1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục đề tài thực trạng việc ứng dụng phương pháp giáo dục montessori tại trường mầm non ánh sao

37 12 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Việc Ứng Dụng Phương Pháp Giáo Dục Montessori tại Trường Mầm non Ánh Sao
Tác giả Trần Ngọc Trâm
Trường học Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Phương pháp Nghiên cứu Khoa học Giáo dục
Thể loại Bài Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,61 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCBÀI TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤCĐề tài: Thực Trạng Việc Ứng Dụng Phương Pháp Giáo Dục Montessori tạiTrường Mầ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2023

Giảng viên hướng dẫn

Người thực hiện Trần Ngọc Trâm

Mã sinh viên

Lớp

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Đề tài: Thực Trạng Việc Ứng Dụng Phương Pháp Giáo Dục Montessori tại

Trường Mầm non Ánh Sao

Giảng viên hướng dẫn

Người thực hiện Trần Ngọc Trâm

Mã sinh viên

Lớp

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến , trong quá trình học tập vàtìm hiểu về học phần “ Phương pháp nghiên cứu khoa học” em đã nhận được sựquan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình của thầy/cô Thầy/cô đã giúp em và cácbạn trong lớp có thêm nhiều kiến thức, có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề thực

tế trong cuộc sống Từ những kiến thức mà thầy truyền tải em đã dần nhận thức vàtìm hiểu sâu được các nguyên nhân dẫn đến một vấn đề nào đó trong cuộc sống

Sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chếnào đó mà kiến thức là vô hạn Do vậy trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận dù

đã rất cố gắng nhưng thiếu sót là một điều không thể tránh khỏi Vì vậy em rấtmong nhận được sự đóng góp từ thầy để bài tiểu luận của mình được hoàn chỉnhhơn

Em xin trân thành cảm ơn!

2

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Khách thể nghiên cứu 6

4.3 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Câu hỏi nghiên cứu 6

6 Giả thuyết nghiên cứu 7

7 Phương pháp nghiên cứu 8

8 Cấu trúc đề tài 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Tổng quan tài liệu 9

1.1.1 Tình hình thế giới 9

1.1.2 Tình hình trong nước 9

1.2 Cơ sở lí luận về phương pháp giá dục Montessori 12

1.2.1 Phương pháp giáo dục Montessori 12

1.2.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp giáo dục Montessori 16

1.2.3 Sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục Montessori với phương pháp giáo dục truyền thống 17

Trang 5

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 20

2.2 Tổ chức nghiên cứu 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

2.3.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 21

2.3.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi 21

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 22

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ÁNH SAO 25

3.1 Thực trạng nhận thức và kĩ năng vận dụng phương pháp giáo dục Montessori tại Trường Mầm non Ánh Sao 25

3.2 Khó khăn gặp phải khi ứng dụng phương pháp Montessori trong giảng dạy tại trường Mầm non Ánh Sao 26

3.2 Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường chiếu theo tiêu chuẩn của chương trình Montessori 27

3.3 Vai trò của giáo viên theo phương pháp Montessori tại trường 28

3.4 Thực trạng tổ chức hoạt động Montessori cho trẻ tại trường 29

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỆC ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI PHÙ HỢP VỚI VIỆC GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG MẦM NON 31

4.1 Đối với phía cơ sở trường mầm non và giáo viên 31

4.2 Đối với các bậc phụ huynh 32

KẾT LUẬN 33

4

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thứ nhất, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước Các em cầnđược đào tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học mầm non để được pháttriển hoàn thiện và trở thành những công dân tốt trong xã hội Giáo dục mầm non

là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự pháttriển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ Những kỹ năng

mà trẻ được tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việchọc tập và thành công sau này của trẻ Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻnhững kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hìnhthành hứng thú đối với việc đến trường ở bậc tiếp theo là giáo dục tiểu học, tăngkhả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông

Thứ hai, bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vớinhững chuyển biến sâu và rộng ở tất cả các lĩnh vực Đặc biệt trong hội nhập, giáodục luôn giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực Đổi mớigiáo dục là nhiệm vụ cấp thiết, là xu thế tất yếu, là chìa khóa ở ra sự thành côngtrong công tác đào tạo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam khẳng định vị thếtrên thế giới, sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới của kỉ nguyên số Đặcbiệt là việc sử dụng phương pháp dạy học mới để đào tạo ra những con người đầysáng tạo và có tư duy phản biện

Dựa trên tinh thần đó, có nhiều phương pháp học mới và hiện đại được nghiêncứu và ứng dụng, trong đó phải kể đến phương pháp Giáo dục Montessori cho trẻmầm non đã và đang ngày càng được phổ biến và ứng dụng rộng rãi Đặc điểm nổi

Trang 7

trội ở phương pháp này là nhấn mạnh vào vai trò của tính tự lập, lấy khả năng tựhọc làm nền tảng cơ sở, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát hỗ trợ và đưa ra gợi ý Ngoài

ra, phương pháp Montessri rất tôn trọng sự phát triển tự nhiên của tâm – sinh lýcủa trẻ, từ đó trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức và kĩ năng làm hành trangtiếp cận khoa học công nghệ tiến bộ hiện đại cho trẻ em

Giáo dục Montessori đã gặt hái được những thành công và phát triển khôngngừng trong hơn 100 năm qua, đến nay đã có trên 110 quốc gia áp dụng phươngpháp này Trong giáo dục mầm non, phương pháp Montessori tạo nên xu hướngtiếp cận phát triển tính tích cực cho người học Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và

đã kiểm chứng thấy hiệu quả tích cực mà phương pháp giáo dục này mang lại chotrẻ em khắp nơi trên thế giới Tuy vậy tại Việt Nam, đây vẫn còn là phương phápmới mẻ chưa được phổ biến và ứng dụng nhiều Đây là lí do thôi thúc em thực hiệnnghiên cứu này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng ứng dụngphương pháp giáo dục Montessori vào chương trình đào trẻ em mầm non trên địabàn Hà Nội nói chung, đặc biệt tại Trường Mầm non Ánh Sao nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về thực trạng ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori trong việcgiảng dạy trẻ em tại Trường Mầm non Ánh Sao Đánh giá những khó khăn, thuậnlợi gặp phải trong quá trình ứng dụng Từ đó đề xuất ý kiến và giải pháp để giúpnhà trường cải thiện và nâng cao kĩ năng vận dụng phương pháp Montessori này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số khái niệm, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quancũng như xây dựng cơ sở lí luận về phương pháp giáo dục Montessori trongchương trình giảng dạy trẻ em mầm non

6

Trang 8

- Phân tích thực trạng ứng dụng phương pháp giảng dạy vào trong giáo dụcdạy học của trường mầm non Ánh Sao.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tích cực, tiêu cực; những khó khăn, thuận lợitrong việc ứng dụng phương pháp giảng dạy Montessori vào việc giảng dạycủa trường Mầm non Ánh Sao

- Đề xuất một số giải pháp để việc ứng dụng phương pháp giảng dạyMontessori của nhà trường được hiệu quả

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng việc ứng dụng phương pháp giáo dụcMontessori vào trong dạy học của trường Mầm non Ánh Sao, ThanhXuân, Thành phố Hà Nội

4.2 Khách thể nghiên cứu: Giáo viên và học sinh trong trường Mầm non ÁnhSao

cá nhân gặp phải Từ đó đề xuất giải pháp giúp họ có thể thích ứng và hiểubiết hơn về phương pháp giảng dạy hiện đại này, cao hơn là có thể vận dụngtốt nó khi giảng dạy và học tập

5 Câu hỏi nghiên cứu

Toàn bộ bài nghiên cứu tập trung trả lời cho các câu hỏi sau đây:

Trang 9

- Cơ sở lí luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu về việc ứng dụng phươngpháp giáo dục Montessori vào việc giảng dạy ở trường mầm non của giáoviên là gì?

- Thực trạng việc nhận thức và áp dụng phương pháp giáo dục Montessoritại trường diễn ra như thế nào?

- Những khó khăn mà các thầy/cô giáo viên gặp phải khi đi dạy là gì? Đâu

là nguyên nhân của những khó khăn mà thầy/cô gặp phải?

- Giải pháp giải quyết khó khăn, hỗ trợ nâng cao nhận thức và kĩ năng ứngdụng phương pháp nhà trường như thế nào?

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Cơ sở lí luận của bài nghiên cứu bao gồm: các khái niệm liên quan(Montessori là gì? Ưu, nhược điểm của PPGD Montessori? )

- Các giáo viên tại Trường Mầm non Ánh Sao đều đã biết đến phươngpháp Montessori tuy nhiên chưa hiểu một cách toàn diện, đầy đủ, sâu sắc

mà chỉ hiểu qua loa, mơ màng Kĩ năng áp dụng phương pháp Montessorivào giảng dạy của các bạn còn yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm thựchành

- Khó khăn mà giáo viên tại trường gặp phải khi thực hành ứng dụngphương pháp Montessori đó là thiếu cơ hội tham gia hoạt động nghiêncứu, tìm hiểu và giảng dạy Montessori theo đúng chuẩn quốc tế

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học, các cuộc thi tìmhiểu để tuyên truyền hiểu biết về PPGD Montessori trong giảng dạy trẻmầm non cho giáo viên mầm non Tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo kĩnăng ứng dụng phương pháp Montessori cho giáo viên theo đúng chuẩnquốc tế

8

Trang 10

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các

báo cáo ; phân tích, tổng hợp, sưu tầm các tài liệu, hoạt động liên quanđến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn sâu và đàm thoại: : Thực hiện phỏng vấn đối

với 04 nhóm đối tượng, bao gồm: 08 giáo viên trực tiếp đứng lớp vàgiảng dạy trong trường, 02 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dụcMontessori, 10 trẻ mầm non và 10 phụ huynh

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Khảo sát 80 cá nhân tại trường Mầm

non Ánh Sao, sao cho đối tượng bao gồm giáo viên, học sinh, phụ huynh

8 Cấu trúc đề tài

CHƯƠNG I: Tổng quan và cơ sở lí luận

CHƯƠNG II: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG III: Thực trạng việc ứng dụng phương pháp giáo dục

Montessori ở trường Mầm non Ánh

CHƯƠNG IV: Đề xuất ý kiến và giải pháp hỗ trợ nhà trường nâng cao nhận

thức và kĩ năng về việc ứng dụng Montessori

9.

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan tài liệu

1.1.1 Tình hình thế giới

Phương pháp giáo dục (PPGD) Montessori là PPGD lấy tên của nhà giáodục Montessori – nười sáng lập ra PPGD Montessori Đầu tiên, phương pháp nàyđược bà vận dụng trên trẻ chậm phát triển trí tuệ bằng cách cho trẻ trải nghiệm giácquan trên những giáo cụ Kết quả là những trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể đọc,viết, thực hiện phép tính như trẻ bình thường Điều này đã làm chấn động thế giới

và tạo nên một kì tích PPGD Montessori đầu tiên được vận dụng giúp trẻ pháttriển trí tuệ, sau đó đã được tiến hành nghiên cứu ứng dụng đối với trẻ bìnhthường

Năm 1907, giáo sư Montessori đã thành lập “ngôi nhà của trẻ”, nơi đánh dấumốc lịch sử lần đầu tiên ứng dụng phương pháp này cho trẻ bình thường Từ đó,PPGD này phát triển rộng rãi cho đến tận bây giờ Các trường Montessori đượcthành lập tại hơn 40 quốc gia trên cả 5 châu lục

Năm 1912, khi thuyết giảng tại Carmegie Hall (Hoa Kì), Montessori đã nhậnđược sự ủng hộ của các nhân vật nổi tiếng Tuy nhiên, sau một thời gian, phươngpháp của bà đã gặp sự phản đối mạnh mẽ của học giả Kill Patrick, học trò củaDewey Theo đó, phương pháp bị chìm lắng trong vòng 40 năm tại Hoa Kì Cuốicùng, phương pháp được “hồi sinh” sau sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạođầu tiên vào vũ trụ khiến Hoa Kì phải tìm lại PPGD hiệu quả nhằm cải thiện khoahọc, giáo dục Kết quả quá trình tìm kiếm đó là PPGD montessori được người Mĩlựa chọn để định hướng phát triển nhân tài

10

Trang 12

1.1.2 Tình hình trong nước

Với nhiều ưu điểm vượt trội, từ lâu phương pháp Montessori đã được đưavào chương trình giảng dạy tại nhiều trường mầm non công lập và tư thục ở ViệtNam từ năm 2003, tuy nhiên đa phần vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo hoặc ápdụng một phần ý tưởng và giáo cụ mà Montessori sáng tạo ra Trong khi đó sốlượng “trường Montessori” Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Cộngđồng Montessori Mĩ hay Liên hiệp Montessori Quốc tế (hai tổ chức Montessorichính thức và lớn nhất trên thế giới) là rất ít Ở nước ta hiện nay có khoảng 70 –

100 trường mầm non tư nhân trên toàn quốc áp dụng mô hình Montessori để đưavào giảng dạy

Mặt khác, trong những năm gần đây, trong nước ngày càng có nhiều côngtrình nghiên cứu về phương pháp Montessori và ứng dụng phương phápMontessori vào việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non cả trong nhà trường lẫn giađình Một số tác giả đã nêu ra thực trạng trên tại một số trường Montessori: Tác giảNgọc Thị Thu Hằng, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh nhận định: “Vấn đề mà hầu hết các nhà giáo dục lo ngại khi nghiên cứu ứng dụngphương pháp giáo dục Montessori là nguồn tài chính cần để đầu tư trọn bộ giáo cụMontessori và việc đào tạo giáo viên Montessori giỏi chuyên môn” Tác giảNghiêm Phương Mai – nhà giáo Montessori, đồng thời là Chủ tịch VietnamMontessori Education Foundation, Thành viên của AMI và Montessori Society ofCanada, Điều phối viên chương trình Giáo dục Montessori của AMI tại ĐHKHXH&NV TPHCM cho rằng: “Việc áp dụng phương pháp này tại Việt Nam thìcòn có nhiều hạn chế do nhiều yếu tố Ngay như việc chia sẻ kiến thức và sự phốihợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường không phải trường nào cũng làm được,những khó khăn trong việc duy trì phương pháp và áp dụng đúng chuẩn tronggiảng dạy” Tác giả Lê Hoài Thu, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh

Trang 13

giá: “nhiều giáo viên ở Trường Mầm non tư thục Montessori (phường Thảo Điền,Quận 2, TP Hồ Chí Minh) vẫn thường đề ra những mục tiêu giáo dục trẻ kĩ năng

sử dụng vật thật và sử dụng phương pháp giáo dục Montessori để thực hiện cácmục tiêu này” Tác giả Trần Phạm Huyền Trang, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đưa ra những nhận định về “giải pháp để tăng tính hiệu quả của phươngpháp Montessori tại Việt Nam” Bên cạnh đó, có một thực tế rằng các trường họcMontessori thường tự thiết kế chương trình dựa trên sự tham khảo nhiều tài liệu vềphương pháp giáo dục của Montessori (trong đó phải kể đến là các bài học, cách sửdụng giáo cụ mang tính mô phạm hay phương pháp giáo dục mà Tiến sĩMontessori đưa ra trong các khóa đào tạo giáo viên đương thời) Các nhà giáo dụcđều biết và quan tâm đến ưu điểm của phương pháp Montessori Tuy nhiên, việcnghiên cứu để áp dụng những nguyên tắc giáo dục của phương pháp này vàotrường mầm non như thế nào để mang lại hiệu quả giáo dục cho trẻ thì chưa đượcnghiên cứu sâu rộng Vì vậy, dựa vào những công trình trên là nền tảng giúp chotác giả nghiên cứu về thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương phápMontessori tại một số trường mầm non Montessori để bổ sung nguồn tài liệu, sáchtham khảo cho độc giả quan tâm về phương pháp tiên tiến này Các bài đăng trênTạp chí có liên quan đến vấn đề chúng tôi chú ý đến: Ngọc Thị Thu Hằng (2014),Giới thiệu phương pháp giáo dục Montessori, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạmTp.HCM, Nghiêm Phương Mai, 2012, Trẻ thơ trong gia đình, Nxb Tri Thức, HàNội Lê Hoài Thu, 2019, Thực trạng giáo viên mầm non sử dụng phương phápmontessori để giáo dục kĩ năng sử dụng vật thật cho trẻ từ 24 – 36 tháng tại trườngmầm non tư thục Montessori, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh,Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Phạm Huyền Trang, 2017,Phương pháp giáo dục Montessori – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Giáo dục, BộGiáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2010, Ứng dụng học thuyếtMontessori trong lĩnh vực giáo dục mầm non, Sở giáo dục Tp HCM Mun Chang

12

Trang 14

Suk, 2017, Khái quát về phương pháp giáo dục Montessori, Tạp chí Giáo dục, BộGiáo dục và Đào tạo Vũ Thị Ngọc Anh, 2013, Tiếp cận phương pháp giáo dụcMontessori trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non tư thục,Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo Được gợi mở từ những nguồn tư liệunghiên cứu của người đi trước, ở bài viết này sinh viên nghiên cứu đi sâu vào tìmhiểu về thực trạng vận dụng những nguyên tắc của phương pháp Montessori ở , từ

đó tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu về vận dụng những nguyên tắc này để manglại hiệu quả giáo dục hướng tới sự độc lập cho trẻ tại các trường mầm non, đặc biệt

là trường hợp Trường Mầm non Ánh Sao, quận Thanh Xuân, Hà Nội

1.2 Cơ sở lí luận về phương pháp giá dục Montessori

1.2.1 Phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori là phương pháp sư phạm giáo dục trẻ emdựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục Ý Maria Montessori(1870–1952) Montessori đã nghiên cứu xây dựng các phương pháp giáo dục đốivới những trẻ từ 0-3 tuổi, từ 3-6 tuổi, từ 6-12 tuổi và từ 12-18 tuổi Thông qua sựquan sát tinh tế và nghiên cứu sâu rộng, Montessori phát hiện ra rằng trẻ có tiềmnăng học tập và giai đoạn trưởng thành quan trọng nhất của trẻ là 0-6 tuổi Mỗi đứatrẻ sinh ra đều mang một năng lực tiềm tàng giúp chúng dễ dàng, nhanh chóng đónnhận môi trường xung quanh để phát triển bản thân Năng lực đó, theo Montessori

là “khả năng mẫn cảm và khả năng lĩnh hội” Khả năng mẫn cảm tồn tại ở trẻ từ 0tuổi đến 6 tuổi, giai đoạn này gọi là thời kì mẫn cảm Trẻ ở giai đoạn này tràn đầysức sống và hưng phấn trước mọi thứ, chúng học gì lập tức được tiếp thu ngay Trẻtiếp thu thế giới xung quanh nhờ khả năng lĩnh hội giống như miếng bọt biển hútnước, do đó trong một vài tài liệu khác, khả năng lĩnh hội được gọi với thuật ngữ

“trí tuệ thấm hút”, “trí tuệ thẩm thấu” hay “tâm trí tiếp nhận” Ngoài sự phát hiện ởtrẻ có thời kì mẫn cảm và khả năng lĩnh hội, Montessori còn phát hiện ra rằng trẻ

Trang 15

hứng thú, tập trung thực hiện một công việc nhiều lần, trẻ tự tin hài lòng về bảnthân sau khi hoàn thành công việc, trẻ cảm thấy hạnh phúc, vui sướng sau mỗicông việc do chính bản thân trẻ thực hiện, Montessori gọi đó là “normalization”.Nhiều tài liệu dịch “normalization” là “sự bình thường hóa” Tuy nhiên, chúng tôigọi đây là “quá trình ổn định hóa” ở trẻ vì nhận thấy trẻ đạt trạng thái ổn định trongtâm hồn sau khi làm việc với giáo cụ Ngoài ra, khi làm việc với giáo cụ, trẻ cònhọc cách thể hiện sự quan tâm tới người khác, yêu cái đẹp, sự ngăn nắp trật tự, tinhthần trách nhiệm Trẻ trong lớp học Montessori sớm hình thành và bộc lộ tố chấtcủa một nhà lãnh đạo

Phương pháp giáo dục Montessori gồm hai yếu tố xây dựng trọng tâm Thứnhất là môi trường giáo dục gồm tài liệu giáo dục (giáo cụ) và sự luyện tập với tàiliệu giáo dục Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàngđầu cho phương pháp giáo dục của bà Theo bà, môi trường giáo dục là nơi giúp trẻphát triển Môi trường đó không chỉ thỏa mãn những nhu cầu của trẻ mà còn phảiloại bỏ những chướng ngại vật làm cản trở sự phát triển của chúng Phương phápgiáo dục Montessori tạo môi trường tốt giúp trẻ có thể tự mình tìm tòi, khám phácuộc sống, nhanh chóng thích ứng với môi trường xung quanh

Môi trường giáo dục mà Montessori xây dựng có nhiều điểm khác biệt vớimôi trường giáo dục truyền thống Trong đó có 3 điểm khác biệt chính thể hiện cho

3 đặc trưng cơ bản của phương pháp này, là: việc học của trẻ thông qua sự trảinghiệm các giác quan, tôn trọng những đặc tính riêng biệt, đề cao tính độc lập củatrẻ và sự trộn lẫn lứa tuổi trong lớp học

Đặc trưng thứ nhất, trẻ trong lớp học Montessori học thông qua sự trải nghiệm các giác quan Montessori xây dựng một môi trường giáo dục với hệ thống

giáo cụ gồm các vật thật, mô hình cụ thể được sắp xếp vào các góc hoạt động tronglớp học Montessori Trong môi trường lớp học Montessori, trẻ thỏa sức làm việc

14

Trang 16

với các giáo cụ bằng cách trải nghiệm tất cả các giác quan như thị giác, thính giác,

vị giác, khứu giác và xúc giác Thông qua những ấn tượng thu được từ các giácquan, trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức nhân loại, những khái niệm trừu tượng, từ đógiúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tư duy Chẳng hạn, trẻ hiểu khái niệm

“lịch sử” một cách dễ dàng khi làm việc với giáo cụ “đồng hồ cát” thuộc lĩnh vựclịch sử Cùng với sự hướng dẫn của giáo viên và trực tiếp chứng kiến những hạt cátchảy xuống, trẻ hiểu “lịch sử” là những sự kiện đã xảy ra và tích dần theo thời giannhư những hạt cát đọng lại phía dưới đồng hồ

Đặc trưng thứ hai, phương pháp giáo dục Montessori luôn đề cao nét tính cách riêng biệt, sự độc lập của trẻ Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của

mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng và thời gian riêngcủa mình Tính độc lập của trẻ hình thành từ môi trường lớp học được thiết kế đặcbiệt Montessori tin rằng trẻ được giáo dục một cách tự nhiên chứ không phải dựavào sự can thiệp của giáo viên Do đó, trong lớp học Montessori, trẻ có quyền tự

do lựa chọn công việc mà bản thân trẻ hứng thú Trẻ thực hiện công việc theo nhịp

độ, tiến độ của bản thân, trẻ có thể làm công việc trong thời gian dài mà không bịngắt quãng giữa chừng Trẻ tự đánh giá công việc của mình một cách khách quanthông qua hoạt động độc lập với giáo cụ Trẻ tự biết bản thân đã làm đúng hay sai

ở đâu vì giáo cụ Montessori có chức năng “giáo dục tự động” Có nghĩa là khi trẻlàm sai, chính giáo cụ như “người thầy” sẽ “chỉ” cho trẻ thấy cái sai để trẻ tự điềuchỉnh và tự hoàn thiện công việc của mình Điều này giải thích vì sao chúng tôi sửdụng thuật ngữ “giáo cụ Montessori” thay vì “học cụ” hay “học liệu”, ngay cả khitrẻ tự hoạt động với nó mà không có sự hướng dẫn của giáo viên

Đặc trưng thứ ba, Montessori xây dựng môi trường giáo dục là những lớp học có sự trộn lẫn lứa tuổi Đây là một xã hội “tự nhiên” có khoảng cách về lứa

tuổi giữa các trẻ Nếu như trong lớp học truyền thống, trẻ học theo nhóm cùng độ

Trang 17

tuổi, việc học xuất phát từ những nhu cầu bên ngoài như thứ bậc, cạnh tranh… thìviệc học của trẻ trong lớp học Montessori diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng Trẻ tự chia

sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau Trẻ nhỏ hỏi trẻ lớn khi không biết hoặc chưathành thục một công việc nào đó Nhìn các anh chị làm được những công việc khó,

tự bản thân trẻ sẽ nảy sinh mong muốn học hỏi để được như anh, chị Còn anh, chịkhi chỉ dẫn cho em sẽ có cơ hội được củng cố những điều đã học, thì cảm thấy tựtin hơn và những nét tính cách của một nhà lãnh đạo tương lai cũng dần được hìnhthành từ đó

Mặc dù Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàngđầu trong phương pháp của bà, tuy nhiên, trong phương pháp của bà không thể bỏqua yếu tố xây dựng thứ hai là vai trò của giáo viên Montessori Sau những nỗ lựctạo ra mọi thứ mà trẻ cần, giáo viên đóng vai trò người quan sát còn những đứa trẻthì tự do hoạt động Ngay cả khi trẻ làm sai thì giáo viên cũng để trẻ tự nhận ra và

tự điều chỉnh lỗi sai của mình Điểm này khác hoàn toàn với cách giáo dục của cáctrường học bình thường, giáo viên thường đảm nhiệm vai trò chủ động còn nhữngđứa trẻ ở vào vị trí bị động Montessori đã thay đổi khái niệm về giáo viên Giáoviên không phải là người dạy trẻ mà là người tạo dựng môi trường, người hướngdẫn và người quan sát trẻ Trong đó, Montessori đặc biệt chú trọng năng lực quansát của giáo viên Vai trò của giáo viên là giúp trẻ học tập tự do, và mỗi đứa trẻ đều

có những nhu cầu khác nhau theo từng giai đoạn, do đó nếu giáo viên không biếthành động của trẻ đã thay đổi như thế nào thì giáo viên không thể thực hiện tốt mọichức năng của mình Chính vì vậy, việc huấn luyện đào tạo giáo viên Montessori làcông việc đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc Muốn trở thành giáo viên Montessori,học viên phải tham gia các khóa học trong thời gian ít nhất sáu tháng để nắm rõphương pháp luận Montessori, cách chuẩn bị, sử dụng giáo cụ và cách hướng dẫn,quan sát trẻ Sau khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học

16

Trang 18

“Đào tạo giáo viên Montessori” và có thể làm việc trong các trường Montessori.Các trung tâm đào tạo giáo viên Montessori có mặt ở hầu hết các quốc gia có ứngdụng phương pháp giáo dục này Phần lớn các trung tâm đào tạo này chịu sự chiphối của hai tổ chức là Cộng đồng Montessori Mĩ (AMS) và Hiệp hội Montessoritoàn cầu (AMI)

1.2.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp giáo dục Montessori

1.2.2.1 Ưu điểm

- Rèn luyện tính tự lập cho trẻ: Montessori cho rằng, trẻ em cần và muốn được

tự mình lo lấy các việc cá nhân Montessori tập trung một lĩnh vực riêng đểphát triển kĩ năng này của trẻ con là kĩ năng cuộc sống Trong đó, bao gồmhết các kĩ năng cơ bản mà khi trẻ 6 tuổi chúng có thể làm thuần thục khôngcần bố mẹ tác động hay giúp đỡ như: vệ sinh hằng ngày, giúp bố mẹ việcnhà, bảo vệ môi trường, lao động công ích

- Sự tập trung: Khi áp dụng Montessori các trò chơi và dụng cụ cho trẻ khôngchỉ đơn thuần để chơi, chúng đều là vui chơi có mục đích, thông qua cáchoạt động vui chơi giúp rèn luyện sự tập trung cao độ

- Phát triển não trái bằng những bài học tư duy: trong giai đoạn vàng của đạinão, hai não phải được kích thích đều thì trẻ mới phát triển toàn diện được.Phát triển não phải đồng thời cần kích thích phát triển não trái Não trái là tưduy logic, suy luận, tổng hợp Những bài học của Montessori có nhiều bài ápdụng phương pháp thử và sai Trẻ nhìn bố mẹ làm một lần rồi tự làm, sai thìthử kiểu khác, làm cho tới khi nào đúng thì thôi Bố mẹ chỉ gợi ý, không làmcho trẻ để các em tự rút kinh nghiệm, quy luật của trò chơi, bản chất của vấn

đề, từ đó phát triển não trái của trẻ

- Trẻ hiểu vấn đề chứ không phải học vẹt Điển hình của việc này là toàn họctrong Montessori Trẻ sẽ được làm quen dần các khái niệm từ số đếm đến số

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Ngọc Anh, 2013. “Tiếp cận phương pháp giáo dục Montessori trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non tư thục”, Tạp chi giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận phương pháp giáo dục Montessori trongbồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non tư thục”, "Tạp chigiáo dục
2. Nguyễn Thị Xuân Anh, 2020. “Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dục theo phương pháp Montessori tại một số trường mầm non Montessori”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng vận dụng nguyên tắc giáo dụctheo phương pháp Montessori tại một số trường mầm non Montessori”, "Tạpchí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
3. Ngọc Thị Thu Hằng, 2014. “Giới thiệu phương pháp giáo dục Montessori”.Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu phương pháp giáo dục Montessori”."Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
4. Mun Chang Suk, 2017. “Khái quát về phương pháp giáo dục Montessori”, Tạp chí giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về phương pháp giáo dục Montessori”,"Tạp chí giáo dục
5. Trần Phạm Huyền Trang, 2017. “Phương pháp giáo dục Montessori – Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí giáo dục , Bộ giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục Montessori – Thựctrạng và giải pháp”. "Tạp chí giáo dục
6. Website Trường Mầm non Ánh Sao: https://mnanhsao.pgdthanhxuan.edu.vn/gioi-thieu-chung/gioi-thieu-ve-truong-mn-anh-sao/ctmb/19432/99430 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w