1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả họctập của sinh viên ở thành phố hồ chí minh

60 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sự ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả học tập của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Hứa Phúc, Lê Hoàng Trí, Lê Viết Phương, Trần Thành Đạt, Tran Thi Yén Nhi
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn Thụy
Trường học Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 6,79 MB

Nội dung

Mặc dù có dấu hiệu phát triển, nhưng có thể nhận thấy rằng sự chú ý từ các cơ sở giáo dục đại học đối với tâm lý của sinh viên chưa đạt đến mức mong muốn, và điều này rõ ràng sẽ tác độn

Cấu trúc đề tài

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương này thể hiện nội dung nghiên cứu một cách khái quát và cụ thể, bao gồm ly do và vấn đề nghiên cứu, mục tiêu cụ thể, phạm vỉ nghiên cứu, và ý nghĩa của việc thực hiện đề tài Bằng cách này, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về bối cảnh và tầm quan trọng của nghiên cứu này

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Chương này sẽ đàm phán về các cơ sở lý thuyết liên quan, bao gồm lý thuyết về vốn tâm lý, sự tự tin, sự hy vọng, sự lạc quan, tính thích nghi, và kết quả học tập Đồng thời, sẽ phân tích mối quan hệ giữa các biến thành phần Ngoài ra, chương sẽ giới thiệu các nghiên cứu trước đây và đề xuất một mô hình nghiên cứu phản ánh tương tác giữa vốn tâm lý và kết quả học tập

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này sẽ mô tả chỉ tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu, và giả thuyết nghiên cứu Các yếu tố như việc thiết kế và xây dựng bảng thang đo, kế hoạch lấy mẫu, và các phương pháp ước lượng sẽ được minh họa rõ ràng để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu được đạt được một cách khoa học và chính xác

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này đi sâu trình bày kết quả chi tiết thông tin thống kê mô tả, kiểm tra mô hình đo lường, kiểm định mối quan hệ trong mô hình cấu trúc Qua đó, cung cấp cái nhìn sâu sắc về mức độ ảnh hưởng của vốn tâm lý đối với kết quả học tập và mối quan hệ giữa các biến.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương cuối cùng sẽ tổng hợp các kết luận từ nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị Các khuyến nghị cụ thể sẽ được đưa ra cho các bên liên quan, và những hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ được đề cập Điều này giúp tạo ra một kết luận toàn diện và đưa ra hướng đi cho các nghiên cứu tương lai

Chương 1 đã đưa ra một tổng quan về nội dung của nghiên cứu Cụ thể, nhóm đã trình bày sáu điểm chính: (1) Lý do thực hiện nghiên cứutì (2) Mục tiêu chính của đề taiti (3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứufi (4) Phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượngtì (5) Đóng góp của đề tài ở cả mặt lý thuyết và thực tiễntì và (ó) Tóm tắt cấu trúc của đề tài Ngoài ra, chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự quan tâm đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨUVén tam ly

Khái niệm vốn tâm lý (PsyCap) đã trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm sâu sắc từ cả giới học thuật và người làm chuyên ngành, đặc biệt là khi nó liên quan đến thái độ, hành vi, và hiệu suất của nhân viên ở nhiều cấp độ phân tích khác nhau

Dựa trên nền tảng của các nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực tâm lý học tích cực và kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm, vốn tâm lý được xem như một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự và tâm lý học tổ chức Theo định nghĩa của Luthans và đồng nghiệp (2005), vốn tâm lý được xây dựng trên mô hình tâm lý tích cực và bao gồm bốn nguồn lực tâm lý chính: sự hy vọng, sự lạc quan, sự tự tin và sự thích nghỉ (Luthans & Youssef, 2004ti Luthans et al., 2007a) Các yếu tố này được coi là những tài nguyên quan trọng giúp cá nhân phát triển và duy trì tâm lý tích cực trong quá trình làm việc Ngoài ra, vốn tâm lý còn thu hút sự quan tâm ngày càng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nguồn lực chiến lược đối với hiệu suất làm việc của con người (Ardichvili, 2011) Điều này thể hiện sự nhận thức về vai trò quan trọng của tâm lý tích cực và khả năng chủ động trong quá trình làm việc, ảnh hưởng đến cả khía cạnh cá nhân và tổ chức

Theo Luthans và cộng sự (2015), vốn tâm lý được định nghĩa cụ thể và chấp nhận rộng rãi là “Trạng thái phát triển tâm lý tích cực của một cá nhân, được đặc trưng bởi: (1) Sự tự tin (năng lực bản thân) để đảm nhận và nổ lực cần thiết để thành công trong cách nhiệm vụ đầy thử tháchtì (2) Đưa ra quan điểm tích cực (lạc quan) về thành công hiện tại và trong tương laiti (3) Kiên trì hướng tới mục tiêu và khi cần thiết, chuyển hướng con đường tới mục tiêu (hy vọng) để thành công và (4) Khi gặp khó khăn và nghịch cảnh, vẫn duy trì và thậm chí vượt xa (thích nghỉ) để đạt được thành công

Vốn tâm lý của cá nhân thường mang đặc điểm ổn định và nhất quán, nhưng đồng thời, cũng có thể dễ thay đổi theo các tình huống khác nhau” (Robbins et al., 2004) Theo Luthans, Youssef va Avolio (2007b) “Vốn tâm lý không đồng nhất với các yếu tố xác định về di truyền, mà thay vào đó, nó linh hoạt theo kinh nghiệm, tuổi tác, quá trình và tình trạng tâm lý biến động” “Vốn tâm lý không chỉ tác động ở cấp độ cá nhân, mà còn bao gồm các khía cạnh tại cấp độ nhóm như hỗ trợ xã hội và mạng lưới mối quan hệ, đặc biệt là trong những giai đoạn căng thẳng tâm lý” (Sarason, Sarason, Shearin, & Pierce, 1987)

Trong nghiên cứu này, vốn tâm lý được định nghĩa theo lý thuyết của Luthans và cộng sự (2015), bao gồm bốn thành phần: sự tự tin, sự hy vọng, sự lạc quan và sự thích nghi Nghiên cứu nhằm khám phá ảnh hưởng của vốn tâm lý đối với hiệu suất học tập của sinh viên đại học.

Sự tự tin vào năng lực bản thần được định nghĩa như sự tin tưởng của một người vào khả năng của chính mình để thực hiện mọi nhiệm vụ với sự nỗ lực tối đa (Parker và cộng sự, 1998) Những người có lòng tin mạnh mẽ vào khả năng cá nhân thường tỏ ra mạnh mẽ và kiên trì khi đối mặt với những tình huống mới, họ tận dụng mọi cơ hội một cỏch tự tin và hết mỡnh với nùềm tin rằng sự thành cụng sẽ đến với họ

Ngược lại, những người thiếu lòng tin vào khả năng của bản thân thường xuyên gặp khó khăn trong việc đối mặt với thách thức, do họ có xu hướng nghĩ về khả năng thất bại và họ chọn cách an toàn là tránh né những tình huống khó khăn Tự tin vào khả năng cá nhân bao gồm sự tự tin trong việc suy nghĩ sáng tạo, khả năng học tập, đưa ra quyết định thông minh và phản ứng linh hoạt để thích nghỉ với biến động Nó liên quan mật thiết đến sự nỗ lực trong công việc, hiệu suất làm việc, tỉnh thần kiên trì khi đối mặt với thất bại, khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và khả năng kiểm soát tình huống (Judge và cộng sự, 1998) Tổng cộng, lòng tin vững chắc vào khả năng cá nhân là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công và phát triển cá nhân

Lý thuyết của Luthans và đồng nghiệp (2007) nhấn mạnh vai trò quan trọng của lòng tin va tự tin trong hành vi con người Điều này ảnh hưởng đến năm hành vi quan trọng bao gồm đặt mục tiêu cao, đối mặt tích cực với khó khăn, tự tạo động lực, nỗ lực hoàn thành mục tiêu và kiên trì vượt qua khó khăn Mức độ tự tin có thể biến đổi dựa trên sự hiện diện của người khác, đánh giá từ đối thủ cạnh tranh, tâm lý của người yếu thế, và trạng thái sinh lý như mệt mỏi hoặc lo lắng (Feist và Feist, 2002)

Nghiên cứu của Luthans và cộng sự (2008) đã nêu ra bốn phương pháp thúc đẩy niềm tin vào bản thân: trải nghiệm thành công trong học tập, quan sát và áp dụng kỹ năng từ người khác, nhận phản hồi tích cực từ người uy tín và cải thiện sức khỏe thể chất/tinh thần.

Có thể nhận thấy rằng trong ngữ cảnh này, tự tỉn vào khả năng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong kết quả công việc Thông thường, người có sự tự tin cao khi năng lực chuyên môn hoặc khả năng giải quyết vấn đề của họ được đánh giá cao trong quá trình học tập Tóm lại, yếu tố này có mối liên kết mật thiết với khả năng thực hiện công việc của họ

Hy vọng, theo Luthans và cộng sự (2007), không chỉ là một yếu tố quan trọng đối với động lực mà còn khác biệt với mơ tưởng viển vông Hy vọng tạo ra động lực và quyết tâm đạt được mục tiêu, đồng thời giúp đối mặt với khó khăn (Luthans và Youssef, 2004) Được định nghĩa là động cơ tích cực dựa trên sự tương tác giữa định hướng mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu (Snyder và cộng sự, 1991), hy vọng kết hợp ý chí mạnh mẽ và cách nghĩ có mục đích để vượt qua chướng ngại vật.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những nhà quản lý có niềm hy vọng cao thường có hiệu suất làm việc và khả năng giữ chân nhân viên tốt hơn (Peterson, 2000) Hy vọng không chỉ là sự kỳ vọng tích cực, mà còn là một khía cạnh quan trọng của tâm lý học tích cực, gần giống với mục tiêu và tâm linh (Alessandri và đồng nghiệp, 2018) Nó không chỉ tạo ra cảm giác tự tin mà còn làm tăng sự cam kết và hài lòng với công việc (Luthans và đồng nghiệp, 2005fi Youssef và Luthans, 2007)

Mặc dù nghiên cứu về mối quan hệ giữa hy vọng và áp lực nơi làm việc còn hạn chế, nhưng các bằng chứng từ nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy hy vọng có thể giúp cá nhân ứng phó với căng thẳng Hy vọng làm giảm lo lắng và ngăn chặn sự nhận thức về tính dễ tổn thương, không kiểm soát được và khó dự đoán Ngoài ra, đào tạo hỗ trợ cũng được coi là một biện pháp hiệu quả để tăng cường và xây dựng hy vọng cho cá nhân.

Sự lạc quan như một thái độ tỉnh thần đòi hỏi những kỹ vọng và hy vọng về kết quả tích cực trong tương lai Nói chung, họ nghĩ rằng các sự kiện trong tương lai sẽ tích cực, thuận lợi và đáng mong đợi (Carver và Scheier, 2014) Công cụ chính để đo lường những kỳ vọng tổng quát này bằng bài kiểm tra định hướng cuộc sống (LOT-Rti Scheier, Carver, & Bridges, 1994), đánh giá liệu rằng mọi người dự đoán mọi việc là tốt hay xấu Tính lạc quan thường liên quan đến hạnh phúc, hy vọng, động lực, và năng lực bản thân Những nghiên cứu trước đây cho thấy những người lạc quan thường có xu hướng nhấn mạnh những khía cạnh tích cực đối với những sự kiện căng thẳng và cảm thấy bớt căng thẳng hơn khi họ năng động và tự tin khi họ đối mặt với những thách thức (Carver và cộng sự, 2010) Trên thực tế, một số nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ rõ ràng giữa sự lạc quan, nhận thức về căng thẳng và khả năng đối pho (Gottschling, Hahn, Maas, & Spinath, 2016ti Saleh, Camart, & Romo, 2017) Ngoài ra, sự lạc quan có liên quan trực tiếp đến hy vọng và sự tự tin vào năng lực bản thân, và gián tiếp liên quan đến thành tích học tập (Feldman & Kubota, 2015) Sự lạc quan cũng đã được được mô tả như một yếu tố dự báo sự điều chỉnh tâm lý đối với trường đại học và hỗ trợ xã hội phát triển (Brissette, Scheier, & Carver, 2002)

Một số nghiên cứu cho thấy sự lạc quan có quan hệ cùng chiều với hạnh phúc và trái ngược với người bi quan (Scheier, Carver & Bridges, 2001) Người bỉ quan thường có xu hướng từ bỏ đối mặt với thách thức, khó khăn và chùn bước nhưng người lạc quan lại luôn tin vào năng lực của bản thân và trực tiếp dối mặt với vấn đề, bền bỉ duy trì và theo đuổi mục tiêu của minh (Carver va Scheier, 2003)

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu và Nguyễn Văn Hiến của

Trường Đại học Tài chính - Marketing (2023)

Mục tiêu của bài nghiên cứu là nhằm phân tích các yếu tố vốn tâm lý tác động đến hiệu suất làm việc của giảng viên các trường đại học

Bài nghiên cứu này thu thập dữ liệu từ 1ó5 giảng viên của một số trường đại học thuộc khu vực TPHCM bao gồm các trường đại học công lập và trường đại học tư thục, các ngành thuộc khối ngành kinh tế và khối kỹ thuật - công nghệ cùng với phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn tâm lý và các yếu tố cấu thành của nó như sự tự tin, hy vọng, lạc quan và tính kiên trì đều có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc của giảng viên đại học Trong số đó, sự tự tin được xác định là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến hiệu suất công việc Phát hiện quan trọng này thúc đẩy các nhà quản lý tập trung vào việc nâng cao sự tự tin cho giảng viên tại các trường đại học trong khu vực nghiên cứu.

Bài nghiên cứu này được tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu dưới đây:

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu tác động của Vốn tâm lý đến hiệu suất làm việc của giảng viên các trường đại học khu vực TPHCM Nguồn: Nguyễn Thị Hoài Thu và Nguyễn Văn Hiến (2023) 2.2.4 Nghiên cứu của Cao Thanh Phong (2022)

Mục tiêu chính của nghiên cứu là khám phá các liên kết giữa vốn tâm lý, động lực học tập và kết quả học tập của sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long Dữ liệu cho nghiên cứu được thu thập thông qua việc khảo sát 7ó8 sinh viên đại học, và phương pháp định lượng được sử dụng (mô hình Cấu trúc tuyến tính- SEM)

Tác giả đề xuất và kiểm nghiệm các giả thuyết sau đây trong mô hình nghiên cứu:

L] H1: Vốn tâm lý có ảnh hưởng tích cực đến động lực học tập của sinh viên

Lì H2: Vốn tâm lý có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên

L H3: Động lực học tập có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn tâm lý, kết quả học tập và động lực học tập của sinh vién

Nghiên cứu cho thấy các tác động cùng chiều của vốn tâm lý và động lực học tập đến kết quả học tập Sinh viên có vốn tâm lý cao thì họ càng tự tin, lạc quan, hy vọng, thích nghỉ trong giải quyết vướng mắc để đạt được mục tiêu học tập Dẫn đến họ sẽ có sự cam kết và đem lại kết quả học tập tốt hơn.

Các giá thuyết nghiên cứu

2.3.1 Tác động của vốn tâm lý tới kết quả học tập

Vốn tâm lý là đặc điểm tính cách ổn định của cá nhân, phản ánh khả năng thể hiện trạng thái tinh thần tích cực, hành vi tổ chức và hiệu suất làm việc hiệu quả (Luthan & Youssef, 2007) Thuộc về lĩnh vực tâm lý học tích cực, vốn tâm lý bao gồm những giá trị, năng lực tiềm ẩn và mặt tích cực của cá nhân Các thành phần quan trọng của vốn tâm lý bao gồm năng lực bản thân, sự lạc quan, hy vọng và khả năng phục hồi Năng lực bản thân là niềm tin vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả, sự lạc quan là kỳ vọng vào kết quả thành công và khả năng cá nhân, hy vọng là thái độ tích cực hướng tới kết quả mong đợi, còn khả năng phục hồi là khả năng đối phó và phát triển sau khó khăn Vốn tâm lý đóng vai trò quan trọng trong hành vi cá nhân, ảnh hưởng đến thành tích và hạnh phúc, đồng thời là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.

2.3.1.1 Tác động của sự tự tin đến kết quả học tập

Nghiên cứu của Luthans và cộng sự (2005) nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của niềm tin vào bản thân trong bối cảnh công việc Họ phát hiện ra rằng niềm tin vào bản thân không chỉ cải thiện hiệu suất làm việc mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì động lực và nỗ lực, ngay cả khi đối mặt với những thách thức và kết quả không chắc chắn.

Theo Wright (2004), người lao động tự tin vào khả năng cá nhân thường có niềm tin mạnh mẽ rằng họ sẽ đạt được thành công trong công việc và họ sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành mục tiêu của mình Ông nhấn mạnh rằng sự tự tỉn này không chỉ có tác động tích cực đối với năng suất làm việc mà còn đóng góp vào quá trình học tập và đạt được kết quả tích cực

Stajkovic và đồng nghiệp (2003) cũng đồng tình với quan điểm trên bằng cách chỉ ra rằng niềm tin vào bản thân đóng vai trò quan trọng trong hiệu suất làm việc Họ nhấn mạnh rằng niềm tin vào khả năng cá nhân không chỉ giúp tăng cường hiệu quả công việc mà còn giúp duy trì động lực và nỗ lực, thậm chí trong điều kiện bất lợi và khi kết quả không chắc chắn

Các nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của niềm tin vào bản thân đối với kết quả học tập, nhấn mạnh vai trò của tự tin trong việc tối ưu hóa hiệu quả học tập và thúc đẩy kết quả học tập tích cực cho sinh viên.

H1{(+): Sự tự tin vào năng lực bản thân có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên 2.3.2 Tác động của sự hy vọng đến đến kết quả học tập

Hy vọng như là một kỳ vọng tích cực và mong muốn điều đặc biệt gì đó xảy ra là một trong những chủ đề chính được tâm lý học tích cực đề cập (Slezackova, 2017)

Như là một thành phần của PsyCap, nó gần với mục tiêu và tâm linh cuối cùng của chúng ta (Alessandri và cộng sự, 2018) Hy vọng bao trùm cảm giác bị thu hút của cá nhân đối với những kết quả mong muốn, cảm giác vừa tự tin vừa không chắc chắn về kết quả (Slezackova, 2017) Luthans và Youssef (2007) chỉ ra rằng những nhân viên đầy hy vọng có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn và lâu dài hơn trong tình huống công việc không chắc chắn để thể hiện giá trị của họ với tổ chức với hy vọng đảm bảo được việc làm Kết quả nghiên cứu của Malinowski và Lim (2015), cho thấy rằng việc duy trì hy vọng ở làm việc cũng như học tập là quan trọng trong việc thích ứng với các tác nhân gây căng thẳng và năng cao được hiệu quả công việc Theo đó, nhóm đề xuất rằng với những người đầy hy vọng có thể đương đầu với căng thẳng từ công việc và học tập và điều này làm giảm tác động tiêu cực đến kết quả học tập

H2(+): Sự hy vọng có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên 2.3.3 Tác động của sự lạc quan đến đến kết quả học tập

Việc xem xét các nghiên cứu về hiệu quả tập thể cho thấy bốn nghiên cứu liên kết hiệu quả tập thể của nhà trường (sự lạc quan vào kết quả thành tích của nhà trường tác động đến thành tích học tập của học sinh) đối với thành tích của học sinh

Bandura là người đầu tiên thực hiện mối liên hệ, và ông nhận thấy rằng những trường học mà giảng viên có ý thức mạnh mẽ về hiệu quả tập thể (sự lạc quan) phát triển mạnh mẽ về mặt học thuật trong khi những hiệu quả mà giảng viên có sự nghiêm túc những nghỉ ngờ về hiệu quả tập thể của họ (sự không lạc quan) đạt được ít tiến bộ hoặc giảm sút về mặt học thuật Nói tóm lại, ông đã chứng minh được hiệu quả tập thể góp phần đáng kể vào việc trường học đạt kết quả học tập tốt, ngay cả sau khi kiểm soát các yếu tố kinh tế xã hội và các vấn đề khác

Goddard et al (2000) cho thấy sức mạnh của hiệu quả tập thể của trường tiểu học đô thịtì hiệu quả tập thé là tích cực (sự lạc quan vào thành tích) liên quan đến thành tích của học sinh thậm chí còn kiểm soát SES

Goddard và cộng sự (2004) đã phát triển và đã thử nghiệm một mô hình lý thuyết thậm chí còn toàn diện hơn về hiệu quả tập thể được nhận thức và thành tích của học sinh Sử dụng mô hình phương trình cấu trúc, kết quả được phù hợp với những phát hiện trước đóti thậm chí còn kiểm soát việc tuyển sinh học sinh thiểu số, đô thị hóa, SES, quy mô trường học và thành tích trước đây, hiệu quả tập thể là chìa khóa trong giải thích thành tích của học sinh trong các môn đọc, viết và nghiên cứu xã hội

Tóm lại, hiệu quả chung của trường học, giống như sự nhấn mạnh vào học thuật, có liên quan đến khả năng học tập của học sinh thành tích ngay cả khi kiểm soát SES và các biến số nhân khẩu học khác Các mối quan hệ được tổ chức cho dù các trường là trường tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, và chúng đã được chứng minh bằng cách sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, bao gồm cả đường dẫn phân tích, mô hình phương trình cấu trúc và mô hình tuyến tính phân cấp

Sự lạc quan đóng vai trò quan trọng trong hành vi tập thể liên quan đến học thuật, ảnh hưởng đến cả nhận thức, tình cảm và hành vi Sự lạc quan thúc đẩy hiệu quả, từ đó củng cố sự chú trọng vào học thuật, mang lại niềm tin cho học sinh và phụ huynh Niềm tin này tiếp tục nuôi dưỡng sự chú trọng vào học thuật, củng cố thêm sự tin tưởng ban đầu Qua đó, ba yếu tố này tạo thành một mối quan hệ nhân quả tuần hoàn, thúc đẩy sự tiến bộ học thuật.

Nghiên cứu đầu tiên (Hoy và cộng sự, 2005) là một phân tích nhân tố khẳng định chứng minh cấu trúc và thành phần của việc xây dựng với các trường tiểu học

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTổng Hợp Nghiên Cứu Liên Quan: Tìm kiếm và tổng hợp tất cả các nghiên cứu liên quan đến yếu tố tâm lý như sự hy vọng, sự tự tin, sự lạc quan và tính thích

2 Xây Dựng Mô Hình Nghiên Cứu: Dựa trên lý thuyết và tổng kết nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu mới

3 Áp Dụng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để khám phá ảnh hưởng của các biến đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đề xuất

4 Thu Thập Dữ Liệu: Khảo sát sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua một form khảo sát Thực hiện khảo sát trực tuyến với hơn 200 bảng khảo sát để đảm bảo độ chính xác và độ phổ biến của kết quả

5 Nghiên Cứu Định Tính và Điều Chỉnh Bảng Câu Hỏi: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khảo sát sơ bộ và điều chỉnh bảng câu hỏi để đảm bảo tính hợp lý và logic giữa các mục ó Áp Dụng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng và Đánh Giá Mô Hình: Thực hiện nghiên cứu định lượng để đánh giá mô hình đo lường và kiểm định cấu trúc Đánh giá độ tin cậy của thang đo sử dụng các chỉ số như Cronbach's alpha, CR, AVE, HTMT, VIF Kiém định sự phù hợp của mô hình bằng R^2, phân phối T và sỉg.

Tổng Kết Kết Quả: Tổng hợp và phân tích kết quả nghiên cứu để rút ra những kết luận và đề xuất hướng phát triển hoặc ứng dụng trong môi trường học tập

8 Trình Bày Kết Quả: Trình bày kết quả của nghiên cứu thông qua báo cáo hoặc bài báo khoa học để chia sẻ với cộng đồng nghiên cứu và người quan tâm

Quy trình cụ thể được được thể hiện qua hình bên dưới:

Cơ sở lý thuyêt và các nghiên cứu có liên quan

Bảng câu hỏi chính thức

Mô hình đề xuất và các giả thuyét

Thu thập dữ liệu thức

Xay dung bang câu hỏi nháp

Kết quả, kết lý dữ liêu luận, hàm ý và giải pháp

Hệ số tin cay Cronbach’s alpha

Hệ số tin cay tong hop (CR)

Phuong sai trich trung binh (AVE) Hé s6 xac dinh R2

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

3.2 Xây dựng thang đo 3.2.1 Sự tự tin

STT THANG ĐO CODu NGUỒN

1 Tôi tự tìm giải pháp giải quyết các vấn SE1 đề tồn đọng thời gian dài

2 Tôi tự tin thiết lập mục tiêu các công SE2 việc cho bản thân

Luthans và cộng sự (2007a), Luthans,

Tôi tự tin thuyết trình trước tất cả

Avey, Luthan, và mọi người Youssef (2010)

Bảng 3.1: Thang đo về sự tự tin

STT THANG ĐO CODu NGUỒN

1 Tôi thường theo đuổi mục tiêu của | HO1 Brislin, R W (1980) mình một cách hãng hái

2 Tôi thường tìm ra nhiều cách để giải | HO2 quyết vấn đề giúp đạt được mục tiêu của mình

3 Tôi luôn cố gắng tìm cách để giảng | HO3 viên thấy rằng tôi làm tốt công việc của mình

Bảng 3.2: Thang đo về sự hy vọng

STT THANG ĐO CODu NGUỒN

1 Tôi lạc quan về tương lai của mình vì OP1 Luthans và cộng nó liên quan đến công việc của tôi sự(2007a), Luthans và cộng sự (2010), 2 Tôi luôn lạc quan khi gặp khó khăn OP2 Avey và cộng sự trong quá trình học tập (2010)

3 Tôi luôn trông chờ điều tốt đẹp khi OP3 công việc không như mong đợi

Bảng 3.3: Thang đo về sự lạc quan

STT THANG DO coDu NGUON

Tôi sẽ không do dự khi đưa ra quyết định trong học tập AD1 Vuong, B N., &

2 Nhìn chung, tôi có thể dễ dàng vượt AD2 (2022) qua những căng thẳng trong học tập

3 Tôi có thể vượt qua những thời điểm AD3 khó khăn trong học tập bởi vì tôi đã có kinh nghiệm với những điều đó trước đây

Bảng 3.4: Thang đo về tính thích nghĩ

STT THANG ĐO coDu NGUON

1 Tôi gặt hái được nhiều kiến thức từ JP1 Bùi Nhất Vương và các môn học cộng sự (2022)

2 Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng JP2 từ các môn học

3 Tôi có thể ứng dụng được từ những JP3 kiến thức đã học được từ các môn học

Bảng 3.5: Thang đo về kết quả học tập

3.3 Phương pháp phân tích 3.3.1 Kiểm định độ tin cay thang do Cronbach’s alpha Để đánh giá độ tin cậy của thang do, Cronbach's alpha được sử dụng để kiểm tra xem các biến quan sát có thể đo lường cùng một khái niệm hay không Quá trình này cũng giúp loại bỏ các biến rác của từng thang đo trước khi thực hiện phân tích nhân tố Một thang đo được coi là có độ tin cậy tốt khi giá trị Cronbach's alpha nằm trong khoảng [0.70 - 0.80] Biến số quan sát được coi là biến rác nếu có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 Nếu gia tri Cronbach's alpha = 0,60, thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy, đặc biệt là đối với các khái niệm nghiên cứu mới mẻ (Nunnally và Bernstein, 1994)

3.3.2 Phân tích phương sai rút trích trung bình (AVE)

Theo Hair et al (2017), hệ số tải bên ngoài (được chuẩn hóa) phải là 0,708 hoặc cao hơn, vì hệ số được chuẩn hóa có liên quan đến phương sai Đối với hệ số tải bên ngoài lớn hơn 0,4 nhưng nhỏ hơn 0,7, cần xem xét liệu hệ số AVE có tăng hay không khi loại bỏ biến quan sát này Nếu AVE cao hơn thì loại bỏ biến này và giữ nguyên nếu AVE không tăng Do đó, bình phương của hệ số tải chuẩn hóa biểu thị phương sai của biến đo lường được giải thích bằng khái niệm nghiên cứu và phương sai được rút ra từ biến đo lường/quan sát được Nguyên tắc chung là biến tiềm ẩn phải được giải thích bằng ít nhất 50% tầm quan trọng của biến quan sát (Hair et al., 2017)

Giá trị AVE là bình phương trung bình của hệ số tải nhân tố của các biến quan sát liên quan đến khái niệm nghiên cứu Theo Hair et al (2017), AVE trên 0,50 cho thấy khái niệm nghiên cứu giải thích được hơn một nửa phương sai của các biến quan sát Ngược lại, AVE dưới 0,50 biểu thị rằng vẫn còn nhiều sai số trong các biến hơn là phương sai được giải thích bởi khái niệm nghiên cứu.

3.3.3 Phân tích hệ số tin cay tong hop (composite reliability)

Hệ số tin cậy tổng hợp, hay con goi la composite reliability (CR), la mot dé do trong phân tích nhóm để đánh giá độ tin cậy của một biến phụ thuộc (construct) được đo lường thông qua nhiều chỉ số (items) khác nhau Điều này thường được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội, tâm lý học, và kinh doanh để đảm bảo rằng biến đo lường đang được sử dụng là độ tin cậy và chính xác.Để tính hệ số tin cậy tổng hợp, thường sử dụng các phương pháp như mô hình hồi quy tuyến tính (linear regression) hoặc phân tích yếu tố (factor analysis) Hệ số tin cậy tổng hợp thường nằm trong khoảng từ 0 đến 1, với giá trị càng gần 1 thì độ tin cậy càng cao

Quan trọng nhất là hệ số tin cậy tổng hợp đo lường mức độ đồng nhất của các chỉ số đo lường một khái niệm hay biến cụ thể Nếu giá trị của hệ số này cao, điều này có thể ngụ ý rằng các chỉ số đo lường đang tốt trong việc đo lường một khái niệm hay biến đo lường cụ thể

3.3.4 Phân tích hệ số xác định R^2 (Coefficient of Determination)

Giá trị R^2, một thước đo sự phù hợp của mô hình tuyến tính, được tính bằng cách chia biến thiên toàn bộ của biến phụ thuộc thành hai phần: phần biến thiên do hồi quy và phần biến thiên do phần dư Nếu phần biến thiên do phần dư giảm, điều này ngụ ý rằng khoảng cách từ các điểm quan sát đến đường ước lượng hồi quy giảm, dẫn đến việc phần biến thiên do hồi quy tăng lên và giá trị R^2 cũng tăng cao

Chất lượng mô hình nghiên cứu được đánh giá thông qua giá trị R^2 của biến phụ thuộc Giá trị này đo lường mức độ tương quan bình phương giữa giá trị dự báo và giá trị thực R^2 càng cao, dự báo càng chính xác Nghiên cứu của Giao và Vương (2019) chỉ ra rằng R^2 = 0,2 là ảnh hưởng lớn, 0,13 là ảnh hưởng trung bình và 0,02 là ảnh hưởng yếu.

3.3.5 Kiểm định mỗi quan hệ trong mô hình cấu trúc

Trong PLS-SEM, không yêu cầu dữ liệu tuân theo phân phối chuẩn và các giả định của kiểm định tham số trong phân tích hồi quy không áp dụng Điều này đồng nghĩa với việc không thể sử dụng các phương pháp kiểm định thống kê truyền thống để đánh giá tính ý nghĩa thống kê của các hệ số tải (outer weight, outer loading) và hệ số đường dẫn (path coefficients) Thay vào đó, PLS-SEM sử dụng phương pháp phóng đại có hoàn lại (bootstrap) để đánh giá mức ý nghĩa thống kê Hair và đồng nghiệp (2018) đã đề xuất sử dụng mẫu phóng đại có hoàn lại với khoảng 5.000 mẫu để đảm bảo độ tin cậy của kết quả Sai số chuẩn bootstrap cho phép tính toán giá trị t thực nghiệm và giá trị p cho tất cả các đường dẫn trong mô hình cấu trúc Khi giá trị t-value vượt qua ngưỡng 1,9ó, kết quả được coi là có ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%

Nghiên cứu định lượng được tiến hành tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, với đối tượng nghiên cứu là 201 sinh viên tại các trường đại học, sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất Dữ liệu được thu thập từ ngày 1 tháng 11 năm 2023 đến ngày 1ó tháng 12 năm 2023 Bảng câu hỏi được xây dựng sẵn gửi đến đối tượng khảo sát bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tuyến được thiết kế bằng Google Forms Kết quả thu được bao gồm 201 phản hồi, được dùng làm cỡ mẫu dữ liệu sử dụng chính thức Các biến quan sát được đo bằng thang đo likert từ 1 là Hoàn toàn không đồng ý đến 5 là Hoàn toàn đồng ý

Chương 3 tập trung mô tả về quá trình nghiên cứu trong bài viết Dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trong Chương 2, việc xây dựng thang đo Likert 5 điểm cho các nhân tố thuộc về vốn tâm lý, động lực làm việc, và hiệu quả làm việc được trình bày chỉ tiết

Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng để làm rõ mức độ tác động của các nhân tố này Nó hỗ trợ thu thập thông tin về các chủ điểm cụ thể, đánh giá, và cung cấp cơ sở để điều chỉnh hoặc bổ sung ý tưởng mới cho nghiên cứu

Sau khi phân tích và điều chỉnh bảng câu hỏi Likert 5 điểm, chúng tôi sẽ tiếp tục thực nghiệm trên thực tế để đánh giá và xem xét các vấn đề có thể phát sinh cho các đáp viên Ngoài ra, chương này cũng trình bày về các phương pháp thu thập dữ liệu, quy trình nghiên cứu, và xây dựng thang đo Các phương pháp phân tích nhữ kiểm định độ tin cậy (Cronbach's Alpha), phân tích phương sai rút trích trung bình (AVE), hệ số tin cậy tổng hợp (CR), hệ số xác định R^2, và kiểm định mối quan hệ trong mô hình cấu trúc cũng được tóm tắt.

CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu:

4.1.1 Phân tích thống kê mô tả những biến số định tính mô tả đặc điểm đối tượng khảo sát

Phương pháp chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát google form từ các sinh viên trên địa bàn TP.HCM

Thu thập được 202 mẫu từ các sinh viên trên địa bàn TP.HCM Loại 1 mẫu do chỉ chọn một phương án, vậy số mẫu cuối cùng là 201,

Thông tin chung về mẫu được trình bày ở Bảng 4.1, cụ thể:

Về trường: có 49.75% học tại trường UEH , 8.95% hoc tai trường OU, 7.9ó% học tại trường UEL, còn lại là 33.34%

Về giới tính: có 47.7% là sinh viên nam, 52.24% là sinh viên nữ

Về học vấn: có 22.88% sinh viên năm 1, 54.73% sinh viên năm 2, 17.91% sinh viên năm 3, 4.48% sinh viên 4

Về ngành học: có 27.8ó% học ngành Quản trị kinh doanh, 10.45% học ngành Kế toán, 15.42% học ngành Kinh doanh quốc tế, còn lại 4ó.27%

STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

4 Ngành học Quản trị kinh doanh 56 27.86

Bang 4.1: Đặc tính mẫu nghiên cứu

Nguồn: tính toán của nhóm 4.1.2 Phân tích thống kê mô tả các biến số quan sát (các item)

4.1.2.1 Đối với các biến số thuộc thang đo “Su tu tin”

Có thể thấy rằng đa số các biến quan sát đạt lớn hơn được giá trị trung bình là 3.5, tuy nhiên biến quan sát SE3 chỉ đạt 3.458 Biến SE3 chứng tỏ rằng các đối tượng khảo sát còn rụt rè với việc thể hiện trước đám đông Tuy nhiên, nhìn chung sinh viên khá tự tin trong quá trình hoc tập, mang lại một kết quả tốt Tóm lại, sự tự tin có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên

Sự tự tin N Min Max | Mean | Std De

Sui | Tôi tự tìm giải pháp giải| 201 1 5 3.617 | 0.996 quyết các van dé tồn đọng thời gian dài

Su2 |Tôi tự tin thiết lập mục| 201 1 5 3.617 | 0.991 tiêu các công việc cho bản thân

Su3 |Tôi tự tin thuyết trình| 201 1 5 3.458 | 1.060 trước tất cả mọi người

Bảng 4.2: Thang đo sự tự tin

4.1.2.2 Đối với các biến số thuộc thang đo “Sự hy vọng”

Nhìn chung, tất cả các biến quan sát của biến sự hy vọng đều trên mức trung bình là 3.5 Biến HO2 đạt giá trị cao nhất là 3.781, giá trị này cho thấy nhiều sinh viên cảm thấy hy vọng về tương lai của họ, do đó có liên quan đến học tập Tuy nhiên, biến HO3 chỉ đạt giá trị là 3.617, thấp nhất trong 3 biến khảo sát sự hy vọng, nhưng nó vẫn thể hiện được sự hy vọng của sinh viên khi gặp khó khăn trong quá trình học tập.Phần lớn các item đạt được trên giá trị trung bình nhưng cũng chưa đạt tới giá trị 4 Qua khảo sát này, cho thấy sinh viên đa phần đều có sự hy vọng tốt về những kết quả trong tương lai

Sự hy vọng N Min Max | Mean | Std De

HO1 | Tôi thường theo đuổi mục| 201 1 5 3.672 | 0.876 tiêu của mình một cách hãng hái

HO2 |Tôi thường tìm ra nhiều | 201 1 5 3.781 | 0.904 cách để giải quyết vấn đề giúp đạt được mục tiêu của mình

HO3 |Tôi luôn cố gắng tìm cách| 201 1 5 3.617 | 1.031 để giảng viên thấy rằng tôi làm tốt công việc của mình

Bảng 4.3: Thang đo sự hy vọng

4.1.2.3 Đối với các biến số thuộc thang đo “Sự lạc quan”

Nhìn chung, tất cả các biến quan sát của biến sự lạc quan đều trên mức trung bình là 3.5 Biến OP1 đạt giá trị là 3.642, giá trị này cho thấy nhiều sinh viên cảm thấy lạc quan về tương lai của họ do nó có liên quan đến công việc Tuy biến OP2 chỉ đạt giá trị là 3.4ó3 nhưng nó cũng thể hiện được sự lạc quan của sinh viên khi gặp khó khăn trong quá trình học tập Qua đây, cho thấy đa số sinh viên đều cảm thấy lạc quan về những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống

Sự lạc quan N Min Max | Mean | Std De

OP1 | Tôi lạc quan về tương lai | 201 1 5 3.642 0.942Đối với các biến số thuộc thang đo “Tính thích nghỉ”

Nhìn chung, thang do của “tính thích nghỉ” đã đạt được các giá trị cao, và có 2 trên 3 giá trị cao hơn giá trị trung bình là 3.5, ngoại trừ biến AD2 Biến AD2 nói lên khi các đối tượng khảo sát gặp khó khăn, căng thẳng thì không mấy dễ dàng để có thể vượt qua điều đó Điều này giúp chúng ta dễ dàng đánh giá được hầu hết mọi người đều có thể dễ dàng thích nghi với môi trường mới, mang lại sự hiệu quả cho học tập và công việc Đây được coi là một dấu hiệu tích cực

Tính thích nghỉ N Min Max | Mean | Std De

AD1_ | Tôi có thể vượt qua những 201 1 5 3.622 0.955 thoi diém khé khan trong học tập bởi vì tôi đã có kinh nghiệm với những điều đó trước đây

AD2 | Nhìn chung, tôi có thể dễ | 201 1 5 3.303 | 1.098 dàng vượt qua những căng thẳng trong học tập

AD3_ | Tôi sẽ không do dự khi đưa 201 1 5 3.óó7 0.927 ra quyết định trong học tập Bảng 4.5: Thang do sự thích nghỉ

4.1.2.5 Đối với các biến số thuộc thang đo “Kết quả học tập”

Qua bảng kết quả có thể thấy tất cả cái biến điều có qía trị trên mức trung bình 3.5

Kết quả học tập N Min Max Mean | Std De

JP1 Tôi gặt hái được nhiều kiến | 201 1 5 3.856 | 1.005 thức từ các môn học

JP2 Tôi đã phát triển được 201 1 5 3.831 | 0.988 nhiều kỹ năng tử các môn học

JP3 Tôi có thể ứng dụng được 201 1 5 3.716 | 1.009 từ những kiến thức đã học được từ các môn học

Bảng 4.ó: Thang đo kết quả học tập

Kết quả đánh giá 1 Kiểm tra mô hình đo lường 1 Kiểm tra mô hình đo lường

4.2.1.1 Phân tích độ tin cậy thang đo - Cronbach's Alpha, Độ tin cậy tổng hợp (CR), Phuong sai rút trích trung bình (AVE)

Nhóm đánh giá độ tin cậy thang đo trên SmartPLS qua ba chỉ số chính là Cronbach's Alpha, Composite Reliability, AVE

Mức phù hợp của chỉ số CR (Henseler & Sarstedt, 2013) được xác định là 0.7 theo nhiều nghiên cứu Hair và đồng nghiệp (2010) cũng đồng tình với mức 0.7 như là ngưỡng đánh giá phù hợp trong hầu hết các tình huống Đối với chỉ số phương sai trung bình được trích AVE (Average Variance Extracted), Hock & Ringle (2010) mô tả rằng một thang đo được xem xét là hội tụ nếu giá trị AVE đạt từ 0.5 trở lên

Kết quả cho thấy các thang đo điều đạt được độ tin cậy tổng hợp CR lớn hơn 0,7 và phương sai trích AVE đều lớn 0,5

=> Vì vậy kết luận các biến quan sát trong mô hình đều đạt giá trị hội tụ

Cronbach's Alpha Composite Reliability Average variance

Bang 4.7: Dé tin cay thang do Cronbach’s Alpha, CR, AVE

Nguồn: Xuất từ phần mềm Smart PLS

CÁ +05Kiểm tra chỉ số HTMT

AD HO JP OP Su

Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra chỉ số HTMT cho mô hình đo lường

Nguồn: Xuất từ Smart PLSCác giá trị trong bảng 4.5 thể hiện giá trị HTMT cho thấy tất cả các khái niệm đều có chỉ số HTMIT nhỏ hơn 0.9 Điều này cho thấy các khái niệm này đều được chấp nhận và đạt giá trị phân biệt

4.2.2 Kiểm tra mô hình cấu trúc

Bảng 4.11: Thể hiện mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu

Nguồn: Xuất từ Smart PLS

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy R^2 là 0,ó88 và R^2 được hiệu chỉnh là 0,681, như được thể hiện trong Bảng 5 Điều này chỉ ra rằng mô hình giải thích được ó8,1% sự biến thiên của biến kết quả học tập thông qua cấu trúc ngoại sinh như sự tự tin, sự hy vọng, sự lạc quan và tính thích nghi Trong lĩnh vực hành vi khoa học, giá trị R^2 có thể được diễn giải như sau: 0,2ó cho ảnh hưởng lớn, 0,13 cho ảnh hưởng trung bình và 0,02 cho ảnh hưởng yếu (Giao & Vương, 2019) Với giá trị R^2 cho biến kết quả học tập vượt qua ngưỡng 0,2ó, mô hình nghiên cứu này đã chứng minh sự phù hợp của mô hình dữ liệu

AD HO JP OP Sụ

Bảng 4.12 : Thể hiện giá trị VIF của kết quả học tập

Nguồn: Xuất từ Smart PLS

Trong nghiên cứu cho kết quả hệ số VIF của các cấu trúc khái niệm có 2 biến nhỏ hơn 3 cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và có 2 biến lớn hơn 3 và nhỏ hơn 5 có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nhưng không quá nghiêm trọng, điều này không ảnh hưởng đến việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu và không hạn chế giá trị của R bình phương hay làm sai lệch/ đổi dấu các hệ số hồi quy

Kết quả phân tích PLS-SEM được trình bày trong Hình 3, báo cáo các hệ số đường dẫn chuẩn hóa và giá trị p tương ứng Các phát hiện chính bao gồm:

Hình 4.2: Mô hình cấu trúc PLS-SEM

Nguồn: Xuất từ Smart PLS

Giả thuyết Hệ số Độ lệch Giá trị t Sỉg Kết quả

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình

Nguồn: Xuất từ Smart PLS

Giải thích cho việc tìm kiếm kết quả của giả thuyết thông qua Bảng 4.12.Tất cả các giả thuyết H1, H2, H4 đều có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Biến cố sự tự tin có hệ số Sig < 0,05, cho thấy mối liên hệ có ý nghĩa và tác động tích cực đến kết quả học tập Sự tự tin giúp sinh viên tập trung vào mục tiêu học tập, giải quyết vấn đề và phát triển các kỹ năng cần thiết Những tác động tích cực này góp phần nâng cao kết quả học tập của những sinh viên có sự tự tin cao.

Hy vọng là một yếu tố quan trọng của vốn tâm lý học tập, có tác động tích cực đến kết quả học tập (sig < 0,05) Trong bảng 4.12, hệ số hồi quy của hy vọng đối với kết quả học tập là 0,301, đứng thứ hai trong số các yếu tố có ý nghĩa thống kê Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu, rằng những cá nhân có niềm hy vọng cao vào tương lai thường kiên trì vượt qua khó khăn hiện tại với kỳ vọng về một tương lai tốt đẹp hơn Do đó, kết quả học tập hiện tại của họ cũng được cải thiện.

Biến số sự lạc quan tác động đến kết quả học tập của sinh viên có sig>0.05, vì vậy chúng ta không đủ bằng chứng thống kê để kết luận rằng có mối quan hệ đáng chú ý 2 hai biến độc lập và biến phụ thuộc Vì vậy, chúng ta không thể kết luận rằng sự lạc quan có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên dựa trên dữ liệu thu thập trong nghiên cứu

Biến số này có hệ số sig < 0,05, cho thấy tính thích nghi có ý nghĩa và tác động tích cực đến kết quả học tập Người có tính thích nghi cao có khả năng thích ứng nhanh chóng với thay đổi, đối phó tốt với nghịch cảnh và linh hoạt điều chỉnh kế hoạch Nhờ đó, họ dễ dàng vượt qua những thử thách, biến động trong môi trường và đón nhận điều mới một cách thuận lợi Những đặc điểm này mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và tổ chức, khiến họ được giảng viên đánh giá cao, tin tưởng giao phó nhiệm vụ quan trọng Do đó, những người sở hữu tính thích nghi thường đạt được thành tích xuất sắc hơn trong học tập và công việc.

Chương 4 đã thực hiện các phần phân tích thống kê mô tả các biến số định tính và định lượng để từ đó đưa ra một số mô tả về đặc điểm của mẫu nghiên cứu cũng như là mô tả về các biến số quan sát trong mẫu nghiên cứu Sau đó tác giả thực hiện đánh giá mô hình đo lường thông qua kiểm định độ tin cậy và giá trị (bao gồm giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) của thang đo bằng cách sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, hệ số tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích trung bình (AVE), kiểm tra giá trị phân biệt (điều kiện Fornell-Larcker), khoảng tin cậy bên trong (HTMT) Tiếp theo, nghiên cứu cũng kiểm định sự đa cộng tuyến của thang đo thông qua hệ số VIF, Rˆ

CHUONG 5: KET LUAN VA HAM Y QUAN TRI 5.1 Kết luận

Nghiên cứu này nhằm mục đích định lượng và phân tích các nhân tố cấu thành vốn tâm lý tích cực và ảnh hưởng của chúng đối với kết quả học tập của sinh viên

Dựa trên khảo sát lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được phát triển và kiểm nghiệm trên một mẫu đối tượng nghiên cứu gồm 201 sinh viên đến từ các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu kết hợp thống kê mô tả, phân tích Cronbach's alpha, phân tích phương sai rút trích trung bình (AVE), phân tích hệ số tin cậy tổng hợp (CR), phân tích hệ số xác định R^2 (CD), và kiểm định mối quan hệ trong mô hình cấu trúc

Kết quả nghiên cứu mang lại những đóng góp quan trọng cho cả lĩnh vực quản lý và nghiên cứu học thuật Đầu tiên, nghiên cứu đã làm rõ mối liên hệ trực tiếp giữa các thành phần của vốn tâm lý tích cực (như sự tự tin, sự lạc quan, tính thích nghỉ, sự hy vọng) và kết quả học tập của sinh viên Điều này giữ vai trò quan trọng trong việc xác định ảnh hưởng của vốn tâm lý tích cực đến sự thành công học tập và sự phát triển sự nghiệp sau này của sinh viên

Thứ hai, nghiên cứu giới thiệu Thang đo vốn tâm lý tích cực và kết quả học tập góp phần mở rộng phạm vi ứng dụng của thang đo trong các nghiên cứu tương tự Đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp nền tảng lý thuyết cho các hoạt động nghiên cứu tâm lý giáo dục trong bối cảnh Việt Nam.

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu chứng minh tính đáng tin cậy của thang đo, đặt ra cơ sở cho việc áp dụng trong các nghiên cứu và thực tiễn quản lý, mang lại những hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của vốn tâm lý tích cực đối với kết quả học tập của sinh viên

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 4 khía cạnh của vốn tâm lý có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc gồm tính thích nghỉ, sự tự tin, sự hi vọng và sự lạc quan Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên, nghiên cứu đã đề xuất những hàm ý quản trị cho từng nhóm yếu tố cụ thể như sau:

TÀI LIỆU THAM KHẢOPHU LUC: BANG CAU HOI

Thân chào mọi người,Lời đầu tiên, mình xin cảm ơn mọi người vì đã dành thời gian quý báu để thực hiện khảo sát giúp nhóm chúng mình về đề tài nghiên cứu trong môn Hành vi tổ chức lần này.Chúng mình là nhóm sinh viên đến từ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Hiện này, chúng mình đang trong giai đoạn khảo sát đề tài nghiên cứu của nhóm trong môn "Hành vi tổ chức" về đề tài "Nghiên cứu sự ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả làm việc của sinh viên trên địa bàn TPHCM"

Sự thành công của bài nghiên cứu sẽ không thể đạt được nếu không có những liệu và thông tin cần thiết từ sự đánh giá khách quan nhất của mọi người Vì vậy, chúng mình rất biết ơn sự hỗ trợ từ mọi người và tin rằng những thông tin mà mọi người cung cấp sẽ góp phần quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về tác động của các yếu tố tâm lý đến hiệu suất học tập và làm việc của sinh viên

(Khảo sát này sẽ được bảo mật danh tính và những câu trả lời chỉ để phục vụ cho mục đích học tập)

PHAN 1: THONG TIN CHUNG 1 Bạn đang là sinh viên trường nào?

FTU UEL

Nam Nữ Bạn là sinh viên năm mấy?

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Bạn học ngành gì?

Quản trị kinh doanh Kinh doanh quốc tế Marketing

Oooo FP Oooo *©® Oo +P CRhCRhõTRh6EChn6rổrn

LI Tài chính Oh Khác

5 Bạn là người quan tâm đến kết quả làm việc, đặc biệt trong việc học tập?

PHẦN 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN

Phần đánh giá năng lực tâm lý giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về ảnh hưởng của tâm lý đến hiệu quả công việc Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách ứng phó với các trạng thái tâm lý khi giải quyết vấn đề Mọi người vui lòng chia sẻ ý kiến trong bảng câu hỏi bên dưới, đánh giá theo thang điểm 1-5.

1 Hoàn toàn không đồng ý 2 Không đồng ý

3 Bình thường 4 Đồng ý 5, Hoàn toàn đồng ý 1 Tính thích nghỉ

Mức độ đồng ý của bạn về tính thích nghỉ ảnh 1 2 3 4 5 hưởng đến kết quả học tập?

.| Tôi sẽ không do dự khi đưa ra quyết định trong O O O O O học tập

.| Tôi có thể dễ dàng vượt qua những căng thẳng O O O O O trong học tập

.| Tôi có thể vượt qua khó khăn trong học tập nhờ O O O O O những kinh nghiệm đã trải qua trước đây

2 Sự tự tin vào năng lực bản thân

Mức độ đồng ý của bạn về sự tự tin vào năng lực 1 2 3 4 5 bản thân ảnh hưởng đến kết quả học tập?

.| Tôi tự tìm giải pháp giải quyết các vấn đề tôn O O O O O đọng thời gian dài

.| Tôi tự tin thiết lập mục tiêu các công việc cho bản thân

.| Tôi tự tin thuyết trình trước tất cả mọi người

Mức độ đồng ý của bạn về sự hy vọng ảnh hưởng đến kết quả học tập?

.| Tôi thường theo đuổi mục tiêu của mình một cách hãng hái

.| Tôi thường tìm ra nhiều cách để giải quyết vấn đề giúp đạt mục tiêu của mình

.| Tôi luôn cố gắng tìm cách để giảng viên thấy rằng tôi làm tốt công việc của minh

Mức độ đồng ý của bạn về sự lạc quan ảnh hưởng đến kết quả học tập?

.| Tôi lạc quan về tương lai của mình vì nó liên quan đến việc học tập của tôi

.| Tôi luôn lạc quan khi gặp khó khăn trong quá trình học tập

.| Tôi luôn trông chờ điều tốt đẹp khi việc học tập không như mong đợi

Mức độ đồng ý của bạn về kết quả học tập?

.| Tôi gặt hái được nhiều kiến thức từ các môn học

.| Tôi đã phát triển được nhiều kỹ năng từ các môn

Ngày đăng: 30/08/2024, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w