Tuy nhiên, ngôn ngữ Nhật là một ngôn ngữ khó và gây nhiều khó khăn cho ngườihọc, có thể kể đến như: số lượng lớn người học cùng một lúc với nhiều trình độ nhậnthức khác nhau, thiếu cơ sở
PHẦN MỞ ĐẦU
Bối cảnh lịch sử
Toàn cầu hóa đang là xu thế lớn tác động một cách trực tiếp sâu rộng tới lĩnh vực đời sống của nhiều quốc gia Về mặt bản chất đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối quan hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới Quan hệ thương mại nhanh chóng quốc tế nhanh chóng phát triển Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình, lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế phát triển khu vực và quốc tế Từ đó có sự giao lưu qua lại giữa văn hóa, đời sống, giáo dục và đào tạo, đặc biệt là kinh tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới Quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản cũng không nằm ngoài tiến trình hội nhập ấy. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm
1973, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ hai nước Từ đó đến nay, trải qua gần
50 năm, hai nước đã cùng nhau xây đắp mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ như hiện nay, việc hội nhập và giao lưu giữa các quốc gia và các nền văn hoá chưa bao giờ dễ dàng đến thế Để làm được điều đó, ngoại ngữ chính là công cụ cốt yếu để hội thụ tinh hoa văn hoá và tiếp cận được tri thức nhân loại, đưa đất nước mình phát triển lên một tầm cao mới Vì vậy, biết ngoại ngữ không chỉ là một yêu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại đối với các lao động kỹ thuật cao mà còn là một năng lực vô cùng cần thiết đối với công dân Việt Nam trong thời đại toàn cầu hoá Sự thành thạo ít nhất một ngoại ngữ chính là bước đệm hoàn hảo giúp bản thân và xã hội phát triển và hội nhập với thế giới. Ở Việt Nam, ngoài ngôn ngữ Anh đã rất phổ biến thì nhu cầu về ngôn ngữ Nhật cũng ngày càng lớn Theo số liệu báo cáo nhanh của Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản
Theo số liệu năm 2018, Việt Nam đứng thứ sáu trên thế giới về số lượng người học tiếng Nhật, lên tới gần 175.000 người Bên cạnh đó, Nhật Bản là quốc gia đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, với tổng số tiền hơn 4 tỷ USD mỗi năm Đến cuối năm 2019, Nhật Bản có 4.190 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 57,9 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Ngoài ra, giao lưu du lịch giữa hai nước cũng rất phát triển, với mức tăng trưởng trung bình 8-10% trong 10 năm qua, tổng lượng khách trao đổi đạt 1.447.000 lượt người vào năm 2019 Chính điều này khiến tiếng Nhật trở thành lựa chọn phổ biến cho tiếng thứ hai hoặc thứ ba sau tiếng Anh của nhiều người trẻ Việt Nam.
Tuy nhiên, ngôn ngữ Nhật là một ngôn ngữ khó và gây nhiều khó khăn cho người học, có thể kể đến như: số lượng lớn người học cùng một lúc với nhiều trình độ nhận thức khác nhau, thiếu cơ sở vật chất phục vụ việc học tập, thiếu môi trường giao tiếp với người bản ngữ, khan hiếm nguồn tài liệu tham khảo,…Tự thân ngôn ngữ Nhật đã là một trong năm ngôn ngữ khó nhất thế giới (theo UNESCO) nên càng khiến người học choáng ngợp và khó thích nghi với việc học tiếng Nhật.
Bên cạnh các kỹ năng nghe, đọc hay viết thì nói chính là “kẻ thù” đang gây ra trở ngại vô cùng lớn cho người học tiếng Nhật nói chung với sinh viên khoa Nhật nói riêng.
Vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kỹ năng nói tiếngNhật” để nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng cũng như những nguyên nhân gây khó khăn trong việc nói tiếng Nhật để từ đó đưa ra các phương pháp để nâng cao và củng cố kỹ năng này.
Lịch sử nghiên cứu
"Nâng cao kỹ năng nói tiếng Nhật", "Phương pháp học kỹ năng nói tiếng Nhật" không phải là một đề tài lạ lẫm đối với người học và dạy tiếng Nhật tại Việt Nam nói chung và sinh viên học tiếng Nhật nói riêng Ngược lại, đây là một đề tài vô cùng nổi cộm và đã chứng minh tính cấp thiết của nó trong công cuộc học tập tiếng Nhật, là nội dung đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả và nhà nghiên cứu Nhật ngữ Có thể thấy rõ điều đó khi dạo gần đây vấn đề học nói tiếng Nhật đã được đề cập nhiều hơn trong các bài nghiên cứu, các bài khóa luận, luận văn cùng các tạp chí khoa học
Nói về yếu điểm trong kỹ năng nói tiếng Nhật của người Việt, bài viết "Đánh giá trình độ phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam thông qua khảo sát trên đối tượng người Nhật" - Thạc sĩ Sái Thị Mây, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP HCM, số 1(79) năm 2016 đã khảo sát trên 20 người Nhật và chỉ ra số lượng người Việt nói tiếng Nhật tốt chỉ chiếm tới 30%, và lí do dẫn đến khả năng nói tiếng Nhật kém của người Việt phần lớn là do đã quen nói tiếng Nhật theo thanh điệu và phát âm kiểu Việt, cùng lỗi phát âm tiếng Nhật hình thành do không được học từ giáo viên bản ngữ.
Từ những lí do trên, trong suốt chiều dài lịch sử giảng dạy tiếng Nhật đã xây dựng được một số phương pháp học nói tiếng Nhật thường gặp, các phương pháp này đã được tổng hợp và đề cập trong khóa luận "Khảo sát phương pháp luyện kỹ năng nói của sinh viên khoa tiếng Nhật" - Lê Thị Hồng Nhung (Lê Hà Phương hướng dẫn), Đại Học Hà Nội, 2022, khoá luận đã chỉ ra các phương pháp học tiếng Nhật chủ yếu của sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật như: luyện đọc thành tiếng, suy nghĩ bằng tiếng Nhật, tự ghi âm giọng nói của mình, nói chuyện với người Nhật thông qua các nền tảng mạng xã hội, luyện nói qua các file âm thanh, audio, nghe hội thoại và viết lại, nói chuyện về một chủ đề, v.v Trong đó có hai phương pháp được đặc biệt quan tâm là Phương pháp Cái Bóng (Shadowing) và Phương pháp Đóng kịch Hội thoại (Role-play), bởi vì tính hiệu quả và khả năng đem lại sự thích thú khi học cho người học Và đây cũng là hai phương pháp sẽ được nghiên cứu trọng tâm trong bài tiểu luận này. Đối với việc ứng dụng Phương pháp Cái Bóng trong việc học tiếng Nhật, ta có một trong những nghiên cứu tiên phong xuất phát từ 望月通子 (Mochizuki Michiko) vàNghiên cứu シャドーイング法の日本語教育への応 (Cách ứng dụng Phương Pháp
Shadowing vào giáo dục tiếng Nhật) Bài nghiên cứu đã nói lên quan điểm của tác giả về phương pháp này một các khái quát nhất, thông qua khảo sát để chứng minh tính xác thực của phương pháp, ngoài ra tìm ra một số phương hướng để áp dụng phương pháp vào thực tiễn Ở Việt Nam, ta cũng có bài nghiên cứu "Sử dụng kỹ thuật Shadowing để cải thiện kĩ năng nói của sinh viên khoa tiếng Nhật" - Trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQG
Hà Nội của Vũ Thị Tuyết Ngân, thông qua thực nghiệm trực tiếp trên 20 sinh viên học tiếng Nhật, tác giả cũng đã chỉ ra hiệu quả rõ rệt của phương pháp khi sinh viên Việt Nam áp dụng. Đối với ứng dụng Phương pháp Đóng kịch Hội thoại (Role-play), ta có nhiều nghiên cứu tiếng Anh đã đề cập đến, tiêu biểu có: Bài viết "Doing role-play successfully in Japanese language classrooms" - Eric Bray, The Language Teacher, 2010, tác giả đã nêu lên những khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện Roleplay tại lớp học, đồng thời khơi gợi cách để phương pháp học nói này trở nên thú vị và mong muốn áp dụng nó vào lớp học Ở Việt Nam, ta cũng đã có các bài viết khuyến khích việc áp dụng học nói qua Roleplay, có tài liệu học tập được xuất bản "Kaiwa ni chousen - Nihongo Roorupurei - Thực hành tiếng Nhật qua phương pháp đóng kịch hội thoại" được sử dụng để phục vụ cho việc học tiếng Nhật qua phương pháp này.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, nhóm người viết - Sinh viên năm Nhất khoa ngôn ngữ Nhật, Đại Học Hà Nội đã phần nào thấy được những khó khăn và khúc mắc lớn khi học kỹ năng nói tiếng Nhật, đồng thời nhận thấy sự cấp thiết cần có phương pháp học hiệu quả, tiên tiến, giúp tiết kiệm thời gian cho người học Bài tiểu luận này là thành quả sau quá trình tổng hợp của nhóm người viết với hi vọng phần nào cho thấy những cách thức học nói tiếng Nhật để người học thêm tự tin giao tiếp, trở nên tiến bộ hơn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp học kỹ năng nói tiếng Nhật
- Sinh viên khoa Nhật – Đại học Hà Nội
Do giới hạn về trình độ, thời gian và khuôn khổ của tiểu luận, nhóm chúng em đã giới hạn vấn đề nghiên cứu trong các phạm vi sau:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 17/11/2022 đến ngày 08/12/2022
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các phương pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Nhật
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng học kỹ năng nói của người học tiếng Nhật nói chung và sinh viên khoa Nhật – Đại học Hà Nội nói riêng
Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hành nói tiếng Nhật Đề xuất những phương pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả học kỹ nói tiếngNhật
Phương pháp nghiên cứu
Để mang lại hiệu quả cao nhất cho bài tiểu luận, nhóm chúng em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm và so sánh kết quả điều tra khảo sát
Cấu trúc của bài tiểu luận
Bài tiểu luận được chia thành 3 chương Nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Khái quát về kỹ năng nói
Chương 2: Thực trạng và khảo sát
Khái quát về kỹ năng nói
Định nghĩa
Theo Bygate, Martin (1987), nói là kỹ năng được mọi người quan tâm và chú trọng nhất khi đánh giá về khả năng học ngôn ngữ của một người bởi kĩ năng nói được xem như một phương tiện để kết nối hay “xếp hạng” xã hội, cũng như tạo ra các cơ hội thăng tiến trong công việc và kinh doanh Do đó, người học ngoại ngữ thường cần phải có khả năng nói một cách tự tin Có rất nhiều định nghĩa về kỹ năng nói đã được đề xuất bởi một số chuyên gia Nói là một kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả (Siahaan, 2008:95) Có nghĩa là nói là kỹ năng của một người để tạo ra âm thanh có ý nghĩa và được người khác hiểu, để có thể tạo ra giao tiếp tốt Hơn nữa, nói là việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác (Fulcher, 2003:23) Điều đó có nghĩa là hoạt động này liên quan đến hai hoặc nhiều người mà những người tham gia vừa là người nghe vừa là người nói phải phản ứng với bất cứ điều gì họ nghe được và đóng góp ý kiến ở tốc độ cao và chính xác, vì vậy mỗi người tham gia đều có ý định hoặc một nhóm ý định mà họ muốn Vì vậy, trong môi trường giáo dục, giáo viên nên kích hoạt khả năng nói của học sinh bằng cách cung cấp các hoạt động ngôn ngữ giao tiếp và các phương tiện thú vị trong lớp học, sau đó tạo cơ hội cho họ thực hành kỹ năng nói của mình càng nhiều càng tốt
Theo (Bailey, 2000:25), nói là một quá trình tương tác, trong đó người nói có mục đích xây dựng ý nghĩa thông qua việc tạo ra, tiếp nhận và xử lý thông tin Tuy nhiên, như W.F Mackey đã khẳng định, kỹ năng nói không chỉ bao gồm việc sử dụng đúng âm thanh, nhịp điệu và ngữ điệu, mà còn liên quan đến việc lựa chọn từ ngữ và biến điệu hợp lý theo đúng thứ tự để truyền tải ý nghĩa chính xác.
Kỹ năng nói đóng vai trò thiết yếu trong giao tiếp, là khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để diễn đạt ý tưởng, quan điểm và cảm xúc nhằm truyền tải hoặc tiếp nhận thông tin và kiến thức từ người khác Theo các lý thuyết đã nêu, có thể kết luận rằng nói là kỹ năng giao tiếp không thể thiếu trong quá trình tương tác trao đổi thông tin.
Các yếu tố của kỹ năng nói
Đối với kỹ năng nói, có một vài khía cạnh mà người nói cần phải nắm được bởi đó là những nhân tố được dùng như một thước đo, hay một tiêu chuẩn, để đánh giá xem khả năng nói của người nói có tốt hay không Đó là năm yếu tố về mặt trôi chảy, lĩnh hội, ngữ pháp, từ vựng và phát âm (Brown, 2001: 406-407): a Sự lưu loát o Sự lưu loát nhấn mạnh về khả năng nói trôi chảy và mượt mà của một người Đó là khả năng nói một cách dễ dàng mà không gặp bất cứ một trở ngại hay khó khăn nào trong việc truyền đạt ý tưởng hay phải phân vân khi dùng từ hoặc bí ý tưởng. b Sự lĩnh hội o Sự lĩnh hội phản ánh được trình độ nói hoặc giao tiếp của một người thông qua mức độ nghe hiểu những vấn đề mà người nói muốn truyền tải tới người nghe. c Ngữ pháp o Ngữ pháp là cách tổ chức, sắp xếp các loại từ thành một câu hoàn chỉnh có nghĩa Việc thành thạo ngữ pháp là rất quan trọng bởi nếu nói sai ngữ pháp sẽ dẫn đến việc người nghe hiểu sai ý người nói. d Từ vựng o Từ vựng là nền móng cơ bản nhất của ngôn ngữ và người học phải lựa chọn từ ngữ phù hợp cho từng ngữ cảnh Việc nâng cao vốn từ vựng là vô cùng cần thiết không chỉ bởi nó xuất hiện ở tất cả các kĩ năng mà còn bởi nếu thiếu từ vựng, chúng ta sẽ không thể nói được bất cứ điều gì và việc truyền đạt thông tin đến người nghe là điều không thể. e Phát âm o Phát âm là một thành tố quan trọng khi học ngoại ngữ, đặc biệt là với kĩ năng nói bởi chỉ có vốn từ và ngữ pháp là chưa đủ Nếu người nói phát âm tốt, người nghe sẽ dễ dàng hiểu được ý của người nói, và nhanh chóng đạt được mục đích trong giao tiếp.
Mục đích của kỹ năng nói
Mục đích quan trọng nhất của kỹ năng nói chính là để giao tiếp Kỹ năng nói chính là một công cụ quan trọng để giao tiếp hay truyền tải những suy nghĩ của một người tới xã hội Đó là lí do vì sao kĩ năng nói là một kĩ năng quan trọng Về cơ bản, kỹ năng nói có bốn mục tiêu chính (Tarigan, 2008: 30-36): a Thông tin o Người nói muốn thông báo và chia sẻ ý tưởng, thông tin, biểu đạt cảm xúc hoặc quan điểm đến người nghe cũng như cung cấp kiến thức cho những mục đích cụ thể (Tarigan, 2008:30). b Giải trí o Người nói muốn người nghe cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn bằng những dữ kiện được chọn dựa trên giá trị giải trí của chúng và được truyền đạt thành lời (Tarigan, 2008:32) c Thuyết phục o Người nói cố gắng làm cho người nghe hiểu được mình muốn gì và khiến cho người nghe hứng thú với điều mà người nói muốn họ làm, từ đó dẫn dắt họ làm theo đúng ý mà người nói muốn (Tarigan, 2008:35). d Thảo luận o Người nói muốn bàn luận về một vấn đề gì đó để đưa ra những kết luận và kế hoạch cụ thể sau khi đã bày tỏ quan điểm và đưa ra ý kiến thông qua kỹ năng nói (Tarigan, 2008:36).
Các giai đoạn của quá trình
● Giai đoạn 1: Nắm và sử dụng đúng các mẫu câu đã học trong việc thực hành, hội thoại được những vấn đề đơn giản.
● Giai đoạn 2: Luyện nói theo chủ đề, tình huống giao tiếp thường nhật.
● Giai đoạn 3: Luyện khả năng trình bày được những vấn đề: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá.
● Giai đoạn 4: Luyện khả năng trình bày các vấn đề dưới hình thức diễn thuyết, hùng biện, biện luận.
Tiểu kết chương
Như vậy, kĩ năng nói là một kĩ năng cơ bản và cần thiết để con người trao đổi thông tin và truyền đạt cảm xúc Đây cũng là kĩ năng vô cùng quan trọng và gây khó khăn cho phần lớn sinh viên theo đuổi chuyên ngành ngôn ngữ Qua chương 1, sinh viên có thể có cái nhìn khái quát hơn về kỹ năng nói, hiểu được các giai đoạn thực hành nói và tầm quan trọng của kĩ năng này để nâng cao nhận thức trong quá trình học tập và rèn luyện khả năng nói của mình.
Thực trạng và khảo sát
Thực trạng và khảo sát
1.1 Thực trạng sinh viên Việt Nam học nói tiếng Nhật
Theo số liệu báo cáo nhanh của Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – một cơ quan thuộc Bộ ngoại giao Nhật Bản) năm 2018, số lượng người Việt học tiếng Nhật tại Việt Nam lên tới gần 175.000 người, đứng thứ sáu trên thế giới Tuy nhiên, trình độ tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao so với các nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu của Matsuda (2012) về đánh giá trình độ phát âm của sinh viên học tiếng Nhật trình độ cao cấp ở 4 quốc gia: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam thì trình độ phát âm của sinh viên Việt Nam bị đánh giá thấp nhất so với 3 quốc gia còn lại Kết quả đánh giá ở bảng 1 cho thấy các tiêu chí phát âm như độ tự nhiên, ấn tượng tốt, trọng âm, ngữ điệu
… của sinh viên Việt Nam có khoảng cách khá xa so với 3 quốc gia còn lại.
Quốc gia Độ tự nhiên Ấn tượng tốt
Nhịp điệu Đơn vị ngữ âm
Bảng 1 Đánh giá phát âm tiếng Nhật của sinh viên Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam
Tuy nhiên, kết quả trên chỉ dựa vào đánh giá của người Nhật sau khi nghe các đoạn thu âm đọc một đoạn văn tiếng Nhật của sinh viên mỗi nước Bài nghiên cứu không đề cập trong giao tiếp thực tế phát âm hay kỹ năng nói tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam được đánh giá như thế nào Vì vậy, để hiểu thêm về đánh giá phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam trong thực tiễn khi thực hành nói, Thạc sĩ Sái Thị Mây của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra bằng bảng khảo sát đối với
Kết quả phân tích từ bảng khảo sát của 20 người Nhật đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin hữu ích về khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam.
Hình 1 Đánh giá trình độ phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam của người Nhật
Theo đó, biểu đồ cho thấy có 25% người Nhật đánh giá trình độ phát âm của sinh viên Việt Nam không tốt, 45% người đánh giá bình thường, 30% người đánh giá tốt Tỉ lệ đỏnh giỏ trỡnh độ phỏt õm tiếng Nhật của sinh viờn Việt Nam khụng tốt chỉ bằng ẳ số lượng người Nhật đã thực hiện khảo sát Trong khi đó, tỉ lệ đánh giá trình độ phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam tốt cao hơn tỉ lệ đánh giá không tốt Tuy nhiên, đây không phải là một con số khả quan bởi đa phần người bản xứ sẽ không đánh giá khắt khe về sự phát âm hay kỹ năng nói của người nước ngoài vì với đa số người học ngoại ngữ, khi thực hành nói hay giao tiếp thì chỉ cần người nghe hiểu ý mình muốn diễn đạt là đủ. Thế nhưng vẫn có 25% người tham gia khảo sát đánh giá không tốt, vậy lí do là gì? Sau đây là một số lý giải của những người Nhật tham gia khảo sát:
- “Sinh viên Việt Nam phát âm tiếng Nhật rất khó nghe.”
- “Không thể nào làm thay đổi cách phát âm và thanh điệu đặc trưng trong tiếng Việt khi họ phát âm tiếng Nhật Có lẽ nếu sinh ra ở Việt Nam mà không được đến Nhật trước 5 tuổi thì họ sẽ không thể nào phát âm chuẩn tiếng Nhật.”
- “Sinh viên Việt Nam phát âm những từ Katakana (từ ngoại lai trong tiếngNhật) và từ tiếng Anh vô cùng khó nghe Tuy nhiên, có lẽ là do ảnh hưởng của đặc trưng phát âm trong tiếng Việt nên có thể hiểu và chấp nhận được.”
1.2 Thực trạng sinh viên khoa Nhật – Đại học Hà Nội nói tiếng Nhật
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 70 sinh viên khoa tiếng Nhật tại trường Đại học Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng trình độ và khả năng học tập kỹ năng nói của sinh viên.
Sinh viên năm nhấất Sinh viên năm hai Sinh viên năm ba Sinh viên năm tư
Hình 2 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của sinh viên khoa tiếng Nhật trường Đại Học Hà Nội
- Theo biểu đồ trên cho thấy sinh viên năm nhất chiếm 76% Sinh viên năm hai chiếm 17% Sinh viên năm ba chiếm 5% Cuối cùng là sinh viên năm 4, chiếm 2% Bộ phận lớn người tham gia khảo sát là những sinh viên năm nhất đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nói tiếng Nhật
- Sinh viên năm nhất chiếm phần lớn bởi họ chỉ vừa mới tiếp xúc với tiếng Nhật được 2 tháng (tính từ ngày 8/10/2022 – 8/12/2022), thì sẽ còn rất bỡ ngỡ với hệ thống chữ tượng hình và khó có thể nói một cách trơn tru, chuẩn chỉ, rõ ràng và mạch lạc khi vẫn còn thiếu vốn từ vựng cùng với khả năng ngữ pháp còn hạn chế.
Biểu đồ thể hiện quan điểm của sinh viên trường Đại Học Hà Nội trong việc nói tiếng Nhật
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy số sinh viên cho biết việc nói tiếng Nhật tương đối khó khăn chiếm 56%, 22% sinh viên cho biết việc nói tiếng Nhật rất khó khăn Số sinh viên cảm thấy việc nói tiếng Nhật là bình thường chiếm 18%, 2% số sinh viên thấy tiếng Nhật ít khó khăn và 2% thấy không khó khăn.
Như vậy, có đến hơn 2/3 số sinh viên tham gia khảo sát cho biết rằng việc nói tiếng Nhật gây nhiều khó khăn cho họ Một phần còn lại thấy việc nói tiếng Nhật là bình thường, không quá dễ cũng không phải quá khó Tỉ lệ sinh viên cho biết việc nói tiếng Nhật ít gặp khó khăn và khá dễ dàng là rất thấp nhưng vẫn xuất hiện và chỉ chiếm thiểu số.
Hình 4 Biểu đồ thể hiện trình độ nói tiếng Nhật hiện tại của sinh viên trường
22.00% 2.00% Ít khó khăn Bình th ườ ng
T ươ ng đốấi khó khăn Rấất khó khăn Khống khó khăn
Mức 1: Sinh viên có thể giới thiệu bản thân, giao tiếp đơn giản nếu người nói nói chậm và rừ ràng Cú hơn ẵ số người tham gia khảo sỏt, chiếm 53%
Mức 2: Sinh viên có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản hằng ngày chiếm 32%
Mức 3: Sinh viên có thể mô tả được những sự kiện, ước mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch chiếm 11%
Mức 4: Sinh viên có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ, có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau chiếm 3%.
Mức 5: Sinh viên có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn chỉ chiếm 1%.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học nói tiếng Nhật
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tham khảo nhiều nguồn tài liệu và tiến hành khảo sát để xác định những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong kỹ năng nói thường gặp ở người học tiếng Nhật hoặc sinh viên khoa Nhật.
- Chữ Kanji trong bảng chữ cái của người Nhật có nguồn gốc là Trung Quốc Trong khi đó Tiếng Việt lại có nhiều âm Hán Từ đó dẫn tới nhiều điểm tương đồng trong phát âm Ví dụ từ “thái độ” trong tiếng Nhật là “taido”, từ “quốc ca” trong tiếng Nhật là “kokka”, từ “quốc kỳ” trong tiếng Nhật là “kokki”
- Tiếng Nhật phát âm khá dễ, viết như thế nào nói như thế Cũng giống như tiếng Anh, tiếng Nhật cũng có 5 nguyên âm: a-i-u-e-o và được đọc lần lượt là a-i-ư-ê-ô. Các âm khác được đọc bằng cách ghép hem các phụ âm như: k-m-l-s, … vào trước nguyên âm và đọc tương tự như vậy Phát âm tiếng Nhật theo kiểu viết sao nói vậy nên rất dễ học Người học chỉ cần nhớ được mặt chữ và ý nghĩa của từ đó nữa là đủ.
- Thiếu môi trường để thực hành kĩ năng nói.
- Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, thiếu tự tin khi nói
- Quá tập trung vào việc học ngữ pháp mà bỏ quên kĩ năng nói
- Tốc độ nói của người Nhật khá nhanh cùng với sự đa dạng về phương ngữ, trong đó có 5 phương ngữ chính: Phương ngữ Đông Nhật Bản, phương ngữ Bát Trượng,phương ngữ Tây Nhật Bản, phương ngữ Cửu Châu và phương ngữ Lưu Cầu.
Nguyên nhân
3.1.1 Sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ.
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi âm là một từ và đã có sẵn Bản thân tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng cách sắp đặt các từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ
Tiếng Nhật được xếp vào loại ngôn ngữ chắp dính, tức là ghép các âm lại thành từ Trong đó, phụ tố đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo từ và thể hiện các mối quan hệ ngữ pháp Tuy nhiên, mỗi phụ tố chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp riêng biệt và mỗi ý nghĩa ngữ pháp cũng chỉ được biểu thị bằng một phụ tố duy nhất Đặc điểm này khiến từ tiếng Nhật có độ dài lớn hơn so với các loại ngôn ngữ khác, đòi hỏi phải sử dụng nhiều từ hơn để thể hiện trọn vẹn một ý nghĩa.
私 (watashi) (3 âm tiết) // Tôi (1 âm tiết).
教え(る): dạy // 教え(た): đã dạy // 教え ている( ): đang dạy.
Việc phải nói nhiều, đẩy nhanh tốc độ nói để diễn đạt câu cho trọn vẹn ý đã khiến việc nói tiếng Nhật dễ bị nuốt chữ, líu lưỡi, thành ra phát âm không rõ ràng, khiến người nghe khó hiểu Đồng thời, khi học nói tiếng Nhật người học cũng cần chú ý sử dụng và phát âm đúng các phụ tố để người nghe hiểu đúng điều mà mình muốn biểu đạt.
- Trật tự từ trong câu
Trật tự từ của tiếng Nhật khác biệt rõ rệt so với tiếng Việt Trong tiếng Việt, câu thường theo cấu trúc Chủ ngữ - Động từ - Vị ngữ, còn tiếng Nhật lại sắp xếp theo thứ tự Chủ ngữ - Vị Ngữ (Bổ ngữ) - Động từ Điều này khiến người học tiếng Nhật cần lưu ý và điều chỉnh thói quen tư duy ngôn ngữ của mình để phù hợp với ngữ pháp của tiếng Nhật.
Ví dụ: Khi ta muốn nói “Tôi ăn cơm”, trong tiếng Nhật sẽ là: 私はご飯を食べま
す (Tôi cơm ăn). Điều này gây khó khăn không nhỏ trong việc tư duy khi học tiếng Nhật của người Việt, khiến việc nói của người học thường vướng mắc mỗi lần muốn sắp xếp câu chữ cho ổn thoả để nói cho trôi chảy, liền mạch, nhất là với những người mới học tiếng Nhật và tiếp cận loại trật tự từ này.
- Đại từ nhân xưng. o Đối với đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất, tồn tại rất đa dạng hình thức.
Ví dụ: Với đại từ ngôi thứ nhất chỉ “tôi”, trong tiếng Nhật gồm có:
わたし(watashi), わたくし (watakushi), ぼく(boku), おれ (ore), あたい(atai),じぶん (jibun), v.v o Sự lược bớt đại từ nhân xưng khi nói.
Mặc dù đại từ “tôi” tồn tại ở nhiều biến thể như đã nói ở trên, trong đời sống thường nhật và văn nói, nó thường bị lược bớt.
Ví dụ: Với câu “Tôi tặng Linh hoa”, trong tiếng Nhật ta thường lược đại từ “tôi”, thành: リンさんにはなをあげます (tặng Linh hoa).
Trong tiếng Việt ta đã quen với việc nói đầy đủ đại từ nhân xưng, chủ ngữ, vị ngữ, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt như khi tiếp chuyện với người thân, bạn bè thì có thể thi thoảng nói lái, vắn tắt đi Tuy nhiên, trong tiếng Nhật việc đại từ nhân xưng bị lược bỏ là rất thường xuyên Nếu học nói tiếng Nhật mà không quen thuộc điều này thì dễ dẫn đến việc câu mà người học nói ra bị thiếu tự nhiên, hoặc rơi vào tình trạng lặp từ.
Mặc dù trong tiếng Nhật tồn tại nhiều phụ âm, nguyên âm mà có cách phát âm gần đến rất gần với phát âm trong tiếng Việt, như: あ (a), (i), (ku), (ho), v.v Nhưngい く ほ cũng có các tiếng, sự biến âm có cách phát âm mà người Việt không quen thuộc hoặc chưa từng gặp bao giờ: o Âm ngắt: xuất hiện ở các hàng か さ た ぱ, , , , thể hiện bằng chữ つnhỏ trước hàng: kk, ss, tt, pp. o Âm ghép: Có các âm được ghép với các chữ 「や、ゆ、よ」 Ví dụ:
ひゃ (hya), じゅ (ju), りょ(ryo), v.v o Trường âm: Các âm tiết được đọc kéo dài: aa, ii, oo, uu.
Gần giống với 6 thanh điệu trong tiếng Việt: sắc, hỏi, ngã, huyền, nặng, ngang. Khi nói tiếng Nhật, các từ cũng cần phải luyến láy với trọng âm lên xuống rõ ràng, chủ yếu có 3 thanh: cao, thấp, ngang Việc thay đổi trọng âm một từ có thể khiến ý nghĩa của từ đó thay đổi.
Ví dụ: はし (cây cầu) và はし (cái đũa) hay いま (bây giờ) và いま (phòng khách)
Kính ngữ là hình thức giao tiếp thể hiện sự tôn kính với đối phương Trong tiếng Nhật, kính ngữ khá phức tạp được chia thành 3 loại chính: tôn kính ngữ (尊 敬
語/Teneigo), khiêm nhường ngữ (謙 譲 語/Sonkeigo) và cách nói lịch sự (丁 寧 語/Kenjougo) Người dùng phải phán đoán ngữ cảnh, đối phương, mục đích giao tiếp để sử dụng cho phù hợp
Ví dụ: さん(san), ちゃん(chan), くん(kun), せんせい(sensei), さま (sama)
3.2.1 Tâm lý ngại giao tiếp, sợ nói sai, nói vấp, nói không đúng nội dung
Là khi chúng ta không tự tin trước người mà ta nói chuyện, chúng ta sợ nói sai làm người đối diện không hiểu điều mình nói, có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân chính mà khiến chúng ta nói tiếng Nhật không giỏi, có thể khi học chúng ta rất tự tin về kiến thức mà mình vừa học nhưng khi nói với người đối diện ta lại cảm thấy sợ sệt mất tự tin từ đó dẫn đến những việc mà ta không mong muốn Không chỉ riêng gì nói tiếng Nhật, ngại giao tiếp có thể gây nên rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hàng ngày của cá nhân, làm cản trở nghiêm trọng đến việc xây dựng các mối quan hệ Đây cũng là nguyên nhân khó khắc phục nhất vì nó đòi hỏi sự thay đổi về tính cách tâm lý người nói do đó chúng ta cần phải tìm ra phương pháp hợp lý để có thể khắc phục tâm lý này.
3.2.2 Thiếu vốn từ vựng và cấu trúc câu
Để hiểu được 60% tiếng Nhật, bạn cần học khoảng 1000 từ vựng Sau đó, bạn cần học thêm khoảng hơn 1000 từ nữa để hiểu được 80% tiếng Nhật Con số 2000 từ khá nhiều và thiếu vốn từ vựng khi giao tiếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nói tiếng Nhật của chúng ta Cấu trúc tiếng Nhật cũng là một khó khăn khi nói ta có thể dùng sai cấu trúc hay ngữ pháp điều này sẽ khiến người đối diện không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa.
3.2.3 Không chủ động luyện tập, giao tiếp thường xuyên
Để duy trì khả năng giao tiếp thành thạo, việc tập luyện thường xuyên là vô cùng quan trọng Giao tiếp thường xuyên giúp hình thành phản xạ giao tiếp tự nhiên, hạn chế sự suy nghĩ khi nói Để nâng cao hiệu quả luyện tập, cần lựa chọn phương pháp phù hợp, giúp cải thiện khả năng giao tiếp một cách hiệu quả.
3.2.4 Chưa áp dụng phương pháp học tập đúng đắn, chưa đặt mục tiêu rõ ràng
Tiểu kết chương
Có thể thấy, sinh viên Việt Nam học tiếng Nhật nói chung và sinh viên khoa Nhật Đại học Hà Nội nói riêng phần lớn đều gặp khó khăn với việc học nói tiếng Nhật Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan Do đó, sinh viên cần xây dựng cho bản thân những phương pháp phù hợp và hiệu quả để có thể áp dụng vào thực hành nhằm cải thiện thực trạng này.
Các phương pháp giúp nâng cao hiệu quả kỹ năng nói
Phương pháp Roleplaying
Theo nghiên cứu năm 1995 của bà Salies Tania Gastao của đại học Pontificia Universidade Católica do Rio de Janeiro, Brazil và Fadilah, role-playing là một phương thức học gắn liền với việc học một ngoại ngữ thứ hai, là một phương thức sáng tạo, liên tục mô phỏng lại các hoạt động thường ngày mà trong đó sẽ có một tập thể lớn người học tham gia nhập vai một lượng nhân vật và trải nghiệm những hoạt động mà nhân vật mình đảm nhiệm phải trải qua.
Phương pháp học tập nhập vai chuẩn bị người học ứng phó với các tình huống bất ngờ, kích thích sự sáng tạo trong đối thoại theo định nghĩa của Sallies (1995) Nhập vai giúp học viên hiểu được phản ứng của người nghe trong thực tế, lĩnh hội các siêu đoạn như trọng âm, trường độ, ngữ điệu và các chức năng cận ngôn ngữ như biểu hiện trên khuôn mặt, các cử động đầu hay mắt.
Theo những nghiên cứu của Bowman và Lieberoth, những kết quả trên từ phương pháp roleplay này có thể truy nguồn từ khái niệm “pretense play” và “theory of mind”.Pretense play là hành động mà trong đó người thực hiện có thể được rèn luyện và mài dũa những kỹ năng xã hội của mình qua kinh nghiệm từ những vai vế xã hội giả tưởng trong roleplay Theory of mind chính là khả năng cảm thấu rõ trạng thái tâm trạng của người khác, là khả năng giúp chúng ta hiểu được rằng người khác có niềm tin riêng và mong muốn khác biệt chúng ta, là một nền tảng cơ bản cho khả năng của con người trong việc giao tiếp và các hoạt động xã hội trong nhiều hệ thống ngôn ngữ khác nhau
1.3 Các loại hình của Roleplaying
Theo thầy Aaron Bell, một giáo viên tiếng Anh ở trường Canterbury, Christchurch, New Zealand chia sẻ trong một bài blog năm 2017, roleplaying có thể được chia ra làm 4 loại:
- Conflict roleplay (Tạm dịch: Hoá vai tình huống): Loại roleplay sẽ bắt người học phải trải qua một tình huống đòi hỏi sự phán đoán và giải quyết tình huống nhanh nhất khi họ chỉ có một mình Loại hình roleplay này giúp người học thực nghiệm được những kỹ năng ngôn ngữ của mình, không chỉ mỗi kỹ năng nói, dưới nhiều tình huống bất chợt khác nhau, vừa giúp cho họ có sự trưởng thành, vừa có sự tự tin trong năng lực của họ.
Roleplay hợp tác yêu cầu người học hợp tác cùng nhau trong một tình huống để hướng tới mục tiêu chung Với những tình huống đơn giản, roleplay giúp học sinh ngại giao tiếp nói chuyện dễ hơn, phát triển kỹ năng nói và phản xạ Ngoài ra, roleplay hợp tác còn giúp xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.
- Information gap role play (Tạm dịch: Hoá vai cung cấp thông tin): Loại hình roleplay thường sẽ rất có ích trong việc bổ trợ những kiến thức còn thiếu cho người học Những thông tin của phương pháp này có thể được dựa trên thông tin từ chính đời sống của người học, nhưng họ thường sẽ được khuyến khích nghĩ lên những tình huống hay câu hỏi dựa trên những tình huống mà họ chưa bao giờ trải qua, từ đó sẽ giúp họ chuẩn bị nhiều tình huống khác nhau mà họ có thể gặp trong đời sống sau này
- Task-based role play (Tạm dịch: Hoá vai theo vai trò): Loại hình roleplay này yêu cầu những người học phải tham gia và hoàn thành một loại các hoạt động, có thể là những hoạt động đời thường như đưa chỉ dẫn đường hoặc hỏi số điện thoại của một người Đây là phương pháp vô cùng hữu ích trong việc giúp học sinh trở nên tự tin hơn với kỹ năng sống của mình trong một tình huống ngoài đời thực.
1.4 Quy trình thực hiện phương pháp Roleplaying
Bước 1: Chuẩn bị một kịch bản với những tình huống hướng người đọc tới cách sử dụng ngôn ngữ một cách hoạt ngôn hơn, với những tình tiết trong kịch bản thường sẽ mang tính tự chất vấn, đòi hỏi người đọc phải tư duy về hướng giải quyết vấn đề, để nói sao cho phù hợp.
Bước 2: Không ngại khi có những tình huống mà mình chưa bao giờ gặp xảy ra, bình tĩnh suy nghĩ và đối thoại lại, ngữ pháp chúng ta có thể sai nhưng cũng không nên ngại giao tiếp
1.5 Hiệu quả của phương pháp Roleplaying
Trong nghiên cứu của Aliakbari và Jamalvandi (2010), nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm kéo dài 2 tháng với hai nhóm học sinh.
“lớp thử nghiệm” và “lớp được kiểm sát”, với mục tiêu tập trung vào loại hình thức Task Based Roleplaying Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng nhóm thử nghiệm thấy rõ ràng học hiệu quả hơn nhóm bị kiểm soát Họ chỉ ra rằng bằng cách sử dụng đóng vai, người học ngôn ngữ thứ hai có thể trải nghiệm các tình huống thực tế mà họ sẽ sử dụng ngôn ngữ và từ ngữ; và khi họ phát triển ý thức làm chủ hành động nói vô thức trong họ, họ nên có thể áp dụng ngôn ngữ dễ dàng hơn vào các tình huống mới Việc bị đặt trong một tình huống đòi hỏi sự ứng biến và tự tin cao khuyến khích học sinh sử dụng cách diễn đạt và ngữ điệu tự nhiên của người bản ngữ cũng như cử chỉ Dạy các kỹ năng xã hội làm tăng động lực, phát triển tính sáng tạo, thúc đẩy sự tương tác, khuyến khích học tập đồng đẳng và giúp người học giao tiếp tự do hơn.
Theo Sasaki (1998), đóng vai được coi là mô phỏng các tình huống chân thực hơn. Kết hợp đóng vai vào lớp học thêm đa dạng, thay đổi tốc độ và cơ hội để tạo ra nhiều ngôn ngữ và cũng rất thú vị.
Nghiên cứu của Neupune (2019) trên 40 học sinh lớp 10 chia thành nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng đã chứng minh hiệu quả của phương pháp roleplay trong học ngoại ngữ Nhóm thử nghiệm có kết quả tốt hơn nhóm đối chứng về kỹ năng nói, bao gồm cả giọng điệu và cách phát âm Ưu điểm này giúp học sinh ứng dụng phương pháp roleplay tự tin trình bày trước lớp hơn so với học sinh chỉ học theo phương pháp truyền thống tập trung vào ngữ pháp.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có điểm hạn chế Đó là không phải ai cũng áp dụng được phương pháp này, đặc biệt là những sinh viên tự học và học một mình. Roleplaying sẽ đạt được hiệu quả tối ưu khi được áp dụng đối với một nhóm sinh viên nhiều người cùng học tập và thực hành.
1.6 Hạn chế của phương pháp Roleplaying
Điểm cốt lõi của bất kỳ hoạt động diễn vai nào chính là yếu tố bất ngờ khi học viên thực hành từng lượt Mặc dù các tình huống diễn vai thường tuân theo kịch bản được lên trước, qua đó rèn luyện kỹ năng nói, nhưng khi áp dụng vào phương pháp luyện tập mang tính tổng hợp cao thì thường khó kiểm soát được những yếu tố ngẫu nhiên có thể phát sinh trong quá trình thực hành Ví dụ, trong nhóm học viên có thể xảy ra trường hợp học viên hiểu sai yêu cầu nhiệm vụ hoặc kịch bản, quên lời thoại hoặc hành động cần thực hiện trong tình huống đó.
Phương pháp Shadowing
Shadowing là thuật ngữ có nguồn gốc Shadow trong tiếng anh với hàm nghĩa là cái bóng Để nói một cách chính xác, là hành động mô phỏng của người học với một âm thanh phát ra từ phía đối phương, một phương pháp thuần luyện tập thực tiễn Nhóm thử nghiệm sẽ dùng phương pháp roleplay còn nhóm còn lại sẽ sử dụng phương pháp truyền thống.
Dựa trên những nghiên cứu của Mochizuki (2006), phương pháp nói bóng, hay Shadowing, là một phương pháp học ngôn ngữ với bản chất được thực hiện một cách vô thức trong cuộc sống hằng ngày Trong tâm lý học nhận thức, những âm thanh được lặp lại trong tâm trí những việc mà đối phương đã nói được gọi là Inner Voice Việc lặp đi lặp lại trong tâm trí các Inner Voice 2 mà chúng ta nghe thấy được gọi là Subvocalization Và phương pháp luyện tập thực hiện Subvocalization được phát thành tiếng một cách có ý thức chính là phương pháp Shadowing Nhìn chung, ta có thể thấy việc lặp đi lặp lại 2 tiếng nói bên trong như một con vẹt trong một khoảng thời gian gần như đồng thời để bắt chước tiếng nước ngoài thực sự mà chúng ta nghe thấy có vẻ đơn giản nhưng khi ta thực hiện điều đó thì không dễ dàng gì Tuy nhiên, khi ta chỉ mô phỏng thôi mà không có một chút kiến thức gì về ngôn ngữ đó thì chẳng khác gì việc bắt chước của loài vẹt Vì vậy, những người đề xướng về Shadowing đã nhấn mạnh rằng phương pháp này là một dạng thao tác có nhận thức.
2.3 Hiệu quả của phương pháp Shadowing
Trong nghiên cứu của Osburne (2003), 50 học sinh ESL bậc cao đã được yêu cầu nhớ lại bài giảng của mình lúc nói trong khi đang có để tâm tới và cố gắng cải thiện phần phát âm vốn có của họ Kết quả cho thấy rằng 1 phần 3 số người tham gia (gần 34% số học sinh thực nghiệm) sử dụng phương pháp nói nhại lại (hay còn gọi là Shadowing) theo khi được yêu cầu như vậy, trong khi khi đó những thứ liên quan tới âm vị học chia phần như cấu trúc âm tiết, những đơn vị âm tiết nhỏ, hay là những âm thanh riêng biệt được phát ra lại được được sử dụng ít hơn (chỉ chiếm có 6%, 2% và 26% theo từng thành tố tương ứng) Nghiên cứu kết luận rằng là phương thức Shadowing có thể được coi là một phương pháp tốt trong việc cải thiện phát âm của người học nói
Một thử nghiệm được tiến hành bởi Pwint Yee Win (National Center for EnglishLanguage, Yangon, Myanmar) về ảnh hưởng của hai loại Shadowing: pre-shadowing và post-shadowing (tạm dịch: tiền nói bóng và hậu nói bóng) với hai học sinh người Cam- pu-chia đang theo học một khóa huấn luyện kĩ năng nói tại RELC (Regional English
Language Center) tại Singapore và một người phụ nữ Hàn Quốc hiện công tác ở Singapore, với trình độ của mỗi người tham gia là bậc trung Ba người sẽ có một khoảng thời gian để nghe đoạn ghi hình, cố gắng nói theo một tới hai lần rồi sẽ có thời gian để học cách phát âm từng từ với một đoạn băng giải thích cách phát âm trọng âm một số từ ngữ Những ứng viên sẽ có thêm hai lần nữa để lặp lại hành động trên, song mỗi lần như vậy họ sẽ không được đọc bản ghi giấy của đoạn bằng nữa Ở lần thực nghiệm cuối cùng, kết quả cho thấy rằng những ứng viên đã có thể nghe và nói bóng theo đoạn văn bản với cách đọc đúng nhất mà họ đã được học từ những lần trước.
Không giống như việc nói lặp đi lặp lại để cho phép người học được tạm dừng để nhận thức ý nghĩa của những gì bản thân vừa nói, shadowing không tập trung vào việc hiểu ý nghĩa mà thay vào đó là tăng cường khả năng cảm thụ âm vị học, giúp người học nói dễ dàng tiến bộ Theo Hamada (2015), shadowing giúp nâng cao việc nhận thức lời nói, khả năng ghi nhớ làm việc và thúc đẩy quá trình luyện tập.
Theo bài viết về phương pháp học nói tiếng Anh qua shadowing của British Council, một tổ chức của Anh chuyên tập trung vào cơ hội giao lưu văn hóa và giáo dục của người học, một phương thức học nói độc đáo đã được đề cập đến, đó là một biến thể của Shadowing, phương pháp Chorus.
Chorus nói chung có thể được oil à một trong những biến thể của kỹ thuật nói bóng, được phát triển bởi Tiến sĩ Olle Kjellin, một nhà trị liệu ngôn ngữ và hướng phát âm của tổ chức Region Kronoberg tại Thụy Điển Theo tiến sĩ Kjellin, phương pháp Chorus này vô cùng phù hợp cho người lớn tuổi khi học ngoại ngữ.
Khi thực hành phương pháp Chorus ta cần một sự tập trung tuyệt đối, và khoảng thời gian được cho là tốt nhất cho người học áp dụng trong là 1-3 phút Quá trình thực hiện phương pháp lặp lại liên tục sẽ cần sự phối hợp nhuần nhuyễn của cả tai nghe và miệng, phát âm của người học, từ đó giúp người học điều chỉnh được ngữ điệu và phát âm đến khi khớp với câu mà người học nghe được
Người học trong quá trình áp dụng phương pháp có thể giảm biên độ xuất hiện của giọng người bản ngữ từ tài liệu, để từ đó có thể phát triển được một chất giọng cùng phương ngữ nói riêng của chính bản thân mình.
Nhìn chung phương pháp shadowing rất phù hợp để luyện tập những bài hội thoại tốc độ nhanh hoặc có những mẫu câu nói chưa thành thục Phương pháp thực hiện Shadowing có rất nhiều dạng khác nhau và được phân loại từ những bước đơn giản đến các bước chi tiết tùy thuộc vào thời gian diễn đạt văn bản, quá trình thực hiện xác nhận ngữ nghĩa ở từng giai đoạn, cách thức truyền đạt lại, …
2.5 Hạn chế của phương pháp Shadowing
Phương pháp Shadowing giúp người học bắt chước giọng điệu tự nhiên của người bản ngữ bằng cách nhắc lại gần như cùng lúc với băng mẫu Tuy nhiên, sử dụng Shadowing không đúng cách có thể phản tác dụng VnExpress đã chỉ ra một số hạn chế của phương pháp này, trong đó có việc khó theo kịp tốc độ mẫu và không biết cách nhấn nhá giống mẫu Khi cố gượng lên xuống theo ngữ điệu, người học dễ bị hụt hơi và không nắm được cách nhấn nhá chính xác.
Việc nhắc lại theo mẫu nghe thì dễ nhưng không hẳn vậy Một đặc điểm thường thấy của những người học áp dụng "shadow" mà không nắm vững phát âm là những từ khóa thường sau đó sẽ bị phát âm sai theo hiểu nhầm của người học Những lỗi phổ biến là sai trọng âm, nuốt âm (để bắt kịp tốc độ), thiếu âm cuối (do không biết cách xử lý), hoặc sai âm hoặc cụm phụ âm (do không có thời gian để xử lý) Vì từ khóa phát âm sai, người học không thể nói giống người bản xứ và dễ mắc lỗi nói nhanh mà không rõ. c Bị nhiễm thói quen nói nhanh mà không rõ
Người học khi áp dụng phương pháp Shadowing thường sẽ bị vấp phải một lối mòn đó chính là mặc dù người học đó tập đi tập lại bài này rất nhiều vì muốn nói nhanh như người bản xứ, nhưng lại vô thức không quan tâm tới yếu tố để sao cho nói rõ được câu nói của mình Lý do là trong quá tình luyện “shadow”, khi người học hình thành thói quen nói nhanh, với ý định không cho người khác nghe thấy được , nhưng lại không hiểu các nguyên lý căn bản để sửa cách phát âm sai của mình.Dần dà, người học sẽ ngại nói hơn vì khi nói, họ sẽ không thấy tự tin với bản thân, rằng họ cũng không chắc người nghe có hiểu mình nói gì hay không.
2.6 Quy trình thực hiện phương pháp Shadowing
Bước 1: Chọn một nguồn tài liệu để nghe: Đĩa CD, radio, chương trình giải trí, tin tức trên TV, phim ảnh.
Bước 2: Nghe tài liệu học tập mà bạn muốn sử dụng, nghe một lần đầu tiền để chắc chắn rằng bạn có thể hiểu được hết các từ vựng được sử dụng trong bài để có thể hiểu được rõ nội dung của tài liệu nghe
Bước 3: Thường sẽ có hai phương pháp shadowing để người đọc có thể áp dụng
Các lưu ý khi học
- Rèn cách phát âm chuẩn: Việc phát âm sai khiến người đối thoại không hiểu được hoặc nhầm lẫn dẫn đến việc sợ nói chuyện, rèn luyện kỹ năng nói thông qua hội thoại Vì vậy rèn cách phát âm chuẩn là một trong những thành tố quan trọng nhất trong việc rèn luyện kỹ năng nói
- Không ngại sai, hãy nói nhiều: Hãy nói to, chậm rãi, rõ rang khi học nói tiếng Nhật nói riêng và học ngoại ngữ nói chung Không nên quá chú trọng vào ngữ pháp mà hãy chú trọng vào nội dung lời nói của mình để có thể truyền đạt một các tốt nhất điều bạn muốn nói, không nên nói thầm trong đầu.
- Luyện nói tiếng Nhật theo chủ đề: Đây là một cách rất hay để người học có thể vừa học được cách giao tiếp vừa dễ dàng ghi được những ngữ cảnh sử dụng từ vựng sau này Chủ đề mà người học chọn có thể theo sở thích hoặc theo một thứ tự nhất được Không những thế, ta còn có thể trau dồi cho mình them rất nhiều từ vựng khác nhau một cách rất là dễ nhớ.
- Thường xuyên giao tiếp trong môi trường tiếng Nhật: Việc học, nói chuyên với giáo viên tiếng Nhật hay người Nhật hay ở trong một môi trường đa số người dùng tiếng Nhật để giao tiếp, sẽ giúp người học luyện được cách phát âm, ngữ điệu chuẩn nhất so với việc tự học nói chuyện, hội thoại một mình Khi đó, ta sẽ hình thành được phản xạ tiếng Nhật nhanh hơn rất nhiều Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta rèn luyện được phong thái tự tin, cách nói chuyện tự nhiên nhất.
Các ứng dụng đề xuất
Học tập qua các ứng dụng ngôn ngữ: Phương thức học qua phần mềm hoặc ứng dụng là một trong những phương thức học tập tiếng Nhật phổ cập nhất hiện nay, với những ứng dụng nổi tiếng như Duolingo, Lingodeer, Busuu, … Những ứng dụng trên điện thoại này cho phép người học quyền truy cập tới một nguồn lớn một lượng bài tập luyện tập ngữ pháp cũng như các kỹ năng trong học tiếng Nhật ở một trình độ cơ bản,phù hợp cho việc xây dựng nền tảng cho những người có hứng thú với việc học ngôn ngữ Đặc biệt, những ứng dụng trên thường sẽ có một phần luyện tập yêu cầu người đọc nói vào mic hoặc điện thoại và lặp lại theo những gì đã được cho nghe Song, một điểm hạn chế của phương pháp học này đó là nhiều chức năng sẽ thường bị khoá ở bản miễn phí và chỉ mở khoá khi người học nâng cấp tài khoản học.
Trong chương 3, nhóm chúng em đã đưa ra các phương pháp học nói phổ biến và đi sâu tìm hiểu về hai phương pháp nổi bật là Shadowing và Roleplaying Các phương pháp để học được kĩ năng nói thì rất đa dạng, tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm hạn chế Vì vậy, sinh viên cần cân nhắc, xem xét năng lực và cách học của bản thân để áp dụng đa dạng các phương pháp một cách thông minh và hiệu quả.
KIẾN NGHỊ
Cần chủ động học tập, trao đổi với bạn bè và thầy cô, áp dụng các phương pháp học nói phù hợp.
Tạo môi trường học tập năng động và sôi nổi giúp sinh viên tự tin trong việc thực hành nói nhiều hơn Áp dụng đa dạng và phong phú các phương pháp học nói vào bài giảng
Để tạo môi trường thuận lợi cho quá trình giảng dạy và học tập, trường đã đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất hiện đại Song song đó, trường cũng tổ chức đa dạng hoạt động ngoại khóa và các cuộc thi nhằm tạo sân chơi để sinh viên rèn luyện kỹ năng nói, thúc đẩy sự tự tin và phát triển toàn diện.