Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG GIÁO DỤC

Quyết định ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy và học tập này của Học viện được các sinh viên và giảng viên rất ủng hộ với số lượt đánh giá phần mềm học trực tuyến của sinh viên ở mức “Tốt” trở lên cao (70,4%). Việc quyết định học trực tuyến giúp cho quá trình học tập của sinh viên được liền mạch, không bị gián đoạn, chậm trễ như một số trường Đại học khác. Tiết kiệm thời gian, chi phí cho giảng viên và sinh viên. Công nghệ 4.0 như phần mềm Zoom Meeting với hình thức học tập, giảng dạy onine giúp giảng viên và sinh viên tiết kiệm tối đa các thời gian cần thiết khi chỉ cần ngồi tại nhà là có thể dễ dàng tiếp hành giảng dạy, học tập. Giảng viên, sinh viên không phải mất thời gian đi đường, các sự cố giao thông, tắc đường mỗi lần đi từ nhà tới trường. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong số hóa giáo trình, tài liệu của Học viện Tài chính cũng đạt được các hiệu quả nhất định giúp cho sinh viên, giảng viên không cần tốn nhiều chi phí giáo trình như trước. Giờ đây, giảng viên, sinh viên đã có tài liệu, giáo trình trực tuyến hoàn toàn miễn phí thông qua cổng thông tin thư viện điện tử. Thời gian soạn bài của các giảng viên Học viện Tài chính cũng được cải thiện nhờ áp dụng công nghệ 4.0. Các phần mềm Office như Word, PowerPoint, Drive,… được 100% các giảng viên sử dụng trong việc soạn giáo án. Việc này đã giúp giảm thời gian đáng kể so với việc soạn giáo án viết tay, không tốn chi phí giấy mực. Hơn nữa, các giáo án soạn bằng công nghệ được bảo quản tốt hơn, có tính tái sử dụng cao. Không chỉ vậy, các phần mềm, trang web với các templates có sẵn và tính năng ưu việt còn giúp các giảng viên soạn bài, làm các slide tự động và đẹp mắt. Tăng tính cập nhật của nội dung kiến thức. Công nghệ 4.0 được áp dụng vào công tác giảng dạy vào học tập giúp cho nội dung của bài giảng có tính cập nhật hơn. Sinh viên sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi nghe những bài giảng nhàm chán toàn lý thuyết. Hiểu được điều đó, giảng viên Học viện đã có sự chú tâm hơn trong nội dung giảng dạy, lồng ghép các nội dung và tin tức mới để sinh viên có thể vừa nắm được lý thuyết và vừa vận dụng vào thực tiễn. Theo khảo sát mà nhóm đã phân tích thống kê trên SPSS:. Bảng 2.45: Phân tích Frequency về tính cập nhật nội dung, thông tin về môn học của giảng viên. Tôi cập nhật liên tục các nội dung và thông tin mới liên quan đến môn học Frequency Percent Valid Percent Cumulative. Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát Qua bảng phân tích trên, có thể thấy 56.3% giảng viên Học viện tham gia khảo sát chọn “Rất đồng ý” về vấn đề cập nhật liên tục các nội dung và thông tin mới liên quan đến môn học. Có 34.8% giảng viên chọn “Đồng ý” về việc cập nhật liên tục các nội dung và thông tin mới liên quan đến môn học. chứng tỏ, giảng viên Học viện nhận thức được tầm quan trọng phải cập nhật thông tin và tăng tính thời sự cho bài giảng của mình. Về phía sinh viên, sinh viên Học viện đã có hiểu biết và kỹ năng về tra cứu cũng như tìm kiếm tài liệu. Các công cụ tra cứu thay đổi linh hoạt hơn, tìm được các nguồn tài liệu phong phú, chính xác hơn đã góp phần cải thiện kết quả học tập của sinh viên. Chính những điều trên đã làm tăng tính cập nhật của nội dung kiến thức, giảng viên thì liên tục đưa những tin tức thực tiễn vào bài giảng, đồng thời sinh viên cũng linh hoạt tra cứu tài liệu và tìm kiếm thông tin. 4.Tăng hiệu quả giảng dạy và học tập. Nhờ việc giảng viên biết ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy đã khiến sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học, tăng tính hấp dẫn cho bài giảng, từ đó nâng cao được hiệu quả giảng dạy, sinh viên học tập tốt hơn. Đồng thời, việc sử dụng các công cụ tạo ra nhiều hình thức như video, hình ảnh, … giúp tăng tính thú vị, tác động vào nhiều giác quan của sinh viên, tăng hiệu quả của bài học. Bên cạnh các công cụ đó, thầy cô còn sử dụng các công cụ hỗ trợ: Quizizz, Padlet, Bloodked,… để tăng độ hấp dẫn cho bài giảng. Cùng với đó, nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 mà giảng viên đã tạo được hứng thú cho sinh viên trong bài giảng của mình. Bảng 2.46: Phân tích Frequency về việc giảng viên tạo nên hứng thú học tập cho sinh viên. Tạo nên hứng thú học tập cho sinh viên. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent. Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát. Hai ý hiến này chiếm hơn 60% số lượng giảng viên tham gia khảo sát. Điều này chứng tỏ rằng, phần lớn giảng viên đã ứng dụng công nghệ 4.0 vài giảng dạy và đã tạo nên được tính hứng thú cho sinh viên sau mỗi bài học. Đồng thời, nhờ có việc ứng dụng công nghệ 4.0 mà giảng viên đã tăng được sự tương tác đối với sinh viên của mình:. Bảng 2.6: Phân tích Frequency về việc tăng sự tương tác với sinh viên của giảng viên. Tăng sự tương tác với sinh viên. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent. Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát Theo kết quả của phân tích khảo sát, có 39.3% giảng viên chọn “Đồng ý”, có 30.4% giảng viên chọn “Rất đồng ý” rằng nhờ việc ứng dụng công nghệ 4.0 mà đã tăng được sự tương tác với sinh viên. Tỉ lệ này chiếm tới gần 70% trong tổng số giảng viên tham gia khảo sát. Chứng tỏ rằng, khi giảng viên Học viên ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy đã tạo được mức độ tương tác cao hơn giữa sinh viên của mình. Từ những điều trên, cho thấy sinh viên, giảng viên và Học viện đã có những thay đổi tích cực khi ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy và học tập. 5.Tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Khi áp dụng công nghệ 4.0 vào trong giáo dục và học tập tại Học viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Sinh viên có thể linh động trong việc học, vừa học vừa làm. Nhờ việc tiếp thu được bài học trên lớp và ứng dụng vào thực. tiến sẽ là một lợi thế để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và thực hiện công việc một cách chủ động hơn. Ở Học viện hiện nay, nhiều sinh viên vừa học vừa làm, sinh viên áp dụng những kỹ năng, kiến thức học được trên trường vào công việc làm thêm. Bên cạnh đó, Học viện cũng tạo điều kiện cho người học tại chức để nâng cao, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để cải thiện chất lượng đang làm một cách tốt hơn. Đây là một phương thức phù hợp cho những ai đang đi làm mà muốn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ công việc. Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục. Chất lượng quản lý sinh viên và giảng viên của học viện sau khi áp dụng công nghệ 4.0 vào đã đang dần trở nên tốt hơn. Học viện quản lý sinh viên bằng Cổng thông tin điện tử Học viện Tài chính gồm các thông tin chi tiết về sinh viên như: họ tên, lớp, ngày sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, số điện thoại để kiểm soát sinh viên một cách chính xác. Bên cạnh đó, còn có về chương trình đào tạo cũng như thời khóa biểu, cố vấn học tập, kết quả học tập và rèn luyện của từng sinh viên để sinh viên cũng như thầy cô dễ dàng tra cứu. Nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại Hà Nội, sinh viên học trực tuyến và hạn chế đến trường, Học viên đã tổ chức học online qua Zoom cũng như họp online đối với các giảng viên, điều này khiến cho công tác quản lý của Học viện chi tiết hơn nhờ có Zoom, có thể có được danh sách sinh viên cũng như giảng viên tham gia và khung giờ như thế nào. Cùng với đó, giảng viên cũng có thể quản lý sinh viên được dễ dàng hơn và từ đó có sự đánh giá chính xác về năng lực và thái độ học tập của sinh viên. Theo kết quả của cuộc khảo sát, có 53.3% giảng viên cho rằng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên là đạt hiệu quả. Chính những điều này đã làm cho Học viện quản lý sinh viên cũng như cán bộ, giảng viờn rừ ràng và chi tiết hơn. Bảng 2.47: Phân tích Frequency về tần suất tổ chức hội thảo, nghiên cứu khoa học nâng cao ứng dụng 4.0. Tôi thấy trường thường xuyên tổ chức các hội thảo, NCKH để nâng cao việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào học tập, giảng dạy. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent. Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát Qua bảng phân tích thống kê trên SPSS về mức độ giảng viên thấy Học viện thường xuyên tổ chức hội thảo, NCKH để nâng cao việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào học tập và giảng dạy, nhận thấy, có 53 giảng viên tương ứng với mức tỉ lệ 39,3% trong tổng số 135 giảng viên tham gia khảo sát chọn “Trung lập”. Như vậy, đa số giảng viên Học viện thấy rằng Học viện Tài chính thường xuyên tổ chức hội thảo, NCKH để nâng cao việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào học tập và giảng dạy. Điều đó cho thấy, Học viện chú trọng đến việc tổ chức hội thảo, NCKH để nâng cao việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào học tập, giảng dạy. Nhờ việc hiểu được tầm quan trọng của công nghệ 4.0, Học viện không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn để thúc đẩy việc ứng dụng nghệ 4.0 trong công tác giảng dạy và học tập. Những điểm hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính. Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được của Học viện Tài chính, thì việc áp dụng 4.0 vào học tập và giảng dạy vẫn còn gặp một số hạn chế, khó khăn. 1) Cơ sở vật chất, thiết bị của Học viện Tài chính chưa thực sự đáp ứng đủ yêu cầu để mở rộng ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy. Trước hết, Học viện còn chưa thực sự đáp ứng đủ yêu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị để mở rộng ứng dụng cộng nghệ 4.0 vào giảng dạy. Theo đánh giá từ Bảng 2. Điều này cho thấy, các giảng viên vẫn chưa thấy thực sự hài lòng về điều kiện cơ sở vật chất của Học viện Tài chính. Trên thực tế, các thiết bị được trang bị cơ bản ở giảng đường có máy chiếu, Wifi,… nhưng chất lượng hỡnh ảnh từ mỏy chiếu cũn thấp, hỡnh mờ, khú theo dừi, ảnh hưởng lớn tới hoạt động ghi chép, nắm bắt kiến thức. Về wifi, kết nối internet, trường đã có cung cấp thiết bị phát wifi cho các phòng học, tuy nhiên, vẫn còn một số giảng đường chưa được trang bị, khiến đường truyền kém, giảm tính hiệu quả trong việc áp dụng các công cụ hỗ trợ học tập. 2) Trình độ công nghệ của giảng viên và sinh viên còn chưa cao. Trong số tất cả các mẫu khảo sát về sinh viên và giảng viên đã tham gia khảo sát thì đa số trình độ sử dụng công nghệ còn chưa cao. Đối với giảng viên, sau khi nhận được kết qủa khảo sát, nhận thấy rằng các giảng viên đã có sự ứng dụng 4.0 vào công tác soạn thảo giáo án điện tử, công tác đánh giá,… song, công cụ sử dụng vẫn còn chỉ là một tới hai công cụ quen thuộc như: Powerpoint, Google form, Driver ,…. Trong khi đó, hiện nay, các phần mềm, công cụ khác hỗ trợ công tác giảng dạy ngày càng phổ biến, được phát triển nhiều hơn, cập nhật và lồng ghép được nhiều hoạt động, giúp đánh giá, quản lý học tập của sinh viên như: Quizizz, Quizlet, Padlet, Educandy, Classtool,…. Những bộ công cụ này đều đang được sử dụng khá nhiều, và thể hiện được rất nhiều ưu điểm trong việc làm tăng tính hứng thứ cho bài học, tăng độ tương tác giữa người dạy và người học, hiệu quả đánh giá điểm, trình độ người học khá tốt,…nhưng những phần mềm này lại không được giảng viên sử dụng nhiều, hoặc có nhiều thầy cô còn không sử dụng tới chúng. Không những vậy, vẫn còn một bộ phận giảng viên trong Học viện còn chưa thường xuyên sử dụng các công cụ, ứng dụng của. Vậy, nếu các giảng viên vẫn còn giữ những lối mòn cũ, không có tính cập nhật, không nhanh chóng học hỏi, áp dụng đa dạng các công nghệ 4.0 vào giảng dạy, thì đó cũng dần trở thành những khó khăn trên con đường gia tăng chất lượng bài giảng và hiệu quả giảng dạy, học tập. Đối với sinh viên, có một bộ phận sinh viên còn chưa biết cách thức sử dụng của một số phầm mềm ứng dụng 4.0 hoặc còn khó khăn trong các thao tác sử dụng, sử dụng sai phầm mềm,… Những điều này có thể coi là một tổn thất lớn cho sinh viên quá trình học tập của mình, khiến sinh viên mất nhiều thời gian hơn các bạn sử dụng các phần mềm, giảm hiệu quả của các sản phẩm trong quá trình học. Hiện nay việc thành thạo các công cụ 4.0 cơ bản là một trong những lợi thế trong công việc, nhưng trong nhưng năm tới, điều này sẽ trở thành các yêu cầu cơ bản. Khi đó, nếu trình độ sinh viên còn chưa đáp ứng được, rất có thể,họ không đáng ứng đủ điều kiện của công việc, và bị loại bỏ khỏi công việc của mình. Có thể nói, ứng dụng công nghệ 4.0 dần đã và đang xâm nhập rất nhiều vào đời sống xã hội. Nên nếu trình độ cập nhật công nghệ không cao, trình độ sử dụng còn chưa có chất lượng tốt thì dễ trở thành một hạn chế, thiếu sót lớn của học viện nói chung và bản thân giảng viên, sinh viên nói riêng. Như ở phần trước đó đề cập, rừ ràng rằng nhận thức của sinh viờn núi chung về 4.0 vẫn còn rất mờ nhạt, sơ sài và thiếu sót khá nhiều. Sinh viên vẫn còn rất mơ hồ về công nghệ 4.0 và ứng dụng của nó vào đời sống, vào giảng dạy, học tập mức độ nhận thức của sinh viên thậm chí có thể nói là thấp về vấn đề này. Trong một môi trường đã và đang được áp dụng 4.0 vào hoạt động và giảng dạy thì việc sinh viên không hiểu cơ bản về định nghĩa của 4.0 quả thật sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai nói chung của các sinh viên. Trên thực tế, công tác nâng cao nhận thức của trường về công nghệ 4.0 đối với sinh viên vẫn còn khá kém và đáng quan ngại. 4) Hiệu quả của việc áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy còn chưa cao. Trong kết quả đánh giá về độ hứng thú đối với bài giảng của giảng viên, đa số sinh viên chọn mức độ “Bình thường” và còn tồn tại một bộ phận sinh viên. đánh giá bài giảng của giảng viên không hứng thú. Điều này cho thấy giảng viên dù đã áp dụng công nghệ 4.0 vào bài giảng, song chất lượng và hiệu quả của bài giảng vẫn còn chưa quá tốt, chưa có sự đa dạng trong cách thức trình bày, chưa có sự kết hợp giữa các công cụ, làm tăng tính thích thú, ít những hình ảnh, video nên hiệu quả đánh thức các giác quan, khả năng ghi nhớ, ấn tượng về bài giảng còn chưa cao. Ngoài ra, bài giảng của giảng viên còn có tính ứng dụng chưa cao. Trong kết quả đánh giá về tính ứng dụng của bài giảng, có 10,6% sinh viên tham gia lựa chọn tính ứng dụng thấp, ứng với 53 người. Có thể thấy đây không phải là con số quá lớn nhưng nó vẫn cho thấy rằng bài giảng của giảng viên vẫn còn tồn tại, vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, chưa sát với thực tế, sinh viên vẫn cảm thấy khó để mà áp dụng vào đời sống. 5) Các trang web của trường còn nhiều thiếu sót:. Thư viện điện tử chưa cung cấp đa dạng, rộng rãi các tài liệu số cho sinh viên và giảng viên. Thư viện điện tử điện tử khoảng 2 năm gần đây mới được cập nhật thường xuyên và các bạn sinh viên cũng khoảng 2 năm gần đây mới sử dụng nhiều. Thư viện điện tử đã và đang hoạt động tốt trong thời kì này, giúp sinh viên tiếp cận với giáo trình nhanh chóng hơn và hiệu quả. Tuy nhiên, thư viện điện tử trường còn một số hạn chế, chẳng hạn như thư viện còn chưa cung cấp đa dạng, rộng rãi các tài liệu học tập cho sinh viên, thư viện điện tử cung cấp chủ yếu là giáo trình, còn các tài liệu khác thì rất khó tìm, chưa phong phú. Một số dịch vụ của thư viện điện tử còn gặp một số vấn đề cản trở việc tra cứu, tìm kiếm thông tin. Cổng thông tin đào tạo theo tín chỉ dễ sập, đăng ký tín khó khăn, tốc độ cập nhật chậm,.. Giao diện cỏc trang web trường gõy khú khăn cho sự theo dừi, tỡm kiếm thông tin của người đọc. Các trang web của Học viện có rất nhiều, mang lại khá nhiều hiệu quả cho công tác quản lý và giảng dạy, nhưng các trang web này cũng gặp một số vấn đề cũn chưa tốt. Giao diện cỏc trang web cũn chưa rừ ràng, bố cục khỏ phức tạp, khú khăn cho sự theo dừi, tỡm kiếm , tra cứu và cập nhật thụng tin nhanh chúng. của người đọc. Ví dụ việc xem lại các công văn, thông báo của trường là khá phức tạp. Trong đó, đặc biệt, trang web được các sinh viên quan tâm và sử dụng rộng rãi nhất chính là cổng thông tin điện tử Học viện Tài chính. Sinh viên rất hay gặp các vấn đề đối với trang này trong các hoạt động như đăng ký tín chỉ, nộp bài thi các môn, các kì,… Tình trạng thường gặp của trang web này khi có số lượng sinh viên đông truy cập thì sẽ bị giật, bị chậm hoặc thậm chí là bị web không truy cập được. Tình trạng này sẽ khiến cho sinh viên khó khăn trong việc đăng kí môn học, làm cho sinh viên lo lắng, căng thẳng khi nộp bài thi,…. 6) Khó khăn khi tra cứu tài liệu trực tuyến. Khi khảo sát sinh viên Học viện Tài chính, nhóm phân tích nhận thấy các sinh viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tra cứu tài liệu, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:. Bảng 2.4.8: Phân tích Frenquency về khó khăn khi tra cứu tài liệu của các bạn sinh viên. Valid Missing Total. Dichotomy group tabulated at value 1. Responses Percent of Cases. Khó khăn khi tra cứu tài liệua. Không tìm được. Khó kiểm định tính chính xác của thông tin. Thông tin phải trả phí. Nguy cơ bị rò rỉ thông tin cá nhân trong khi tra cứu tài liệu. Dichotomy group tabulated at value 1. Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát Trong quá trình tra cứu tài liệu hầu hết các sinh viên đều gặp phải các khó khăn. Nhìn vào bảng thống kê tần suất, phần trăm ta nhận tỷ lệ sinh viên gặp khó khăn trong kiểm định tính chính xác của thông tin là lớn nhất với 66,6%. Khó khăn nhiều sinh viên gặp phải thứ hai là không tìm được nguồn tra cứu tài liệu với 58,1%. Cuối cùng là nguy cơ bị rò rỉ thông tin các nhân khi tra cứu tài liệu với 29,6%. Gặp phải những khó khăn này cũng phần nào thể hiện điểm hạn chế trong việc tìm kiếm, tra cứu tài liệu của sinh viên Học viên Tài chính. 7) Thường xuyên sử dụng công nghệ 4.0 gây ảnh hưởng đến sức khỏe Tuy tăng cường áp dụng công nghệ 4.0 vào học tập và giảng dạy mang lại cho giảng viên, sinh viên Học viện Tài chính rất nhiều lợi ích. Theo kết quả tính toán của SPSS từ kết quả khảo sát giảng viên Học viện Tài chính thư được mức đồng ý trung bình đối với vấn đề tính bảo mật của phần mềm Zoom là 3,68 (lớn hơn mức trung bình là 2,5). Điều đó chứng tỏ đa số các giảng viên đều cảm thấy nghi ngại về tính bảo mật của Zoom. Tính bảo mật của thông tin còn chưa cao là một hạn chế cần được khắc phục của Học viện Tài chính. Nguyên nhân của những hạn chế. 1) Trường chưa quá chú trọng nghiên cứu, đào tạo để tăng cường tính ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy. Theo như kết quả phỏng vấn giảng viên chưa hài lòng về những yếu tố nào khi ứng dụng 4.0 vào hoạt động giảng dạy và học tập của Học viện Tài chính, nhóm tác giả thu được các ý kiến như: “Việc triển khai các khoá đào tạo ứng. dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy của Học viện còn chưa tốt”; “Chưa có nhiều buổi tập huấn, hướng dẫn trong việc áp dụng các tiến bộ công nghệ mới vào giảng dạy”,… Những ý kiến này thể hiện rằng, trên thực tế, công tác nghiên cứu, đào tạo và tập huấn hướng dẫn áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy và hoc tập còn chưa tốt, điều này cũng là nguyên nhân khiến trình độ sử dụng công nghệ của giảng viên còn chưa cao và nhận thức của sinh viên về công nghệ 4.0 còn chưa đầy đủ. Nguồn tài liệu trong thư viện điện tử của trường chưa phong phú, chủ yếu là giáo trình nên khi đó sinh viên cần tham khảo sẽ phải đi tìm kiếm các tài liệu từ nguồn bên ngoài, thêm vào đó, sinh viên cũng không xin nguồn từ phía giảng viên, giảng viên cũng không trực tiếp cung cấp nguồn tài liệu uy tín cho sinh viên vậy nên đã dẫn tới các khó khăn khi tra cứu tài liệu như là : không có nguồn tra cứu, khó kiểm định tính chính xác,lộ thông tin cá nhân,…. 2) Một bộ phận giảng viên còn chưa chú trọng tham gia các buổi hội thảo, tập huấn, tự tìm hiểu về cách áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy. Theo kết quả của cuộc khảo sát mà nhóm nghiên cứu về tần suất thầy cô tham gia các buổi hội thảo, tập huấn, tự tìm hiểu về cách áp dụng công nghệ trong việc giảng dạy, bên cạnh đa số giảng viên thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, tập huấn thì vẫn còn tồn tại một bộ phận giảng viên không tham gia hoặc tham gia rất ít vào các buổi hội thảo, tập huấn về ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy của mình, không tự tìm hiểu, học hỏi để giảng dạy. Chính những điều đó đã khiến cho trình độ công nghệ của giảng viên Học viện còn chưa cao, thầy cô hiểu biết hạn chế về các công nghệ giảng dạy hiện đại dẫn đến việc bài giảng bị giảm tính thực tiến khiến cho sinh viên mất hứng thú và tập trung trong học tập, từ đó làm cho mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên giảm đi. 3) Dễ xảy ra gián đoạn, mất tập trung trong giờ học khi áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy. Hiệu quả học tập và giảng dạy trên lớp của học viện còn hạn chế do rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính có thể kể tới là do vấn đề của đường truyền. internet dẫn tới giỏn đoạn quỏ trỡnh học tập, giảng dạy. Để làm rừ điều này, nhóm nghiên cứu đã khảo sát về mức độ đường truyền internet và cho kết quả sau:. - Đối với sinh viên. Bảng 2.52: Phân tích Frequency về đường truyền Internet của sinh viên c6.2. Đường truyền Internet. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent. Như vậy, sinh viên còn gặp khó khăn trong đường truyền internet dẫn đến việc gián đoạn trong học tập làm cho hiệu quả học tập của sinh viên bị giảm sút. - Đối với giảng viên:. Bảng 2.53: Phân tích Frequency về sự gián đoạn trong giờ học bởi đường truyền, lỗi phần mềm. Tôi cảm thấy hay bị gián đoạn bài giảng bởi đường truyền, lỗi phần mềm,.. Frequency Percent Valid Percent. Cumulative Percent Valid Rất không đồng. Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát Nhìn vào kết quả thống kê trên, nhận thấy có tới 40.7% giảng viên cho rằng họ hay bị gián đoạn bài giảng bởi đường truyền internet,…. Thầy cô cũng bày tỏ quan điểm rằng: “Đường truyền kém nên nhiều sinh viên không nghe được giảng” hay “Phần mềm Zoom đôi khi bị lỗi, đường truyền bị gián đoạn…”; “Việc tương tác với số ít sinh viên gặp khó khăn do mạng lag, lỗi đường truyền”; “Đường truyền và chất lượng kết nối là rào cản lớn nhất”; “…sinh viên thỉnh thoảng bị out, nên học không liền mạch.”. Như vậy, đối với cả giảng viên và sinh viên Học viện, việc bị gián đoạn do đường truyền internet chiếm tỉ lệ khá lớn. Điều này khiến cho quá trình học tập bị gián đoạn, bài giảng bị ngắt quãng và ảnh hưởng tới tinh thần và thái độ học tập của sinh viên khiến cho hiệu quả học tập và giảng dạy giảm sút. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ vào học tập sẽ ảnh hưởng mức độ tập trung của sinh viên nếu như sinh viên không biết cách cân bằng giữa việc học và giải trí. Theo kết quả khảo sát về mức độ tập trung của sinh viên và các nhân tố gây mất tập trung mà nhóm đã thực hiện, thấy rằng sinh viên vẫn còn bị mất tập trung trong việc học tập, nhất là trong thời điểm học tập trực tuyến. Sinh viên có mức độ tập trung kém chiếm 8.2%. Đồng thời, có tới 331 trên tổng số 500 sinh viên tham gia khảo sát cho rằng họ bị ảnh hưởng bởi các trang mạng xã hội như:. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc hiệu quả học tập của sinh viên còn chưa cao chính là do khả năng ghi chép bài của sinh viên:. Bảng 2.54: Phân tích Frequency về khả năng ghi chép bài của sinh viên c7.4. Khả năng ghi chép bài. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent. sinh viên chọn “Bình thường”. Như vậy khi áp dụng công nghệ 4.0 vào học tập thì khả năng ghi chép bài của sinh viên còn kém và chưa có sự tiến bộ nhiều. Điều này có thể là do sinh viên bị mất tập trung hoặc ỷ lại vào các thiết bị công nghệ như điện thoại, laptop để chụp màn hình hay record lại bài giảng. Như vậy, ứng dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy và học tập cả sinh viên và giảng viên đều thấy rất dễ bị gián đoạn quá trình học tập và giảng dạy, đồng thời có thể gây mất tập trung và đây chính là nguyên nhân khiến cho hiệu quả học tập và giảng dạy không cao. 5) Tương tác giữa giảng viên và sinh viên khi học trực tuyến còn chưa cao Thêm vào đó, còn một nguyên nhân khiến cho hiệu quả học tập và giảng dạy trên lớp không cao đó là mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên khi học trực tuyến cũn chưa cao. Để hiểu rừ nguyờn nhõn của vấn đề này, nhúm nghiên cứu phân tích khảo sát về tình thần xây dựng của sinh viên và mức độ tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong học tập trực tuyến. Bảng 2.55: Phân tích Frequency về đánh giá tinh thần xây dựng bài của sinh viên. Tinh thần xây dựng bài. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent. Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát. Nhìn vào kết quả phân tích thống kê trên SPSS, thấy rằng, phần lớn sinh viên cho rằng tinh thần xây dựng bài của mình là tốt và bình thường. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một bộ phận sinh viên thấy tinh thần xây dựng bài còn kém. Về phía giảng viên:. Bảng 2.56: Phân tích Frequency về đánh giá độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Tôi cảm thấy mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên khi học trực tuyến không cao bằng học tập trực tiếp. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent. Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát Theo kết quả của khảo sát giảng viên về mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong học tập trực tuyến. Như vậy, về phía giảng viên, thầy cô vẫn thấy rằng mức độ tương tác của mình với sinh viên khi học trực tuyến không cao bằng học trực tiếp. Khi học trực tuyến, giảng viên sẽ không thể giao tiếp và quản lý sinh viên chặt chẽ như học trực tiếp được, đồng thời việc sinh viên bị tác động bởi các nhận tố như: mạng xã hội cũng khiến cho sinh viên không tập trung và làm giảm sự tương tác trong môn học từ đó giảm hiệu quả học tập và giảng dạy. 6) Việc áp dụng giảng dạy các phần mềm kinh tế vào bài giảng còn hạn chế Ngoài những nguyên nhân kể trên, việc giảng viên còn hạn chế trong việc áp dụng các phần mềm kinh tế và giảng dạy sinh viên cũng khiến cho hiệu quả giảng dạy không cao. Theo kết quả của cuộc khảo sát về tính ứng dụng thực tiễn của bài giảng, phần lớn sinh viên cho rằng bài giảng bình thường thì còn 10.6% sinh viên cho rằng bài giảng có tính ứng dụng thấp. Đó chính là điều mà Học viện và giảng viên cần phải khắc phục. Bài giảng của các thầy cô còn mang nặng lý thuyết, lý thuyết dài khiến cho sinh viên mất hứng thú và tập trung khi học và lảng sang làm những công việc khác. Như vậy, bên cạnh những phần lý thuyết quan trọng, thầy cô nên kết hợp với phần thực tiễn và lấy ví dụ thực tế cho sinh viên hiểu nhanh hơn. Mặt khác, sinh viên Học viên được tiếp cận với rất ít các phần mềm kinh tế đặc biệt các môn về phân tích kinh tế tài chính, kinh tế lượng, thống kê tài chính. Số lượng các phầm mềm mà sinh viên biết và áp dụng còn rất hạn chế, chỉ dừng lại ở một số công cụ rất phổ biến như: Excel, Eviews. Mà những công cụ này cực kì quan trong đối với sinh viên kinh tế nhất là sau này khi đi thực tập và xin việc, nếu ứng viên không biết sử dụng các phần mềm để thực hiện, không biết tận dụng công nghệ thì sẽ khiến cho công việc bị chậm trễ hoặc là không thể hoàn thành công việc. Theo kết quả của cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu cũng nhận được một số ý kiến của giảng viên về vấn đề này như sau: “Tăng cường nghiên cứu, tìm ra các phần mềm hỗ trợ việc dạy và học, đặc biệt có cương trình áp dụng các phần mềm liên quan trực tiếp đến khối ngành kinh tế vào giảng dạy”; “Có những phần mềm chưa được ứng dụng”…. Một số phần mềm kế toán như: Kế toán 1A, Misa, Fast, 3T,…Phần mềm quản lý dự án như: ProWorkflow, Jira, Mycollab, Mavenlink,.Các phần mềm quản lý như: CRM Microsoft Dynamics, Templafy, HubSpot Meetings Tool, Setmore, Appointment,.Phần mềm phân tích số liệu: SPSS,.Đó là những phần mềm phổ biến trong kinh tế và là công cụ quan trọng đối với sinh viên kinh tế nếu muốn có cơ hội nghề nghiệp tốt. Vì trên giảng đường, giảng viên ít chú tâm đến việc giới thiệu và có thể hướng dẫn sinh viên để sinh viên biết đến các phần mềm hỗ trợ này để thực hành nên khi thầy cô chỉ giảng lý thuyết suông hoặc ít đề cập tới việc sử dụng các phần mềm để hỗ trợ sẽ khiến cho sinh viên cảm thấy bài giảng không có tính ứng dụng thực tiễn. 7) Việc lựa chọn, xây dựng các công nghệ để áp dụng vào giảng dạy còn chưa tối ưu.

Bảng 2.11: Phân tích Frequency về thiết bị học trực tuyến Frequency Percent Valid
Bảng 2.11: Phân tích Frequency về thiết bị học trực tuyến Frequency Percent Valid

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY VÀ

- Có chiến lược hợp tá và nghiên cứu với nhiều đối tác, trường học trong và ngoài nước như: Đại học Greenwich, Đại học Manchester Metropolitan, Viện Nghiên cứu Ngân hàng phát triển Châu Á(ADBI),…. 3.2 Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính. Việc áp dụng công nghệ 4.0 vào công tác giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính có một vai trò vô cùng quan trọng, công nghệ 4.0 là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại hiện nay. Khi áp dụng các công nghệ giúp tăng hiệu quả học tập, tăng sức cạnh tranh cho Học viện Tài chính, nhưng điều kiện, yêu cầu cần có là phát huy những hiệu quả, ưu điểm mà Học viện đã làm được, đồng thời cần khắc phục những nhược điểm, hạn chế còn tồn tại trước đó. Nhận thấy được tính cấp thiếu và quan trọng của các yêu cầu này, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ của tình hình áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy của Học viện Tài chính. 1) Kết hợp các phần mềm hợp lý để tăng sự hấp dẫn cho bài giảng. Hoạt động học tập và giảng dạy là hoạt động chính của học viện, vậy nên, trước hết, cần nâng cao hiệu quả đối với chất lượng các bài giảng, học liệu, xây dựng giáo án với các hoạt động kết họp trong tiết học nhằm tăng tình hấp dẫn, hứng thú cho người học, để phát huy tối đa hiệu quả của tiết học. Một trong những hướng để nâng cao hiệu quả học liệu, bài giảng đó là kết hợp sử dụng các phần mềm phụ trợ một cách hợp lý, sáng tạo. Dưới đây là một số phần mềm mà giảng viên có thể sử dụng để tăng tính hấp dẫn trong bài giảng của mình:. Phần mềm Google slide là một phần mềm soạn thảo giáo án tương tự Powerpoint, công cụ này nằm trong bộ ứng dụng văn phòng của Google và nằm trong Google Drive. Đây là công cụ thiết kế bài thuyết trình trực tuyến miễn phí của Google dành cho tất cả mọi người. Google Slides rất dễ sử dụng và có nhiều tính năng hữu ích nên giáo viên cũng có thể sử dụng nó để soạn giáo án trực tuyến. Các tính năng chính của nó là: kể chuyện, lựa chọn mẫu trình chiếu, dễ tham khảo, có nhiều mẫu thuyết trình theo các chủ đề, truy cập, tạo và chỉnh sửa bản trình bày mọi lúc, mọi nơi, có thể cộng tác và chia sẻ bản trình bày, tự động. lưu trữ nhnah chóng. Một số ưu điểm của phầm mềm này đó là: các thao tác đơn giản, rất dễ sử dụng, các tệp trực tuyến miễn phí, luôn cập nhật và miễn phí có thể dễ dàng liên kết hoặc nhúng vào các trang web, và các tài liệu, tác giả và bản trình bày chung có thể dễ dàng truy cập và chỉnh sửa mà không cần cài đặt. Ngoài phần mềm này ra, các giảng viên cũng có thể sử dụng ứng dụng tương tự như: Canva, Violet, Adobe Spark, Stencil, … để soạn, chỉnh sửa bài giảng slide trình bày. Phần mềm tiếp theo mà giảng viên có thể sử dụng để thiết kế các trò chơi, thay đổi hình thức truyền tải nội dung mà còn tăng tính kích thích, tăng ấn tượng và sự thích thú của sinh viên trong tiết học đó là Quizizz. Quizizz là một công cụ hỗ trợ học tập trực tuyến dễ dàng hơn, có thể tùy chỉnh theo tiến độ của người sử dụng và các hoạt động trong đó cũng phụ thuộc vào người tạo ra, tùy theo mong muốn của giảng viên, thầy cô có thể tạo ra các trò chơi với nội dung mình mong muốn. Hơn thế, giảng viên cũng có thể thể tích hợp Quizizz vào hoạt động ôn tập và kiểm tra, tạo các danh sách câu hỏi với mục đích đánh giá sinh viên để giúp giảng viên có cơ sở chính xác hơn để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Quizizz thúc đẩy việc học tập của học sinh và là một công cụ tạo câu đố trực quan và nhanh chóng cho giảng viên. Hơn nữa, Quizizz có ưu điểm là khi tham gia, sinh viên không cần tạo tài khoản cũng có thể chơi và có nhiều bộ câu hỏi để lựa chọn, còn nhược điểm là Quizizz chỉ giới hạn 100 người chơi miễn phí tài khoản. Phần mềm tạo trò chơi tướng tự Quizizz mà các giảng viên có thể thử tìm hiểu như là: Quizlet, Kahoot, Gimkit, Blooket, Educandy, Classtool…. Công cụ kế tiếp mà các giảng viên có thể cân nhắc để sử dụng đó chính là Microsoft Whiteboard. Đây là ứng dụng bảng trắng vẽ trên máy tính miễn phí và mang nhiều tính năng khác nhau như ghi chú, vẽ, phác thảo và lưu trữ đám mây. Nó là một trong những phần mềm bảng trắng thú vị và hữu ích nhất hiện nay. Microsoft Whiteboard được bật tự động cho người thuê Office 365 hiện có. Các tiện ích được cung cấp từ ứng dụng này đó là : các công cụ Microsoft Whiteboard cung cấp cho giảng viên nhiều ý tưởng hơn, mới mẻ và đọc đáo hơn. Nó cũng giúp cho giảng viên dễ dàng chuyển đổi công việc thành đồ họa và. hình dạng chuyên nghiệp trên khung vẽ vô hạn với giao diện được thiết kế cho bút, cảm ứng và bàn phím; tăng tính tương tác giữa sinh viên và giảng viên; giúp sinh viờn dễ dàng theo dừi và ghi chộp kiến thức. Với cỏc giảng viờn cú thúi quen giảng dạy kết hợp với ghi chép bảng theo phương pháp truyền thống thì đây cũng là một công cụ hữu hiệu trong thời kì dạy trực tuyến qua Zoom. Ngoài ra còn rất nhiều các công cụ khác mà các giảng viên có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình từ khâu soạn giáo án tới giảng dạy trên lớp và cẩ đánh giá sinh viên. Quả thật, việc ứng dụng các công cụ vào trong quá trình này không chỉ giúp tăng hiệu quả của hoạt động giảng dạy mà còn giúp giảng viên tiết kiệm thời gian, công sức, thành thạo thêm các kĩ năng mềm và năng suất hơn trong các công việc của mình. 2) Nâng cấp thư viện điện tử. Thư viện điện tử là nơi cung cấp các tài liệu số, giáo trình, học liệu online , là nơi các bạn sinh viên tìm nguồn tra cứu các tài liệu và tham khảo các tài liệu chất lượng, chính thống. Việc xây dụng một hệ thống thư viện điện tử chất lượng, đa dạng và hiện đại, tiện lợi là điều vô cùng cần thiết và đáng quan tâm. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi hình thức học chủ yếu là trực tuyến, sinh viên không tới trường trực tiếp học tập nên việc sử dụng tài lệu, giáo trình số lại càng quan trọng. Để nâng cao chất lượng của hệ thống thư viện điện tử, Học viện Tài chính có thể thực hiện một số giải pháp như sau:. Nhà trường có thể nâng cấp phần mềm quản lý thư viện để giúp tốc độ truy cập nhanh hơn. Nhà trường nên nâng cấp tốc độ số hóa tài liệu, không chỉ có giáo trình mà cả các tài liệu có liên quan, các tài liệu chuyên ngành từ nguồn đáng tin cậy. Học viện Tài chính đã và đang có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học và cũng có rất nhiều các tập san, công trình đã đạt giải các cấp, các tài liệu, công trình này cũng nên được số hóa và đăng tải, sắp xếp thành các đề tài , dữ liệu về nghiên cứu khoa học để các sinh viên nói chúng, các sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học nói riêng có thể tham khảo, học hỏi và áp dụng vào thực tế. Quản lý thư viện điện tử cũng nờn thường xuyờn cập nhật, theo dừi cỏc thụng tin, cỏc nguồn sỏch và cỏc tài liệu chất lượng, cú sự phõn tỏch rừ ràng, kĩ càng và cần thận, tạo bố cục trang web dễ hiểu, dễ thao tác và tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tra cứu tài liệu của sinh viên. 3) Các trang thông tin của Học viện cần đảm bảo việc đồng bộ dữ liệu Quản lý thông tin về các công tác, thông tin cán bộ và thông tin sinh viên là công việc cần thiết của trường, để quản lý công tác này, Học viện đã tạo ra các trang thông tin để thông báo, cập nhật, quản lý các thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất nhưng các web này lại vẫ còn gặp các vấn đề về tốc độ đồng bộ hóa dữ liệu. Các trang web vẫn còn chưa cập nhật kịp thời, có một số trang web bị chậm hơn các web còn lại, dẫn tới các thông tin của các trang web khác nhau, khiến cho sinh viên khó nắm bắt các thông tin như: học phí, thời khóa biểu, danh sách lớp, lịch thi,… Để khắc phục tình trạng này, Học viện Tài chính có thể xây dựng một hệ thống dữ liệu đám mây đầy đủ về các thông tin cần thiết và các thông báo cụ thể cuả Học viện, đây sẽ được coi là cơ sở dữ liệu cơ bản cho việc quản lý của Học viện. Cùng với đó áp dụng các phần mềm, công nghệ hiện đại để thực hiện lưu trữ, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu để tiết kiệm thời gian, công sức và hiệu quả cao như là:OneDrive, Dropbox,Mega,…. Ngoài ra học viện có thể chỉ đạo các bộ phận quản lý trang web cần đầu tư thêm thời giân, quan tâm và sát sao hơn trong việc cập nhật các thông tin các trang web, có sự kết nối giữa các thời gian cập nhật, để đảm bảo các trang web cùng cập nhật đúng thông tin, cùng thời gian. 4) Nhà trưởng thường xuyên tổ chức khảo sát về công nghệ 4.0. Xác định được chính xác thực trạng của Học viện trong việc áp dụng công nghệ 4.0 là điều quan trọng để có các giải pháp cụ thể. Để làm được điều này đòi hỏi Nhà trưởng phải chủ động tổ chức khảo sát các giảng viên, sinh viên định kỳ. Nội dung các phiếu khảo sát phải được chuẩn hóa theo từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế. Có nhiều cách khác nhau để Học viện thu thập khảo sát nhờ có các tiến bộ của côg nghệ 4.0 như sử dụng Google Biểu mẫu. Phân chia các bảng hỏi khảo sát từ trên xuống dưới, từ các khoa đến các chuyên ngành, đến từng đơn vị lớp thông qua lớp trưởng. Các bài khảo sát mang tính bắt buộc các giảng viên, sinh viên phải thực hiện. Kết quả khảo sát sẽ được Học viện tiến hành phân tích nghiên cứu để thấy được trình độ công nghệ của giảng viên, sinh viên, những khó khăn họ gặp phải, những điều hạn chế của Học viện. Từ đó có giải pháp cụ thể để tăng cường áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy và học tập. 5) Tổ chức thêm nhiều hội thảo về áp dụng công nghệ 4.0 cho giảng viên và sinh viên. Để nâng cao hiệu quả áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy và học tập thì việc trang bị các kiến thức về công nghệ thông tin cho giảng viên và sinh viên là rất cần thiết. Những đợt hội thảo công nghệ, đào tạo, tập huấn được tổ chức thường xuyên sẽ giúp các giảng viên được tiếp cận với các công nghệ mới nhanh hơn, tăng mức độ nhận thức cũng như nâng cao trình độ công nghệ của giảng viên, sinh viên. Việc tổ chức các hội thảo về áp dụng công nghệ còn tăng khả năng nghiên cứu để áp dụng công nghệ 4.0 vào giảng dạy cho sinh viên và giảng viên. Từ đó, Học viện sẽ có thêm nhiều phương án sáng tạo để áp dụng công nghệ 4.0 vào học tập và giảng dạy sao cho phù hợp nhất với lĩnh vực đào tạo của trường. Các hội thảo khoa học được chia nhỏ thành các cấp chuyên ngành, cấp khoa, cấp Học viện sẽ tăng được phạm vi số giảng viên, sinh viên tham dự. Các giảng viên, sinh viên đều có cơ hội được tiếp cận các kiến thức công nghệ thay vì chỉ có một số sinh viên đặc biệt như lớp trưởng, bí thư hay các giảng viên chỉ định được biết đến và tham gia các hội thảo khoa học của trường. Chia nhỏ các cuộc hội thảo theo từng cấp cũng thu hẹp được phạm vi nội dung của các buổi hội thảo. Từ đó, các hội thảo khoa học công nghệ sẽ gần gũi hơn với chuyên ngành học tập, giảng dạy của sinh viên cũng như chuyên sâu và tối ưu hóa kiến thức, giải pháp áp dụng khoa học công nghệ đến từng chuyên ngành. 6) Tìm kiếm và áp dụng phần mềm học trực tuyến ưu việt hơn. Email giáo dục (edu email) thường được sử dụng với mục đích truy cập vào hệ thống và nhận các thông tin từ nhà trường. Tuy nhiên có những đặc quyền mà chỉ có tài khoản email đuôi .edu mới có. Khi đăng ký tài khoản tại các dịch vụ trên Internet bằng email Edu, một vài lợi ích của có thể kể đến là được miễn phí tài liệu sách báo, các phần mềm trị giá hàng nghìn USD, lưu trữ online. không giới hạn, và thậm chí, được miễn phí hoàn toàn các dịch vụ hoặc giảm giá mua sắm…. Với email có đuôi .edu, sinh viên sẽ được trải nghiệm dịch vụ có bản quyền hoàn toàn miễn phí. Khi sử dụng các phần mềm/dịch vụ yêu cầu bản quyền với edu email, sẽ không cần crack, dùng lậu, hay gặp phải những tình huống ‘nan giải’ khi thiếu bản quyền sản phẩm. Ngoài ra, với các dịch vụ khá đắt của các hãng Microsoft, Google, edu mail của sinh viên cũng sẽ được “đặc cách” không thu phí. Ví dụ Green path của Microsoft là một gói tiện ích rất lớn, được cung cấp miễn phí đầy đủ các tính năng cần thiết cho người dùng edu mail. Hoặc dịch vụ Autodesk, ước tính có 90% người dùng Việt Nam sử dụng lậu vì phí rất đắt, thì email edu lại được quyền sử dụng free. Ở Google Drive và Google Photos, khi sử dụng bằng email edu sẽ không bị giới hạn về dung lượng với bộ nhớ lưu trữ dữ liệu khủng lên tới 100TB. Ngoài ra, nếu hệ thống email của trường có sử dụng dịch vụ của Microsoft Office Online, các cá nhân có thể dùng bộ Office 365 miễn phí với 1TB lưu trữ trên One Drive và các phần mềm Microsoft Words, Excel, Powepoint,…. 7) Chuẩn hóa việc kiểm tra, đánh giá sinh viên. Ứng dụng công nghệ 4.0 vào học tập và giảng dạy khiến cho giảng viên khó quản lý và đánh giá chất lượng sinh viên của mình dẫn tới công tác quản lý sinh viên và kiểm tra, đánh giá sinh viên còn hạn chế. Vì vậy, Học viện cần đẩy mạnh việc chuẩn hóa việc kiểm tra và đánh giá thông qua các phương pháp kiểm tra, công cụ kiểm tra, các tiêu chuẩn đánh giá và phần mềm chống gian lận tiên tiến hơn. Giảng viên có thể thay đổi phương thức kiểm tra như sử dụng các công cụ như Quizizz,…đồng thời đặt ra tiêu chuẩn đánh giá sinh viên theo từng môn học. Tổ chức kiểm tra, điểm danh sinh viên bằng cách dùng thẻ sinh viên để quét sẽ rút ngắn được thời gian điểm danh và quá trình kiểm soát sinh viên cũng dễ dàng, khoa học và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần phải cải tiến trong khâu kiểm tra, thi cử, nhất là trong tinh hình học online như hiện tại, sinh viên sẽ thi online bằng hình thức tiểu luận và. bài tập lớn. Đây là hình thức thi chủ yếu của Học viện những kì học qua. Nó đòi hỏi sinh viên phải vừa có kiến thức lý luận vừa phải có khả năng vận dụng vào thực tế. Vì vậy, một số sinh viên gặp khó khăn trong quá trình làm bài thi vì không hiểu nội dung vấn đề nên tìm đến cách gian lận để vượt qua kì thi. Để khắc phục điều đó, Học viện cần có những phần mềm chống gian lận để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong học tập. Một số phần mềm chống gian lận phổ biến như: phần mềm thi trực tuyến của Edunow,.sẽ giúp phát hiện các gian lận như: nhận diện sinh viên, nhận diện giọng nói, sẽ giúp giảng viên kiểm soát xem sinh viên có làm bài thi nghiêm túc hay không, sinh viên có nhờ người hỗ trợ hay sử dụng các web tra cứu hay không,… và còn rất nhiều những công dụng để kiểm soát sinh viên khác. 8) Có quỹ đầu tư để cải thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo yêu cầu để tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0. Học viện Tài chính hiện đang là một trường công lập đang trong quá trình tự chủ tài chính. Chính vì vẫn đang là một trường công lập nên thu – chi cũng như ngân sách, kinh phí của Học viên là do Ngân sách Nhà nước cấp, đồng thời dưới sự quản lý, điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước. Chính điều này khiến cho việc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng của trường còn gặp nhiều khó khăn dù cho trường đã ứng dụng công nghệ 4.0 một cách khá hiệu quả. Vì thế, Học viện cần phải đẩy nhanh quá trình tự chủ tài chính để có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng tiên tiến của công nghệ hiện đại. Tự chủ tài chính làm cho Học viện có cơ hội mở rộng nguồn thu: tự chủ về tài chính và chuyên môn tạo điều kiện cho trường mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở tăng số lượng ngành đào tạo chuyên ngành/ chuyên ngành của mục tiêu đào tạo từ đó khiến cho số thu học phí sẽ tăng lên. Cùng với đó, Học viện chủ động hơn trong quản lý chi tiêu: Công tác quản lý tài chính từng bước được hoàn thiện và nâng cao thông qua việc tích cực kiện toàn quy chế chi tiêu nội bộ, hoàn thiện nhiều về cơ chế quản lý. Ngoài ra, tự chủ tài chính sẽ tạo điều kiện cho Học viện tăng cường huy động các nguồn thu ngoài ngân sách để bù đắp chi phí cho đơn vị, quỹ đầu tư. tăng lên, từ đó trường có điều kiện để hoàn thiện hệ thống, cơ sở hạ tầng: máy móc, thiết bị công nghệ,.khiến cho việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy hiệu quả hơn. 9) Kết hợp học trực tuyến và trực tiếp.