thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên học viện tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các tác giả đã đưa ra những địnhnghĩa khác nhau nhưng tóm lại các định nghĩa đều phản ánh đượccác đặc điểm như sau: NCKH là một hoạt động nhận thức được tổchức có hệ thống của con người,

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM NĂM 2023

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐTSV 148Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Giáo dục

Hà Nội, Tháng 3 Năm 2023

Trang 2

1.1 Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học 6

1.1.1 Khái niệm khoa học 6

1.1.2 Khái niệm nghiên cứu khoa học 7

1.1.3 Khái niệm về đề tài nghiên cứu khoa học 12

1.1.4 Phương pháp nghiên cứu khoa học 13

1.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên191.2.1 Môi trường nghiên cứu 20

1.2.2 Động cơ nghiên cứu 25

1.2.3 Năng lực của sinh viên 27

1.2.4 Sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường 28

1.3 Vai trò của hoạt động NCKH đối với sinh viên 29

2.2.1 Môi trường nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài Chính 33

2.2.2 Động cơ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 40

2.2.3 Năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Tài Chính 462.2.4 Sự quan tâm khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học của Học viện 54

i

Trang 3

CHƯƠNG 3 60GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨUKHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 603.1 Những định hướng về hoạt động NCKH của HVTC thời kì 2022-2023và hướng đến 2025 603.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên HVTCtrong thời gian tới 62KẾT LUẬN 68DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Biểu đồ 1: Nguồn dữ liệu của hoạt động NCKH 34

2 Biểu đồ 2: Nguồn thông tin của hoạt động NCKH 35

3 Biểu đồ 3: Hình thức tham gia NCKH cấp khoa của sinh viên 36

4 Biểu đồ 4: Hình thức tham gia NCKH cấp Học viện của sinh viên 37

5 Biểu đồ 5: Phương pháp sinh viên sử dụng khi tham gia NCKH 48

6 Biểu đồ 6: Chất lượng của các đề tài NCKH của sinh viên 49

7 Biểu đồ 7: Tình trạng NCKH của từng Khoa và Bộ môn năm học 2020 51

2019-8 Biểu đồ 8: Mức độ khuyến khích sinh viên thông qua các cơ chế chính sách củaHọc viện 56

9 Biểu đồ 9: Mức độ hài lòng của sinh viên về chính sách khen thưởng của Họcviện 56

iii

Trang 5

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT1 CT CLC: Chương trình chất lượng cao

2 GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo3 HVTC: Học viện Tài Chính4 KH&CN: Khoa học và công nghệ5 NCKH: Nghiên cứu khoa học6 PGS.TS: Phó giáo sư, Tiến sĩ

7 TNCS HCM: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

iv

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU1 Sự cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động được nhiều tácgiả định nghĩa Vũ Cao Đàm (1999) định nghĩa “NCKH là một hoạtđộng xã hội hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưabiết hoặc phát hiện ra bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoahọc về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới, phương tiện kỹthuật mới để cải tạo thế giới” Còn theo Dương Thiệu Tống (2000),“Nghiên Cứu khoa học là một hoạt động có hệ thống nhằm đạt đượcđến sự hiểu biết có kiểm chứng” Các tác giả đã đưa ra những địnhnghĩa khác nhau nhưng tóm lại các định nghĩa đều phản ánh đượccác đặc điểm như sau: NCKH là một hoạt động nhận thức được tổchức có hệ thống của con người, nhằm phát hiện tri thức mới về bảnchất, quy luật của thế giới khách quan và được thực tiễn chứng minhvà có vai trò cải tạo thực tiễn.

Trước những yêu cầu về phát triển văn hóa xã hội và đào tạonguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương ĐảngCộng Sản Việt Nam khóa VII đã giao cho ngành giáo dục nhiệm vụ:"'Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung,phương pháp giáo dục, đào tạo và đổi mới phương pháp dạy học ởtất cả các cấp học, bậc học".

Với trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng quan trọng đó, cáctrường đại học đã khẳng định lại mục tiêu của mình là đào tạo cácnhà chuyên môn giỏi, có trình độ tri thức khoa học vững vàng, có khảnăng tới duy năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề mà thựctiễn đòi hỏi Nhằm thực hiện mục tiêu đó, các trường đại học khôngngừng tìm tòi các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo,giảng dạyđể tạo điều kiện cho sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoahọc Nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức dạy học đặc thù ở

1

Trang 7

đại học có tác dụng giúp sinh viên chủ động học tập, tìm tòi sángtạo vừa nắm vững tri thức mới, vừa luyện tập vận dụng các phươngpháp nhận thức mới, đồng thời rèn luyện thói quen và đồng thời cótác dụng rất lớn đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên Tuynhiên, hiện nay việc tổ chức đưa sinh viên vào hoạt động nghiên cứukhoa học còn nhiều khó khăn, vướng mắc, các biện pháp tổ chứccòn chưa đạt được những mục tiêu như đã đặt ra.

Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới,tham gia và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, sự biến đổikhông ngừng của kinh tế - xã hội, cách mạng khoa học công nghệphát triển như vũ bão…đã và đang là những vấn đề đặt ra trong đàotạo và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, học viện trongnước cũng như trên thế giới Nó cũng đang đặt ra yêu cầu và hướngnghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu mới đối với sinh viêntrong hoạt động nghiên cứu khoa học của mình.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học trong thực tiễn hiện nay, Học viện Tài chính đã không ngừng đưa ra những chính sách, chủ trương để khuyến khích sinh viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học Do vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn chủ đề “Thực trạng hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính” làm đề tài nghiên cứu khoa học tham gia xét giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu đn qua liên quan đến công trình đăng kp

Nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại các trường đạihọc và cao đẳng là một vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ, chưa có nhiều nghiên cứuđi sâu về vấn đề này Hà Đức Sơn và Nông Thị Như Mai (2019) với đề tài nghiên cứu:“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiêncứu trường hợp Đại học Tài chính-Marketing, đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sựtham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, trong đó có 04 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

2

Trang 8

động này là: Môi trường nghiên cứu, Động cơ, Năng lực của sinh viên và Sự quan tâmkhuyến khích của nhà trường Trong đó, môi trường nghiên cứu tác động nhiều nhấtđến sự tham gia NCKH của sinh viên.

Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích về các hoạt động NCKH do nhà trường tổchức, sự khuyến khích của Nhà trường đối với hoạt động NCKH của sinh viên Nhómnghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH chưa cao, thường tập trung ởmột số khoa nhất định.

Theo nghiên cứu của Kim Ngọc và Hoàng Nguyên về các nhân tố ảnh hưởngđến hoạt động NCKH của sinh viên tại Đại học Duy Tân năm 2015, có 04 nhân tố tácđộng đến việc sinh viên tham gia vào hoạt động NCKH, bao gồm: Khả năng và địnhhướng nghiên cứu của sinh viên, Môi trường nghiên cứu, Sự quan tâm của khoa, Sựquan tâm và khuyến khích của trường Kết quả hồi quy của nghiên cứu cho thấy, khảnăng và định hướng nghiên cứu của sinh viên có tác động nhiều nhất lên việc tham giahoạt động nghiên cứu, những nhân tố còn lại lần lượt là sự quan tâm khuyến khích củatrường, sự quan tâm của khoa và môi trường nghiên cứu

Cùng chủ để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH củasinh viên, Sadler và McKinney (2010) tổng kết rằng nguyện vọng nghề nghiệp (careeraspirations), sự tự tin (confidence), bản chất của khoa học (nature of science), pháttriển trí tuệ (intellectual development), kiến thức (content knowledge), kỹ năng(skills), và kinh nghiệm nghiên cứu đích thực (authentic research experiences) quyếtđịnh sự tham gia nghiên cứu của sinh viên Những nhân tố này trước đây cũng đã từngđược đề cầp trong những nghiên cứu của Huss, Randall, Patry, Davis, & Hansen(2002) và Kierniesky (2005) Nhận thức được tầm quan trọng của NCKH trong hoạtđộng giảng dạy và học tập, Winkelmann cùng cộng sự (2014) đã đề xuất thiết kế lạichương trình học nhằm thu hút hơn nữa sinh viên NCKH Theo các tác giả, để thu hútsinh viên NCKH thì chương trình học cần tập trung vào nâng cao thái độ, hiệu quả cánhân và kỹ năng của sinh viên Bên cạnh đó, trường học cần tạo môi trường thực hànhnghiên cứu đích thực để đem lại sự tự tin cho sinh viên trong thực hiện nghiên cứu

3 Tính khoa học và khả năng áp drng thực tế của đề tài

˗Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nghiên cứu khoa học, đề tàinghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học Đồng thời đề tài cũng phântích vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đối với mục tiêu nâng cao

3

Trang 9

chất lượng giáo dục đại học và sự tác động tích cực của hoạt động sinh viên nghiêncứu khoa học đối với kết quả học tập của sinh viên

˗Đề tài nhằm phân tích tình hình nghiên cứu khoa học của sinh viên tại cáctrường đại học cao đẳng ở Việt Nam nói chung và tại Học viện Tài chính nói riêng Cụthể đề tài tập trung phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động nghiên cứu khoahọc của sinh viên như môi trường nghiên cứu, động cơ nghiê cứu, năng lực nghiên cứukhoa học của sinh viên cũng như sự quan tâm, khuyến khích sinh viên NCKH của nhàtrường, của khoa, bộ môn và sự giúp đỡ trực tiếp của các thầy cô

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng để đưa ra những giải phápthúc đẩy hoạt động NCKH trong sinh viên, có thể kiến nghị với Ban giám đốc Họcviện đề ra một số quy chế, quy định cũng như cơ chế đánh giá và ghi nhận kết quảNCKH của sinh viên

˗ Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động NCKH của sinh viên,qua đó nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu của sinh viên, giúp sinh viên lĩnh hộiđược những kiến thức gắn liền với thực tiễn và nâng cao năng lực nghiên cứu khoahọc

˗ Là tài liệu tham khảo hữu ích và có giá trị cho giảng viên, sinh viên, các nhànghiên cứu về phương pháp giảng dạy trực tuyến trên cả nước.

4 Mrc tiêu nghiên cứu

˗ Nghiên cứu về tình hình hiện tại hoạt động NCKH của sinh viên Học viện Tàichính, so sánh với hoạt động NCKH tại một số trường đại học và cao đẳng trong nước.˗ Phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động NCKH của sinh viên, nhữngthuận lợi và hạn chế đối với hoạt động này, qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩyphong trào NCKH trong sinh viên và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt độngnày

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, cácphong trào nghiên cứu khoa học, các cuộc thi nhằm khuyến khích thúc đẩy hoạt độngnày và cơ chế ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học Phạm vi nghiên cứu là nghiêncứu tình hình thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Tài chínhvà đánh giá của sinh viên về những yếu tố tác động đến hoạt động NCKH của sinhviên

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài4

Trang 10

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp để hiểu rõtình hình nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại Học viện Tài chính, các phong tràovà cuộc thi về NCKH nhằm khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động này, cũng nhưcơ chế ghi nhận kết quả nghiên cứu, những lợi ích mà sinh viên nhận được khi thamgia NCKH và khi đạt kết quả cao về NCKH

Đồng thời đề tài sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu sơ cấp nhằmphân tích sự đánh giá, nhận thức của sinh viên về hoạt động NCKH của sinh viên cũngnhư đánh giá về những yếu tố tác động đến hoạt động này

Cụ thể, trong giới hạn của nhóm nghiên cứu là sinh viên năm 2 tại Học viện Tàichính, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với các sinh viên năm thứ 2 củakhoa Ngoại ngữ và sinh viên năm thứ 2 chương trình chất lượng cao, mẫu khảo sát là405 trên tổng số

Mẫu được chọn ngẫu nhiên vì nhóm tác giả thiết kế câu hỏi khảo sát trênGoogle Form và gửi đường link tới nhóm các sinh viên nói trên

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 03 chương như sau:Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động nghiên cứu khoahọc của sinh viên

Chương 2: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên học viện tài chính

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứukhoa học của sinh viên học viện tài chính

5

Trang 11

Trong lịch sử phát triển của khoa học đã có nhiều định nghĩakhác nhau về khoa học Ronald Mickens (2016) đã định nghĩa rằngKHOA HỌC là sự quan sát, sáng tạo, phân tích và mô hình hóa có hệthống các mẫu tồn tại trong vũ trụ vật chất Khoa học là một lĩnh vựcphức tạp đến mức Fara, Patricia (2015) đã nhận xét rằng “khoa họclà một sản phẩm văn hóa và do đó không thể có một ý nghĩa duynhất”

Sheldon (1997) cho rằng khoa học là một hoạt động trí tuệđược thực hiện bởi con người, được thiết kế để khám phá cách thứchoạt động, tồn tại của sự vật – hiện tưởng.

Theo Vũ Cao Đàm khoa học còn được hiểu là một hoạt động xãhội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và vậndụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tácđộng vào sự vật hoặc hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái củachúng.

Như vậy, khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ranhững kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội.Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thếdần những cái cũ, không còn phù hợp Thí dụ: Quan niệm thực vật làvật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vậtcó cảm nhận

Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luậtcủa vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự

6

Trang 12

nhiên, xã hội, và tư duy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịchsử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội Phân biệtra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học

˗ Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạtđộng sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với conngười và giữa con người với thiên nhiên Quá trình nầy giúp conngười hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thànhmối quan hệ giữa những con người trong xã hội Tri thức kinh nghiệmđược con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt độngthực tế

Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bảnchất, chưa thấy được

hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vậtvà con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến mộthiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở chosự hình thành tri thức khoa học

˗ Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách cóhệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động này có mục tiêu xácđịnh và sử dụng phương pháp khoa học Không giống như tri thứckinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thậpđược qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiêntrong hoạt động xã hội, trong tự nhiên Tri thức khoa học được tổchức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline)như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…

Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,thậm chí nó vượt lên trước hiện thực hiện có Vai trò của khoa họcngày càng gia tăng và đang trở thành động lực trực tiếp của sự pháttriển nền kinh tế - xã hội

1.1.2 Khái niệm nghiên cứu khoa họcMột số khái niệm về nghiên cứu khoa học

Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013), Nghiêncứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất,

7

Trang 13

quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạogiải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phábản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kếtquả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới côngnghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

Theo Earl R Babbie (1986), nghiên cứu khoa học (scientificresearch) là cách thức: (1) Con người tìm hiểu các hiện tượng khoahọc một cách có hệ thống; và (2) Là quá trình áp dụng các ý tưởng,nguyên lý để tìm ra các kiến thức mới nhằm giải thích cá sự vật hiệntượng.

J.G.C da Silva (2022) định nghĩa nghiên cứu khoa học là quátrình điều tra các hiện tượng tự nhiên bằng phương pháp khoa họcnhằm mục đích khám phá các sự kiện mới và phát triển lý thuyếtkhoa học.

Nghiên cứu khoa học cũng nhằm mục đích xem xét các sự kiện,định luật và học thuyết theo quan điểm của những thực tế mới đượcphát hiện và các ứng dụng thực tế, định luật và học thuyết đó Vìvậy, nghiên cứu khoa học là việc không ngừng tìm kiếm tri thức vàhiểu biết về thực tại được thực hiện thông qua phương pháp khoahọc Kết quả của nó là tri thức khoa học.

Nghiên cứu khoa học có thể có mục tiêu nhận thức thuần túy,nghĩa là tạo ra tri thức khoa học mà không có mục đích ứng dụng tứcthì, hoặc mục tiêu thực tiễn, tức là tạo ra tri thức để ứng dụng ngay

Cùng chung quan điểm với các nhà nghiên cứu, Armstrong vàSperry (1994) cho rằng nghiên cứu khoa học dựa vào việc ứng dụngcác phương pháp khoa học để phát hiện ra những cái mới về bảnchất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phươngpháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn Hình thứcnghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giảithích bản chất và tính chất của thế giới Kết quả của nghiên cứu

8

Trang 14

khoa học tạo ra những ứng dụng cho thực tiễn Hoạt động nghiêncứu khoa học được tài trợ bởi các cơ quan chính quyền, các tổ chứctài trợ xã hội Hoạt động nghiên cứu khoa học được phân loại tùy lĩnhvực học thuật và ứng dụng Nghiên cứu khoa học là một tiêu chíđược sử dụng rộng rãi trong đánh giá vị thế của các cơ sở học thuật.

Như vậy, nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm hiểu, xem xét,điều tra hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thứcđạt được từ thực nghiệm, để phát hiện ra cái mới về bản chất sự vật,về thế tự nhiên và xã hội.

Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2011) nghiên cứu khoa học là"một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua cácphương pháp khoa học", điều này có thể được hiểu rằng NCKH là mộthoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm Thông quaviệc NCKH chúng ta có thể chứng minh, phát hiện, sáng tạo ra bảnchất sự việc mới, phương pháp, kiến thức mới có giá trị cao hơn có ýnghĩa góp phần vào sự phát triển của xã hội.Chúng ta muốn làmNCKH tốt ngoài việc phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vựcnghiên cứu còn phải có sự đam mê và luôn luôn được rèn luyện cáchlàm việc độc lập, tự lực, có phương pháp ngay từ lúc ngồi trên ghếnhà trường.

Đối với sinh viên, hoạt động NCKH thường được bắt đầu từ hoạtđộng tái tạo và thường trải qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau.Mức độ cao của tính tích cực sáng tạo của sinh viên thể hiện ở việchọ biết tự đặt vấn đề một cách độc lập, tự tìm cách giải quyết vấn đềvà lựa chọn phương án tối ưu Nghiên cứu khoa học là hoạt động trítuệ sáng tạo góp phần cải tạo hiện thực: Vận dụng quy luật để sángtạo các giải pháp tác động tích cực vào sự vật, hiện tượng; Tạo dụngcác nguyên lý hoàn toàn mới về “công nghệ” nhằm phục vụ chocông cuộc chế biến vật chất và thông tin Vậy bản chất của nghiêncứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằmnhận thức thế giới tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vàocải tạo thế giới.

9

Trang 15

Khi tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ cóđiều kiện để tiếp cận với các đề tài ở quy mô nhỏ, cùng với sự hướngdẫn của giảng viên, sinh viên sẽ bắt đầu định hình được cách thức,quy trình để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học chấtlượng, hiệu quả Không chỉ vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học còngóp phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả năng tư duy độclập, tự học hỏi của sinh viên Đối với mỗi sinh viên, những kỹ năngnày không chỉ quan trọng trong quãng thời gian học tập tại giảngđường mà còn theo sát họ trong suốt quãng thời gian làm việc saunày Do đó, việc trau dồi và phát huy những kỹ năng này là yêu cầuđặc biệt thiết thực đối với sinh viên.

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu khoa học:

Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làmsao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sựtrùng lấp lẫn nhau Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữamục đích và mục tiêu

Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đótrong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành,nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng Nóicách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưara trong nghiên cứu Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”,hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển củanghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu

Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ratrong nghiên cứu Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được Nóicách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sởcho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kếtquả phải đạt được Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”

Lấy ví dụ về đề tài của nhóm: Thực trạng hoạt động sinhviên nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính”

10

Trang 16

Mục đích của đề tài: Thúc đẩy hoạt động sinh viên nghiên cứukhoa học và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Mục tiêu của đề tài: Tìm ra những yếu tố tác động tích cực đếnhoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và những giải phápnâng cao chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên

Chức năng của nghiên cứu khoa học:

J G C da Silva đã phân tích chi tiết 03 mục tiêu (chức năng)của nghiên cứu khoa học, bao gồm mục tiêu khám phá, mục tiêu môtả và mục tiêu giải thích Cụ thể, mục tiêu của một nghiên cứu tổnghợp, trong các giai đoạn tổng hợp của phương pháp khoa học, làkhám phá Mục tiêu của một nghiên cứu khoa học phân tích là việcxác minh một phỏng đoán về giải pháp của một vấn đề khoa học cụthể Như vậy, tùy thuộc mục đích của vấn đề khoa học, mục tiêu củamột nghiên cứu phân tích có thể là mô tả hoặc giải thích Trên thựctế, ba mục tiêu hoặc chức năng này không loại trừ lẫn nhau vànghiên cứu khoa học thường có thể kết hợp nhiều hơn một trongnhững mục tiêu này Các đặc điểm cơ bản của ba mục tiêu (chứcnăng) này được giải thích dưới đây.

Nghiên cứu khám phá

Nghiên cứu khám phá tập trung vào các hệ thống trên toàn cầuđể kiểm tra và hiểu về cấu trúc và cơ chế của chúng, đồng thời xácđịnh các đặc điểm liên quan và sự tương tác giữa những đặc điểmấy Vì lý do này, nó được gọi là nghiên cứu hệ thống Nghiên cứukhám phá phù hợp với giai đoạn tổng hợp ban đầu và giai đoạn cuốicủa một chu trình khoa học Trong giai đoạn tổng hợp ban đầu, cáchệ thống được tập trung toàn cầu để hiểu chúng như một tổng thểphức tạp nhằm xác định các đặc điểm và vấn đề có liên quan có thểtuân theo nghiên cứu phân tích, để có được gợi ý phỏng đoán về giảipháp (giả thuyết) cho những vấn đề này và để điều tra tính khả thicủa các quy trình và kỹ thuật nghiên cứu Ở giai đoạn này, nghiêncứu khám phá cũng hữu ích để xác định và thiết lập các ưu tiênnghiên cứu và mang lại đường hướng nghiên cứu khác để đạt hiệu

11

Trang 17

quả nghiên cứu Trong giai đoạn tổng hợp cuối cùng, nghiên cứukhám phá được sử dụng để xác minh thực tế các phản ứng đối vớicác công nghệ được tạo ra bởi nghiên cứu phân tích khi được tíchhợp vào các hệ thống thực.

Nghiên cứu khám phá đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vựckhoa học mới nổi hoặc đang phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vựcmà học thuyết mang lại hiệu quả chưa được hình thành, các đặcđiểm quan trọng chưa được xác định và nhu cầu nghiên cứu chưađược biết Nó cũng có thể quan trọng trong giai đoạn đầu của mộtchương trình nghiên cứu quy mô lớn để chỉ ra tính khả thi và cơ hộithành công của nó Để tập trung vào các hệ thống trên toàn cầu,nghiên cứu khám phá có cơ sở lý thuyết bấp bênh và có cấu trúckém Đặc biệt, không yêu cầu xây dựng vấn đề và giả thuyết khoahọc.

Nghiên cứu mô tả

Nghiên cứu mô tả nhằm đặc trưng hóa các đơn vị của tổ hợpcác mục tiêu, thông qua mô tả và trình bày của chúng Nghiên cứumô tả cũng có thể nhằm xác định và mô tả mối quan hệ giữa các đặcđiểm Chức năng của nó về cơ bản là miêu tả và báo cáo Nó tậptrung vào đặc điểm của các hệ thống con của các hệ thống cấuthành đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu mô tả chỉ có thể tập trungvào việc đo lường các đặc điểm và xác định các thuộc tính quantrọng của chúng, chẳng hạn như phương tiện và phương sai, hoặcphân bố tần suất Nó cũng có thể nhằm mục đích xác định các mốiquan hệ kết hợp, nghĩa là hiệp phương sai hoặc tương quan của cácđặc điểm Trong một số nghiên cứu, thông tin này được sử dụng chomục đích dự đoán Tuy nhiên, nghiên cứu mô tả có thể cung cấp cơsở cho dự đoán, nhưng không thích hợp để giải thích bản chất củacác mối quan hệ đặc trưng Không giống như nghiên cứu khám phá,nghiên cứu mô tả được đặc trưng bởi sự hình thành một cách tiênnghiệm vấn đề nghiên cứu Thông thường, nhà nghiên cứu đã có kiếnthức đáng kể để hình thành vấn đề nghiên cứu, có thể là kết quả của

12

Trang 18

nghiên cứu khám phá Kiến thức này cho phép anh ta xác định rõràng các mục tiêu nghiên cứu, đặc biệt là các đặc điểm liên quanphải được xem xét.

Nghiên cứu giải thích

Nghiên cứu giải thích tập trung vào mối quan hệ giữa hai tậphợp con các đặc điểm của các đơn vị trong tổ hợp các mục tiêu, mộttrong số đó thể hiện hiệu suất hoặc hành vi của các đơn vị và tậphợp kia được cho là ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc hành vi đó Trongmối quan hệ nhân quả này, hai tập hợp con các đặc điểm này đượccoi là cấu thành kết quả và nguyên nhân.

Nghiên cứu khoa học giải thích nhằm mục đích suy luận về mốiquan hệ giữa một tập hợp con của lớp đặc điểm của các đơn vị trongtổ hợp mục tiêu thể hiện hoạt động của các đơn vị này (đặc điểmphản ứng) và lớp đặc điểm mà sự kiểm soát và thay đổi của chúngcó thể, được cho là bao hàm sự cải thiện hiệu suất đó (đặc điểm giảithích), với sự hiện diện của loại đặc điểm thứ ba của các đơn vị (đặcđiểm bên ngoài) Nói cách khác, chức năng của nghiên cứu giải thíchlà đánh giá và thể hiện các mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa và cóthể dự đoán được của một tập hợp con các đặc điểm của các đơn vịcủa dân số mục tiêu với một tập hợp con các đặc điểm khác.1.1.3 Khái niệm về đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài nghiên cứu khoa học là một hoặc nhiều vấn đề khoa họccó chứa những điều chưa biết (hoặc biết chưa đầy đủ) nhưng đã xuấthiện tiền đề và khả năng có thể biết được nhằm giải đáp các vấn đềđặt ra trong khoa học hoặc trong thực tiễn.

Đề tài nghiên cứu khoa học được đặt ra do yêu cầu của lý luậnhay thực tiền và thỏa mãn hai điều kiện: Vấn đề đang chứa mâuthuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết; Đã xuất hiện khả năng giảiquyết mâu thuẫn đó.

Vấn đề khoa học (còn gọi là vấn đề nghiên cứu) là câu hỏi đượcđặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chếcủa tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở

13

Trang 19

trình độ cao hơn Câu hỏi này cần được trả lời, giải đáp trong nghiêncứu.

Để nhận dạng đề tài nghiên cứu khoa học, người nghiên cứutrước hết phải xem xét những vấn đề khoa học (vấn đề nghiên cứu)đặt ra Có thể có ba trường hợp:

˗ Có vấn đề để nghiên cứu, nghĩa là có nhu cầu giải đáp vấn đềnghiên cứu và như vậy hoạt động nghiên cứu được thực hiện.

˗ Không có vấn hoặc không còn vấn đề Trường hợp này khôngxuất hiện nhu cầu giải đáp, nghĩa là không có hoạt động nghiên cứu

˗ Giá- vấn đề: tưởng là vấn đề nhưng sau khi xem xét thì lạikhông có vấn đề hoặc có vấn đề khác Phát hiện “giá- vấn đề” vừadẫn đến tiết kiệm chi phí, vừa tránh được những hậu quả nặng nềcho hoạt động thực tiễn

Đề tài nghiên cứu khoa học thực chất là một câu hỏi- một bàitoán đối diện nhưng khó khăn trong lý luận và trong thực tiễn màchưa ai trả lời được (hoặc trả lời nhưng chưa đầy đủ, chưa chính xáchoặc chưa tường minh), đòi hỏi người nghiên cứu phải đáp ứngnhững điều chưa rõ, đem lại cái hoàn thiện hơn, tường minh hơn hayphát hiện ra cái mới phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp vớixu thế đi lên của sự phát triển.

Nghiên cứu một đề tài khoa học thường bắt đầu từ phát triểnvấn đề khoa học và vấn đề nghiên cứu cần được trình bày dưới dạngmột số nghi vấn.

Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức nghiêncứu khoa học, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nhất định Có thểphân biệt đề tài với một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác, tuykhông hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa học, nhưng cónhững đặc điểm tương tự với đề tài như: dự án, đề án, chương trình.Sự khác biệt giữa các hình thức này như sau:

˗ Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính họcthuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.

14

Trang 20

˗ Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xácđịnh cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội Dự án có tính ứng dụngcao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.

˗ Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý caohơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việcnào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xãhội, Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án,chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.

˗ Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theomột mục đích xác định Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao.Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiếtphải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.

Đề tài được chấp nhận khi có nội dung thiết thực, cập nhật vàcó chứa đựng yếu tố mới nhắm tới mục đích có ý nghĩa trong khoahọc và trong thực tiễn cuộc sống (phải trả lời rõ nghiên cứu là gì?Nghiên cứu để làm gì? Và tiến hành nghiên cứu như thế nào?, )

Trong hoạt động thực tiễn và khoa học thường luôn tồn tại vôvàn những mâu thuẫn, cản trở Chức năng của NCKH là phát hiện racác mâu thuẫn đó, nên thành vấn đề- bài toán khoa học và tổ chứcgiải quyết những vấn đề - bài toán đó một cách hiệu quả Việc giảiquyết vấn đề đúng và có kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc lựachọn đề tài.

1.1.4 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Dưới góc độ thông tin, phương pháp nghiên cứu khoa học làcách thức, con đường, phương tiện thu thập, xử lý thông tin khoa học(số liệu, sự kiện) nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để giải quyếtnhiệm vụ nghiên cứu và cuối cùng đạt được mục đích nghiên cứu

Nói cách khác: Phương pháp nghiên cứu khoa học là nhữngphương thức thu thập và xử lý thông tin khoa học nhằm mục đíchthiết lập những mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc có tính quy luật vàxây dựng lý luận khoa học mới

15

Trang 21

Dưới góc độ hoạt động, phương pháp nghiên cứu khoa học làhoạt động có đối tượng, chủ thể (người nghiên cứu) sử dụng nhữngthủ thuật, biện pháp, thao tác tác động, khám phá đối tượng nghiêncứu nhằm làm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể tự giácđặt ra để thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu của bản thân.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là tích hợp của các phươngpháp: phương pháp luận, phương pháp hệ, phương pháp nghiên cứucụ thể và tuân theo quy luật đặc thù của việc nghiên cứu đề tài khoahọc.

Phương pháp luận: Phương pháp luận là lý thuyết về phươngpháp nhận thức khoa học thế giới tổng thể, các thủ thuật nghiên cứuhiện thự(nghĩa rộng là lý luận tổng quát, là những quan điểm chung,là cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu (nghĩa hẹp) Những quan điểmphương pháp luận đúng đắn là kim chỉ nam hướng dẫn người nghiêncứu trên con đường tìm tòi, nghiên cứu, phương pháp luận đóng vaitrò chủ đạo, dẫn đường, và có ý nghĩa thành bại trong nghiên cứukhoa học.

Phương pháp hệ: Phương pháp hệ là nhóm các phương phápđược sử dụng phối hợp trong một lĩnh vực khoa học hay một đề tàicụ thể; là hệ thống các thủ thuật hoặc hiện pháp để thực hiện cótrình tự, có hiệu quả một công trình nghiên cứu khoa học Sử dụngphối hợp các phương pháp là cách tốt nhất để phát huy điểm mạnhvà khắc phục điểm yếu của từng phương pháp Đồng thời chúng hỗtrợ, bổ sung, kiểm tra lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu và đểkhẳng định tính xác thực của các luận điểm khoa học.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể là tổ hợp các cách thức cácthao tác mà người nghiên cứu sử dụng để tác động, khám phủ đốitượng, để thu thập và xử lý thông tin nhằm xem xét cả lý giải đúngđắn cắn đề nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đềnghiên cứu Vì vậy người nghiên cứu cần tìm, chọn và sử dụng các

16

Trang 22

phương pháp nghiên cứu phù hợp với đặc điểm đối tượng, mục đích,nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thậpthông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọnnhững khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của để tải,hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đốitượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thựcnghiệm ban đầu Một số phương pháp nghiên cứu lý thuyết như:Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loạivà hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp mô hình hóa, phương phápsơ đồ, phương pháp giả thuyết, phương pháp nghiên cứu lịch sử,

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp trực tiếptác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất vàquy luật vận động của đối tượng đó, giúp người nghiên cứu thu thậpthông tin hoặc làm này sinh các ý tưởng nghiên cứu và đề xuất sángtạo Một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quansát, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương phápthực nghiệm khoa học,

a Phương pháp sơ đồ

Phương pháp sơ đồ là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ đểmô tả sự vật, hoạt động, cho phép hình dung một cách trực quan cácmối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật, cấu trúc logiccủa quy trình triển khai hoạt động (tức là con đường từ lúc bắt đầuđến lúc kết thúc hoạt động) giúp con người quy hoạch tối ưu, điềukhiển tối ưu các hoạt động Phương pháp này giúp người nghiên cứucó thể quy hoạch tối ưu và nhờ đó điều khiển tối ưu hoạt độngnghiên cứu khoa học của mình dù phức tạp hay có quy mô như thếnào.

b Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch mộtsự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người)

17

Trang 23

trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những sốliệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện,hiện tượng đó.

c Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc bài toán)nhất loạt đặt ra cho một số lớn người nhằm thu được số những ý kiếnchủ quan của họ về một vấn đề nào đó Điều tra là phương phápkhảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiệnnhững quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặtđịnh tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu.

Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đốitượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đềxuất những giải pháp khoa học hay giải nhân thực tiễn.

Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học.˗Điều tra cơ bản: là khảo sát sự có mặt của đối tượng trên mộtdiện rộng để nghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặcđiểm về mặt định tính và định lượng.

˗Điều tra xã hội học: là điều tra quan điểm, thái độ của quầnchúng về một sự kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thịhiếu Ví dụ: điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của thanh niên,điều tra hay trưng cầu dân ý về một luật mới ban hành Điều tra xãhội học thực chất là trưng cầu ý kiến quần ý chúng, được tiến hànhbằng cách phỏng vấn trực tiếp, thảo luận hay bằng hệ thống ankét(đóng, mở)

Điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng,một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành một cáchthận trọng, do đó người nghiên cứu cần tuân thủ nghiêm túc cácbước sau đây: Chuẩn bị điều tra, tiến hành điều tra, xử lý kết quảđiều tra.

Tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cũng như trạng tháitồn tại của đối tượng khảo sát, người nghiên cứu có thể lựa chọn, sửdụng một số biện pháp xử lý thông tin định tính hay định lượng bằng

18

Trang 24

các số liệu, các loại biểu đồ, sơ đồ để mô tả, giải thích, làm rõ cácthuộc tính bản chất, xu thế của đối

tượng nghiên cứu.

Phương pháp điều tra có nhiều loại:

˗Điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại): Là phương pháp thu thậpsự kiện về các hiện tượng, quá trình tâm lý thông qua quá trình giaotiếp trực tiếp với đối tượng theo một chương trình đã vạch ra mộtcách đặc biệt Đàm thoại là phương pháp nghiên cứu mang tính chấtđộc lập hay bổ trợ nhằm làm sáng tỏ những điều chưa rõ khi quansát, do đó cần được thực hiện theo kế hoạch định trước với nhữngcâu hỏi chuẩn bị trước để làm sáng tỏ vấn đề Các phương pháp:phỏng vấn, tọa đàm, hỏi chuyện, trưng cầu ý kiến thuộc dòng họ củaphương pháp trả chuyện (đàm thoại),

˗Điều tra bằng phiếu: Là phương pháp thu thập sự kiện trên cơsở trả lời bằng văn bản (viết) của người được nghiên cứu theo mộtchương trình đã được thiết lập một cách đặc biệt Nói cách khác, đâylà phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và trả lờitrên giấy Việc xây dựng nội dung chính xác các câu hỏi và sự diễnđạt rõ ràng các câu hỏi có ý nghĩa quan trọng khi xây dựng ankét

˗Điều tra bằng trắc nghiệm: Là một công cụ đo lường đã đượcchuẩn hóa, dùng để đo lượng khách quan một hay nhiều khía cạnhcủa một nhân cách hoàn chỉnh qua những câu trả lời bằng ngôn ngữhay phi ngôn ngữ (ký hiệu) hoặc bằng những loại hành vi khác (nhưbiểu hiện tâm lý ) Trắc nghiệm là phương pháp đo lường kháchquan những hiện tượng, sự vật được trắc nghiệm, biểu hiện tâm lý vàmức độ trắc nghiệm Việc sử dụng các loại test đòi hỏi phải cóchuyên môn sâu và chuyên gia về tâm lý kết hợp với các chuyên giakhác có liên quan tới từng nghề nghiệp.

d Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giácủa các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó Thựcchất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá

19

Trang 25

của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấnđề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sựkiện đó.

Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứukhông chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trìnhnghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đềxuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củngcố các luận cứ

Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nótiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu Tuynhiên nó chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm củachuyên gia, vì vậy chỉ nên sử dụng khi các phương pháp không cóđiều kiện thực hiện, không thể thực hiện được hoặc có thể sử dụngphối hợp với các phương pháp khác.

Phương pháp chuyên gia được chia thành nhiều loại:

˗Phỏng vấn: Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đốithoại để thu thập thông tin Trước mỗi đối tượng được chọn để phỏngvấn, người nghiên cứu cần có những cách tiếp cận khác nhau để thuđược từ người được phỏng vấn những thông tin cần thiết cho nghiêncứu Trong phỏng vấn người ta chia ra các loại như: phỏng vấn cóchuẩn bị trước, phỏng vấn không chuẩn bị trước, trao đổi trực tiếp,trao đổi qua điện thoại

˗Phương pháp hội đồng: Nội dung phương pháp hội đồng là đưaý kiến ra trước các nhóm chuyên gia khác nhau để nghe họ thảoluận, tranh luận, phân tích Không có ai kết luận trong các cuộc thảoluận này, chỉ có người nghiên cứu ghi nhận lại tất cả ý kiến đó đểnghiên cứu, phân tích Trong phương pháp hội đồng, người ta thườngdùng phương pháp tấn công não (brainstorming) gồm hai giai đoạntách biệt nhau: giai đoạn phát ý tưởng và giai đoạn phân tích ý tưởngdo hai nhóm chuyên gia thực hiện (nhóm này phát ý tưởng, cònnhóm kia phân tích) Người tổ chức tấn công não cần: tạo bầu khôngkhí tự do tư tưởng, thoải mái tinh thần, không ai được thể hiện khích

20

Trang 26

lệ, tán thưởng, châm biếm hoặc chỉ trích, lắng nghe mọi ý kiến, kể cảnhững ý kiến lạc đề Việc tổ chức lấy ý kiến trong các hội nghị bàntròn, hội thảo đều là những dạng khác nhau của phương pháp hộiđồng.

˗Điều tra bằng hàng hỏi Điều tra bằng bảng hỏi là một phươngpháp dùng phiếu hỏi do người nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu vớinhững câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự của suy luận logic (diễndịch, quy nạp hoặc loại suy), người nghiên cứu có thể thu đượcnhững thông tin chân xác về sự vật hoặc hiện tượng từ đối tượngđiều tra.

e Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượngnghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấuthành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính vàbản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đốitượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phứctạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng tacảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làmlu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu được bản chất của một đốitượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đượccái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cáiđặc thù để tìm ra cái phổ biến Khi phân chia đối tượng nghiên cứucần phải:

˗ Xác định tiêu thức để phân chia.˗ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

˗ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng vàchung.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp Tổng hợp là quá trìnhngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phântích để tìm ra cái chung cái khái quát.

21

Trang 27

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để cónhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quyluật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quyđịnh và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quantrong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật Trong phântích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sởkhoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rấtquan trọng.

Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khảnăng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích,khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rấtnhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật đo tính chính xácquy định, mặt phân tích định lượng có vai trò khá quyết định kết quảnghiên cứu Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là nhữngphán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặcgiả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng.

Trong các ngành khoa học xã hội- nhân văn, sự hạn chế độchính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệthuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính Song chính đặc điểm này dễlàm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quanduy ý chí.

1.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viênP

Trong thời gian gần đây hoạt động nghiên cứu khoa học đối vớisinh viên tại các trường đại học càng ngày càng được chú trọng Tùythuộc vào mỗi trường, hoạt động này có thể được thực hiện theonhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làmkhóa luận tốt nghiệp hay thực hiện những NCKH ở cấp khoa,trường… Tuy nhiên, NCKH vẫn là điểm yếu của sinh viên các trường

22

Trang 28

đại học ở nước ta, dù đó là tiêu chí quan trọng để Việt Nam có thểđạt mục tiêu có nhiều trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trong bài viết đăng trên báo Hà nội mới, tác giả Mai Hà để nêulý giải của TS Nguyễn Ngọc Kiên, Phó Trưởng bộ môn Chế tạo máy,Viện Cơ khí Đại học Bách khoa Hà Nội về tình hình sinh viên nghiêncứu khoa học tại các trường đại học: “Tính chủ động của mỗi bạn trẻtrong học tập chưa cao, vẫn còn tư tưởng thụ động Nhiều sinh viênchỉ học và ôn bài khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi, chỉ xoay quanhgiảng đường với những bài học trên lớp mà chưa chủ động nghiêncứu, nâng cao kiến thức thực tiễn Ngoài ra, với hình thức học tín chỉnhư hiện nay, một bộ phận sinh viên tỏ ra bị động, chưa hiểu rõ địnhhướng học tập và rèn luyện trong những năm học đại học Từ đó,nhiều sinh viên chưa xây dựng được kế hoạch học tập một cách cụthể và có tính khoa học.”

Theo TS Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: “ …một trong những vấn đề mà sinh viên hay gặp phải trong NCKH làkhả năng tiếp cận nguồn tư liệu cũng như kiến thức thực tế còn hạnchế, dẫn tới sự lúng túng khi chọn đề tài Hậu quả là có nhiều đề tàiđăng ký không mới, ít có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; một số đềtài quá lớn, vượt tầm của sinh viên; một số đề tài có địa bàn nghiêncứu xa, gây khó khăn cho quá trình triển khai nghiên cứu trong điềukiện kinh phí hỗ trợ còn hạn chế Một số sinh viên chưa chuẩn bị tốtvề kỹ năng và phương pháp NCKH, do vậy, khi triển khai thì sảnphẩm đạt được thường không có giá trị cao Sinh viên cũng chưathông thạo việc xử lý dữ liệu, ít tuân thủ quy trình khoa học về hìnhthức báo cáo cũng như trích dẫn nên kết quả chung chưa cao.”

Theo kết quả nghiên cứu của Đức Sơn, H., & Thị Như Mai, N.(2021), có 04 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của sinh viênlà: Môi trường nghiên cứu, Động cơ, Năng lực của sinh viên vàSự quan tâm khuyến khích của nhà trường Trong đó, môi

23

Trang 29

trường nghiên cứu tác động nhiều nhất đến sự tham gia NCKH củasinh viên.

1.2.1 Môi trường nghiên cứu

Bước vào thế kỷ 21, thời đại của kỷ nguyên công nghệ vàtruyền thông thì tri thức càng trở thành một nhân tố quan trọng,quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế Xã hội càngphát triển thì ngày càng đòi hỏi con người phải tìm ra những phátminh sáng chế mới, những phát hiện khám phá mới nhằm thúc đẩysản xuất, xã hội phát triển đi lên, nâng cao năng suất lao động, cảithiện đời sống con người Chính vì vậy nghiên cứu khoa học ngàycàng được các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu….chú trọngphát triển, khuyến khích các nhân tài tham gia Với ý nghĩa và vai tròquan trọng của mình, những kết quả từ công trình nghiên cứu đãđóng góp những thành tựu quan trọng vào công cuộc phát triểnchung của toàn xã hội, phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi, khámphá của thế hệ trẻ, những nhân tài của đất nước Nghiên cứu khoahọc là một hoạt động quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc nóichung Đặc biệt đối với sinh viên, nghiên cứu khoa học còn mang lạikhả năng tư duy, sáng tạo, phê bình, bác bỏ hay chứng minh mộtcách khoa học những quan điểm Phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểutình hình nghiên cứu khoa học của sinh viên trong nước.

Phát triển khoa học công nghệ luôn là một trong những ưu tiênhàng đầu của Chính phủ Việt Nam bên cạnh mục tiêu phát triển kinhtế -xã hội Trong suốt quá trình Đổi mới, nền khoa học của Việt Namđã đạt được những bước tiến nhất định dù còn nhiều hạn chế Sự giatăng nhanh chóng số lượng các công bố khoa học trên tạp chí quốctế của Việt Nam là một minh chứng cho thấy sự phát triển này, đặcbiệt trong giai đoạn 2009-nay Kết quả này cũng cho thấy hiệu quảtrong các chính sách phát triển khoa học công nghệ của Chính phủvà các viện nghiên cứu, các trường đại học cũng như sự cố gắng củacác nhà khoa học Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam

24

Trang 30

và các trường đại học trong nước đã có chủ trương khuyến khích đẩymạnh công bố quốc tế các tạp chí chuyên ngành có uy tín thông quacác quy định về tiêu chuẩn tốt nghiệp tiến sĩ, bổ nhiệm giảng viên,xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học của Nhà nước và quỹnghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm (NAFOSTED) Quan trọnghơn, các công bố khoa học quốc tế của Việt Nam đã và đang nhậnđược sự quan tâm của cộng đồng thông qua sự xuất hiện của cácnghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí khoa học hàng đầu, có ýnghĩa và đóng góp đáng kể cho nền khoa học thế giới trên cácphương tiện truyền thông đại chúng.

Tạo ra một môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động NCKH củasinh viên là xu thế phát triển hiện nay của hầu hết các trường đạihọc ở Việt Nam, đó là xây dựng đường hướng đào tạo đại học tăngtính chủ động nghiên cứu của sinh viên; tạo ra phong trào sinh viênNCKH, xây dựng hệ thống thư viện truyền thống và thư viện điện tửcó phong phú nguồn tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viêntiếp cận với nguồn tài liệu phong phú đó, xây dựng đội ngũ các nhànghiên cứu khoa học (các giảng viên) vững mạnh, qua đó có thểhướng dẫn, hỗ trợ sinh viên trong hoạt động NCKH của họ

Mặc dù hầu hết các trường đại học tại Việt Nam đều đề caophương châm “lấy người học làm trung tâm” hay “tăng tính chủđộng nghiên cứu ở người học”, nhưng trên thực tế tính thụ độngtrong học tập tại các trường đại học còn cao Sinh viên phụ thuộcvào giáo trình và bài giảng của các thầy cô Bài kiểm tra, đánh giánăng lực hiểu biết môn học của sinh viên thông qua kiểm tra họcthuộc bài đã học Đối với hình thức thi “tiểu luận” hay “bài tập lớn”không tránh khỏi việc sinh viên “copy-paste” Để khắc phục tìnhtrạng này, nên chăng các trường đại học nên đẩy mạnh phong tràosinh viên làm NCKH, xây dựng cơ chế quy đổi kết quả NCKH của sinhviên thành điểm số các môn học hay ghi nhận vào thành tích nghiêncứu và học tập của sinh viên

25

Trang 31

Phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học

Trong những năm gần đây, phong trào sinh viên NCKH đượcđẩy mạnh ở hầu hết các trường đại học Điển hình phải kể đến phongtrào này của trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Sư phạm,Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Ngoại ngữ, v.v.

Trong bài viết đăng trên Báo Đà Nẵng, tác giả Ngọc Phú đãnêu: Năm học 2019-2020, Trường Đại học Bách khoa triển khai 269đề tài sinh viên NCKH với sự tham gia của 657 sinh viên Phần lớncông trình, đề tài của sinh viên trường đều mang tính ứng dụng, sátvới nhu cầu thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu triển khai sản xuất,chuyển giao và khởi nghiệp Theo Ban Giám hiệu Trường Đại họcBách khoa, sát cánh cùng sinh viên, các giảng viên đã định hướngcác em tập trung nghiên cứu những thiết bị, sản phẩm sẵn sàngphục vụ hoạt động khởi nghiệp, sản xuất, đổi mới công nghệ, tiếtkiệm năng lượng, các lĩnh vực ứng dụng công nghiệp 4.0 Có thể kểđến những đề tài, sản phẩm như “Robot gắp thức ăn sử dụng tay gắpmềm”, “Hệ thống phân loại sản phẩm trên băng chuyền sử dụngrobot delta kết hợp xử lý ảnh”, “Phương tiện thủy bộ thu gom rácthải”, “Hệ thống điểm danh tự động dùng nhận dạng khuôn mặt”,“Vật liệu nano composite”, “Nhà ở theo hướng kiến trúc bền vữngcho vùng lũ lụt” Nhiều sản phẩm, giải pháp đề xuất của sinh viênđược đánh giá cao nhờ tính sáng tạo, tính ứng dụng, thân thiện môitrường, gần gũi với nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh tế hộ giađình Tại Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc năm 2020, sinh viênTrường Đại học Bách khoa đoạt 1 giải Ba và 1 giải Khuyến khích.

Tại Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật,Trường Đại học Ngoại ngữ, phong trào sinh viên nghiên cứu cũngđược đầu tư và có sự phát triển mạnh mẽ Kết quả nổi bật là tại Hộinghị sinh viên NCKH toàn quốc năm 2020, nhóm sinh viên Lê VănHiền, Huỳnh Thị Hạ Uyển, Huỳnh Tấn Thành (Trường Đại học Sưphạm Đà Nẵng) đoạt giải Ba với đề tài: “Mối quan hệ giữa bị bắt nạt

26

Trang 32

học đường, cách ứng phó và mức độ stress tâm lý của học sinh THCStrên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, sinh viên Lưu Ngọc Bảo Trang(Trường Đại học Ngoại ngữ) đoạt giải Khuyến khích với đề tài:“Nghiên cứu về thực trạng chuẩn bị và giải pháp ôn luyện cho kỳ thiIELTS đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên Sư phạm Tiếng Anh”

Tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, những năm gần đây, trung bìnhmỗi năm Học viện có hơn 200 đề tài NCKH của học viên, sinh viênđăng ký ở các lĩnh vực chuyên môn, với gần 500 học viên, sinh viêntham gia thực hiện và trên 150 lượt giáo viên tham gia hướng dẫn.Số lượng học viên, sinh viên tham gia nghiên cứu trải đều từ năm thứnhất đến năm thứ năm, trong đó hai năm cuối chiếm tỷ lệ trên 80%.Công trình NCKH của học viên, sinh viên tham gia các cuộc thi đạtđược nhiều thành tích cao, tiêu biểu như Giải thưởng “Tuổi trẻ sángtạo trong Quân đội”, Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”(nay là “Giải thưởng KH&CN dành cho sinh viên trong cơ sở giáo dụcđại học”), các cuộc thi sáng tạo phần mềm, sáng tạo Robocon Năm

học 2021 - 2022, phong trào NCKH của học viên, sinh viên học viện vẫn sôi nổi,thu hút sự tham gia của 586 học viên, sinh viên, với 234 đề tài đăng ký, trongđó có 226 đề tài đã hoàn thành và được báo cáo tại 26 tiểu ban, thuộc 13 lĩnhvực chuyên ngành.

Để góp phần hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên,các trường đại học cần từng bước xây dựng môi trường học thuật, tạo điềukiện cho sinh viên trong trường tham gia các hoạt động NCKH ở các quy môcấp trường, đại học đến cấp bộ và cấp Trung ương đoàn Bởi, đây là sân chơihọc thuật uy tín, qua đó nhà trường tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng những ýtưởng, giải pháp sáng tạo, đóng góp giải quyết những vấn đề thực tiễn và phụcvụ cộng đồng Từ những kiến thức, kết quả nghiên cứu đạt được, các bạn trẻđam mê NCKH sẽ có cơ hội phát triển, mở rộng hơn nữa các đề tài, từ đó ứngdụng vào thực tiễn cho công việc sau này (theo PGS.TS Đặng Hữu Mẫn,Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế,Trường Đại học Kinh tế)

27

Trang 33

Mục đích của NCKH nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo và khởinghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên; nâng cao khả năng NCKH độc lập,phương pháp làm việc nhóm để góp phần hình thành năng lực tự học, tựnghiên cứu cho sinh viên; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảcủa đào tạo Tính từ năm 2015 đến nay, đã có hàng nghìn đề tài NCKH do sinhviên Đại học Đà Nẵng thực hiện, gần 50 công trình đoạt giải thưởng của BộGiáo dục và Đào tạo (theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học ĐàNẵng)

Nguồn tài liệu

Theo Tiến sĩ Ngô Tự Lập (Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia HàNội) cho rằng “đất nước cần những người trẻ có khả năng tư duy độclập, sáng tạo, như tinh thần khai sáng”, có bằng cấp cao chưa chắcđã là người khai sáng Phải luôn luôn đặt câu hỏi và “vật vã” tìm câutrả lời Trí thức phải là người có thiên hướng muốn khám phá Nhưngkiến thức là một cái mạng lưới thông tin rộng lớn

Franz Jessen - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tạiViệt Nam đã có lời khuyên tới các bạn trẻ Việt Nam: “Để một đấtnước phát triển thì phải có nền tảng tốt Và để có một nền tảng tốtnhư vậy, thì điều đầu tiên là phải có một nền giáo dục thật tốt Vànhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh, sinh viên là học tập tốt”

Vậy, để có những sinh viên học tập tốt, có tư duy độc lập, sángtạo trong nghiên cứu khoa học, đóng góp trí tuệ và năng lực củamình vào sự phát triển của đất nước, sinh viên phải luôn học hỏi, tìmtòi, khám phá những cái mới, họ cần phải có thông tin, tri thức, từnhà trường, từ xã hội, họ cần được cung cấp, đáp ứng và thỏa mãnđầy đủ thông tin trong quá trình nghiên cứu khoa học, học tập vàgiải trí của mình khi còn là những sinh viên trên giảng đường đại học.

Trong thời đại số ngày nay, sinh viên có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cậnvới rất nhiều nguồn tin đa dạng và phong phú, phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập.Về cơ bản, có hai kênh tiếp cận thông tin chính: Kênh thông tin thứ nhất là từ các

28

Trang 34

trung tâm thông tin – thư viện trong/ngoài trường và kho tư liệu của khoa, nơi họ theohọc Đối với hệ thống Trung tâm thông tin thư viện ngoài Trường, sinh viên có thểkhai thác thông tin từ rất nhiều loại hình như thư viện công cộng, trung tâm thông tinthư viện của các viện nghiên cứu, các trường đại học, hoặc có thể là thư viện tư nhân.Nếu như hệ thống các trung tâm thông tin - thư viện ngoài trường đòi hỏi sinh viênphải chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác tài liệu để có được thông tin thích hợpphục vụ cho việc học và nghiên cứu của mình thì thư viện của các trường đại học lại lànơi cung cấp tài liệu có nội dung chủ yếu tập trung vào các ngành học, đang được đàotạo tại trường Và các phòng tư liệu tại các khoa đóng vai trò hạt nhân trong việc phụcvụ tài liệu chuyên ngành cho sinh viên Với kênh thông tin này, loại hình tài liệu chủyếu mà sinh viên tìm đến là các tài liệu vật lý như sách, báo, và tạp chí

Kênh thông tin thứ hai là nguồn tài liệu trực tuyến được truy cập qua mạngInternet Đối với kênh thông tin này, sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi để truy cậpcác nguồn tài nguyên số đa dạng và đặc biệt là tính cập nhật rất cao Sinh viên có thểkhai thác thông tin qua kênh này ở bất cứ nơi nào miễn là họ kết nối với Internet

Đội ngữ giảng viên – các nhà nghiên cứu khoa học

Hiện nay các trường Đại học đều đã và đang xây dựng được độingũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng các yêu cầu hộinhập, được đào tạo bài bản trong nước và nước ngoài, có kinhnghiệm, bản lĩnh và cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy và nghiêncứu khoa học Đội ngữ giảng viên – các nhà nghiên cứu khoa học củacác trường đại học vững mạnh sẽ là tác nhân thúc đẩy hoạt độngNCKH của sinh viên và nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên, họlà những người gợi mở những ý tưởng về nghiên cứu khoa học, đánhthức niềm đam mê tìm tòi nghiên cứu ở người học, hỗ trợ sinh viênxây dựng kế hoạch nghiên cứu, tìm nguồn tài liệu và hoàn thiện từngbước nghiên cứu của sinh viên Vì vậy đây cũng là yếu tố vô cùngquan trọng tạo môi trường nghiên cứu khoa học tốt cho sinh viên

Đại học Luật tính đến tháng 4/2022, có 339 giảng viên và giáoviên, trong đó có 03 giáo sư, 30 phó giáo sư, 97 tiến sĩ, 204 thạc sĩ, 5cử nhân Đồng thời, Trường cũng thu hút được nhiều nhà khoa học

29

Trang 35

bên ngoài tham gia cộng tác trong các hoạt động nghiên cứu khoahọc của Trường Với lực lượng các nhà khoa học và giảng viên cótrình độ cao, xác định đúng đắn định hướng phát triển nghiên cứukhoa học, luôn đổi mới tư duy nghiên cứu khoa học, Trường đã gópphần quan trọng vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượngnghiên cứu khoa học pháp lý, đào tạo cán bộ pháp luật, xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật, đóng góp tích cực vào các sự kiện,bước ngoặt lớn trong sự phát triển của đất nước.

Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (HUB) có gần500 cán bộ, giảng viên, nhân viên Đội ngũ giảng viên bao gồm: 18Phó Giáo sư, 142 Tiến sĩ và 239 Thạc sĩ được đào tạo tại các trườngđại học có uy tín trong và ngoài nước, vừa là các chuyên gia, nhànghiên cứu giàu kinh nghiệm, vừa là những thầy cô tận tâm với sinhviên Trường có đội ngũ 100 giáo sư, tiến sĩ thỉnh giảng đến từ cáctrường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức tài chính, doanh nghiệptrong và ngoài nước:

1.2.2 Động cơ nghiên cứu

Mục đích của hoạt động NCKH là chiếm lĩnh tri thức hoa học, kỹ năng, kỹ xảo,thái độ, nhân cách tương ứng với nó Trong luận văn tiến sĩ của mình, Nguyễn ĐứcNhã đã nêu động cơ NCKH hiện thân ở đối tượng tức là hiện thân ở những tri thức kỹnăng, kỹ xảo, thái độ, nhân cách…mà hoạt động NCKH mang lại Các nhà nghiên cứuchỉ ra có 2 loại động cơ bao trùm nhất chi phối hoạt động NCKH đó là động cơ chiếmlĩnh tri thức và động cơ quan hệ xã hội

Động cơ chiếm lĩnh tri thức là động cơ hiện thân ở đối tượng NCKH, nhằmthoả mãn nhu cầu nhận thức, khám phá, tìm tòi và thoả mãn lòng say mê với bản thântrong quá trình NCKH…do sự lôi cuốn của bản thân tri thức cũng như phương pháp đểtiếp cận và chiếm lĩnh tri thức đó Mỗi lần giành được cái mới, người làm NCKH cảmthấy nguyện vọng chiếm lĩnh và hoàn thiện tri thức của bản thân mình được thoả mãnmột phần

Về động cơ quan hệ xã hội: đôi khi người làm NCKH say sưa NCKH nhưng sựsay sưa đó lại vì sự hấp dẫn, lôi cuốn của một “cái khác” ngoài mục đích trực tiếp của

30

Trang 36

việc NCKH Những điều này chỉ có thể đạt được trong điều kiện họ chiếm lĩnh đượctri thức khoa học ví dụ như để thoả mãn danh vọng, củng cố vị trí, được sự coi trọngcủa xã hội, của đồng nghiệp v v.

Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ chia động cơ NCKH thành 2 loại: ˗ Động cơ mang tính xã hội

˗Động cơ quan hệ xã hội nhằm thoả mãn các nhu cầu về quan hệ xã hội củangười làm NCKH thông qua hoạt động NCKH

˗Động cơ tự khẳng định thoả mãn nhu cầu tự khẳng định của người làm NCKHthông qua các kết quả NCKH và vốn tri thức người làm NCKH thu được, qua đó nângcao uy tín và danh vọng của bản thân với xã hội

˗Động cơ vụ lợi hay là những động cơ nặng về lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi íchtập thể nhằm thoả mãn các lợi ích của cá nhân, của bản thân người làm NCKH, chẳnghạn như NCKH chỉ cốt kiếm được thật nhiều tiền từ ngân sách mà không quan tâm tớigiá trị thật của kết quả NCKH

1.2.3 Năng lực của sinh viên

Xu hướng phát triển giáo dục hiện nay gắn liền với việc phát triển năng lựcnghiên cứu khoa học không chỉ đối với đội ngũ giảng viên mà còn đối với sinh viên.Nghiên cứu khoa học đối với sinh viên là yêu cầu mang tính khách quan trong côngtác đào tạo của các trường đại học Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mớinội dung, phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Trong bài viết của mình, Lê Thị Vân Anh phân tích: trong những năm gần đây,SV đại học tham gia NCKH với số lượng các đề tài không nhiều, chất lượng các đề tài

31

Trang 37

chưa thực sự cao Nhận xét một cách khách quan, số lượng sinh viên quan tâm đếnNCKH còn quá ít, các đề tài nghiên cứu thường có chất lượng không cao, không ápdụng được trong thực tiễn Việc NCKH trong sinh viên đang được xem như là mộthoạt động phong trào Nhiều sinh viên tham cùng với bạn theo nhóm, tham gia vìthành tích …

Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hạnh với đề tài: “Năng lực NCKH của sinh viênđại học” cho thấy có khoảng 80% SV tự đánh giá hiểu, nhớ và có thể vận dụng kiếnthức NCKH, tuy nhiên chỉ 20% trong số đó cho là thích NCKH Tỷ lệ SV làm NCKHchiếm gần 50%, chí có 60% trong số đó có năng lực làm nghiên cứu khoa học đạt mứckhá trở lên SV làm nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa có nhiều sinh viên thực sựsay mê với hoạt động NCKH

Nghiên cứu tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho thấy: hoạt động NCKHtrong sinh viên đang phát triển với số lượng đề tài ngày càng nhiều; tuy nhiên, tỷ lệsinh viên quan tâm đến NCKH còn thấp, chưa có nhiều sinh viên quan tâm tới hoạtđộng này

Thực trạng tại các trường đại học hiện nay, mặc dù định hướng giáo dục lấysinh viên làm trung tâm và nâng cao vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học, tuynhiên phương pháp dạy và học chưa thực sự được “thay máu” Lê Thị Vân Anh (2017)nhận định: “Với chương trình đào tạo ở Việt Nam hiện nay, sinh viên phải miệt màilên lớp nghe giảng, chép bài, ôn bài, làm bài kiểm tra, bài thi, khóa luận, … Với cáchđánh giá chủ yếu dựa vào kết quả thi kết thúc môn học, đương nhiên họ phải dành toànlực cho các môn học để có được kết quả học tập tốt Ở nhiều quốc gia, nếu sinh viêncó kết quả NCKH tốt sẽ được đăng trên các tạp chí và căn cứ vào đó, nhiều sinh viênsẽ không cần phải bảo vệ khóa luận tốt nghiệp mà vẫn ra trường Đối với Việt Nam,NCKH của SV nhiều khi chỉ là chỉ tiêu để đánh giá thi đua, giảng viên được giaonhiệm vụ hướng dẫn có khi cũng chỉ chú ý đến số lượng mà chưa quan tâm nhiều đếnchất lượng các đề tài do sinh viên thực hiện Chính vì vậy, việc nghiên cứu của sinhviên thiếu tính thực tiễn sinh viên NCKH chưa có sự liên hệ chặt chẽ với các doanhnghiệp cần ứng dụng thành quả NCKH Điều này không những làm cho công trìnhkhoa học của sinh viên không đến được với các cơ sở cần ứng dụng thành tựu mà cònmất đi một nguồn đầu tư lớn cho NCKH Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ NCKH

32

Trang 38

tại các trường đại học và cao đẳng còn nghèo nàn, làm ảnh hưởng đến năng lực, kếtquả NCKH của sinh viên Hơn nữa, khả năng ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam chưacao, làm hạn chế việc tra cứu thông tin, tìm kiếm tài liệu tham khảo phục vụ chonghiên cứu

1.2.4 Sự quan tâm, khuyến khích của nhà trường

Nhằm khuyến khích khả năng NCKH trong sinh viên, nhiều trường đã đưa hoạtđộng này vào kế hoạch giảng dạy và học tập, đồng thời đưa ra các chính sách đãi ngộphù hợp nhằm thu hút sinh viên đến với công tác nghiên cứu.

Giáo sư Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nộicho biết: Đối với những trường đại học kỹ thuật nghiên cứu như Đại học Bách khoaHà Nội, nhiệm vụ NCKH của sinh viên là một mắt xích hết sức quan trọng để hướngtới đào tạo trình độ cao Trong năm học vừa qua, nhà trường có gần 1.000 sinh viêntham gia nghiên cứu với hơn 400 đề tài Đáng chú ý là có nhiều sinh viên những nămđầu tham gia, kết quả nghiên cứu càng về sau càng có tính ứng dụng cao do có sự gắnkết với các doanh nghiệp và có địa chỉ ứng dụng Để có được những kết quả này, ngaytừ đầu năm học, nhiều đơn vị của nhà trường đã công bố đề tài và hướng nghiên cứucụ thể tới sinh viên Trong nhiều trường hợp, các đơn vị sẽ tới từng lớp để tư vấn vàhướng dẫn sinh viên lựa chọn đề tài phù hợp.

Về việc khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Trúc Lê,Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động NCKH của Trường Đại học Kinh tế quốc dâncho biết: Vào đầu mỗi năm học, chúng tôi đều tổ chức hội thảo phát động NCKH dànhcho sinh viên, trong đó có giới thiệu cho các em về lợi ích của hoạt động này, khuyếnkhích các em chủ động tham gia, gợi mở cho các em những hướng nghiên cứu và cáchthức thực hiện một đề tài Căn cứ vào các đề tài mà sinh viên đăng ký, nhà trường vàcác khoa sẽ phân công giảng viên hướng dẫn có chuyên môn phù hợp nhằm hỗ trợ tíchcực cho các em trong quá trình thực hiện.

Còn tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHồ Chí Minh, theo thông lệ, vào đầu năm học, nhà trường tổ chức lớp tập huấn nghiêncứu khoa học nhằm trang bị cho sinh viên những vấn đề lý thuyết, phương phápnghiên cứu cơ bản cũng như cách thức triển khai nghiên cứu và viết sản phẩm nghiêncứu.

33

Trang 39

Để khuyến khích sinh viên, nhất là sinh viên năm đầu tham gia NCKH, Tiến sĩĐỗ Như An (cán bộ Trường Đại học Nha Trang) đề cập tới một số giải pháp, theo đó,cần cải thiện trình độ ngoại ngữ của sinh viên bởi đó là công cụ không thể thiếu để tiếpcận khoa học tiên tiến Cần có các biện pháp thúc đẩy mạnh hơn nữa như khuyếnkhích họ đăng bài trên các tạp chí khoa học, nếu công trình của họ được đánh giá tốtthì có thể xem xét công nhận sinh viên đó đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.1.3 Vai trò của hoạt động NCKH đối với sinh viên

Hiện nay, với định hướng giáo dục đề cao sự phát triển củahoạt động NCKH trong sinh viên, các trường đại học đang từng bướcxây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích sinh viên tham giavào hoạt động này

Đối với Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố HồChí Minh, có thể nói SV nhận được khá nhiều lợi ích từ hoạt độngnày Hình thức đào tạo tại trường đang được xây dựng theo chiềuhướng ngày càng cải tiến, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luậnvà kiến thức thực tiễn thông qua nhiều cách thức phong phú, đadạng Trong đó, thực hiện nghiên cứu khoa học được đánh giá làphương pháp hiệu quả để sinh viên mở rộng vốn kiến thức cũng nhưvốn kỹ năng mềm của bản thân; là cơ hội để sinh viên áp dụngnhững kiến thức lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đềthực tiễn Đặc thù là một trường thiên về các môn ứng dụng, vì vậynghiên cứu ứng dụng không chỉ cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếpcận với lĩnh vực chuyên môn yêu thích, mà còn tạo cho sinh viên mộttác phong làm việc khoa học, rèn luyện cho sinh viên cách nhìn nhậnvấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía.

Hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiều hình thức khác nhaunhư viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, làm đề tàinghiên cứu… mang lại những ý nghĩa thiết thực cho sinh viên:

Thứ nhất, NCKH phải kể đến sự gia tăng đáng kể về kiến thứcvà kinh nghiệm nghiên cứu Tham gia NCKH đòi hỏi người nghiên cứuphải không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình, do đóviệc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết Thông qua

34

Trang 40

điều này, kỹ năng nghiên cứu cũng như kiến thức phục vụ cho đề tàicủa các bạn SV sẽ tăng lên.

Thứ hai, Giúp sinh viên đào sâu hơn những kiến thức được học.Nghiên cứu khoa học sẽ phát huy khả năng phân tích, đánh giá, liêntưởng, kết hợp với những điều mới để giải quyết những vấn đề đangquan tâm, thắc mắc… từ một vấn đề sẽ mở rộng ra nhiều vấn đề làmphong phú kiến thức cũng như vốn sống chúng ta.

Thứ ba, Giúp sinh viên có kinh nghiệm viết báo cáo, chuyên đềtốt nghiệp sau này Những kinh nghiệm này thực sự bổ ích cho sinhviên năm cuối và khi rời ghế nhà trường đi làm Cao hơn là nhữngluận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ…

Thứ Tư, Phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹnăng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình Bên cạnhđó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèngiũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năngthuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hộiđồng khoa học Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị màkhông phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinhviên của mình.

Thứ năm, Xây dựng hành trang cho mình bằng những thànhtích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Bên cạnh nhữngkiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoahọc, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quátrình học tập Mỗi sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học, thựchiện đề tài nghiên cứu sẽ được cộng thêm điểm rèn luyện Những đềtài đạt giải được Nhà trường và các tổ chức trong xã hội khenthưởng Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khitốt nghiệp của mình Với những thành tích đạt được trong quá trìnhhọc tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các công ty, doanhnghiệp để ý đến và tạo cơ hội vào làm việc ưu tiên hơn cả.

35

Ngày đăng: 19/05/2024, 16:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan