Vai trò của quản lý và những nhân tố tăng vai trò của quản lý:...81.Vai trò của quản lý:...82.Những nhân tố tăng vai trò của quản lý:...10CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI
Trang 1BÀI THI MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày
Đề bài: Vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính trong quá trình hội
nhập quốc tế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài: 4
2 Phương pháp nghiên cứu: 5
3 Mục đích: 5
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 5
5 Kết cấu của đề tài: 5
NỘI DUNG 7
Trang 2CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ 7
I Khái niệm về quản lý: 7
II Vai trò của quản lý và những nhân tố tăng vai trò của quản lý: 8
1 Vai trò của quản lý: 8
2 Những nhân tố tăng vai trò của quản lý: 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 12
I Tổng quan về Học Viện Tài Chính 12
II Đánh giá vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính trong quá trình hội nhập quốc tế 13
1 Thực trạng vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính 13 2 Những thành tựu và kết quả đạt được: 21
3 Hạn chế còn tồn tại: 25
4 Nguyên nhân của hạn chế: 26
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 27
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hội nhập quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa các quốc giatrên thế giới hay giữa các quốc gia và những tổ chức khác trong khu vực và toàncầu về mọi mặt Hội nhập quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trongquá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới Đây cũng đượcxem là định hướng chiến lược của Đảng ta trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo
vệ trật tự an ninh quốc gia Vì vậy, việc xác định rõ và nắm bắt cơ hội, vượt quathách thức do hội nhập quốc tế mang đến, đặt ra trọng trách cho các nhà lãnhđạo, quản lý trong nhận thức và đổi mới tư duy đạt tầm chiến lược để phát triểnkinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững
Đặc biệt, trên lĩnh vực giáo dục, hội nhập quốc tế có một vị thế quan trọng.Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáodục và đào tạo (GD&ĐT), vì đây là quốc sách hàng đầu Đảng ta cũng nhiều lầnnhấn mạnh, muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước, cần chủđộng, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD&ĐT, tiếp thu có chọn lọcnhững kinh nghiệm của thế giới; đồng thời, GD&ĐT phải đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế để phát triển đất nước Và Học viện Tài Chính cũng không nằmngoài quá trình này Với vị thế là một trong những trường đào tạo về tài chính –
kế toán hàng đầu nước ta, Học viện Tài Chính không chỉ tập trung trong lĩnh vựcgiáo dục mà yếu tố quản lý cũng được chú trọng đặc biệt là trong bối cảnh nước
ta đang thực hiện tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học,Học viện Tài chính luôn coi trọng việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ hợptác quốc tế Bên cạnh những mối quan hệ truyền thống sẵn có, Học viện đã khaithác và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo vànghiên cứu khoa học với nhiều Trường đại học, Học viện, các cơ sở đào tạo vàViện nghiên cứu uy tín trên thế giới Minh chứng cho điều đó là tỷ lệ sinh viên
Trang 4ra trường có việc làm và làm việc trong những tổ chức quốc tế đạt hơn 90% Tuynhiên, với sự đa dạng trong lĩnh vực giáo dục ngày nay, các trường đại học vàcác trường đào tạo về lĩnh vực kinh tế ngày càng nhiều Vì vậy, vấn đề câu hỏiđặt ra là làm sao để thu hút số lượng sinh viên, giảng viên hàng năm đến vớiHọc viện Tài Chính và điều gì khiến cho Học viện luôn là sự lựa chọn hàng đầugiữa vô vàn các trường đào tạo về lĩnh vực kinh tế khác? Đó chính là bởiphương thức quản lý tại Học viện Tài Chính Chính vì vậy, em quyết định chọn
đề tài: “Vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính trong quá trình hội
nhập quốc tế” để làm bài tiểu luận
2 Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài tiểu luận, để nghiên cứu về đề tài này em sẽ sử dụng phươngpháp phân tích, thu thập số liệu, thống kê và so sánh để bóc tách bản chất củavấn đề từ đó làm rõ và sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu
3 Mục đích:
Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là hệ thống hóa những lý luận liênquan đến vai trò của quản lý Từ đó, đưa ra những đánh giá về thực trạng vai tròcủa quản lý đối với Học viện Tài Chính: những kết quả đã đạt được và hạn chế,thách thức của Học viện Trên cơ sở thực trạng đó để đưa ra một số những giảipháp khắc phục nhằm đưa Học viện phát triển hơn nữa trong bối cảnh hội nhậpquốc tế ở nước ta
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Về phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận: có không gian là tại trường Họcviện Tài Chính và thời gian từ năm 2010 đến nay
Về đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận: là vai trò của quản lý đối vớiHọc viện Tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế
5 Kết cấu của đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận về vai trò của quản lý
Trang 5Chương II: Thực trạng vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chínhtrong quá trình hội nhập quốc tế
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tạiHọc Viện Tài Chính trong quá trình hội nhập Quốc tế
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ
I Khái niệm về quản lý:
Do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế từnhững năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lýthuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau Có thể nêu ramột số cách tiếp cận sau:
Tiếp cận kiểu kinh nghiệm: Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cáchnghiên cứu kinh nghiệm mà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể.Những người theo cách tiếp cận này cho rằng, thông qua việc nghiên cứu nhữngthành công hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản
lý, người nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cáchhiệu quả trong trường hợp tương tự
Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân: Cách tiếp cận theo hành vi quan hệ
cá nhân dựa trên ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho công việc được hoàn thànhthông qua con người và do đó, việc nghiên cứu nó nên tập trung vào các mốiliên hệ giữa người với người
Tiếp cận theo lý thuyết quyết định: Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết địnhtrong quản lý dựa trên quan điểm cho rằng, người quản lý là người đưa ra cácquyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định Sau đó là việc xâydựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý
Tiếp cận toán học: Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem xét côngviệc quản lý trước hết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu và mô hìnhtoán học Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý xây dựng tổ chức, lập kếhoạch hay ra quyết định là một quá trình logic, thì nó có thể biểu thị được theocác ký hiệu và các mô hình toán học Vì vậy, việc ứng dụng toán học vào quản
lý sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết định tốt nhất
Trang 7Tiếp cận theo các vai trò quản lý: Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là mộtcách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của cả các nhànghiên cứu lý luận và các nhà thực hành Về căn bản, cách tiếp cận này nhằmquan sát những cái mà thực tế các nhà quản lý làm và từ các quan sát như thế đitới những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trò) quản lý là gì
Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau vềquản lý như:
(i) Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của ngườikhác
(ii) Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyếtđịnh
(iii) Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của nhữngcộng sự trong cùng một tổ chức
(iiii) Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được nhữngmục đích của tổ chức
(iiiii) Hoặc đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì
đó
Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phânhệ: chủ thể quản lý và đối t ợng quản lý Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt độngƣtrong môi trường nhất định (khách thể quản lý)
Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướngđích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng cóhiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt
ra trong điều kiện môi trường luôn biến động
II Vai trò của quản lý và những nhân tố tăng vai trò của quản lý:
1 Vai trò của quản lý:
Trang 8Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cầnphối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung Ngay từ buổi bìnhminh của lịch sử nhân loại, con người đã sớm biết quy tụ nhau thành bầy, nhóm
để tồn tại và phát triển Sự cộng đồng sinh tồn này dẫn đến sự hình thành các tổchức với nội dung liên kết con người cùng hoạt động theo một định hướng vớinhững mục tiêu xác định Quá trình tạo ra của cải vật chất, tinh thần cũng nhưđảm bảo cuộc sống an toàn cho cộng đồng xã hội ngày càng được thực hiện trênquy mô lớn hơn, với tính phức tạp ngày càng cao hơn, đòi hỏi phải có sự phâncông và hiệp tác để liên kết những con người trong tổ chức
Chính từ sự phân công chuyên môn hoá và hiệp tác lao động đã làm xuấthiện một dạng lao động đặc biệt - lao động quản lý C.Mác đã chỉ rõ: “Bất cứmột lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khálớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà các hoạt động cá nhân Mộtnghệ sĩ độc tấu tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạctrưởng” (C.Mác, Tư bản, quyển 1 tập 2 trang 28 - 30 NXB Sự thật Hà Nội1993)
Như vậy, quản lý là một tất yếu khách quan của mọi quá trình lao động xãhội, bất kể hình thái kinh tế- xã hội nào Nếu không thực hiện các chức năng vànhiệm vụ quản lý, không thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động, sảnxuất, không thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố của lao động sản xuất.Quản lý cần thiết đối với mọi phạm vi hoạt động trong xã hội, từ mỗi đơn
vị sản xuất kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ một gia đình, mộtđơn vị dân cư đến một quốc gia và những hoạt động trên phạm vi khu vực vàtoàn cầu Quản lý chính là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của quốc gia
và các tổ chức Vai trò của quản lý đối với các tổ chức thể hiện trên các mặt:
- Quản lý nhằm tạo sự thống nhất ý chí và hành động giữa cácthành viên trong tổ chức, thống nhất giữa người quản lý với người bị quản lý,
Trang 9giữa những người bị quản lý với nhau Chỉ có tạo ra sự thống nhất cao trong đadạng thì tổ chức mới hoạt động có hiệu quả.
- Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác địnhmục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức đó vào việcthực hiện mục tiêu chung đó
- Quản lý phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức (nhân sự,vật lực, tài chính, thông tin ) để đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao
Mục đích của quản lý là đạt giá trị tăng cho tổ chức
- Môi trường hoạt động của tổ chức luôn có sự biến đổi nhanhchóng Những biến đổi nhanh chóng của mỗi trường thường tạo ra những cơ hội
và nguy cơ bất ngờ Quản lý giúp tổ chức thích nghi được với môi trường, nắmbắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các nguy
cơ từ môi trường, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của tổ chức
2 Những nhân tố tăng vai trò của quản lý:
Quá trình phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý Những yếu
tố sau đây làm tăng vai trò của quản lý, đòi hỏi quản lý phải thích ứng:
Thứ nhất, Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cả về quy mô, cơ cấu
và trình độ khoa học - công nghệ làm tăng tính phức tạp của quản lý, đòi hỏitrình độ quản lý phải được nâng cao tương ứng với sự phát triển kinh tế.Thứ hai, Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra với tốc độ cao
và quy mô rộng lớn trên phạm vi toàn cầu khiến cho quản lý có vai trò hết sứcquan trọng, quyết định sự phát huy tác dụng của khoa học- công nghệ với sảnxuất và đời sống Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển theo nhiềuhướng như vật liệu mới, năng lượng mới, điện tử, tin học, viễn thông, công nghệsinh học đã tạo ra những khả năng to lớn về kỹ thuật và công nghệ Tuy nhiên,khoa học - công nghệ không thể tự động xâm nhập vào sản xuất với hiệu quả
Trang 10mong muốn, mà phải thông qua quản lý Muốn phát triển khoa học – công nghệ,
kể cả việc tiếp nhận, chuyển giao từ nước ngoài vào và ứng dụng các thành tựukhoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, Nhà nước và các tổ chức phải cóchính sách và cơ chế quản lý phù hợp
Thứ ba, trình độ xã hội và các quan hệ xã hội ngày càng cao đòi hỏi quản lýphải thích ứng Trình độ xã hội và các quan hệ xã hội thể hiện ở các mặt:
- Trình độ giáo dục và đào tạo, trình độ học vấn và trình độvăn hóa nói chung của đội ngũ cán bộ, người lao động và của các tầng lớp dâncư
- Nhu cầu và đòi hỏi của xã hội về vật chất và tinh thần ngàycàng cao, càng đa dạng và phong phú hơn
- Yêu cầu dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội, yêu cầu củangười lao động được tham gia ngày càng nhiều hơn vào việc quyết định nhữngvấn đề quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước cũng như công việc củamỗi tổ chức
Thứ tư, Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng.Theo xu thế này, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nềnkinh tế thế giới Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mạithế giới (WTO), nền kinh tế nói chung, các tổ chức nói riêng đang đứng trướcnhững cơ hội to lớn để phát triển như: mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá,dịch vụ; thu hút vốn đầu tư; tiếp thu công nghệ tiên tiến Bên cạnh những cơhội đó là những thách thức lớn do sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên cả thịtrường thế giới và trong nước Quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi Nhà nước vàcác tổ chức kinh tế, xã hội phải nâng cao trình độ quản lý và hình thành một cơchế quản lý phù hợp để phát triển một cách hiệu quả và bền vững
Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều yếu tố khác về kinh tế và xã hội cũng đặt
ra những yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý ở Việt Nam như: sự phát triển
Trang 11dân số và nguồn lao động cả về quy mô và cơ cấu; yêu cầu bảo vệ, nâng caochất lượng môi trường sinh thái và môi trường xã hội trong phát triển.
Trang 12CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
I Tổng quan về Học Viện Tài Chính
Ngày 17/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số120/2001/QĐ-TTg thành lập Học viện Tài Chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị:Trường Đại học Tài Chính - Kế toán Hà Nội (trước đây là Trường cán bộ TàiChính - Kế toán Ngân hàng Trung ương được thành lập năm 1963, năm 1976đổi tên thành Trường Đại học Tài Chính - Kế toán, sau đó là Trường Đại học TàiChính – Kế toán Hà Nội), Viện Nghiên cứu Tài Chính (thành lập năm 1960) vàTrung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài Chính (thành lập năm 1996)
Figure 1: Logo của Học Viện Tài ChínhHọc viện có trụ sở chính tại: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quậnBắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội Trải qua 58 năm xây dựng và trưởng thành,với sứ mệnh "cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính –
kế toán chất lượng cao cho xã hội", Học viện Tài Chính ngày càng lớn mạnh,đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao về Tài chính – Kế toán quan trọng chođất nước
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Học viện gồm 31 đơn vị, trong đó có 14 khoa;
12 ban và tương đương; 5 đơn vị sự nghiệp và các Hội đồng tư vấn, các tổ chứcđoàn thể chính trị, xã hội Tổng số cán bộ, viên chức của Học viện tính đến
Trang 1331/3/2020 là 671, trong đó có 446 giảng viên; 295 cán bộ, viên chức quản lý vàphục vụ Có 02 GS, 53 PGS, 146 TS, 359 ThS và 04 NGND, 23 NGƯT Học viện thực hiện chức năng đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học
về các lĩnh vực Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh Tàichính và Tin học Tài chính kế toán với 4 loại hình đào tạo (Đại học chính quy,Đại học vừa làm vừa học, Đại học bằng 2, Liên thông đại học); Nghiên cứukhoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trịkinh doanh phục vụ hoạch định chính sách tài chính, kinh tế cho ngành và chođất nước; phục vụ giảng dạy và quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh
và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về Kinh tế, tài chính - kế toán
II Đánh giá vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính trong quá trình hội nhập quốc tế.
1 Thực trạng vai trò của quản lý đối với Học Viện Tài Chính
1.1 Tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong Học viện
Để Học Viện Tài Chính hoạt động hiệu quả, trở thành một trong nhữngtrường đại học đứng đầu về khối ngành kinh tế thì đòi hỏi việc quản lý của Họcviện phải tạo được sự thống nhất ý chí và hành động từ cấp cao xuống cấp dưới
Và trong thời gian qua, Học Viện Tài Chính đã thực hiện việc này vô cùng hiệuquả, đặc biệt là trong việc thống nhất nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp
* Hội đồng trường:
Hiện nay, Hội đồng trường là cơ quan cao nhất của Học viện với chức năng
là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Trường; Hội đồng trường chịutrách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động, huy động nguồn lực choTrường; thực hiện giám sát các hoạt động của Trường, gắn Trường với cộngđồng và xã hội, bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục và quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm của Trường theo quy định của pháp luật Chính vì vậy, Hộiđồng trường là nơi thông qua các quyết nghị, thực thi những nhiệm vụ và quyền
Trang 14hạn mà Bộ trưởng Bộ Tài Chính giao cho Tất cả những quyết nghị đều được sửdụng con dấu của và bộ máy tổ chức của trường để thực hiện.
Dưới Hội đồng trường là Ban giám đốc của Học viện gồm: 1 giám đốc và 3phó giám Ban giám đốc là cơ quan trực tiếp điều hành, ra quyết định về hoạtđộng của các tổ chức trực thuộc gồm: các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị chứcnăng, các khối Đoàn thể và các khoa
* Giám đốc:
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định: Chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển Học viện; quy chế tổ chức và hoạt động của Họcviện; bổ nhiệm có thời hạn chức danh Phó Giám đốc Học viện
- Quyết định thành lập hoă …c giải thể các hô …i đồng, các bộ mônthuộc khoa,
- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn
vị thuộc và trực thuô …c Học viện
- Ban hành quy chế phối hợp công tác giữa các đơn vị của Họcviện; quy chế sử dụng, điều động cán bô …, công chức, viên chức và các văn bảnkhác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm đảm bảo viê …c điềuhành, kiểm tra, giám sát mọi hoạt đô …ng của Học viê …n theo quy định của phápluâ …t
- Quản lý trực tiếp, toàn diện đội ngũ cán bô …, công chức, viênchức của Học viện theo quy định của pháp luâ …t và quy định về phân cấp quản lýcán bô … của Bô … Tài chính: Bổ nhiệm có thời hạn, điều đô …ng, luân chuyển, miễnnhiệm chức danh lãnh đạo các đơn vị thuộc Học viện; Tuyển dụng viên chức; kýkết các hợp đồng lao động; Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập
ở trong nước và nước ngoài theo thẩm quyền được phân cấp,
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo và chịu trách nhiệm vềchất lượng đào tạo của Học viện; Tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học trong
Trang 15Học viện; xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học củaHọc viện.
- Giám đốc là chủ tài khoản của Học viện, chịu trách nhiệmtrước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựngcủa đơn vị; tổ chức thực hiê …n công tác quản lý chính, tài sản và đầu tư theo đúngcác quy định của pháp luâ …t, của Bộ Tài chính và quy chế nội bộ Học viện
- Phối hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức quầnchúng khác trong Học viện thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng; thựchiện Quy chế dân chủ trong cơ quan; tổ chức tốt đời sống vật chất tinh thần củacán bộ, công chức, viên chức và người học trong Học viện
* Phó giám đốc:
- Giúp viê …c cho Giám đốc Học viê …n có các Phó Giám đốc Bộtrưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và miễn nhiệm các Phó Giám đốctrên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện
- Giúp Giám đốc Học viê …n trong viê …c quản lý và điều hành cáchoạt đô …ng của Học viê …n; trực tiếp phụ trách mô …t số lĩnh vực công tác theo sựphân công của Giám đốc và giải quyết các công viê …c do Giám đốc Học viê …ngiao
- Khi giải quyết công viê …c được Giám đốc giao, Phó Giám đốcthay mă …t Giám đốc và chịu trách nhiê …m trước Giám đốc về kết quả công viê …cđược giao
* Các đơn vị chức năng và đơn vị sự nghiệp, các Khối Đoàn thể và các khoa:
Ví dụ như:
Ban Tài chính – Kế toán:
- Thực hiện kiểm tra nội bộ và tổng hợp, xét duyệt tình hình sửdụng kinh phí đối với các đơn vị có thu & các đơn vị trực thuộc; kiểm tra &giám sát các hồ sơ mua sắm tài sản và sửa chữa lớn nhà cửa