (Nghị quyết 58/4) Chi trong vòng hai năm, UNCAC nhanh chóng thu hút được đủ số lượng quốc gia phê chuẩn (30 quốc gia) và cam kết đưa ra các biện pháp hành pháp và hành chính cân thiết để hỗ trợ thực hiệu hiệu quả Công ước. Đến nay, UNCAC là công ước toàn cầu có hiệu lực pháp lý ràng buộc đầu tiên về tham nhũng và những vấn dé có liên quan, được xây dựng với sự tham gia rộng rãi ở cấp độ quốc tế và có được sự đồng thuận lớn của các quốc gia ký kết, của khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự Quá trình xây dựng và đàm phán UNCAC cho thấy, các quốc gia, mặc dù còn có những quan điểm khác nhau trong xác định mục tiêu, yêu cầu và những ưu tiên của Công ước, nhưng sau 07 vòng đàm phán, đã cơ bản nhất trí xây dựng ƯNCAC dựa trên cách tiếp cận “toàn diện, đa dạng và hữu hiệu”, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng của mỗi quốc gia, từng khu vực và trên toàn thế giới, trên tinh thần ghi nhận chủ quyén của các quốc gia thành viên, những khác biệt về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như trình độ phát triển của mỗi quốc gia.

2.1.1.2 Quy định về thu hồi tài sản tham những trong UNCAC

Chỉ đến khi UNCAC ra đời và có hiệu lực từ năm 2005, chế định THTS mới chính thức được đặt vào một vị thế xứng đáng Do tính chất nhạy cảm và phức tạp của THTS, sự đồng thuận đối với nội dung của Chương V UNCAC chỉ có được sau nhiều phiên đàm phán chuyên sâu nhằm hài hoà hoá những khác biệt trong yêu cầu

?! Nghị quyết số 55/61 ngày 04/12/2000, tại mục 1, tr 1. của quốc gia muốn THTSTN và được yêu cầu THTSTN””; những quan ngại về van dé chủ quyền, lợi ích quốc gia; rào cản về mặt pháp luật, thé chế

Vượt ra ngoài khuôn khổ của các công ước khu vực và quốc tế trước đó, UNCAC đã có bước tiến đột phá khi xây dựng một nền tang mới, không chỉ đừng lại ở những nỗ lực phòng ngừa và hình sự hoá hành vi tham nhũng, mà còn yêu cầu các quốc gia thành viên phải có nhiều thay đổi trong hệ thống pháp luật và thê chế trong nước để đâm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Công ước trong công tác THTSTN.

UNCAC đã dành một chương riêng về THTSTN (Chương V) trong tổng số 08 chương, với tuyên bố chính thức: “Việc hoàn trả tài sản theo quy định tại chương nay là nguyên tắc căn bản của Công ước, và các quốc gia thành viên sẽ đành cho nhau sự hợp tác và trợ giúp tối đa trong vấn để này” (Điều 51) Trên cơ sở đó, Công ước đã quy định các cơ chế, biện pháp linh hoạt nhằm tăng cường hiệu quả THTSTN có được từ hành vi tham nhũng.

* Phòng ngừa và phát hiện việc chuyển tài sản do phạm tội mà có (Điều

32) Điều 52 được xây dựng trên cơ sở các biện pháp phòng ngừa được quy định ở Chương II Theo dé, nhóm các yêu cầu mang tính chất bắt buộc của Điều 52 có liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác (khoản 1, 2, 3, 4 Điều 52) Cụ thể, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm yêu cầu các tổ chức tài chính xác minh nhận đạng của khách hàng, kiểm soát kỹ các tài khoản đáng ngờ, nhân danh hoặc có liên quan đến những cá nhân đang hoặc đã giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước hoặc những người có liên quan của họ, báo cáo các cơ quan có thâm quyền về các giao dịch đáng ngờ được phát hiện qua quá trình xem xét nêu trên (khoản 1 và 2).

Ngoài ra, các quốc gia cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo rằng: các tổ chức tài chính của quốc gia đó lưu giữ đủ hé sơ về các tài khoản và các giao địch có liên quan đến những người được nhắc đến trong khoản 1 trong một khoảng thời gian thích hợp (khoản 3); phải thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa việc xây dựng các ngân hàng không có sự hiện diện thực tế và không có quan hệ với

? https:/www.unode.org/unodc/en/treaties/CAC/convention-highlights.html#Asset_recovery. nhóm tài chính được điều chỉnh với sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý và giám sát

Trong khi đó, nhóm các yêu cầu mang tính tuỳ nghi của Điều 52 có liên quan đến nghĩa vụ xem xét việc thực hiện công khai và minh bạch tài chính (khoản 5 và 6 Điều 52) Theo đó, các quốc gia thành viên tự quyết định các công chức nào sẽ được áp dụng hệ thống công khai tài chính và làm cách nào để công khai tài chính hiệu quả hơn Ngoài ra, Công ước cũng khuyến khích các quốc gia thành viên xem xét thực hiện các biện pháp cần thiết dé cho phép các cơ quan có thẩm quyền của minh chia sẻ các thông tin công khai tài chính với các cơ quan có thẩm quyền ở các quốc gia khác nếu cần thiết để điều tra, khiếu kiện và THTSTN theo quy định của UNCAC Tuy nhiên UNCAC vẫn khang định, khi các hệ thống nay được thiết lập, cần phải có các chế tài phủ hợp dé dam bảo việc chấp hành nghiêm các quy định này.

* Các biện pháp thu hồi tài sản trực tiếp (Điều 53) Điều 53 của Công ước đưa ra ba yêu cầu cụ thể liên quan đến việc THTS trực tiếp, căn cứ vào pháp luật quốc gia: cho phép quốc gia thành viên khác khởi kiện vụ án dân sự tại toà án dé xác định quyển hay quyên sở hữu đối với tai sản có được qua việc thực hiện các tội tham những (điểm a); cho phép toà án yêu cầu người thực hiện tội phạm phải bồi thường, đền bù cho quốc gia thành viên khác đã chịu thiệt hại từ tội phạm đó (điểm b); và cho phép toà án hay các cơ quan chức năng của minh khi ra quyết định tịch thu công nhận quốc gia thành viên có yêu cầu là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có được do phạm tội tham nhũng (điểm c).

* Các cơ chế thu hôi và hợp tác quốc té vì mục đích tịch thu tai san (Điều

Mặc dù trước đó UNTOC đã có các quy định tương tự (tại khoản 2 Điều 12),nhưng chỉ đến ƯNCAC, các biện pháp để phong toả hoặc tạm giữ tài sản vì mục đích tịch thu mới được quy định cụ thể Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạm giữ, thu hồi và trả lại tài sản, Điều 54 UNCAC quy định đồng thời việc thừa nhận và trực tiếp thực thi quyết định tạm giữ tài sản của toà án nước ngoài (khoản la Điều54) và việc ban hành lệnh tạm giữ và tịch thu tài sản có nguồn gốc nước ngoài tại quốc gia thành viên được yêu cầu thông qua việc xét xử các tội phạm rửa tiền hoặc các tội phạm khác thuộc quyên tài phán của mình, hoặc thông qua các thủ tục khác được quy định trong pháp luật nước minh (khoản 1b Điều 54) Đặc biệt, UNCAC khuyến nghị các quốc gia thiết lập hệ thống thu hồi không dựa trên phán quyết hình sự dé hạ thấp các tiêu chuẩn về chứng cứ và tạo điều kiện cho công tác hợp tác quốc tế (khoản 1c Điều 54).

Khoản 2 Điều 54 quy định, để cung cấp tương trợ pháp lý khi được yêu cầu theo quy định của khoản 2 Điều 55 UNCAC, trên cơ sở phù hợp với các quy định của khoản 2 Điều 55, các quốc gia thành viên phải cho phép việc phong toả hoặc tạm giữ tài sản dựa trên: một lệnh phong toả hoặc tạm giữ của nước ngoài của quốc gia yêu cau nếu có các căn cứ hợp lý (khoản la Điều 55); dựa trên một dé nghị trong đó đưa ra những căn cứ hợp ly để quốc gia thành viên được yêu cau tin rằng đã có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp này (khoản 1b Điều 55) Tại khoản 2 Điều 54, khái niệm “bảo quản tài sản” cũng lần đầu tiên được dé cập”: trên cơ sở phù hợp với luật pháp trong nước, các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp bổ sung dé cho phép các cơ quan có thâm quyền bảo quan tài sản dé tịch thu, chang hạn dựa trên cơ sở bắt giữ hoặc kết án hình sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc có được những tài sản này. Điều 55 Công ước quy định về điều kiện, thủ tục yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài trong việc ban hành lệnh tịch thu hoặc thi hành lệnh tịch thu của nước ngoài đối với tai sản do tham nhũng mà có đang nằm ở quốc gia được yêu cầu Cụ thé, khi nhận được yêu cầu THTSTN từ một quốc gia thành viên có quyển tài phán đối với một tội phạm tham nhũng, quốc gia được yêu cầu có nghĩa vụ tương trợ “trong phạm vi rộng nhất có thé” dé: trình yêu cầu tương trợ lên cơ quan có thâm quyền để xin ban hành lệnh tịch thu và thực thi lệnh đó (khoản la Điều 55); trình co quan co thầm quyền với mục đích thực hiện trong phạm vi được yêu cầu một lệnh tịch thu của toà án nước ngoài liên quan đến tài sản do phạm tội mà có (khoản 1b Điều 55) Khoản 2 Điều 55 UNCAC quy định, quốc gia được yêu cầu tương trợ tư pháp sẽ áp dụng các biện pháp để nhận dạng truy tìm và phong toả hay tạm giữ tài sản do phạm tội mà có với mục đích cuối cùng là tịch thu căn cứ theo đơn yêu cầu tương trợ Khoản 3 Điều 55 quy định chỉ tiết về các yêu cầu đặt ra đối với văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp Theo đó, bên cạnh việc phải đáp ứng 06 nhóm thông tin nêu tại khoản 5 Điều 46 UNCAC, văn bản này cần cung cấp thêm 3 nhóm thông tin

HỢP TÁC GIỮA VIET NAM VÀ CÁC QUOC GIA TRONG THU HOI TAI SAN THAM NHŨNG - MOT SO KIÊN NGHỊ GIẢI PHÁP

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều bước đi tích cực trong việc hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và thu hồi tài sản tham những nói riêng Minh chứng sinh động cho việc tham gia tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về thu hỏi tài sản tham nhũng là việc Việt Nam đã tham gia 3/4 điều ước quốc tế liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng, đó là:

Công ước của LHQ về chống buôn bán trái phép thuốc gây nghiện và chất hướng thần năm 1988; Công ước của LHQ vẻ chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 và Công ước của LHQ về chống tham nhũng năm 2003.

Trong nỗ lực của mình, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đã xây dựng Công ước chống hối lộ các công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh quốc tế và được các nước thành viên thông qua năm 1997 Công ước chống hối lộ do Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) khởi xướng là một trong những sáng kiến điển hình về phòng ngừa tham nhũng trong khu vực tư Theo đó, đến năm 2023, đã có 46 quốc gia (38 quốc gia thành viên OECD va 8 quốc gia không thành viên) đã ký Công ước chống hối lộ các công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế” Việt Nam đang nghiên cứu khả năng tham gia Công ước này trong thời gian tới Nội dung chính của Công ước chống hối lộ các công chức nước ngoài trong giao địch kinh doanh quốc tế đưa ra yêu cầu đối với các quốc gia thành viên trong việc quy định là tội phạm trong hệ thống pháp luật quốc gia đối với hành vi đưa hối lộ các công chức nước ngoài Một điểm đặc biệt của Công ước này là chỉ đề cập đến tham nhũng chủ động hay hành vi cố ý đưa hối lộ, bao gồm cả việc hứa hẹn, chào mời hoặc đưa một lợi ích bất chính một cách trực tiếp hay qua trung gian cho công chức nước ngoài nhằm giành được hay duy trì việc kinh doanh hay lợi thế không hợp pháp trong giao dịch kinh doanh quốc tế Là một trong những sáng kiến toàn cầu °° Convention on Combating Bribery of Foreign Public Officials in International Business

Transactions, Signatory Countries, https://www.oecd.org/corruption/oecdantibriberyconvention.htm,truy cập ngày 27/3/2024. mang tính toàn diện nhất hiện nay, nhiều nội dung của OECD có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật hình sự của Việt Nam trong việc xử lý các tội phạm tham nhũng.

Do mối quan ngại tăng lên trước tình trạng buôn bán bất hợp pháp ma túy quốc tế ngày càng tăng và những khối lượng tiền không lỗ liên quan được đưa vào hệ thống ngân hang, LHQ đã thông qua Công ước LHQ về Chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và hướng thần (Công ước Viên 1988) Công ước này chủ yếu dé cập đến các điều khoản dé chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các vấn dé liên quan đến thi hành pháp luật Mặc đù trong Công ước Viên 1988 không sử dụng thuật ngữ rửa tiền nhưng Công ước đã đưa ra định nghĩa về khái niệm này và yêu cầu các nước hình sự hóa hoạt động đó Công ước Viên chỉ quy định tội buôn bán bat hop pháp ma túy là tội phạm nguồn và không xử ly các khía cạnh mang tinh phòng ngừa việc rửa tiền Công ước có hiệu lực từ tháng 11/1990 Việt Nam đã gia nhập Công ước Viên 1988 vào tháng 11/1997 Công ước Viên 1988 chủ yếu dé cập đến các điều khoản dé chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các vấn dé liên quan đến thi hành pháp luật.

Nhận thấy mục đích của Công ước của LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là thúc đây hợp tác để ngăn ngừa và chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả hơn, hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Việt Nam, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, ngày 15/11/2000, Việt Nam đã quyết định tham gia Công ước Trở thành thành viên của Công ước, Việt Nam có thêm cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân và pháp nhân Việt Nam, có thể tiếp cận và nhận được những trợ giúp can thiết về pháp lý và kỹ thuật trong lĩnh vực hình sự góp phần đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tô chức xuyên quốc gia ở Việt Nam nói chung và hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng nói riêng.

Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Việt Nam đã chính thức ký Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng tại Hội nghị cấp cao được tổ chức tại Merida, Mê-hi-cô.

Sau gần 6 năm nghiên cứu và đánh giá về sự phù hợp của hệ thống pháp luật Việt

Nam, cũng như những khó khăn, thách thức và giải pháp trong quá trình thực thiCông ước, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam đã chính thức phê chuân Công ước tại Quyết định số 950/2009/QD-CTN Công ước chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 18 tháng 9 năm 2009 Đây được coi là sự kiện chính trị - pháp lý quan trong thé hiện quyết tâm va cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong công cuộc đấu tranh, chống tham nhũng.

Việt Nam cũng đã ký các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự với một số quốc gia khác như Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự với các nước ASEAN (2004), các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự song phương trong đó có quy định về phạm vi, nội dung, điều kiện và thủ tục tương trợ tư pháp trong thu hồi tai sản phạm tội nói chung”.

[FT lên Hiệp định INgay ký

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cong lhòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Dai Han Dân

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng lhoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam va Cộng hòa An Độ 8/10/2007 17/11/2008

Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen về tương trợ tư pháp về hình sự

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng lhoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ va nhân dân An-gié-ri

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng lhòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa In-đô- Iné-xi-a

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ot-xto-ray- li-a

31 https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi⁄vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/35001/file-60- hiep-dinh-tuong-tro-tu-phap-tinh-den-ngay-17-3-2021, truy cập ngày 30/3/2024.

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước

7 |Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương| 18/9/2015 08/7/2017 quốc Tây Ban Nha

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước

8 ; ; | 16/3/2016 30/6/2017 Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước 9 |Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng| 06/9/2016 01/5/2020 lhoa Pháp

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước 10 (Cong hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cong} 15/6/2017 01/6/2019 hoa Ca-dắc-xtan Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước

11 |Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương|20/12/2016| 02/10/2020 quốc Cam-pu-chia

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước 12 |Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng| 29/3/2018 29/9/2018 lhòa Cu ba

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước 13 |Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng|03/12/2018 11/9/2020 lhòa Mô-dăm bích

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước 14 (Cong hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam va Cộng hoa} 8/01/2020 18/02/2021 dân chủ nhân dân Lào

3.2 Pháp luật Việt Nam về hợp tác quốc tế trong thu hồi tai sản tham nhũng

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sẵn tham những

Việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có nói chung và do phạm tội tham những mà có nói riêng để hoàn trả cho chủ sở hữu hợp pháp là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc pháp luật Việt Nam, phủ hợp với chính sách của Nhà nước và đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện chế định thu hồi tài sản theo quy định của Công ước với lộ trình thích hợp Vấn dé hợp tác quốc tế trong thu hỗồi tài sản phạm tội, tài sản tham nhũng, tài sản tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hay thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra, xử lý các vụ án hình sự đã được pháp luật Việt Nam quy định tại Luật Phòng, chống tham những năm 2018; Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bé sung năm 2017; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Luật Tương trợ tư pháp năm 2007; Luật Phòng, chống rửa tiền 2022; Pháp lệnh về Ngoại hối năm 2005 Ngoài ra, Việt Nam đã xác lập trên thực tế các điều kiện nhất định để phòng ngừa, phát hiện và thu hồi tài sản phạm tội nói chung thông qua các văn bản pháp luật như Luật Ngân hàng nhà nước năm 2015;

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022; Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018: Nghị định 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 về hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền; Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tai sản, thu nhập của người có chức vụ, quyén hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bỗ sung vừa được Chính phủ ban hành.

3.22 Thực trạng và đánh giá chung các quy định về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham những

3.2.2.1 Thực trạng các quy định về hợp tác quốc té trong thu hồi tài sản tham những

* Các quy định của pháp luật về phòng, chống tham những, thanh tra, kiểm toán Việt Nam

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật PCTN) quy định các nguyên tắc như: “Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật Thiệt hai do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật” (Điều 93) Như vậy, Luật PCTN đã xác định trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng, nếu xác định được là tài san tham nhũng thì phải thu hồi, tịch thu về cho Nhà nước; nếu xác định có thiệt hại đo hành vi tham những gây ra thì cơ quan, tổ chức, đơn vi, cá nhân bị thiệt hại có quyển yêu cầu người có hành vi tham nhũng phải bdi thường, bồi hoàn Bên cạnh đó, để khuyến khích người có hành vi tham những chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng Luật PCTN quy định trong các trường hop này có thé xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (Khoản 4 Điều 92).

Luật Thanh tra năm 2010 quy định người ra quyết định thanh tra có thâm quyền “Quyết định thu hỏi tiền, tài san bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra” (điểm k khoản 1 Điều 48 và điểm i khoản 1 Điều 55) Đồng thời, khi kết luận thanh tra phải “Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, Biện pháp xử lý theo thâm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý” (Khoản 2 Điều 50 Luật Thanh tra).

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Kính gửi: - TS Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn

- PGS TS Nguyễn Thị Kim Ngân - Người hướng dẫn luận văn

- Phòng Đào tạo sau đại học Tôi là: Phạm Hải Long, mã học viên: 29UD08011

Học viên lớp cao học chuyên ngành Luật Quốc tế (2021-2023) Đã bảo vệ luận văn ngày 23/6/2024 với đề tài: ““Hợp tac quốc té trong thu hồi tài sản tham những — Quy định của pháp luật quốc té và thực tiễn của Việt Nam”.

Theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn, tôi đã chỉnh sửa những vấn đê sau:

Bồ sung mục “2 Tinh hình nghiên cứu” tại phần Mở đầu.

Kiểm tra rà soát bổ sung trích dẫn và thống nhất với danh sách các tài liệu tham khảo: trình bày nội dung danh mục tai liệu tham khảo theo đúng quy định.

Ra soát lỗi chính tả, chỉnh sửa bổ sung từ ngữ day đủ và chính xác.

Bỏ danh mục tài liệu tham khảo số 8, số 15, số 25, số 37.

Bồ sung danh mục tài liệu tham khảo trong những năm gần đây.

Bồ sung nội dung trong mục “1 Tính cấp thiết của đề tài” về nguyên nhân tại sao phải hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham những, phần Mở đầu tại trang

Bề sung nội dung trong mục “4.2 Phạm vi nghiên cứu”, phần Mở đầu tại

Bồ sung nội đung mục “1.3.1 Cơ sở pháp lý của hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham những”, Chương tại trang 1].

10 Bổ sung nội dung trong mục “3.2.2 Thực trang và đánh giá chung các quy định về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham những”, Chương 3 tại trang 47.

XÁC NHAN CUA NGƯỜI HƯỚNG DAN XAC NHAN CUA CHỦ TỊCH HOI DONG

Nguyễn Thị Kim Ngân Chu Mạnh Hùng

Ngành: Luât quốc tế Mã số: 8380108

Họ và tên học viên Lớp Cao học khóa: 29.

Cơ quan công tác lên khóa: 2021-2023 abated “hi ccac /lué Dae uz/¿.12

Tên đề tài nghiên cứu dc lees Ll Leh 4/5 để, bên eves Mtb VO Att Us nhượy su mm đợi bộc Bil, ey pe 755 77.1525 cell

1- Tinh cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn (Dé tai có phù hợp với nội dung, mã số chuyên ngành không? có trùng lặp với tên đề tài và nội dung của các luận văn đã bảo vệ hay không? ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài) ea ae apa thi ag eas sebagesessalvasivispeiarscondsapectsvevesnieewetevecg actor nN SIM aa

2- Phương pháp nghiên cứu (Nhận xét về độ tin cập, tính hợp lý và hiện đại cha phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong luận văn)

; es 2⁄1 ae Ta 2 Lalita —ˆ “Kha ‘ wee pháo ey ee 4 bie To

5- Kết luận chung của Hội đồng (Luận văn có đáp ứng được yêu cầu của một luận văn thạc sĩ hay không; Hội dong có dé nghị công nhận học vị thạc sĩ luật học cho học viên hay không)

Hà Nội, ngàyÄÈ tháng £ năm 2024

(Ký và ghi rõ họ tên) lướt P” ơ

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨNhận xét tông quan ( nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tai; sự phù hợp giữa tên đề tài với nỘi dung luận văn và mã số ngành đào tao; phương

Dé tai có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam đã và đang trién hành công cuộc dau tranh phòng chồng tội phạm nói chung và tội phạm tham những, nói riêng,

Tên dé tai với nội dung của Luận văn va mã số ngành đào tạo hoàn toàn phù hợp

Việc trích dẫn tài liệu đúng quy định

Ưu điểm và hạn chế của luận văn về nội dung và hình thức (nêu những wut diém của luận văn về nội dung và hình thức; chi rõ những han chế

của luận văn về nội dung, hình thức và những yêu cầu sửa chữa, néu có) Ưu điểm

Luận văn trình bày sạch, đẹp; phù hợp với các quy định về hình thức đối với luận văn thạc sỹ. về nội dung, Luận văn tiếp tục làm rõ một số vẫn đề lý luận về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng (khái niệm tài sản tham nhũng, thu hồi tai san tham nhũng ); phân tích các quy định của 2 công, ước của Liên hop quốc và pháp luật của Hoa Kỷ, Hàn Quốc, Trung Quắc về hợp tác quốc tế thu hồi tài sản tham „nhũng; Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn của Việt Nam về hợp tác quốc tế thu hồi tài sản tham nhũng,Luận văn cũng đã dé xuất một so giai pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thu hoi tai sản tham những cho Việt Nam. thuật ngữ (trang 18); danh mục tài liệu tham khảo có cả những tài liệu í/không liên quan (s0 8, 15, 24, 25, 39); nâng cấp luận văn lên luận án (trang 7); sử dụng cách đánh dau a, b, c (trang 3);

Nhiều trang của Luận văn dường như “đồng nhất" 2 van đề “pháp luật phòng chống tham nhũng” với “pháp luật trong hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham những” (trang 3, ); một số nhận xét,đánh giá thiểu căn cứ (trang 43,

46): viện dẫn văn bản pháp lý quốc tế không liên quan như Công ước 1988

trong khi lại không đề cập đến những văn bản thực sự liên quan như các hiệp định dẫn độ (trang 38); Tên mục và nội dung của mục chưa thực sự

tương thích (mục 2.2 trang 29 thực tiễn các nước về thu hội tài sản tham nhũng chứ không phải là hợp tác quốc tế; trang 46)

3 Kết luận (nêu rõ luận văn có dap ut ứng được các yêu cau về nội dung và hình thức của luận văn thạc sĩ hay không; ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý để học viên bảo vệ luận văn tại Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ)

Về cơ bản, Luận văn đáp ứng các yêu cầu về sử dung và hình thức của

: Xi tư cách là phản biện, Tôi đồng ý dé học viên bảo vệ luận văn tại Hội dong đánh giá luận văn thạc si

Câu hỏi: đề nghị Tác giả cho biết Luật quốc gia có phải là một trong các loại nguồn điêu chỉnh quan hệ hợp tác thu hỗi tài sản tham những không, tại sao?

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ

- Tên dé tai luận văn: Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhing- Quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn của Việt Nam - Chuyên ngành: Luật quốc tế

- Học viên: Phạm Hải Long Người nhận xét:

- TS Lê Thị Anh Dao

- Chuyên ngành: Luật quốc tế - Cơ quan công tác: Trường Đại học Luật Hà Nội

- Chức danh trong Hội đồng: Phản biện 2

1 Tính cần thiết, thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài Đề tài có tính thời sự và cấp thiết, bởi vì thu hỏi tài sản là biện pháp thiết thực để đấu tranh với tội phạm tham những nhưng hiệu quả công tác này hiện nay chưa cao.

2 Sự không trùng lặp của Đề tài luận án so với các công trình đã có Đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề thu hồi tài sản tham nhũng, tuy nhiên, đề tai này không giới hạn ở 1 công ước cụ thé cũng như nội dung hợp tác Vì vậy, có thé nhận xét, đề tài này không trùng lặp với nghiên cứu đã có

(nhưng cũng rộng hơn, chung hơn so với các nghiên cứu đã có).

3 Sự phù hợp giữa tên đề tài với nội dung, giữa nội dung với chuyên ngành và mã số chuyên ngành phù hợp với nhau

4 Kết quả nghiên cứu của tác giả

Luận văn đã giải quyết được các nhiệm vụ mà học viên đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của mình

5 Ưu điểm và nhược điểm về nội dung, kết cấu và hình thức của Luận văn ich được quy định luật quốc tế định hình rõ đối

Luận văn xác định được các nguồn và phân tí và thực tiễn Việt Nam hợp tác thu hỏi tài sản tham những Luận văn tượng và mục đích nghiên cứu; kết cau hợp lý, chất chẽ.

Hình thức: ít lỗi đánh máy Văn phong khoa học.

Phương pháp nghiên cứu được xác định rõ ràng và phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

Tuy nhiên, luận văn còn có một so hạn chế sau

- Cần trích dẫn đầy đủ hơn và chỉ rõ nguồn tham khảo tài liệu; văn dịch cần chuẩn hơn Ví dụ, tr.12 “mỗi bên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết dé cung cấp

- Tiểu kết chương: tách trang riêng5.2 Nội dung và kết cấu

Ngày đăng: 02/09/2024, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w