DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 2.1: Mẫu nghiên cứu sinh viên phân theo khóa học và giới tính...26Bảng 2.2: Mẫu nghiên cứu sinh viên phân theo khóa học và điểm số...26Bảng 2.3: Mẫu nghiên cứu giả
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ đầu thế kỉ XXI, việc ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào cuộc sống đã trở thành xu thế tất yếu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của xã hội, góp phần lớn trong việc cải thiện chất lượng hoạt động, trong đó có lĩnh vực giáo dục Quả thật, công nghệ 4.0 trong giáo dục đã mang lại một hệ thống giáo dục hiện đại, việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vượt trội của thời đại công nghiệp 4.0, giúp giáo dục được rộng mở qua không gian mạng Sự tương tác trong quan hệ dạy học cũn được phát triển đa chiều, mang đến cho người học những kiến thức và kĩ năng liên ngành Phương pháp này ngày càng được nhiều tổ chức giáo dục áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng công nghệ 4.0 cho nền giáo dục và đạt được kết quả tốt, như: Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Úc, ViệtNam cũng là một trong số các quốc gia đã và đang đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy một cách rộng rãi và hiệu quả Đặc biệt, trong tình hình dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, khi việc tập trung học tập trực tiếp theo phương pháp truyền thống trở nên khó khăn, gián đoạn thì việc học tập và giảng dạy trực tuyến trở thành nhu cầu cấp bách của nền giáo dụcViệt Nam nói chung và Học viện Tài chính nói riêng Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác giảng dạy và học tập tạiHọc viện Tài chính, nhóm tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính.”
Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Đầu năm 2022, Ngân hàng Thế giới và UNICEF đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về áp dụng công nghệ trong giáo dục ở các nước đang phát triển: Đánh giá kinh nghiệm và bài học Trong hội thảo trực tuyến, nhà nghiên cứu từ Đại học
Virginia đã trình bày báo cáo đánh giá và tổng hợp tất cả các nghiên cứu hiện có về ứng dụng công nghệ trong giáo dục ở các nước đang phát triển với các phương pháp luận đáng tin cậy để xác định hiệu quả của từng cách can thiệp. Các nghiên cứu được phân thành bốn chuyên đề dựa trên từng kiểu can thiệp về ứng dụng công nghệ trong giáo dục được phân tích: (1) Tiếp cận công nghệ, (2) Các can thiệp hành vi có sử dụng công nghệ, (3) Cải tiến hướng dẫn và (4) Tự học Các chuyên đề cho phép rút ra các bài học chính sách rộng hơn trong mỗi loại hình can thiệp.
Cũng trong năm 2022, Ngân hàng Thế giới khuyến khích sử dụng công nghệ giáo dục - hay EdTech để tạo ra kết nối giữa giáo viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh và các cộng đồng lớn để tạo mạng lưới học tập Đầu tư vào EdTech có thể làm cho hệ thống giáo dục đối mặt tốt hơn với những đổi mới trong tương lai, đồng thời giúp cải cách và hình thành lại cách thức giáo dục được cung cấp. Trong vài năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính bắt đầu trở nên phổ biến và có nhiều khởi sắc. Theo Trung tâm thông tin Học viện Tài chính có gần 30 đề tài nghiên cứu về ứng dụng công nghệ 4.0 Nhìn chung, các đề tài thực hiện đều có quy mô, đầu tư và có đóng góp về mặt kinh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là một đề tài mới, mang tính thời sự cao và chưa có nhiều công trình nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu mà chưa công bố rộng rãi về đề tài này.
Đối tượng khảo sát
Đề tài hướng tới khảo sát ý kiến của giảng viên và sinh viên trong Học viện Tài chính về việc áp dụng công nghệ 4.0 trong công tác giảng dạy và học tập.
Từ đó, các tác giả phân tích và tổng hợp lại các vấn đề và đưa ra kết luận.
Mẫu khảo sát
Trong tất cả các đối tượng là sinh viên và giảng viên của Học viện Tài chính, nhóm tác giả chọn mẫu khảo sát là 500 sinh viên sinh viên và 135 giảng viên Học viện Tài chính.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Đề xuất được giải pháp áp dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy và học tập hợp lý, khách quan, khoa học tại Học viện Tài chính nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung.
+ Nhận diện được thực trạng áp dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính hiện nay.
+ Phân tích được các khó khăn khi áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy và học tập đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của Học viện, nhất là trong thời điểm dịch Covid -
19 diễn biến khó lường, sinh viên chủ yếu học online như hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Công trình nghiên cứu thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chính Minh. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: thu thập thông tin, xử lý thông tin, quy nạp, diễn dịch, phương pháp thống kê và định tính,
Các phương pháp được sử dụng linh hoạt, bổ trợ cho nhau để đảm bảo độ tin cậy, logic của công trình nghiên cứu.
Kết cấu của công trình NCKH
Ngoài phần Lời mở đầu, nội dung của công trình nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ4.0 trong công tác giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0
Khái niệm công nghệ 4.0
Lịch sử nhân loại đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp mang lại nhiều đột phá trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đề đặc trưng bởi sự thay đổi trong bản chất của sản xuất nhờ các bước phát triển của khoa học – công nghệ.
Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạng công nghiệp lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt Cuộc cách mạng công nghiệp lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Đến năm
2013, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tổng hòa, kế thừa và sáng tạo một cách hoàn hảo khi kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học
Quả thật, cách mạng công nghiệp 4.0 một thành quả của nhân loại mở ra một kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức Sau ba cuộc cách mạng tiên phong, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở màn một cách ngoạn mục khi cho ra đời hàng loạt công nghệ thông minh. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 là:Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Big Data.Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, Chế biến thực phẩm, Bảo vệ môi trường, Năng lượng tái tạo, Hóa học vàVật liệu, cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái,các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano Hiện nay có nhiều doanh nghiệp và chính phủ đã kết hợp tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã giúp xóa nhòa mọi ranh giới giữa vạn vật Cuộc cách mạng này đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở mọi quốc gia Trên thực tế, bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý Cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ số Từ các cuộc cách mạng vang dội trong lịch sử, cách mạng lần thứ tư được nâng cấp lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự hỗ trợ đắc lực của Internet đã cho ra đời các thiết bị công nghệ thông minh, hữu ích cho đời sống xã hội Nó giúp các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất với chuỗi cung ứng theo mô hình thông minh, từ đó cho ra đời các sản phẩm chất lượng, giá thành rẻ, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất. Đặc biệt cuộc cách mạng 4.0 đã trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ, cho phép tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình, thúc đẩy tăng trưởng Cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao mức thu nhập cho người lao động, đất nước và rộng hơn là toàn nhân loại và quản trị trên thế giới.
Hiểu một cách khái quát, Công nghệ 4.0 là sự phổ biến trí thông minh nhân tạo và máy móc tự động hóa đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Đây được xem như công cụ đắc lực của các quốc gia trên thế giới để phát triển đất nước, cũng như duy trì lợi thế cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. 1.1.2 Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đời sống Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đời sống là việc ứng dụng khéo léo và linh hoạt những thành tựu của ngành công nghiệp 4.0 vào trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội để tạo ra những hiệu quả tích cực và tạo được sự đồng thuận lớn từ xã hội.
1.1.2.1 Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp
Nông nghiệp 4.0 là sự thay đổi về phương thức quản lý mà, nhờ phương thức này người dân không cần trực tiếp xuất hiện tại vùng sản xuất nhưng vẫn làm tăng năng suất nhiều hơn so với cách trồng cổ điển
Trên thực tế công nghệ 4.0 áp dụng vào nông nghiệp mang lại những hiệu, quả tích cực Việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời làm giảm chi phí đầu vào, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm Quả thật, công nghệ sinh học tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó làm tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm.
Có thể khẳng định rằng Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá trình thu hoạch, vận chuyển và xuất khẩu nông sản lại khá thô sơ, thường làm hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế Không chỉ vậy, hàng hóa gia công, thủy hải sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang nước ngoài thường bị trả về do thời gian vận chuyển kéo dài lâu, hàng hóa bị va đập và không chịu được sự thay đổi môi trường, dẫn đến hư hỏng không sử dụng được, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp trong nước Do đó, việc đưa công nghệ 4.0 áp dụng điện toán đám mây trong vận chuyển nông sản là rất cần thiết, giúp kiểm soát được nhiệt độ trong xe; bảo quản đồ tươi như trái cây, rau củ quả; tránh cho thủy sản không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
1.1.2.2 Ứng dụng công nghệ 4.0 trong công nghiệp
IoT – Internet vạn vật công nghiệp (Industrial Internet of Things) là việc sử dụng các cảm biến và thiết bị truyền động thông minh để nâng cao quy trình sản xuất và công nghiệp Nó còn được gọi là Internet công nghiệp hoặc Công nghiệp 4.0, IIoT sử dụng sức mạnh của máy móc thông minh và phân tích thời gian thực để tận dụng dữ liệu mà “những cỗ máy vô tri” đã tạo ra trong môi trường công nghiệp trong nhiều năm.
Các cảm biến và thiết bị truyền động được kết nối cho phép các công ty phát hiện sớm hơn sự kém hiệu quả và các vấn đề, đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc, hỗ trợ các nỗ lực kinh doanh thông minh Đặc biệt, trong sản xuất, IIoT có tiềm năng lớn về kiểm soát chất lượng, thực hành bền vững, truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả tổng thể của chuỗi cung ứng. Trong môi trường công nghiệp, IIoT là chìa khóa cho các quy trình như bảo trì dự đoán (PdM), dịch vụ hiện trường nâng cao, quản lý năng lượng và theo dõi tài sản.
1.1.2.3 Ứng dụng công nghệ 4.0 trong y tế
Công nghệ 4.0 trong y tế đang là một xu hướng tất yếu Bởi công nghệ 4.0 trong y tế đặc biệt quan trọng và cần thiết, không chỉ hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị bệnh mà còn giúp cho người dân phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe Các ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng và tạo ra những bước đột phá mới trong ngành Y. Điển hình như trước dịch bệnh Covid-19, công nghệ 4.0 đã hỗ trợ đắc lực trong việc khai báo y tế Người dân có thể khai báo y tế online ngay trên cổng thông tin của Bộ Y Tế, sử dụng các ứng dụng Bluezone, Sổ sức khỏe điện tử, Để khai báo y tế, theo dõi nguồn lây lan xung quanh cũng như hỏi đáp, tư vấn về tiêm chủng và theo dõi sau tiêm vaccine phòng dịch
Bên cạnh đó, công nghệ 4.0 trong y tế thông qua trí tuệ nhân tạo AI giúp phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, đội ngũ y bác sĩ dễ dàng hơn trong việc thu thập và xử lý dữ liệu, hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá kết quả, đưa ra phương pháp hay phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể.
1.1.2.4 Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục chính là việc vận dụng linh hoạt những thành tựu của ngành công nghệ 4.0 vào trong nền giáo dục nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy để đạt hiệu quả tốt hơn
Giáo dục trong kỷ nguyên số 4.0 là quá trình chuyển đổi giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Sự vươn lên và phổ biến của IoT đã giúp người học chủ động tiếp cận nguồn tri thức khắp mọi lĩnh vực chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối wifi Vai trò người thầy đã có sự thay đổi từ người giảng dạy theo cách truyền thống (đọc và chép) sang người hướng dẫn, định hướng nhằm phát huy tối đa tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh, sinh viên
Công nghệ 4.0 giúp đơn giản hóa các nguồn tài liệu khiến quá trình học tập trở nên thuận tiện hơn Sách báo điện tử, thư viện online, từ điển online… chính là những nguồn tài liệu mở giúp học sinh tiếp cận kiến thức dễ dàng và nhanh chóng hơn Từ đó người học có thể tìm tòi và chọn lọc thông tin theo nhu cầu
Tác động của công nghệ 4.0 đối với giáo dục
và học của học sinh, sinh viên Những lớp học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo có tính mô phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google Meeting, Zoom,… sẽ trở thành xu hướng phát triển mới trong quá trình hội nhập.
1.2 Tác động của công nghệ 4.0 đối với giáo dục
Ngày nay, không thể phủ nhận những tác động to lớn của công nghệ 4.0 trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người mà giáo dục cũng không ngoại lệ. 1.2.1 Công nghệ 4.0 làm thay đổi mô hình giáo dục
Mô hình giáo dục là mô hình khái niệm mà qua đó các phần và các yếu tố của một chương trình giảng dạy được sơ đồ hóa Những mô hình này thay đổi theo giai đoạn lịch sử, vì tính hợp lệ và hữu ích của chúng phụ thuộc vào bối cảnh xã hội.
Trước khi áp dụng công nghệ 4.0, nền giáo dục vẫn theo lối truyền thống với hình thức độc thoại trực tiếp giữa người dạy và người học, tập trung vào việc chuẩn bị một chương trình nghiên cứu, không có quá nhiều yếu tố bổ sung vì nhu cầu xã hội hoặc sự can thiệp của các chuyên gia không được phân tích chuyên sâu, rõ ràng, trong số các yếu tố khác Mô hình giáo dục này bao gồm giáo viên, phương pháp truyền đạt, người học và thông tin được giáo viên truyền đạt Trong thực tế giảng dạy, việc sử dụng các phương pháp truyền thống chỉ nghiêng về giao tiếp thầy - trò sẽ dẫn đến một số hạn chế cho người học như ngại học, ngại suy nghĩ, thụ động tiếp thu kiến thức, ngại giao tiếp, không mạnh dạn và không linh hoạt do đó hiệu quả của việc dạy và học chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn Quả thật, Giáo dục truyền thống chưa phát huy được hết sức sáng tạo của giáo viên và học sinh, chưa phát triển, rèn giũa, bồi dưỡng được cho người học các kỹ năng cần thiết trong quá trình giảng dạy
Khi chưa áp dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục, phạm vi hoạt động dạy học diễn ra chủ yếu trong công gian hẹp là phòng học, lớp học với số người tham gia hạn chế Thời gian cũng bị đóng khung trong khuôn khổ nhất định.Việc học tập và tìm kiếm học liệu của người học cũng có nhiều hạn chế Các học liệu chủ yếu được khai thác từ trong sách vở tài liệu in ấn nên tính cập nhật chưa cao và nguồn học liệu cũng chưa rộng mở Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp trực quan kênh hình, kênh âm thanh còn gặp nhiều khó khăn nên việc giảng dạy và học tập, nhiều khi thiếu hấp dẫn thiếu cuốn hút thiếu trực quan dẫn đến hiệu quả học tập còn hạn chế…
Sự xuất hiện của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 đã đem lại sự thay đổi rõ rệt trong mô hình giảng dạy, đó là sự chuyển đổi từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến hơn: mô hình “Giáo dục 4.0” Mô hình này ngoài các yếu tố như giáo dục truyền thống còn có sự tham gia của các yếu tố công nghệ bổ trợ như các phần mềm hỗ trợ việc biên soạn bài giảng, các phần mềm hỗ trợ học viên học tập, phần mềm quản lý, Hình thức này sẽ có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 yếu tố quan trọng đó chính là nhà trường – nhà quản lý – doanh nghiệp Với mô hình này, hoạt động dạy và học có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi giúp người học có thể chủ động quyết định nội dung, phương thức học tập theo nhu cầu của bản thân.
1.2.2 Công nghệ 4.0 làm thay đổi chất lượng giảng dạy và học tập
Cùng với sự thay đổi, phát triển về mô hình giảng dạy, công nghệ 4.0 đã góp phần làm thay đổi chất lượng giảng dạy và học tập Với sự trợ giúp của các thiết bị phần mềm, việc học tập trở nên rộng mở, đa dạng hơn.
Vai trò của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục
Ứng dụng công nghệ 4.0 đã và đang là xu thế tất yếu của thời đại bởi những vai trò to lớn của nó Trong giáo dục, công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy, thúc đẩy giáo dục mở, tăng tính đa dạng và tính cập nhật của các nội dung kiến thức, tạo không gian học tập linh hoạt và nâng cao chất lượng quản lý trong giáo dục.
1.3.1 Nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy đối với giáo viên
Những năm trước đây khi công nghệ thông tin chưa thực sự phát triển và các phương tiện hỗ trợ dạy học chưa nhiều thì việc soạn bài giảng của người dạy chủ yếu theo phương pháp truyền thống là ghi vào sổ, hàng năm khi giảng dạy người dạy đều phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với thực tế, việc làm đó đã chiếm một khoảng thời gian rất lớn Tuy nhiên, hiện nay với thời đại công nghệ thông tin đã giúp cho người dạy tiết kiệm thời gian soạn bài giảng hơn rất nhiều, việc chỉnh sửa và đưa thêm vào những kiến thức cần thiết trong bài giảng cũng trở nên dễ dàng hơn, người dạy có thể điều chỉnh bài giảng của mình bất cứ lúc nào mà không sợ việc phải viết lại và chép lại trên giấy.
Trước đây, việc khai thác thiết bị học tập thường bị hạn chế trong khuôn khổ những tranh ảnh được in ra giấy và một số băng đĩa được lưu trữ trong phòng thiết bị của nhà trường Việc in ấn, bổ sung hàng năm rất tốn kém Việc lưu trữ và bảo quản những thiết bị này bài đôi khi gặp khó khăn, như: qua thời gian và những tác động của thời tiết nồm ẩm hay mưa lũ có thể khiến cho những nguồn thiết bị này bị hư hại Hơn nữa, một thiết bị sẽ không thể sử dụng cho nhiều lớp học trong cùng một lúc gây bất tiện khó khăn trong quá trình giảng dạy Ngày nay, dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người dạy có thể khai thác kho tư liệu vô cùng phong phú để sử dụng cho nhiều lớp học, trong mọi thời gian và không gian khác nhau Với sự hỗ trợ của nhiều phần mềm dạy học, người dạy có thể tự thiết kế thiết bị đồ dùng dạy học, thiết kế các trò chơi một cách trực quan sinh động, mang đến cho người học những bài học lý thú và bổ ích, tạo sự hào hứng phấn khởi Các tiết học theo hình thức “học mà được chơi”,
“chơi mà để học” diễn ra nhẹ nhàng mà vẫn vô cùng hiệu quả
1.3.2 Thúc đẩy một nền giáo dục mở, đa dạng hóa các loại hình giáo dục Công nghệ thông tin có vai trò thúc đẩy một nền giáo dục mở, người tham gia hoạt động dạy và học có thể tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách và rút ngắn thời gian, tạo không gian học tập, hình thức học tập linh hoạt. Người học có thể tham gia học tập vào khoảng thời gian phù hợp với công việc; đồng thời lựa chọn nội dung học tập, hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân Nó góp phần thúc đẩy mô hình xã hội học tập, thúc đẩy quá trình học tập suốt đời
Hơn nữa, công nghệ 4.0 cũng góp phần không nhỏ trong việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo Ngoài đào tạo trực tiếp theo chương trình còn có các loại hình đào tạo chuyên tu, tại chức; các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa sẽ thuận lợi cho nhiều người học đặc biệt là những người học vừa học vừa làm: người học sẽ có thể học nhiều lần một đơn vị kiến thức, vào thời gian, không gian thích hợp.
1.3.3 Tăng tính đa dạng và tính cập nhật của các nội dung kiến thức Nếu như trước đây, khi công nghệ 4.0 chưa được áp dụng rộng rãi, việc cập nhật các kiến thức hầu như chỉ dựa vào sách vở truyền thống để ghi chép lại khiến cho việc tiếp cận các kiến thức trở nên khó khăn và tốn kém Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, cùng sự phủ sóng toàn cầu của mạng lưới internet, người dạy và người học có thể dễ dàng cập nhật những kiến thức hay, mới, bổ ích từ khắp mọi nơi để nâng cao hiểu biết cho bản thân Đây là một vai trò vô cùng to lớn của công nghệ 4.0 đối với giáo dục, giúp cho người học chủ động hơn trong việc trau dồi tri thức Mọi người từ nhiều nơi khác nhau cũng có thể được cùng chia sẻ, thảo luận về các kiến thức của họ Ngoài ra, các kiến thức dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin còn được hiển thị dưới nhiều hình thức như video, tranh ảnh, âm thanh, chứ không chỉ đơn thuần là các con chữ trên giấy như trước khiến người học tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn. 1.3.4 Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục
Công nghệ 4.0 thực sự đã đem lại nhiều giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ công tác quản lý trong giáo dục Các nền tảng quản lý giáo dục online giúp cho việc quản lý hồ sơ của người dạy và người học được khoa học, đồng bộ, minh bạch và tính cập nhật cao hơn Quả thật, việc số hóa các hồ sơ sổ sách như các thông tin cá nhân, bảng điểm, đã tiết kiệm rất nhiều chi phí và công sức cho các nhà quản lý giáo dục.
Bên cạnh đó, công nghệ 4.0 giúp liên kết nhà trường với các gia đình chặt chẽ, dễ dàng thông tin, liên lạc.
Nội dung ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục
Hiện nay, giáo dục là một trong số những lĩnh vực được ảnh hưởng nhiều từ ứng dụng của công nghệ 4.0 Ứng dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục được coi là một bước đi mới mẻ, thông minh, vô cùng đúng đắn và mang tới nhiều ích lợi,hiệu quả cho hoạt động giáo dục
1.4.1 Ứng dụng trong việc soạn thảo giáo án
Công nghệ thông tin đã và đang hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên, giảng viên trong việc thiết lập giáo án giảng dạy của mình Với các công cụ, ứng dụng mới lạ, thông minh, việc lập giáo án của giáo viên, giảng viên đã trở nên càng dễ dàng, thuận tiện, đơn giản và nhanh gọn hơn xưa Đồng thời, việc sử dụng các công cụ này còn giúp rút ngắn thời gian làm việc cho người lập, tăng thêm thời gian để nghỉ ngơi sau giờ làm việc
Thêm vào đó, trong giáo án, giáo viên, giảng viên còn có thể sử dụng những bảng tương tác, màn hình tương tác, những công cụ, hình họa trực quan để sáng tạo, thu hút sự chú ý của học sinh, tăng sự sinh động, ấn tượng cho bài giảng của mình Từ đó, sự tò mò, hứng thú, tinh thần học tập được xây dựng và có được cảm hứng để tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
1.4.2 Ứng dụng trong giảng dạy Đối với hoạt động giảng dạy, hướng tới việc học tập hiệu quả, không giới hạn không gian, thời gian, hiện đang có rất nhiều các hình thức học trực tuyến được phát triển như ghi hình bài học, mở các khóa học trực tuyến có sẵn video, tạo các phòng học trực tuyến để thầy cô tương tác trực tiếp Hình thức này sẽ giúp hỗ trợ tương tác từ xa giữa học sinh và giáo viên, tăng tính hiệu quả khi làm việc nhóm với tiện ích chia nhóm vào phòng riêng của một số ứng dụng học tập Dưới sự hỗ trợ của công nghệ 4.0, ngày nay, việc học tập và giảng dạy trở nên dễ dàng dưới các hình thức đa dạng như: tổ chức hội thảo âm thanh, video và hội thảo web với bất kỳ ai Ngoài ra, với sự hỗ trợ của một số ứng dụng (ví dụ như Microsoft Teams, Zoom meeting), người dùng còn nhận các tính năng khác lập lịch biểu, ghi chú cuộc họp, chia sẻ màn hình, ghi cuộc họp và nhắn tin tức thời Người dùng có thể tổ chức hoặc tham gia những cuộc họp lớn, hội thảo trực tuyến, sự kiện toàn ngành, toàn cầu và thuyết trình với tối đa 10.000 người dự với trải nghiệm nhất quán trên các nền tảng Ngoài ra, người dùng có thể lên lịch cuộc họp với bất kỳ ai có địa chỉ email người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp hợp lệ Các nội dung học tập cũng được chia sẻ một cách dễ dàng: họ chỉ cần bấm vào liên kết để tham gia ngay bài học trên trình duyệt web Người dùng có thể ghi âm, quay video và ghi lại hoạt động của cuộc họp bằng chia sẻ màn hình bằng hoặc tạo ghi chú cuộc họp ngay trên ứng dụng Các ghi chú này cũng dễ dàng truy cập giúp người tham gia cuộc họp mới dễ dàng nắm bắt thông tin từ các cuộc họp trước đây hơn
1.4.3 Ứng dụng trong tra cứu dữ liệu
Việc tra cứu các dữ liệu, tài liệu chính quy, tham khảo dần trở nên dễ dàng, thuận tiện và kịp thời hơn cho người cần qua các ứng dụng công nghệ thông tin,
AI, internet Các công cụ tìm kiếm như Google, Baidu, Naver, đều vô cùng phổ biến và rất dễ sử dụng, trên các công cụ này, lượng thông tin cùng nguồn dữ liệu đều rất lớn, trải rộng mọi lĩnh vực mà người dùng muốn tìm hiểu
Ngoài việc tra cứu, thu thập thông tin cơ bản trên các công cụ, hiện nay, học sinh, sinh viên có thể tham khảo, nghiên cứu và mượn, trả tài liệu ngay trên diễn đàn “Thư viện điện tử” Điều này giúp cho học sinh, sinh viên cũng như hệ thống thư viện tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể so với việc đi tới thư viện, mượn sách truyền thống Đồng thời, hình thức này còn giúp giải quyết vấn đề khoảng cách địa lý và trong các trường hợp học tập từ xa, học tập trực tuyến, cũng như khi xảy ra dịch bệnh, cả người dạy và học không có khả năng tới được trường học
1.4.4 Ứng dụng trong công tác đánh giá dạy và theo dõi kết quả
Nếu như trước kia, việc đánh giá kết quả học tập, theo dõi và giám sát thành tích là quá trình phức tạp, cần nhiều thời gian thực hiện và đánh giá thì, tới nay, khi có sự tham gia của công nghệ 4.0, hoạt động này đã trở nên dễ dàng,thuận tiện hơn rất nhiều Người sử dụng có thể tạo các bài khảo sát nhỏ, để đánh giá năng lực của người học thường xuyên và các bài, bảng khảo sát này đều dễ tạo, dễ sử dụng và dễ để thống kê, theo dõi thành tích Làm như vậy, các giảng viên có thể theo dõi, đánh giá năng lực học sinh, sinh viên một cách đồng đều,theo chu kì thời gian nhất định, sai lệch giữa đánh giá và thực tế sẽ không cách nhau quá xa và quá lâu.
1.4.5 Ứng dụng trong cách học của người học
Thách thức của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nó cũng mang theo không ít những thách thức Lợi ích, ưu điểm của ứng dụng 4.0 đã được đề cập, nhưng phương pháp để công nghệ này có thể sử dụng hiệu quả thì lại là một ẩn số Dưới đây là một số thách thức, khó khăn của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục.
1.5.1 Yêu cầu giáo viên, giảng viên phải thường xuyên cập nhật các kỹ năng, phương pháp dạy và thông tin mới
Trước hết, việc áp dụng các sản phẩm của 4.0 vào trong giáo dục sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các giáo viên, giảng viên, đồng thời, sẽ thay đổi vai trò của họ trong lớp học Giáo viên là người hoạt động nhiều nhất, cố gắng truyền tải một cách đầy đủ nhất, nhiều nhất lượng kiến thức của họ cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy, vai trò của các đối tượng sẽ có sự thay đổi lớn, lấy người học là trung tâm Người học sẽ là người chủ yếu phải tự nghiên cứu, tham khảo và thảo luận cùng nhau, người dạy được coi là một phần trong nhóm học, với vai trò là người hướng dẫn, nguồn tham khảo và giúp người học tháo gỡ các khó khăn trong hoạt động nghiên cứu Điều đó đặt ra vấn đề về việc thay đổi tư duy, phương pháp của người dạy, việc thay đổi phương pháp để thích nghi này cần có thời gian và sự chuẩn bị trước Việc giảng dạy cùng ứng dụng 4.0 kiến người dạy phải cập nhật thêm về một số kĩ năng như: ngoại ngữ, tin học, internet, Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều các loại công cụ từ công nghệ 4.0 hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu Những công cụ này đều rất hữu ích và thuận tiện cho người dạy sử dụng Tuy nhiên, không phải ai cũng thành thạo khi sử dụng chúng, hơn thế, thế giới thay đổi từng ngày từng giờ và các thông tin, công nghệ thậm chí còn có thể thay đổi từng phút từng giây Do vậy, có nhiều giáo viên, giảng viên còn chưa bắt kịp xu hướng, thông tin và chưa thành thạo hết các kỹ năng cần, dẫn tới tiết việc học, tiếp nhận kiến thức thiếu hiệu quả, nhàm chán.
1.5.2 Học sinh, sinh viên khó thích nghi
Cùng với việc thay đổi vai trò của người dạy là vai trò của người học được nâng cao lên Việc thay đổi từ vị trí thụ động sang chủ động quả thật là một điều vô cùng khó khăn Học sinh, sinh viên sẽ phải tự giác hơn trong việc bố trí thời gian, tìm tài liệu, chọn lọc kiến thức chính cần tiếp thu, kèm thêm các kỹ năng sử dụng công nghệ, tin học, Đặc biệt, có những mô hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến, bài giảng trực tuyến được thu sẵn, sẽ có những hình thức lớp học ảo, thiết bị mô phỏng có thể sẽ trở thành hình thức học tập mới Do vậy, những mô hình này sẽ yêu cầu cao hơn ở học sinh tinh thần tự học, tự giác, sự chuyên cần và tập trung hơn những tiết học truyền thống
1.5.3 Khó khăn trong lựa chọn nguồn tài liệu
Thực tế cho thấy công nghệ mang tới Big data, một kho dữ liệu lưu trữ thông tin khổng lồ, nguồn tài liệu phong phú, đa dạng nhất mà học sinh, sinh viên có thể liên tục cập nhật, tìm kiếm Nhưng cũng chính sự đa dạng này lại khiến cho người sử dụng khó khăn trong việc chọn lọc thông tin, tài liệu, nguồn học tập Rất nhiều các thông tin, tài liệu được cập nhật lên hàng ngày chưa được xác thực, không chính thống, tính đúng đắn chưa được kiểm duyệt khi sử dụng, nên nguy cơ rủi ro, sai lệch của các tài liệu là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập, kiến thức của các bạn học sinh, sinh viên
1.5.4 Cơ sở vật chất và thiết bị học tập Để có thể bắt kịp xu hướng, công nghệ và đáp ứng yêu cầu cần và đủ khi ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy, học tập thì các cơ sở giáo dục cần có hệ thống cơ sở vật chất tốt, hiện đại, công nghệ cao Như vậy, các khoản đầu tư cho thiết bị thông minh, cơ sở hạ tầng cho giáo dục cần tăng lên, đòi hỏi chi phí lớn. Tuy nhiên, không phải trường học nào cũng có thể đáp ứng những điều kiện này, vẫn còn nhiều nơi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu, chi phí không đủ đầu tư
1.5.5 Chương trình đào tạo, kế hoạch riêng biệt
Không thể phủ nhận, việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy, học tập khiến nhiều thứ thay đổi, nên cả người dạy và học cũng cần những kế hoạch riêng biệt, dành riêng cho hình thức này để phù hợp với các nhân từng đối tượng Ví dụ, có những học sinh không có nhiều năng lực về những môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, , giảng viên cần thiết kế chương trình đào tạo với các hình ảnh, âm thanh, hay sơ đồ tư duy giúp những học sinh này năm được những kiến thức cơ bản Quả thật, việc lên các kế hoạch, chương trình đào tạo mới là điều không hề dễ Hơn nữa, do các công nghệ thay đổi liên tục, các kế hoạch,chương trình đào tạo cần cập nhật sớm, có tính dự đoán cao, chọn lọc, tránh thay đổi quá nhiều trong tương lai Đồng thời, các kế hoạch, hình thức thi, quản
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục của các quốc gia trên thế giới
Trong khoảng thời gian gần đây, do sự tác động của nhiều yếu tố trong và ngoài, đồng thời, tuân theo xu hướng phát triển chung của các ngành, ngành giáo dục trực tuyến toàn cầu trở thành một lĩnh vực tiềm năng và đang phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng đều đặn hàng năm Chỉ tiêu toàn cầu cho nhóm ngành này được các chuyên gia dự đoán là sẽ tăng từ 163 tỷ USD vào năm 2019 đến 404 tỷ USD vào năm 2025, những số liệu này nằm trong báo cáo về giáo dục của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD Điều này phần nào cho thấy rằng các ngành giáo dục thế giới đã và đang có những bước thay đổi mạnh mẽ và có những sự thích nghi to lớn với tiến độ phát triển và ứng dụng của công nghệ 4.0.
Là một trong những nước có nền giáo dục phát triển mạnh và được đánh giá cáo tronng lĩnh vực giáo dục, New Zealand là quốc gia có hệ thống giáo dục vô cùng phát triển và có các chương trình phổ thông đạt chuẩn quốc tế Đồng thời, quốc gia này chỉ có 8 trường đại học công lập nhưng tất cả đều nằm trong top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng các đại học tốt nhất thế giới QS năm 2016 (QS World University Rankings 2016).Thêm vào đó, chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD xếp hạng hệ thống giáo dục nước này tốt thứ 7 trên thế giới
New Zealand có những thành công lớn trong giáo dục như vậy là do bản thân quốc gia này đã có những chính sách, định hướng phát triển giáo dục tiên tiến, hiện đại và phù hợp với xu hướng và nhu cầu hiện tại của xã hội Theo bảng xếp hạng của The Economist Intelligence, New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu thế giới về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai (Educating for the Future Index) trong ba năm liên tiếp 2017-2019 Và dựa theo các báo cáo được thực hiện bởi OECD thì các trường học, giáo viên và học sinh tại New Zealand đã và đang áp dụng công nghệ 4.0 vào học tập và giảng dạy một cách quen thuộc và từ rất sớm.
Tính tới năm 2018, theo các nghiên cứu trước đó, đã có 80% giáo viên, giảng viên đã cho phép học sinh, sinh viên của mình ứng dụng các công cụ của công nghệ 4.0 vào trong các dự án, bài tập và hoạt động trên lớp Có 59% giáo viên đã có sự cải thiện phương pháp giảng dạy, họ đã kết hợp các ứng dụng của công nghệ vào chương trình giảng dạy chính thức Thêm vào đó,theo thống kê thì có tới 76% giáo viên cho rằng việc áp dựng công nghệ thông tin vào giản dạy và học tập sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học của học sinh, sinh viên
Những điều này đã thể hiện rằng New Zealand đã và đang có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ đón đầu xu hướng phát triển của thế giới Việc áp dụng công nghệ 4.0 vào trong giáo dục là một điều cần thiết, nó sẽ giúp tăng hiệu quả cuả hoạt động giảng dạy và học tập. Ở Châu Á, Hàn Quốc được biết đến là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ và đạt chất lượng hàng đầu thế giới trong những năm vừa qua Chính phủ Hàn Quốc luôn chú trọng đầu tư và đổi mới nền giáo dục Kể từ năm 1954, chương trình giáo dục đã bảy lần sửa đổi nhằm đảm bảo phù hợp nhất với người dân Chương trình giáo dục, giảng dạy thứ bảy đã nhấn mạnh tính sáng tạo, cá nhân cũng như kiến thức về văn hóa Hàn Quốc cũng như các nền văn hóa khác
Nền giáo dục Hàn Quốc được xây dựng tỉ mỉ và khoa học, luôn đảm bảo chất lượng ở mỗi cấp học và có thể cạnh tranh mạnh mẽ với các nền giáo dục khác trên toàn thế giới Bậc tiểu học: kéo dài 6 năm, trong đó bao gồm cả chương trình giáo dục mầm non ở Hàn Quốc Bậc trung học cơ sở: 3 năm; Bậc trung học phổ thông: 3 năm; Bậc đại học chuyên môn dành cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở: 2 đến 3 năm; Bậc đại học: 4 – 6 năm (thông thường kéo dài trong khoảng thời gian 4 năm); Bậc sau đại học: 2 – 4 năm (bao gồm chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ) Giáo dục ở Hàn Quốc có nhiều cơ sở để phát triển mạnh mẽ bởi được chính phủ đầu tư ngân sách với tỷ lệ lớn lên đến 15.7%, đây là mức chi phí được xếp hàng đầu trên thế giới
Chương trình đào tạo ở tất cả các cấp học tại Hàn Quốc luôn ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng hiệu quả những ưu điểm nổi bật của mạng Internet vào việc học Giáo dục ở Hàn Quốc chú trọng vấn đề chất lượng, do đó, học sinh, sinh viên Hàn Quốc có khả năng cạnh tranh tốt nhất so với các nền giáo dục khác trên toàn thế giới.
Về phương pháp học tập và giảng dạy, tại Hàn Quốc đề cao ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục Do đó, học sinh, sinh viên và giáo viên luôn có nhiều điều kiện để phát triển tốt nhất, điều đó góp phần làm nên bước đột phá trong nền giáo dục của quốc gia này Nổi bật là dự án mô hình "Trường học tương lai" vừa được Chính phủ Hàn Quốc chính thức công bố hôm 21/08/2020 vừa qua Đánh giá mức độ áp dụng công nghệ 4.0 trong việc sử dụng các thiết bị học tập và phần mềm bổ trợ
Trong tình hình dịch bệnh như hiện tại, Hà Nội là vùng có số ca nhiễm covid-19 rất lớn Để thích ứng với điều đó và không làm gián đoạn quá trình học tập và giảng dạy, Học viện đã tổ chức học tập trực tuyến Đó vừa là điểm tích cực và cũng tạo ra nhiều thử thách đối với cả Học viện và sinh viên.
Dựa vào kết quả thống kê tần số các kết quả khảo sát trên SPSS:
Bảng 2.11: Phân tích Frequency về thiết bị học trực tuyến
Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát Trong tổng số 500 sinh viên thì có tới 413 sinh viên sử dụng laptop tương đương với mức tỉ lệ là 82,6% Điện thoại thông minh đứng thứ hai với tỉ lệ là 11%, tiếp theo là máy tính bàn với mức tỉ lệ 4,8% và máy tỉnh bảng với 1,6% Theo bảng trên, có thể thấy rằng máy tính xách tay được sinh viên Học viện Tài chính sử dụng nhiều nhất cho việc học tập trực tuyến Điều này có thể là do máy tính xách tay là công cụ gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng, nhiều chức năng hiện đại,… cùng với nhiều phương tiện hỗ trợ học tập mà điện thoại, máy tính bảng và PC không đáp ứng được.
Thêm vào đó, laptop có màn hình rộng và độ phân giải cao hơn điện thoại, máy tính bảng, dễ dàng mang đi được giúp cho sinh viên có thể thay đổi nơi học tập một cách linh hoạt hơn
Chính vì thế, sinh viên sử dụng laptop cho việc học tập trực tuyến chiếm tỉ lệ cao nhất trong cuộc khảo sát này.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các phần mềm bổ trợ cho quá trình học tập nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 phần nào đã tạo ra cho sinh viên hứng thú khi học tập và phát triển được nhiều kĩ năng và sử dụng thành thạo các ứng dụng hỗ trợ cho việc học tập.
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích, nhóm nghiên cứu đã mã hóa việc bài giảng có tạo hứng thú cho sinh viên không qua 4 mức độ:
Bảng 2.12: Phân tích Frequency về việc bài giảng tạo hứng thú học tập cho sinh viên Bài giảng có tạo cho bạn hứng thú học tập hay không?
Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sátKết quả phân thích thống kê trên SPSS cho thấy, 342 sinh viên tương ứng với 68.4% sinh viên trong tổng số 500 sinh viên thực hiện khảo sát cảm thấy hứng thú bình thường với học tập Có 139 sinh viên tương đương với 27.8% sinh viên thấy hứng thú khi học tập Số sinh viên thấy không hứng thú chiếm tỉ lệ khá thấp (3.8%) Điều này chứng tỏ, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 sinh viên đã nhận thức được và sử dụng các phần mềm bổ trợ khiến cho việc học tập trở nên thú vị và hứng thú hơn Để tìm hiểu về việc sinh viên Học viện Tài chính đánh giá khác nhau như thế nào giữa sinh viên các năm, giới tính về việc bài giảng tạo được hứng thú như thế nào đề tài sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (One- Way ANOVA)
- Kiểm định sự khác biệt trung bình giữa sinh viên các năm với sự hứng thú từ bài giảng
Bảng 2.13: Phân tích One-Way ANOVA giữa việc bài giảng tạo hứng thú học tập với sinh viên các khóa
Descriptives c8 Bài giảng có tạo cho bạn hứng thú học tập hay không?
Test of Homogeneity of Variances c8 Bài giảng có tạo cho bạn hứng thú học tập hay không?
ANOVA c8 Bài giảng có tạo cho bạn hứng thú học tập hay không?
Robust Tests of Equality of Means c8 Bài giảng có tạo cho bạn hứng thú học tập hay không?
Biều đồ 2.3: Giá trị Mean tính hứng thú của bài giảng của sinh viên các năm ở Học viện Tài chính Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát Trong bảng Test of Homogeneity of Variances, kiểm định Levene Statistic có Sig =0.09> 0.05, thì phương sai giữa các khóa khác nhau là đồng nhất Từ bảng ANOVA có Sig của kiểm định F là 0,016