1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề bài vai trò lãnh đạo của phụ nữ việt nam trong hệ thống chính trị việt nam ngày nay

15 8 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Lãnh Đạo Của Phụ Nữ Việt Nam Trong Hệ Thống Chính Trị Việt Nam Ngày Nay
Tác giả Hà Thị Hải Diệu, Đỗ Thị Phương Nhung, Quan Thị Mỹ Linh, Triệu Thị Múi, Nguyễn Hiếu Hạnh, Trần Thị Nguyệt, Trương Thị Thuý, Hoàng Thanh Phương Thảo
Người hướng dẫn Nguyễn Trường Sơn
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thể loại Đề Bài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 327,13 KB

Nội dung

42.1 Về mặt tích cực: Vị thế của phụ nữ trong hệ thống chính trị ngày càng được khẳng định...42.2 Về mặt hạn chế: So với tiềm năng và nguồn lực cán bộ nữ trong hệ thống chính trị thì tỷ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-🙞🙞🙞🙞🙞 -Hà Nội, tháng 11, năm 2023

Đề bài: Vai trò lãnh đạo của phụ nữ Việt Nam trong hệ thống

chính trị Việt Nam ngày nay

Giảng viên bộ môn: Nguyễn Trường Sơn

Sinh Viên thực hiện: Nhóm 2

1 Hà Thị Hải Diệu - 21032202

2 Đỗ Thị Phương Nhung - 21032241

3 Quan Thị Mỹ Linh - 21032226

4 Triệu Thị Múi - 21032233

5 Nguyễn Hiếu Hạnh - 21032211

6 Trần Thị Nguyệt - 21032240

7 Trương Thị Thuý - 21032257

8 Hoàng Thanh Phương Thảo - 2102254

Trang 2

MỤC LỤC

Mở Đầu 2

Nội dung 3

Chương 1: Cơ sở lý luận 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản về giới 3

1.1.1 Khái niệm về giới 3

1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới 3

1.1.3 Khái niện Định kiến giới 3

1.2 Khái niệm và vai trò của hệ thống chính trị 3

1.2.1 Khái niệm hệ thống chính trị 3

1.2.2 Vai trò của hệ thống chính trị 3

1.3 Khái niệm và ý nghĩa sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị 4

1.3.1 Khái niệm sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị 4

1.3.2 Ý nghĩa sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị 4

Chương 2: Thực trạng sự lãnh đạo của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam 4

2.1 Về mặt tích cực: Vị thế của phụ nữ trong hệ thống chính trị ngày càng được khẳng định 4

2.2 Về mặt hạn chế: So với tiềm năng và nguồn lực cán bộ nữ trong hệ thống chính trị thì tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn hết sức khiêm tốn 6

2.3 Các cán bộ, công chức, viên chức nữ tiêu biểu trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay 7

Chương 3: Nguyên nhân và các chính sách để thúc đẩy sự lãnh đạo của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam 7

3.1 Nguyên nhân số lượng lãnh đạo là nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam vẫn còn hạn chế 7

3.2 Các chính sách để thúc đẩy sự lãnh đạo của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam 8

Chương 4: Tầm quan trọng, vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam 8

4.1 Đại diện công bằng 8

4.2 Quyết định chính sách 9

4.3 Đóng góp vào sự phát triển của đất nước 10

4.4 Khả năng quản lý và nhạy bén 10

4.5 Tạo định hướng cho thế hệ trẻ 11

Chương 5: So sánh vị thế của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam xưa và ngày nay 12

Kết Luận 14

Trang 3

Mở Đầu

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã

hội Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” Vì vậy, sự

nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ là công việc riêng của phụ nữ mà gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Nhận thức rõ vai trò của người phụ nữ, trong hơn 90 năm từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới Các cơ quan của Đảng, trong Quốc hội, các cơ quan dân cử địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương đề có sự góp mặt của phụ nữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chỉ trương đường lối, chính sách, luật pháp nhằm đảm bảo bình đẳng và phát triển cho phụ nữ trên mọi lĩnh vực, đồng thời nhằm huy động sự tham gia đóng góp và những tiềm năng to lớn của phụ nữ cho

sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Trong vài thập kỷ gần đây, phụ nữ Việt Nam đã vượt qua mọi nghịch cảnh, rào cản, định kiến, khó khăn, trở ngại, có nhiều đóng góp to lớn xây dựng và bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc Việt Nam và giữ một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị Để làm rõ hơn bức tranh tổng thể về sự tham gia chính trị của phụ nữ nói chung, nhóm 2 chúng xem đã chọn đề tài: “Vai trò lãnh đạo của phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam ngày nay”

Trang 4

Nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Một số khái niệm cơ bản về giới

1.1.1 Khái niệm về giới.

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội

1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành của của sự phát triển đó

1.1.3 Khái niện Định kiến giới

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm,

vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ

1.2 Khái niệm và vai trò của hệ thống chính trị

1.2.1 Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa Hệ thống chính trị ở nước ta vận hành theo

cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

1.2.2 Vai trò của hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường

Trang 5

đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư

1.3 Khái niệm và ý nghĩa sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị

1.3.1 Khái niệm sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị

Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị được dùng để chỉ là phụ nữ trực

tiếp hiện diện, có vị trí, công việc và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong các

cơ quan thuộc hệ thống chính trị: các cơ quan của Đảng, các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp

1.3.2 Ý nghĩa sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị

Thứ nhất, phụ nữ tham gia hệ thống giúp thúc đẩy phát triển và hoàn thiện chế dộ dân chủ của đất nước, góp phần đảm bảo cho nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành được phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Thứ hai, Phụ nữ tham gia hệ thống chính trị góp phần đảm bảo sự phát triển cân bằng và hài hòa của hệ thống chính trị

Thứ ba, phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị sẽ góp phần đảm bảo sự bình đẳng

và tiến bộ cho phụ nữ, góp phần tối đa năng lực và tiềm năng của phụ nữ đóng góp cho sự phát triển của xã hội

Chương 2: Thực trạng sự lãnh đạo của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam

2.1 Về mặt tích cực: Vị thế của phụ nữ trong hệ thống chính trị ngày càng được khẳng định.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự thống nhất hành động trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, nhất là vai trò tích cực của Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam các cấp và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam, công tác cán

bộ nữ nói chung và sự tham gia của phụ nữ vào cấp ủy, Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp nói riêng trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng:

Trang 6

 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ trong hệ thống chính trị các cấp tăng

cả về số lượng và chất lượng

 Đội ngũ cán bộ, công chức nữ đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới

 Nhiều cán bộ nữ được giao trọng trách, giữ những cương vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, cũng như các cương vị lãnh đạo, quản lý các cấp

 Nhiều cán bộ nữ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao; nhạy bén, năng động, sáng tạo; có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cao trong công việc và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

 Tại Đại hội XII của Đảng, lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng, có 3 nữ Ủy viên

Bộ Chính trị và cả 3 người đều là đại biểu Quốc hội

 Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV đã có 131/483 nữ đại biểu trúng

cử, đưa tỷ lệ nữ đại biểu lên 27,12%, tăng 2,3% so với nhiệm kỳ trước và có nhiều đại biểu trẻ tuổi

 Việc bố trí lãnh đạo nữ trong Quốc hội chiếm gần 40% (trong đó, Chủ tịch Quốc hội là nữ; chủ nhiệm các cơ quan của Quốc hội là nữ chiếm 22,22%; phó chủ nhiệm các ủy ban là 6,45%; tất cả các ủy ban đều có thành viên là nữ; tỷ lệ nữ đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 ở cấp tỉnh là 26,54%, cấp huyện là 27,85%

và cấp cơ sở là 26,59%)

 Đặc biệt, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy các cấp ở các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức nữ

là người dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh, cấp huyện ngày càng tăng:

 Ở tỉnh Điện Biên, tỷ lệ cán bộ, công chức nữ trong khu vực công chiếm 36%, trong đó cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số chiếm 18,7%; tương ứng, ở tỉnh Lào Cai, tỷ lệ là 62,2% và 15%; ở tỉnh Kon Tum, tỷ lệ này là 56,84% và 12,5%

Trang 7

 Số lượng cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy và đại biểu HĐND ở cấp tỉnh, huyện, xã đã được quan tâm: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy là 290/1.057 người, chiếm 27,5%; tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số là đại biểu HĐND 661/3.908 người, chiếm 16,91%

 Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cấp huyện là 2.035/7.158, chiếm

tỷ lệ 28,43%, đại biểu HĐND là 4.605/25.181, chiếm 18,29% Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cấp xã là 3.610/32.469, chiếm 11,11%; đại biểu HĐND là 64.718/292.298, chiếm 22,14%

Đây là minh chứng cho thấy sự ưu việt trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, giải phóng con người của Đảng, Nhà nước ta và cũng cho thấy sự vươn lên của phụ nữ Việt Nam, đưa vị thế phụ nữ Việt Nam tham gia Quốc hội đứng thứ 2 khu vực châu Á

- Thái Bình Dương, đứng thứ 6 ở châu Á, vượt qua mức trung bình là 19% của các nước châu Á và 21% của thế giới

2.2 Về mặt hạn chế: So với tiềm năng và nguồn lực cán bộ nữ trong hệ thống chính trị thì tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn hết sức khiêm tốn.

 Quy định về tỷ lệ phụ nữ tham chính trong xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước không được bảo đảm ở nhiều địa phương

 Ở một số địa phương, chưa có cán bộ nữ giữ các chức danh bí thư, phó bí thư, như tại Cao Bằng, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Bình, Vĩnh Long…

 Một số đảng bộ, như Khánh Hòa, Hậu Giang, Bình Định chưa có cán bộ nữ tham gia ban thường vụ Tỷ lệ nữ tham gia cơ quan trọng yếu nhất của Đảng ở cấp Trung ương cũng vẫn rất thấp

 Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có xu hướng tăng không bền vững

 Tỷ lệ cán bộ nam và nữ nắm giữ các vị trí ra quyết định vẫn còn một khoảng cách khá xa, quyền quyết định ở các cấp vẫn chủ yếu là cán bộ nam.Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ ở cấp xã, thôn là rất thấp

 Phụ nữ là lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng cũng hết sức khiêm tốn

Xu hướng tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Trung ương tăng không ổn định qua các nhiệm kỳ

Trang 8

 Ở cấp đảng bộ cơ sở, tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí chủ chốt còn thấp.

 Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt còn khiêm tốn Ở một số tỉnh, cán bộ, công chức nữ chiếm tỷ lệ trên 50%,nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp tỉnh, còn chưa tương xứng với lực lượng cán bộ công chức nữ;

tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt ủy ban nhân dân các cấp còn thấp

2.3 Các cán bộ, công chức, viên chức nữ tiêu biểu trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

 Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

 Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

 Chủ nhiệm ủy ban xã hội Nguyễn Thúy Anh

 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga

 Trưởng Ban công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh

 Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

Chương 3: Nguyên nhân và các chính sách để thúc đẩy sự lãnh đạo của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam

3.1 Nguyên nhân số lượng lãnh đạo là nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam vẫn còn hạn chế

 Do công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức nữ còn chậm và chưa đi vào nề nếp

 Cán bộ nữ vừa phải thực hiện thiên chức người mẹ, người vợ trong gia đình, vừa tham gia vào quá trình công tác, họ phải tốn sức lực, thời gian nhiều hơn nam giới Trên thực tế nhiều phụ nữ lựa chọn gia đình mà ít phấn đấu cho sự nghiệp, công danh

 Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển nên dân trí cũng ngày càng cao, sự bình đẳng giữa các giới cũng được công nhận Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại vấn nạn trọng nam khinh nữ Điều đó gây khó khăn cho những cán bộ là nữ có cơ hội được phát triển sự nghiệp

 Chế độ chính sách hỗ trợ dành cho nữ cán bộ lãnh đạo trong việc học tập nâng cao trình độ chưa được ưu tiên hơn nhiều so với nam giới

Trang 9

 Nguồn cán bộ nữ đưa vào quy hoạch còn thấp, chưa có chiến lược tạo nguồn

lâu dài.

3.2 Các chính sách để thúc đẩy sự lãnh đạo của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam

 Chính sách nâng cao nhận thức về giới, cũng như quyền của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, nhất là đối với các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng

 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý; có cơ chế khen thưởng, phê bình rõ ràng, và các chính sách bồi dưỡng, đào tạo và phát triển cho cán bộ nữ

Chương 4: Tầm quan trọng, vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam

4.1 Đại diện công bằng

Phụ nữ Việt Nam đã được đánh giá cao trong việc đại diện cho các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị Họ đã tham gia vào các cấp bậc quản lý và lãnh đạo, từ cấp địa phương cho đến Quốc hội Nhiều đại biểu Quốc hội nữ đã phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của mình trong công việc, dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật của Quốc hội, nhất là những vấn đề liên quan đến giáo dục, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình Giúp cho những chính sách, pháp luật mang tính toàn diện, toàn dân, việc thực thi chính sách đáp ứng nhu cầu và lợi ích công bằng cho mọi tầng lớp nhân dân

Trong Quốc hội, tỉ lệ nữ đại biểu các khóa XI là 27,3%, khóa XII là 25,76%, khóa XIII là 24,4%, khóa XIV là 26,8% (khóa XIV có 133 đại biểu Quốc hội nữ) Đặc biệt, khóa XIV có cả Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội đều là nữ

Trong số 499 người trúng cử ĐBQH khóa XV, có 151 đại biểu là nữ, chiếm tỷ lệ 30,26% Đây là lần thứ hai tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đạt trên 30% (lần đầu

Trang 10

tiên là Quốc hội khoá V, đạt 32,31%) Lần đầu tiên từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VI trở lại đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ đạt trên 30%

Điều này cho thấy sự tiến bộ trong việc đảm bảo quyền lợi và đại diện cho phụ nữ trong hệ thống chính trị

4.2 Quyết định chính sách

Phụ nữ đã có vai trò quan trọng trong việc đưa ra và tham gia vào quyết định chính sách Họ đã đại diện cho quyền lợi và quan tâm của phụ nữ, đảm bảo rằng quyết định chính sách được đưa ra phù hợp với nhu cầu và mong muốn của toàn xã hội Các vấn

đề được phụ nữ quan tâm có thể kể đến như việc đảm bảo bình đẳng giới, quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, các chính sách y tế, các vấn đề người lớn tuổi, các chính sách xã hội

Các yếu tố để phụ nữ đóng góp một vai trò quan trọng trong việc đưa ra và tham gia vào quyết định chính sách:

 Sự hiểu biết và cảm nhận: Phụ nữ thường có hiểu biết và cảm nhận khác so với nam giới về các vấn đề xã hội, đặc biệt là về quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em và các dân tộc thiểu số (những người dễ bị tổn thương và có thể bị phân biệt đối xử)

 Sự cảm tính và cảm nhận được khó khăn của cộng đồng: Phụ nữ có thể cảm được sự khó khăn của cộng đồng và có sự cảm thông với những người đang gặp khó khăn Điều này có thể giúp họ đưa ra giải pháp chính sách phù hợp với nhu cầu của xã hội

 Sự đa dạng và năng lực toàn diện: Phụ nữ thường có sự đa dạng và năng lực toàn diện trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường Đây là cơ sở để giúp họ đưa ra những giải pháp chính sách tốt nhất cho đất nước

Ví dụ một số chính sách mà phụ nữ đã đóng góp vai trò tích cực: Chính sách về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái, Chính sách về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (phải kể đến sự đóng góp đáng kể của bà Nguyễn Thị Kim Anh, Ủy viên

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w