TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ BÀ RỊA VŨNG TÀU - MITSUBISHI BÀ RỊA VŨNG TÀU
Tổng quan về Công ty Cổ phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu – Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu – Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
1.1.1 Giới thiệu về chung về công ty Công ty TNHH Ô Tô Mitsubishi Việt Nam
Thành lập năm 1994 như là nhà phân phối của Mitsubishi Motors – Công ty TNHH ô tô Mitsubishi Việt Nam là một trong những công ty liên doanh sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt nam Với tiêu chí cạnh tranh, sáng tạo và luôn hướng về khách hàng cùng những chiến lược đúng đắn, Mitsubishi tự hào được đánh giá là một công ty lắp ráp và phân phối ô tô có uy tín trên toàn Việt Nam hiện nay
Công ty sản xuất ô tô Mistsubishi (Nhật Bản)
Công ty thương mại Mitsubishi (Nhật Bản)
Công ty xuất nhập khẩu & hợp tác đầu tư giao thông vận tải (Việt Nam)
Công ty TNHH Ô Tô Mitsubishi Việt Nam có văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội:
- Văn phòng tại Tp Hồ Chí Minh
Tầng 6, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 3896 2181
- Văn phòng tại Tp.Hà Nội
Phòng 410, Tòa nhà V-Tower, 649 Kim Mã, Q Ba Đình, TP Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: (028) 3896 2181
Số fax: (028) 3896 1566 - 3896 8238 Đường dây nóng: 1800 1514
- Nhà máy sản xuất, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm của công ty được đặt tại:
Phường An Bình, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Điện thoại: (028) 3896 2181
- Sản phẩm của công ty Mitsubishi Motors
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Mitsubishi Motors
Mitsubishi Motors là hãng sản xuất ô tô thuộc tập đoàn công nghiệp lớn nhất Nhật Bản - Mitsubishi, được sáng lập bởi Yataro Iwasaki vào đầu thập niên 1870 với lĩnh vực ban đầu là đóng tàu Không lâu sau đó thì hãng này đã chuyển qua sản xuất xe ô tô và đã dành được nhiều thành công trên khắp thế giới Năm 1917, sản xuất chiếc xe chở khách đầu tiên Năm mươi năm sau, vào năm 1970, bộ phận ô tô được tách ra khỏi Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi
- Năm 1936: Bắt đầu công đoạn sản xuất PX-33, nguyên mẫu ô tô chở khách chạy dầu 4WD đầu tiên của Nhật Bản
- Năm 1946: Mitsubishi đã bắt đầu sản xuất Mizushima XTM1, loại tàu chở hàng ba bánh tải trọng 0,4 tấn Việc sản xuất vẫn tiếp tục cho đến năm 1962.Việc sản xuất Silver Pigeon C-10 bắt đầu, xe tay ga hai bánh đầu tiên của Nhật Bản
- Năm 1960: Mitsubishi 500 được ra mắt, chiếc xe du lịch bốn bánh nhỏ gọn đầu tiên
- Năm 1961: Ra mắt dòng xe Mitsubishi 360, một chiếc xe du lịch bốn bánh hạng nhẹ chạy bằng động cơ 359cc tiêu thụ nhiên liệu
- Năm 1970: Bắt đầu sản xuất Colt Galant GTO-MI, -MII và -MR Đây là chiếc xe đã gây ra sự kiện chấn động tại Triển lãm Ô tô Tokyo vào năm 1969 Tập đoàn Mitsubishi Motors được thành lập
- Năm 1978: Mitsubishi mở rộng dòng xe thương mại hạng nhẹ với việc sản xuất L200 (Forte) - xe tải 1 tấn
- Năm 1982: Ra mắt Mẫu xe Pajero, chiếc xe đa dụng 4WD trang bị động cơ diesel, tăng áp đầu tiên của Nhật Bản
- Năm 1983: Chariot chính thức ra mắt Đây là mẫu xe đa dụng cỡ trung mới của Mitsubishi Motors với 7 chỗ ngồi
- Năm 1990: Ra mắt 3000GT (GTO), siêu xe thể thao dẫn động 4 bánh được trang bị động cơ 3.0L V6 tăng áp kép Cùng thời điểm trên, Mitsubishi Motors ra mắt xe Sigma/Diamante Đây là sự gia nhập của Mitsubishi vào hạng xe saloon hạng trung Mẫu xe có Hệ thống kiểm soát lực kéo do Mitsubishi phát triển, lần đầu tiên của công nghệ này trên thế giới Mẫu xe này đã giành giải Xe của năm 1990-1991 tại Nhật Bản
- Năm 1992: Ra mắt FTO, một chiếc xe thể thao mới trang bị hộp số tự động INVECS-II & Chế độ thể thao với động cơ V6 1.8L/2.0L Mẫu xe giành giải Xe của năm 1996-1997 tại Nhật Bản
- Năm 2005: Ra mắt Outlander, mẫu xe SUV cỡ trung với động cơ V6 MIVEC và hộp số CVT 6 cấp INVECS-III cùng chế độ thể thao
- Năm 2006: Ra mắt mẫu xe bán tải L200 (Triton/Strada) mới Một mẫu xe chiến lược toàn cầu được sản xuất tại Thái Lan Ra mắt một mẫu xe nhỏ với thiết kế
7 hoàn toàn mới, đã giành được một số giải thưởng, bao gồm Giải thưởng lớn về thiết kế tốt của Nhật Bản 2006-2007
- Năm 2009-2010: Ra mắt i-MiEV, chiếc xe thuần điện thế hệ mới được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới Nó đã giành được giải thưởng Thành tựu đặc biệt “Công nghệ tiên tiến nhất” của Nhật Bản năm 2009-2010 Ra mắt ASX (còn gọi là Outlander Sport/RVR)
- Năm 2012: Bắt đầu sản xuất Mirage (Space Star) ở Thái Lan, được thiết kế để trở thành một chiếc xe cỡ nhỏ toàn cầu Xe đua chạy thuần điện i-MiEV Evolution giành vị trí thứ 2 tại Cuộc thi leo đồi quốc tế Pikes Peak 2012 ở Hoa Kỳ Bên cạnh đó, công ty cũng cho ra mắt Outlander mới, một mẫu xe SUV cỡ trung phản ánh mọi khía cạnh của kiến thức và công nghệ chế tạo ô tô của Mitsubishi
- Năm 2015: Mitsubishi Motors thử nghiệm các công nghệ EV và Twin-Motor 4WD trong Baja Portalegre 500, một cuộc đua xuyên quốc gia ở Bồ Đào Nha Đội đặt thời gian nhanh nhất trong ba trong số năm phân đoạn, tất cả đều sử dụng OUTLANDER PHEV
- Năm 2017: Ra mắt mẫu xe Eclipse Cross Đó là một mẫu xe coupe SUV nhỏ gọn hoàn toàn mới, và gia nhập dòng sản phẩm crossover SUV toàn cầu của Mitsubishi Motors Mitsubishi Motors kỷ niệm 100 năm thành lập Trong suốt thời gian đó, Mitsubishi Motors đã đóng góp cho ngành công nghiệp ô tô toàn cầu bằng cách phát triển các công nghệ mới và xử lý các lĩnh vực mới
Năm 2019 đánh dấu cột mốc 25 năm Mitsubishi Motors có mặt tại Việt Nam Để bày tỏ lòng tri ân đến khách hàng, Mitsubishi Motors Vietnam đã cho ra mắt 3 phiên bản xe đặc biệt gồm Xpander, Outlander và Pajero Sport Đây là một sự kiện lớn để tri ân những khách hàng đã luôn ủng hộ và tin tưởng vào chất lượng xe của Mitsubishi Motors.
- Năm 2022: Mitsubishi Xpander được vinh danh ở hạng mục “Mẫu xe MPV của năm 2022” lần thứ hai liên tiếp, tại lễ trao giải Car Awards 2022 do Báo điện tử VnExpress tổ chức
- Năm 2023: Mitsubishi Motors Việt Nam chính thức giới thiệu phiên bản
Mitsubishi Xpander Cross 2023 mới: “TỰ TIN VỮNG LÁI – THOẢI MÁI PHIÊU LƯU” với nhiều nâng cấp cải tiến vượt trội về ngoại thất, nội thất đáp ứng toàn diện những tiêu chí về một mẫu xe lý tưởng dành cho gia đình Bên cạnh đó, Mitsubishi Motors hứa hẹn sẽ đem đến cho khách hàng mẫu xe mới trong năm 2024 với nhiều tính năng vượt trội, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng
1.1.3 Các chi nhánh của Mitsubishi Motors
Mitsubishi chính thức gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1994 và đã xây dựng hệ thống đại lý rộng khắp cả nước, trải dài từ Bắc vào Nam Sau 25 năm hoạt động, Mitsubishi hiện sở hữu 57 đại lý trên toàn quốc, bao gồm 20 đại lý ở miền Bắc, 17 đại lý ở miền Trung và 20 đại lý ở miền Nam Nhờ vậy, việc bảo dưỡng và bảo trì xe của khách hàng trở nên thuận tiện hơn nhiều so với thời gian đầu.
Tổng quan về công ty Cổ Phần Ô Tô Bà Rịa Vũng Tàu - Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
1.2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu - Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
Công ty Cổ Phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu (tên giao dịch Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu) thành viên thuộc hệ thống Savico – Nhà phân phối và cung cấp dịch vụ ô tô số một tại Việt Nam với 84 điểm kinh doanh ô tô trên toàn quốc, chính thức đưa vào hoạt động Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu, đây là nhà phân phối ủy quyền 3S của
15 Mitsubishi Motors Việt Nam lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ và có quy mô lớn nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Công ty Cổ Phần Ô Tô Bà Rịa Vũng Tàu với tên chính thức là Công ty Cổ Phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu
Mã số thuế: 3502458462 Đại diện pháp luật: ông Võ Minh Lực
Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là “Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác”, do Cục Thuế Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý
Thông tin chi tiết của Công ty Cổ Phần Ô Tô Bà Rịa Vũng Tàu – Mitsubishi
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ BÀ RỊA VŨNG TÀU
Tên giao dịch BA RIA VUNG TAU AUTO
Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Địa chỉ: Số 274, Quốc lộ 51, Khu phố Hải Dinh, Phường Kim Dinh, Thành phố Bà Rịa, Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày bắt đầu hoạt động: 16/07/2021
Tầng trệt có tổng diện tích xây dựng 2,369m 2 bao gồm khu vực showroom trưng bày xe mới, văn phòng làm việc, khu phòng chức năng gồm khu tiếp nhận và đàm phán khách hàng, khu vui chơi trẻ em Riêng khu nhà xưởng được đầu tư với tổng quy mô 2 tầng có tổng diện tích sàn là 3.188m 2 bao gồm khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu, khu vực sửa chữa đồng sơn và khu vực văn phòng đảm bảo lượng tiếp nhận dịch vụ trên 100 lượt xe trong một ngày Đặc biệt, Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu sở hữu khu vực sảnh trước có diện tích cực lớn, lên đến 2,500m 2 đảm bảo sự thuận tiện cho nhiều khách hàng đậu xe và không gian di chuyển thoải mái, linh động
16 Bên cạnh đó, nhà phân phối còn xây dựng phòng đào tạo, phòng nghỉ của nhân viên với diện tích hơn 150m 2 nhằm đảm bảo cho hoạt động đào tạo của nhà phân phối và đảm bảo cho nhân viên có nơi nghĩ ngơi thuận lợi mang lại hiệu quả công việc cao
1.2.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ Phần Ô Tô Bà Rịa Vũng Tàu
Hiện tại Công ty Cổ Phần Ô Tô Bà Rịa Vũng Tàu đã đi vào hoạt động được 2 năm Số lượng nhân sự hiện tại là 88 người đã bao gồm bộ phận lãnh đạo công ty Ban điều hành có 3 người và số lượng nhân viên còn lại chia thành 5 phòng ban Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng biệt và cụ thể Phòng kế toán có 4 nhân viên; phòng hành chính – nhân sự 7 nhân viên; phòng Marketing 4 nhân viên, PKD 43 nhân viên và phòng dịch vụ 27 nhân viên
1.2.2.1 Sơ độ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
(Nguồn: Công ty Cổ phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu) 1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
Ban điều hành bao gồm: Tổng giám đốc, Trợ lý tổng giám đốc, giám đốc điều hành Ban điều hành có nhiệm vụ phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp Họ là những là người chịu trách nhiệm các quyết định chiến lược để đạt kết quả kinh doanh và tăng trưởng
Phòng kế toán bao gồm: Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán bán hàng,
Kế toán thanh toán Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng kế toán chính là quản lý các khoản thu chi Tính toán tiền thưởng, phúc lợi và hoa
17 hồng của nhân viên một cách chính xác Cung cấp các báo cáo tài chính Họ có nhiệm vụ chuẩn bị các báo cáo và báo cáo tài chính chính xác Các công ty phụ thuộc vào các báo cáo tài chính này để đưa ra quyết định, dự báo và chuẩn bị ngân sách tốt hơn
Phòng hành chính - nhân sự bao gồm: chuyên viên hành chính - nhân sự, tạp vụ, bảo vệ, lễ tân,… nhiệm vụ của phòng hành chính – nhân sự chủ yếu chịu trách nhiệm quản lý nhân viên và các bộ phận khác trong doanh nghiệp
Phòng Marketing bao gồm: Trưởng phòng và chuyên viên Marketing Họ có nhiệm vụ xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu, nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing, tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược Marketing, sản phẩm và khách hàng, thiết lập mối quan hệ với truyền thông, điều hành công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận
PKD bao gồm: GĐKD, Trưởng PKD, tư vấn bán hàng, CSKH, Sale Admin,… họ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm và nghiên cứu khách hàng, xử lý, giám sát và báo cáo các vấn đề kinh doanh, xây dựng mối quan hệ khách hàng,…
Phòng dịch vụ bao gồm: PGĐ Điều Hành, nhân viên dịch vụ, KTV bảo dưỡng,… Kiểm tra giải quyết các vấn đề chưa hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ sửa chữa xe; Quản lý, giám sát việc đặt phụ tùng đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng; Kiểm soát việc tồn kho phụ tùng để đạt hiệu quả cao nhất; Lập kế hoạch, đề xuất, thực hiện các phương án đào tạo chuyên môn cho nhân sự dịch vụ, thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng xe cho khách hàng,…
Chương 1 cung cấp cái nhìn toàn diện về Công ty Cổ phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu - Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu Chương trình phân tích sơ đồ tổ chức, quá trình thành lập công ty và khẩu hiệu định hướng chiến lược Tổng hợp những thông tin này giúp người đọc có cái nhìn bao quát về công ty, tạo điều kiện cho việc nắm bắt các thông tin trong các chương tiếp theo.
18 dàng hơn trong quá trình phân tích nghiên cứu các vấn đề, các nội dung liên quan đến đề tài của báo cáo
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX
Khái niệm chiến lược Marketing - mix
Marketing hỗn hợp (Marketing - mix) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường Nếu sự phối hợp hoạt động những thành phần Marketing được nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình huống của thị trường đang diễn biến thì công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế sự xuất hiện những khả năng rủi ro và do đó mục tiêu sẽ đạt được là lợi nhuận tối đa Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều hành phối hợp các thành phần Marketing trong một chiến lược chung đảm bảo thế chủ động với mọi tình huống diễn biến phức tạp của thị trường.
Tầm quan trọng của chiến lược Marketing - mix
2.1.2.1 Tăng nhận thức, uy tín về thương hiệu
Nhận thức về thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua của khách hàng Quá trình thực hiện các chiến dịch Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được cả khách hàng cũ và tệp khách hàng mới Nhờ đó tăng nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng, cho phép họ dễ dàng nhận biết về sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp Để nâng cao nhận thức về thương hiệu, trước tiên doanh nghiệp nên thiết lập giọng điệu và cá tính của thương hiệu, sau đó kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn ở nơi họ dành thời gian, chẳng hạn như trên phương tiện truyền thông xã hội Các cách để nâng cao nhận thức bao gồm:
- Chia sẻ các bài viết thú vị về công ty hoặc ngành của bạn
- Tạo các cuộc thăm dò để tương tác với khán giả của bạn
- Đăng trên phương tiện truyền thông xã hội về các giá trị và văn hóa của công ty
- Chia sẻ tài liệu miễn phí như video, hướng dẫn, sách điện tử và mẫu
- Tài trợ hoặc tham gia các sự kiện mà khán giả của bạn tham dự
- Tổ chức các cuộc thi
2.1.2.2 Cân bằng ngân sách cho doanh nghiệp
Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, các sàn thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp tận dụng tối đa Chính vì vậy mà họ phải chi thêm nhiều chi phí cho việc quảng cáo trên các nền tảng này
Việc áp dụng một chiến lược Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát được ngân sách, cắt giảm những kênh không hiệu quả, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp lớn
2.1.2.3 Tăng cường sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp
Việc tương tác với khách hàng không nên kết thúc sau khi bán hàng một lần, mà nó phải là mối quan hệ lâu dài giữa công ty và khách hàng Sự tương tác của khách hàng là thước đo cho một chiến lược Marketing thành công Doanh nghiệp phải làm cách nào để có thể thu hút, giữ chân khách hàng, có được thông tin cá nhân cần thiết như Email, số điện thoại trước khi họ thoát ra khỏi một website hay mạng xã hội nào đó của doanh nghiệp
Chiến lược Marketing có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tương tác của khách hàng với doanh nghiệp Bằng các hoạt động marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin của khách hàng, tạo ấn tượng tốt đẹp và khiến họ trở thành những khách hàng trung thành gắn bó lâu dài Một chiến dịch marketing thành công sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy doanh số và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
2.1.2.4 Nâng cao hình ảnh thương hiệu
Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng Khi doanh nghiệp xây dựng một chiến lược Marketing tốt và một tầm nhìn chiến lược bao quát, doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển bền vững Đồng thời, chiến lược Marketing đó khi được triển khai đúng hướng cũng sẽ giúp thương hiệu lan tỏa tốt hơn, được nhiều người tiêu dùng biết tới Để nâng cao hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp cần có một số chiến lược cụ thể như sau:
2.1.2.5 Tăng giá trị khách hàng
Giá trị khách hàng là những gì khách hàng của bạn tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có giá trị đối với họ, so với đối thủ cạnh tranh của bạn Nếu họ tin rằng công ty của bạn cung cấp cho họ một dịch vụ có giá trị, họ có nhiều khả năng trở thành khách hàng quay lại và giới thiệu thương hiệu cho những người khác Bạn có thể tăng giá trị của khách hàng không chỉ bằng cách cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm chất lượng cao và có giá cả cạnh tranh mà còn bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt, bản tin hữu ích và tài liệu giáo dục cũng như giảm giá cho các sản phẩm mới Để đo lường sự gia tăng giá trị của khách hàng, hãy theo dõi thói quen và số liệu của khách hàng như tần suất mua hàng và lượt giới thiệu Xác định nội dung hoặc chương trình khuyến mãi mang lại nhiều doanh số nhất để xác định những nội dung hoặc chương trình khuyến mãi nào mà khách hàng của bạn đánh giá cao nhất
Những mục tiêu của chiến lược Marketing - mix của doanh nghiệp
2.2.1 Mục tiêu về khả năng sinh lợi
Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là cái đích cuối cùng của nhiều doanh nghiệp muốn đạt được Lợi nhuận giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí, cải thiện đời sống công nhân viên, hơn nữa lợi nhuận giúp doanh nghiệp tái sản xuất, mở rộng quy mô đồng thời làm tốt nghĩa vụ nộp thuế và các khoản tài chính khác đối với nhà nước Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích ứng và phải nỗ lực không ngừng đổi mới kỹ thuật công nghệ, phải cải tiến và đổi mới công tác quản lý sản xuất kinh doanh cho phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường
2.2.2 Mục tiêu tạo thế và lực trong kinh doanh
Tạo thế và lực mở rộng thị phần nhằm tìm kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, sản phẩm bán ra được nhiều hơn, số đoạn thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh và có khả năng đáp ứng thoả mãn được nhu cầu lớn hơn Từ đó doanh nghiệp sẽ tích tụ và tập trung vốn nhanh hơn, góp phần tạo ra thế và lực mới cho doanh nghiệp
2.2.3 Phải đảm bảo an toàn trong kinh doanh
Có an toàn mới có thành công- đó là mối quan tâm hàng dầu đối với các doanh nghiệp Tuy nhiên trong kinh tế thị trường thì rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi, mặc dù doanh nghiệp đã cân nhắc tính toán hết sức kĩ lưỡng đối với các chiến lược, chiến thuật kinh doanh Vì vậy doanh nghiệp đề ra các biện pháp đề phòng và khắc phục hạn chế rủi ro xảy ra
Trong kinh doanh nhà quản trị phải đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, nhưng cũng phải dám mạo hiểm Nhà quản trị phải biết chớp lấy thời cơ, phải quả cảm và có đầu óc nhạy bén trước mọi vấn đề để có thể lãnh đạo doanh nghiệp thành công
2.2.4 Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động
Là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý các thành viên trong doanh nghiệp nhà quản trị không chỉ nghĩ lợi ích của bản thân mà còn phải nghĩ đến mọi thành viên trong doanh nghiệp Cần trả lương cho công nhân viên tương xứng với đón góp của họ cho doanh nghiệp Hơn nữa nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm khuyến khích công nhân viên làm việc và động viên họ, tạo ra bầu không khí thân thiện trong doanh nghiệp
2.2.5 Phải bảo vệ môi trường sinh thái
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng do chất thải độc hại và bụi phát sinh từ các nhà máy Đây là mối nguy hại không chỉ đối với môi trường mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người Do đó, doanh nghiệp cần chủ động quan tâm và xử lý ô nhiễm để bảo vệ môi trường và cũng là bảo vệ sự tồn tại của chính mình.
Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động đến chiến lược Marketing - mix
2.3.1 Môi trường kinh doanh vĩ mô
Yếu tố dân số đóng vai trò nền tảng trong nghiên cứu thị trường Các nhà tiếp thị cần phân tích phân bố dân số theo khu vực địa lý và mật độ, bao gồm xu hướng di cư ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu Độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh tử, chủng tộc và tôn giáo cũng ảnh hưởng đến nhu cầu và hành vi của khách hàng, đòi hỏi sự chú ý của các nhà tiếp thị.
Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học có tác động đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, do tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm thay đổi hành vi của người mua như: sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi về đặc điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về địa lý,…
Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng và cách thức tiêu dùng Thị trường cần có sức mua cũng như người mua Tổng sức mua tuỳ thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín dụng Những người làm Marketing cần phải lưu ý các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các động thái thay đổi tiêu dùng của khách hàng Các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như thu nhập, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chỉ tiêu, tiền tiết kiệm, hay vay mượn có một tác động rất lớn trên thị trường Các doanh nghiệp có các sản phẩm giá trị lớn hoặc mức sinh lời cao cần nghiên cứu kỹ lưỡng những xu hướng biến động của môi trường kinh tế đề chủ động có những điều chỉnh thích ứng Trong trường hợp nền kinh tế gặp khủng hoảng, các nhà quản trị Marketing cần tiền hành các bước cần thiết để thay thế sản phẩm, giảm chi phí và vượt qua những trở ngại
Môi trường tự nhiên bao gồm môi trường sinh thái, thời tiết, khí hậu, tài nguyên, năng lượng Các nhà quản trị Marketing cần xem xét các cơ hội và đe doạ có liên quan đến các xu hướng chính trong sự biến đổi của môi trường tự nhiên: sự khan kiếm các nguồn nguyên liệu, mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, chi phí năng lượng ngày càng gia tăng, sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên
Về mặt Marketing, những thách thức nêu trên đòi hỏi các nhà quản trị Marketing phải tư duy đổi mới, tìm ra những định hướng phù hợp cho hoạt động Marketing của mình.
Môi trường công nghệ tác động đến quản trị Marketing thông qua việc tạo ra cơ hội hoặc thách thức cho các doanh nghiệp Các tác động này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của hoạt động marketing, bao gồm đổi mới sản phẩm, thay thế sản phẩm, chu kỳ sống sản phẩm và chi phí sản xuất Do đó, người làm marketing cần nắm rõ những thay đổi trong môi trường công nghệ để điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp, tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro.
Trong bối cảnh phát triển công nghệ, để khuyến khích nghiên cứu định hướng thị trường hơn, 25 cần phối hợp với các chuyên gia nghiên cứu và phát triển để theo dõi sát sao các cải tiến công nghệ Cần lưu ý cảnh báo về những đổi mới có thể gây hại đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
2.3.1.5 Môi trường chính trị - pháp luật
Các quyết định Marketing chịu tác động mạnh mẽ của những biến đổi trong môi trường chính trị và pháp luật Môi trường này được tạo ra từ hệ thống luật pháp, các tổ chức chính quyền và gây ảnh hưởng cũng như ràng buộc các hành vi của tổ chức lẫn cá nhân trong xã hội Khi phân tích môi trường chính trị nhà quản trị Marketing cần quan tâm đến hệ thống pháp luật tác động đến doanh nghiệp ngày càng gia tăng, sự phát triển của các nhóm bảo vệ lợi ích cộng đồng vì sự ổn định chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp
2.3.1.6 Môi trường văn hoá- xã hội
Con người lớn lên trong một xã hội cụ thể và chính xã hội đó đã trau dồi những quan điểm cơ bản của họ tạo nên những giá trị và chuẩn mực đạo đức Việc thông qua những quyết định Marketing có thể chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm sau đây của nếp sống văn hoá: sự trung thành sắt son với những giá trị văn hoá truyền thống cơ bản, những nhánh văn hoá trong khuôn khổ một nền văn hoá thống nhất, những thay đồi tạm thời của những giá trị văn hoá thứ phát Những giá trị văn hoá cơ bản của xã hội được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác, đối với các thể chế tồn tại trong xã hội, đối với toàn xã hội, tự nhiên và giá trị
Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh Họ tạo ra nhu cầu và dẫn đến doanh số bán hàng, đồng thời có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và thành công của một doanh nghiệp Do đó, việc hiểu khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ là điều cần thiết cho sự phát triển lâu dài của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Do sức ép cạnh tranh khốc liệt, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn thay thế cho cùng một sản phẩm Khi khách hàng tẩy chay, 26 công ty đã phải nộp đơn phá sản, cho thấy sức mạnh của người tiêu dùng trong việc định hình thị trường.
Doanh nghiệp có thể hoạt động trong năm thị trường khách hàng:
- Thị trường người tiêu dùng: mua sản phẩm để sử dụng cho mục đích cá nhân và gia đình
- Thị trường nhà sản xuất: bao gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cho công việc sản xuất để kiếm lời, hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác
- Thị trường buôn bán trung gian: là các tổ chức và cá nhân mua hàng hóa và dịch vụ cho mục đích bán lại và kiếm lời
- Thị trường các cơ quan nhà nước: mua hàng hóa và dịch vụ cho mục đích sử dụng trong lĩnh vực quản lý và hoạt động công cộng hoặc để chuyển giao đến các tổ chức, cá nhân khác đang có nhu cầu sử dụng
- Thị trường quốc tế: khách hàng nước ngoài bao gồm người tiêu dùng, người sản xuất, người trung gian và chính phủ ở các quóc gia khác
Nhìn chung mọi công ty đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nhau Đối thủ cạnh tranh nằm ở nhiều dạng khác nhau, hiện hữu và tiềm ẩn, trực tiếp và gián tiếp Tuỳ theo mức độ thay thế của sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh có thể chia làm bốn dạng:
Công chúng là tập hợp những cá nhân hoặc nhóm có mối quan tâm hoặc tiềm năng quan tâm đến doanh nghiệp, có thể tác động đến khả năng thành công của doanh nghiệp Giống như thị trường tiêu dùng, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch Marketing riêng cho từng nhóm công chúng Một doanh nghiệp thường sẽ có các nhóm công chúng chính sau:
Nội dung của chiến lược Marketing - mix
(Nguồn: Bài giảng Marketing - mix) 2.4.1 Chiến lược sản phẩm
2.4.1.1 Khái niệm về chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là kế hoạch chi tiết để thiết lập, phát triển, quảng bá và tiếp thị một sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh Chiến lược sản phẩm có vai trò rất lớn nó là nền tảng của chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm là một vũ khí sắc bén trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường Chất lượng sản phẩm tốt có ý nghĩa quyết định đến danh tiếng, uy tín, hình tượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chiếm lĩnh thị trường tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Chỉ khi nào doanh nghiệp có chiến lược sản phẩm tốt, đúng phù hợp
30 với khả năng của doanh nghiệp thì mới có phương hướng, có điều kiện để đầu tư nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và còn giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược chung Marketing
Từ sự nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp có thể cho ra đời những sản phẩm mới Sản phẩm mới được phát triển để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng, để bắt kịp với những kỹ thuật công nghệ mới để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong thương trường khốc liệt Sản phẩm mới thành công thì lợi nhuận sẽ cao nhưng ngược lại rủi ro cũng nhiều
Vì vậy nhà quản trị phải có trí tuệ nhạy bén để ra quyết định một cách kịp thời và chính xác Đối với sản phẩm đã có mặt trên thị trường doanh nghiệp cần tìm cách cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hay rút lui sản phẩm đó thay thế bằng sản phẩm mới Doanh nghiệp phải lựa chọn chiến thuật phù hợp nhất trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
Khi sản phẩm có những thay đổi nhằm tăng lợi ích của sản phẩm đối với người tiêu dùng, có nghĩa là sản phẩm muốn duy trì hình ảnh trong tâm trí người mua Sản phẩm có các đặc điểm quan trọng sau: chất lượng, nhãn hiệu, bao bì
“Chất lượng là số một” Câu nói đó luôn đúng Bởi chất lượng chính là cái cốt lõi của sản phẩm, là nguồn cội của sức cạnh tranh Chất lượng tốt có ý nghĩa quyết định đến danh tiếng, uy tín, hình tượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chiếm lĩnh thị trường tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Muốn phát triển ổn định và vững chắc trên thị trường trước tiên doanh nghiệp phải tạo dựng cho mình một quan niệm về chất lượng tiêu chuẩn, phát huy ưu thế của doanh nghiệp, sản xuất hàng hoá tỉ mỉ chất lượng cao, tính năng tốt có như vậy mới tạo được chỗ đứng trên thị trường Chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, khi sản phẩm tốt thực sự khách hàng sẽ thường xuyên mua sản phẩm của doanh nghiệp và còn giới thiệu sản
31 phẩm đó cho những người thân quen từ đó sản phẩm bán ra được nhiều lợi nhuận thu được sẽ cao lên
Giá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp và cần phải được quản trị một cách thông minh Có ba chiến thuật chính mà các doanh nghiệp lớn hay sử dụng đối với sản phẩm mới là: Giá thâm nhập thị trường, giá ngang bằng với đối thủ cạnh tranh và giá hớt váng
Một doanh nghiệp muốn nhanh chóng thâm nhập thị trường và mở rộng thị phần thường dùng chiến thuật định giá thấp Với giá thấp sản phẩm sẽ được nổi bật và tạo ra một lợi thế cạnh tranh trên thị trường Khi đã thiết lập được vị trí của mình trên thị trường, thì doanh nghiệp có thể tăng giá lên ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn với đối thủ cạnh tranh
Chiến lược giảm giá để hớt váng chỉ thích hợp áp dụng khi sản phẩm mang tính đặc thù, khó bắt chước trong thời gian ngắn bởi các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược xúc tiên liên quan trực tiếp đến việc lan truyền, quảng cáo các thông tin về sản phẩm hay thương hiệu để nâng cao độ tin cậy, tính thuyết phục đến các nhóm khách hàng mục tiêu Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, doanh nghiệp phải tìm cách để quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp và có những chiến lược khuyến mãi nhằm thu hút, kích thích người tiêu dùng
Chiến lược xúc tiến bao gồm bốn công cụ chính là: Quảng cáo, bán hàng, kích thích tiêu thụ, và cổ động bán hàng Ngày nay trên mọi phương tiện thông tin đại chúng hay ở những cửa hàng, đường đi đều có những thông điệp để quảng cáo truyền tin về sản phẩm, dịch vụ nào đó với khách hàng Có rất nhiều hình thức quảng cáo có thể trên báo chí, các phương tiện truyền thanh, truyền hình, áp phích, phim ảnh quảng cáo… Quảng cáo chính là việc sử dụng không gian và thời gian qua các thông tin đại
32 chúng để truyền tin về một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó với khách hàng Doanh nghiệp tạo ra những thông điệp ngắn gọn xúc tích để gây ấn tượng đối với người tiêu dùng Quảng cáo sẽ gây dựng uy tín và sự hiểu biết của khách hàng với doanh nghiệp, và uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao và mở rộng
Cùng với việc quảng cáo doanh nghiệp phải lựa chọn địa điểm để xây dựng cửa hàng, cửa hiệu… địa điểm đó phải phù hợp với đặc trưng, đặc điểm, tính chất công việc Sau đó phải lựa chọn người bán hàng để phục vụ khách hàng tốt nhất Người bán hàng có trách nhiệm thu thập thông tin, bán hàng, giới thiệu và hưóng dẫn sử dụng sản phẩm với khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng và có dịch vụ sau bán hàng… Người bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chính vì vậy họ phải là người nhiệt tình, cởi mở, thân thiện, có duyên và có trình độ bán hàng Doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến người bán hàng, phải trả lương xứng đáng với công việc của họ đã làm, có khen thưởng khuyến khích họ làm việc nhiệt tình vì doanh nghiệp
Doanh nghiệp không chỉ quảng cáo sản phẩm mà còn phải kích thích tiêu thụ sản phẩm tới ngưòi tiêu dùng Doanh nghiệp đưa ra các mẫu chào hàng, phiếu giảm giá, tặng quà, chiết khấu thương mại, dùng thử miễn phí, dịch vụ sau bán hàng chăm sóc khách hàng, tài trợ cho các hôi nghị khách hàng hội chợ triển lãm, thi đấu thể thao… tạo quan hệ thân thiện với các cán bộ địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia, giới báo chí… nhằm tăng sản phẩm bán ra, lợi nhuận cũng tăng lên
Kết hợp với hình thức cổ động bán hàng sẽ kích thích tiêu thụ hàng hoá nhanh chóng Cổ động bán hàng là đưa ra các hình thức để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng, đẩy sản phẩm về phía khách hàng, mua sản phẩm mới tặng quà, chiết khấu… làm cho người tiêu dùng hưng phấn hài lòng mua hàng
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX TẠI CÔNG
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ Phần Ô Tô Bà Rịa Vũng Tàu – Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu trong quý 3/2023
(Nguồn: Công ty Cổ phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu)
Biểu đồ 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Quý 3/2023 của PKD
Với kế hoạch mà PKD đã đề ra trước đó là số HĐ phải xuất trong tháng là 223
HĐ, trung bình mỗi Team phải xuất được 50-60 HĐ trong 1 quý
Team Cá Heo với chỉ tiêu XHĐ là 50 xe và đã thực hiện XHĐ 30 xe Tức còn thiếu 20 xe so với chỉ tiêu XHĐ của Team Hoàn thành 60% so với kế hoạch đặt ra của Team và 13% so với kế hoạch của PKD là 30/223 xe
Team Cá Mập với chỉ tiêu XHĐ là 55 xe và đã thực hiện XHĐ 40 xe Tức còn thiếu 15 xe so với chỉ tiêu XHĐ của Team Hoàn thành 73% so với kế hoạch đặt ra của Team và 18% so với kế hoạch của PKD là 40/223 xe
Team cá heo Team cá mập Team voi biển Team sư tử biển
Phòng kinh doanhChỉ tiêu XHĐ quý 3/2023 Thực hiện XHĐ quý 3/2023 Tỷ lệ %
Đội Voi Biển đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch xuất hành đường vượt định mức đến 2 xe Với chỉ tiêu kế hoạch là 56 xe, đội đã thực hiện xuất hành được 58 xe, đạt 104% so với kế hoạch đề ra của đội và đạt 26% so với kế hoạch 58/223 xe của PKD.
Team Sư Tử Biển với chỉ tiêu XHĐ là 62 xe và đã thực hiện XHĐ 46 xe Tức còn thiếu 16 xe so với chỉ tiêu XHĐ của Team Hoàn thành 74% so với kế hoạch đặt ra của Team và 21% so với kế hoạch của PKD là 46/223 xe
Qua Biểu đồ 3.1 thể hiện tình hình kết quả hoạt động kinh doanh quý 3/2023 của Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu cụ thể là qua mỗi Team Chúng ta có thể thấy rõ được sự chênh lệch của mỗi Team Team Voi Biển đạt được hơn 4% so với chỉ tiêu đã đề ra trước đó Bên cạnh đó, Team Cá Heo có hoạt động yếu nhất, thiếu chỉ tiêu những 40% Nhìn chung doanh thu của quý 3/2023 chưa đạt so với kế hoạch đã đề ra trước đó của PKD Cả 4 Team đạt thực hiện XHĐ trong quý 3/2023 là 174 HĐ hoàn thành 78%, còn thiếu 22% so với kế hoạch đã đề ra trước đó là 223 HĐ
(Nguồn: PKD Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu)
Biểu đồ 3.2 Phân loại các theo dòng xe
Xpander Attrage Outlander Triton Pajero
(Nguồn: PKD Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu)
Biểu đồ 3.3 Kết quả ký mới theo dòng xe PKD Quý 3/2023
Qua Biểu đồ 3.2 và 3.3 có thể thấy rằng Xpander là dòng xe bán chạy nhất trong quý 3/3023 với số lượng bán ra là 139 xe (Xpander là dòng xe bao gồm Xpander Pre, Xpander Cross Xpander Eco, Xpander MT…) Trong đó, Xpander Pre là 65 xe, Xpander Cross là 55 xe, Xpander Eco 14 xe và Xpander MT là 5 xe Thứ 2 là Attrage bán được 28 xe, đạt 15% trên tổng số Outlander 10 xe và Triton 8 xe đạt 5% và 4% so với tổng số Ngược lại với dòng Xpander, Triton có thể nói là dòng xe bán chậm nhất trong các dòng xe còn lại tại Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
Trong tháng 9, Mitsubishi triển khai ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ cho hàng loạt mẫu xe Cụ thể, dòng xe Xpander được giảm 50% lệ phí trước bạ cùng gói bảo hiểm vật chất trị giá 10 triệu đồng Mẫu sedan hạng B Attrage cũng được giảm 50% lệ phí trước bạ và tặng gói bảo hiểm từ 6-7 triệu đồng Outlander giảm 50% lệ phí trước bạ và tặng gói phụ kiện trị giá 8,5-20 triệu đồng Đối với mẫu SUV 7 chỗ Pajero Sport, Mitsubishi cũng giảm 50% lệ phí trước bạ Ưu đãi này áp dụng rộng rãi trên toàn hệ thống đại lý của Mitsubishi.
Xpander Attrage Outlander Triton Pajero
39 rộng này hãng kỳ vọng sẽ giúp các mẫu xe Mitsubishi tăng tính cạnh tranh, tạo sức hút, qua đó có thể cải thiện doanh số
Công ty đang cố gắng xuất ra được nhiều xe hơn, nhưng số lượng xuất của các dòng xe không đều, dẫn đến sự chênh lệch về tình hình kinh doanh của công ty và sự tiến triển của các dòng xe Nhưng công ty cũng đưa ra các đổi mới trong thời gian tới để củng cố lại PKD, số lượng xuất xe và các mảng phát triển khác trong công ty.
Phân tích chiến lược Marketing - mix tại Công ty Cổ phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu - Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
3.2.1 Tổng quan thị trường ô tô tại Việt Nam
Tổng quan thị thường ô tô tại Việt Nam: Sau đại dịch Covid 19 nền kinh tế toàn cầu đang dần trong trạng thái khôi phục một cách chậm rãi Theo VAMA, sản lượng bán ô tô tại thị trường trong nước 5 tháng đầu năm 2023 giảm 36% so với cùng kỳ, đạt 113.527 chiếc Trong đó, doanh số bán xe cá nhân và xe lắp ráp (CKD) giảm 43%/40% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2023 chủ yếu do 1) kết thúc ưu đãi giảm thuế trước bạ; 2) nhu cầu yếu do lãi suất cho vay mua ô tô cao
Một thành viên khác ngoài VAMA là TC Group - đơn vị lắp ráp và phân phối xe Hyundai cũng ghi nhận kết quả không khả quan trong 5 tháng đầu năm 2023 Doanh số bán hàng của Huyndai chỉ đạt 22.903 chiếc (-28,6% so với cùng kỳ) trong
5 tháng đầu năm 202 Trong khi đó, VinFast bán được 8.483 chiếc trong 5 tháng đầu năm 2023 (-30,4% so với cùng kỳ) do ngừng bán xe máy xăng từ cuối Quý 4 năm
Khó khăn sẽ kéo dài ít nhất đến hết Quý 2/2023 do lượng hàng tồn kho cao Theo Tổng cục Hải quan, cả nước trong T3/2023 đã nhập khẩu 15.228 chiếc ô tô các loại, đạt kim ngạch 355,4 triệu USD, (+23,2% về lượng và +36,8% về trị giá) Nhìn chung, Việt Nam đã nhập khẩu 61.974 ô tô nguyên chiếc, tăng 21% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2023 Để giải bài toán tồn kho cao, các hãng xe và nhà phân phối đang áp dụng chính sách giảm giá mạnh, lên tới 100% lệ phí trước bạ cùng nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn khác
3.2.1.1 Môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, một số đối thủ nặng kí mà Mitsubishi phải đối mặt đó là: Toyota, Ford, Honda
Bảng 3.1 Đặc điểm thương hiệu Toyota, Ford, Honda
Thương hiệu Đặc điểm thương hiệu Giá bán
Tập đoàn Toyota được thành lập vào năm 1937 tại Nhật Toyota là một trong những nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới, với hơn 450.000 nhân viên và kiểm soát tám thương hiệu lớn Các sản phẩm của Toyota được đánh giá là chất lượng cao và đáng tin cậy
Ford là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới, đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm Ford được thành lập vào năm 1903 tại Mỹ bởi ông Henry Ford Ford là một trong những nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới, với hơn 190.000 nhân viên và kiểm soát nhiều thương hiệu lớn
Từ 660 triệu đồng- 2.400 triệu đồng
Tập đoàn Honda được thành lập vào năm 1948 tại Nhật Bản bởi ông Soichiro Honda Honda là một trong những nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới, với hơn 190.000 nhân viên và kiểm soát nhiều thương hiệu lớn Các sản phẩm của Honda được đánh giá là chất lượng cao và đáng tin cậy
Từ 560 triệu đồng- 1.400 triệu đồng
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Qua Bảng 3.1 cho thấy Toyota, Ford, Honda là 3 thương hiệu ô tô đã tồn tại từ rất lâu, họ đã và đang không ngừng phát triển một cách mạnh mẽ trên thị trường ô tô như hiện nay Đây là 3 thương hiệu có độ nhận diện cao và có thể nói là sự lựa
41 chọn hàng đầu khi khách hàng lựa chọn ô tô, họ không ngừng phát huy những thế mạnh vốn có của mình đồng thời đổi mới, cập nhật về thiết kế, chất lượng và giá cả để có thể đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất
Khách hàng nội bộ doanh nghiệp là những cá nhân làm việc trong công ty, góp phần cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm cho khách hàng bên ngoài Họ đóng vai trò là khách hàng trung thành nhất, dễ dàng quảng cáo cho sản phẩm Để tiếp cận đối tượng này, doanh nghiệp cần xây dựng nhận diện thương hiệu rõ ràng, hệ thống phân phối hiệu quả và hỗ trợ hấp dẫn để tạo thuận lợi cho quá trình mua sắm của họ Mitsubishi sở hữu danh sách khách hàng tiềm năng lớn thông qua các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch, y tế và giáo dục Với lợi thế về địa điểm thuận lợi, Mitsubishi có thể mở nhiều showroom để phân phối sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Các khách hàng bên ngoài của Mitsubishi là những người có nhu cầu sử dụng xe máy điện và xe ô tô, không phân cấp thu nhập Là những đối tượng nằm bên ngoài doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp tổ chức sản xuất Họ là những người mà các doanh nghiệp có thể giao dịch trực tiếp hay qua điện thoại Bao gồm: cá nhân, doanh nghiệp hoặc người làm kinh doanh (nhà cung cấp, ngân hàng, đối thủ cạnh tranh), cơ quan nhà nước, tổ chức tình nguyện,… Đối với Mitsubishi, đứng trên góc độ khách hàng, doanh nghiệp này đã quan tâm đến:
- Chất lượng sản phẩm luôn được quan tâm hàng đầu: Mitsubishi là một thương hiệu xe hơi nổi tiếng trên toàn thế giới Tuy nhiên, theo Consumer Reports, các sản phẩm của Mitsubishi thường chỉ đạt được kết quả trung bình trong các bài kiểm tra của họ Theo Mechanic Base, các xe của Mitsubishi có giá cả phải chăng, nhưng không được đánh giá là đáng tin cậy như một số người mong muốn Tuy nhiên, Mitsubishi vẫn được đánh giá là một trong những thương hiệu xe hơi hàng đầu trên
42 thế giới và luôn tập trung vào việc phát triển các công nghệ tiên tiến để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu của các mẫu xe của họ
- Các gói bảo hành/dịch vụ hậu mãi: Đối với Mitsubishi một sản phẩm giá tốt và chất lượng thôi thì chưa đủ Nhu cầu và mong muốn của khách hàng ngày cành tăng, do đó để thương hiệu của doanh nghiệp đi sâu vào tâm trí khách hàng thì doanh nghiệp cần phải gia tăng giá trị dịch vụ của thương hiệu nhằm tạo nên sự thỏa mãn và hài lòng tuyệt đối đối với khách hàng Xuyên suốt quá trình hoạt động, Mitsubishi luôn không ngừng đổi mới và cập nhật những chính sách bảo hành/dịch vụ hậu mãi tốt nhất đến cho khách hàng của mình Chính sách bảo hành/hậu mãi tại Mitsubishi Motors:
• Chính sách bảo hành ô tô mới
MMV bảo đảm rằng tất cả các chi tiết thuộc chi tiết bảo hành chung và chi tiết đặc biệt (vui lòng tham khảo các chi tiết được bảo hành) của xe ô tô mới do MMV sản xuất hoặc phân phối (sau đây gọi là “xe ô tô MMV mới”) mà được xác định là hư hỏng trong điều kiện sử dụng và bảo dưỡng bình thường và còn trong thời gian bảo hành sẽ được sửa chữa hoặc thay thế miễn phí tại bất kỳ Nhà phân phối ủy quyền của MMV
• Những gì được bảo hành
(1) Chi tiết được bảo hành:
CHI TIẾT BẢO HÀNH CHUNG là các chi tiết của xe ô tô MMV mới được bảo hành, bao gồm tất cả các chi tiết xe không nằm trong nhóm "CHI TIẾT KHÔNG BẢO HÀNH" CHI TIẾT ĐẶC BIỆT cũng được bảo hành, nhưng có thể có những điều kiện cụ thể hoặc thời hạn bảo hành khác so với CHI TIẾT BẢO HÀNH CHUNG Nhóm "CHI TIẾT KHÔNG BẢO HÀNH" đề cập đến các chi tiết không được bảo hành, thường là do chúng là các vật tư tiêu hao hoặc có tuổi thọ sử dụng ngắn.
So sánh chiến lược Marketing - mix của Mitsubishi và Toyota
Mitsubishi và Toyota là hai thương hiệu ô tô nổi tiếng của Nhật Bản, cạnh tranh nhau trên nhiều thị trường trên thế giới Chiến lược Marketing - mix của hai công ty có những điểm tương đồng và khác biệt như sau:
Bảng 3.6 So sánh chiến lược Marketing - mix của Toyota và Mitsubishi
Nhận xét Định vị sản phẩm
Mitsubishi hướng đến những khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang tìm kiếm các dòng xe cao cấp bao gồm xe hatchback, SUV và sedan Đối tượng mục tiêu của thương hiệu là những người có thu nhập trung bình đến cao, ưa chuộng những phương tiện chất lượng do Mitsubishi sản xuất và phân phối.
Toyota xác định cho mình vị trí là một “sản phẩm lâu bền với thời gian” chứ không phải là
“sản phẩm mang tính thời vụ”
Toyota định vị sản phẩm của mình thông qua chất lượng, an toàn, công nghệ tiên tiến, thiết kế phù hợp với địa hình, đường sá Việt Nam và giá trị lớn Điểm chung định vị sản phẩm của Mitsubishi và Toyota là cả hai đều tập trung vào các phân khúc xe hơi cao cấp, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường Mitsubishi và Toyota cũng đều có uy tín và thương hiệu lâu đời trên thị trường Việt Nam và quốc tế
Sản phẩm - Mitsubishi thì tập trung vào các dòng xe có thiết kế đẹp mắt,
- Toyota có ưu thế hơn về chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm, cũng như
Mitsubishi và Toyota là 2 thương hiệu lâu
Nhận xét phong cách và tiết kiệm nhiên liệu
- Mitsubishi tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm độc đáo, sáng tạo và mang tính đột phá, nhằm thu hút khách hàng yêu thích công nghệ
- Chiến lược sản phẩm của Mitsubishi Motors dựa trên ba yếu tố chính: chất lượng, công nghệ và độc đáo
- Mitsubishi luôn nỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm, áp dụng các công nghệ tiên tiến và sáng tạo để tạo ra những mẫu xe có tính năng vượt trội, phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng khả năng đổi mới và nghiên cứu phát triển
- Chiến lược sản phẩm của Toyota dựa trên ba yếu tố chính: chất lượng, đổi mới và bền vững
- Toyota luôn nỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm, từ thiết kế, công nghệ, đến dịch vụ sau bán hàng
- Toyota thực hiện các hoạt động góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu, như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, hay giáo dục đời,nổi tiếng Cả
2 đều có cho mình một chiến lược sản phẩm với đa dạng các sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu mong muốn ngày càng cao của khách hàng
Giá - Mitsubishi thì có mức giá hợp lý hơn, phù hợp
- Toyota thường có mức giá cao hơn Mitsubishi
Cả 2 thương hiệu đều có chiến lược
Nhận xét với người tiêu dùng có thu nhập trung bình
Mitsubishi Motors tận dụng ưu điểm sở hữu nhà máy sản xuất tại nhiều quốc gia, giúp giảm thiểu rủi ro từ biến động tỷ giá hối đoái, thuế quan và quy định pháp lý Ngoài ra, hãng cũng chú trọng vào các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, góp phần vào sự thành công trên thị trường quốc tế.
- Áp dụng chiến lược giá linh hoạt, dựa trên nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng, cũng như độ cạnh tranh của các đối thủ giá cạnh tranh
Mitsubishi lại có giá thấp hơn và phù hợp hơn với đa số người tiêu dùng so với Toyota
Xúc tiến - Mitsubishi thì có chiến dịch quảng cáo ít hơn, nhưng tập trung vào các thông điệp về sự khác biệt và độc đáo của sản phẩm
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tặng quà, bảo hành, bảo dưỡng miễn phí hoặc giảm giá cho khách hàng mua xe Mitsubishi Motors
- Hợp tác với các đối tác chiến lược, như các
- Toyota có chiến dịch quảng cáo rộng rãi và sáng tạo, nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
- Toyota, mặt khác, chủ yếu dựa vào các kênh truyền thông truyền thống, như quảng cáo trên báo chí, truyền hình và đài phát thanh, để xây dựng uy tín và niềm tin cho thương hiệu
- Toyota sử dụng các phương tiện tiếp thị trực
Cả 2 đều có những chiến dịch rộng rãi và sáng tạo.Tuy nhiên Mitsubishi cụ thể là Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu cần có nhiều hơn nữa những hoạt động xã hội và thương mại để mở rộng các mối quan hệ với đối tác, tìm kiếm
Nhận xét ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm tiếp như email, điện thoại, thư từ để gửi thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của mình đến khách hàng hiện tại và tiềm năng những khách hàng mới
Phân phối -Mitsubishi thì có kênh phân phối ít hơn, nhưng cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng
-Toyota có lợi thế hơn về số lượng và chất lượng của kênh phân phối, cũng như dịch vụ bảo hành và bảo dưỡng
- Toyota sử dụng hệ thống phân phối đa kênh, bao gồm các đại lý chính thức, các đại lý độc quyền, các đại lý liên kết và các kênh bán hàng trực tuyến
- Toyota luôn thích ứng với thị trường địa phương, bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và môi
- Chiến lược phân phối của
Mitsubishi Motors xây dựng mạng lưới đại lý uy tín, cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Chiến lược kinh doanh này giúp Mitsubishi Motors luôn giữ được vị thế vững chắc và gặt hái nhiều thành công.
- Chiến lược phân phối của Toyota dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: tập trung vào khách hàng,
Nhận xét trường của từng quốc gia và khu vực tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và thích ứng với thị trường địa phương.
Kết quả khảo sát khách hàng đánh giá về Chiến lược Marketing - mix tại Công
Để những phân tích, đánh giá mang tính khách quan hơn, tác giả đã thực hiện khảo sát các khách hàng đã từng mua Ô tô tại showroom của Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu, nội dung về cảm nhận của họ về chiến lược Marketing - mix của Công ty
Thu thập dữ liệu thông qua khảo sát trực tuyến Google Forms với đường link https://forms.gle/EXZFH8mtZggrzD128 Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện được áp dụng Nội dung bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo khảo sát nội bộ của Mitsubishi.
Bà Rịa Vũng Tàu và có điều chỉnh từ các nghiên cứu trước đây, thể hiện trong Phụ lục 2
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát khách hàng đánh giá về Chiến lược Marketing - mix tại Công ty Cổ phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu - Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
TT Nội dung khảo sát
1 Thiết kế mẫu mã sản phẩm của
Sản phẩm của Mitsubishi có chất lượng cao, nâng cao được giá trị sản phẩm của khách hàng
3 Sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường 3,1 3,1 19,2 48,5 26,2
Các thông số kỹ thuật, tính chất, lợi ích của các sản phẩm mang lại đáp ứng được yêu cầu của quý khách
5 Chất lượng dịch vụ đi kèm làm thỏa mãn và hài lòng khách hàng 4,6 3.8 23.8 42.3 25.4
1 Chính sách giá phù hợp, linh hoạt 2,3 5,4 21,5 52,3 18,5
2 Mức giá cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường 2,3 4,6 18,5 53,1 21,5
3 Công ty có mức chiết khấu giá hợp lý 3,8 2,3 21,5 48,5 23,5
4 Phương thức thanh toán linh hoạt 3,1 3,1 22,3 49,2 22,3
TT Nội dung khảo sát
5 Chính sách hỗ trợ trả góp tại
III CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN
1 Nhân viên giao tiếp, tư vấn, bán hàng chuyên nghiệp, thân thiện 23,1 30,8 16,9 18,5 10,8
2 Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đa dạng 23,1 29,2 16,2 20 11,5
3 Các hoạt động quan hệ công chúng tích cực, thường xuyên 22,3 29,2 20 18,5 10
4 Các thông tin sản phẩm, chính sách khuyến mãi… dễ dàng nắm bắt 20 33,8 20 16,2 10
Hình ảnh thương hiệu Mitsubishi được quảng bá rộng rãi trên các kênh truyền thông
IV CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI
1 Thời gian giao sản phẩm đúng cam kết 4,6 3,8 25,4 43,8 22,3
2 Cách bố trí sản phẩm trưng bày dễ nhìn, dễ lựa chọn 3,1 5,4 20 50,8 20,8
3 Khung giờ phục vụ hợp lý, tiện lợi cho khách hàng 4,6 5,4 20 47,7 22,3
TT Nội dung khảo sát
4 Không gian giao dịch thoải mái, sạch sẽ 1,5 7,7 13,8 48,5 28,5
5 Trụ sở, chi nhánh của công ty nằm ở vị trí thuận lợi, dễ tìm 4,6 4,6 16,9 43,8 30
V ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX
1 Chi nhánh Mitsubishi Bà Rịa - Vũng
Tàu có chính sách sản phẩm hợp lý 2,3 3,1 25,4 52,3 16,9
2 Chi nhánh Mitsubishi Bà Rịa - Vũng
Tàu có chính sách giá phù hợp 2,3 5,4 19,2 51,5 21,5
Chi nhánh Mitsubishi Bà Rịa - Vũng
Tàu có chính sách phân phối thuận lợi
4 Chi nhánh Mitsubishi Bà Rịa - Vũng
Tàu có chính sách xúc tiến hấp dẫn 16,9 24,6 16,2 30 12,4
Kết quả về mức độ đánh giá:
- Rất đồng ý (5): Chính sách phân phối: 24,8%; Chính sách sản phẩm: 24,6%; Chính sách giá: 22,2%; Chính sách xúc tiến: 10,3%
- Đồng ý (4): Chính sách giá: 49,5%; Chính sách phân phối: 46,9%; Chính sách sản phẩm: 46,5%; Chính sách xúc tiến: 18,5%
- Bình thường (3): Chính sách sản phẩm: 21,8%; Chính sách giá: 21,5%; Chính sách phân phối: 19,2%’; Chính sách xúc tiến: 18,6%
- Không đồng ý (2): Chính sách xúc tiến: 29,8%; Chính sách phân phối: 5,4%; Chính sách giá: 3,4%; Chính sách sản phẩm: 3,2%
- Rất không đồng ý (1): Chính sách xúc tiến: 22,8%; Chính sách sản phẩm: 3,8%; Chính sách phân phối: 3,7%; Chính sách giá: 3,4%
Biểu đồ 3.4 Kết quả trung bình mức độ đánh giá của khách hàng về chiến lược
Marketing - mix của Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
Qua bảng kết quả khảo sát trên ta nhận thấy được rằng chính sách xúc tiến là chiến lược được đánh giá với mức độ (1) và (2) cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 22,8% và 29,8% cho thấy Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu cần chú trọng, cân nhắc và đưa ra một số hoạt động thiết yếu để cải thiện kết quả của chính sách này Mặt khác, chính sách phân phối với tỉ lệ là 24,8% ở mức độ (5) và 46,9% ở mức độ (4), cho ta thấy được chính sách này khá ổn định tại Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu Có thể nói Mitsubishi là 1 công ty được hình thành từ nhiều năm trước và có một vị trí vững chắc trên thị trường ô tô ngày này Với sự ổn định và vững chắc về thương hiệu, về
75 chất lượng vì vậy việc đầu tư hay nói cách khác là về nguồn vốn của công ty này là rất lớn và mạnh Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu có quy mô kinh doanh rộng lớn với diện tích lớn nhất khu vực Bà Rịa Vũng Tàu, có văn phòng đại diện đặt tại trung tâm Thành phố Vũng Tàu và tỉ lệ đánh giá chung của chiến lược phân phối ở mức độ (5) là 29,2% Bên cạnh đó, chính sách giá và chính sách sản phẩm là 2 chính sách khá ổn định nối tiếp sau chiến lược phân phối tại Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu Mitsubishi là một thương hiệu ô tô lâu đời và nổi tiếng, là một hãng xe ô tô được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, sự bền bỉ và giá cả ổn định xuyên suốt trong nhiều năm qua
Có thể nói vì vậy mà việc xây dựng, định hình chiến lược giá và chiến lược sản phẩm tại Mitsubishi là điều không quá khó khăn cho ban lãnh đạo tại Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu Tuy nhiên, Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu chỉ vừa bắt đầu gia nhập vào thị trường ô tô Bà Rịa Vũng Tàu chỉ trong khoảng 1 năm trở lại đây, do vậy để gây sự chú ý đối với khách hàng, Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến, quảng cáo để thương hiệu Mitsubishi được phủ sóng rộng rãi tại thị trường Bà Rịa Vũng Tàu, đồng thời cải thiện kết quả của chiến lược xúc tiến một cách hiệu quả hơn Bên cạnh đó Mitsubishi cần phát huy những điểm mạnh trong chính sách giá, sản phẩm và phân phối Vì qua kết quả của bảng đánh giá từ khách hàng, Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu vẫn còn tồn đọng một số những nhược điểm mà
3 chiến lược này cần khắc phục và tìm giải pháp để hoàn thiện hơn nữa các chính sách này.
Đánh giá chung về chiến lược Marketing - mix của Công ty Cổ Phần Ô Tô Bà Rịa Vũng Tàu – Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
Bà Rịa Vũng Tàu – Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
Chiến lược Marketing - mix của Công ty Cổ Phần Ô Tô Bà Rịa Vũng Tàu – Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu là một sự kết hợp của nhiều yếu tố nhằm thúc đẩy sự nhận biết thương hiệu, tạo sự tin tưởng trong khách hàng, và tăng doanh số bán hàng Thương hiệu sử dụng những chiến lược như sự hợp tác với các đối tượng nổi tiếng, sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội, phát triển ứng dụng di động, và tạo nội dung quảng cáo chất lượng để tiếp cận và thu hút khách hàng trên toàn thế giới
3.5.1 Ưu điểm của Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
Về quảng bá thương hiệu
Mitsubishi đã làm khá tốt trong việc thu hút giới trẻ bằng các hoạt động Marketing của mình Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động được 2 năm nhưng mức độ nhận diện thương hiệu Mitsubishi được phủ sóng khắp Vũng Tàu
Công ty Cổ phần Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu – tên giao dịch Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu chính thức được khai trương, là nhà phân phối ủy quyền 3S của Mitsubishi Motors Việt Nam lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ và là nhà phân phối ô tô có quy mô lớn nhất Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Và tự hào là thành viên thuộc hệ thống Savico – Nhà phân phối và cung cấp dịch vụ ô tô số 1 tại Việt Nam với 84 điểm kinh doanh ô tô trên toàn quốc, chiếm gần 10% tổng sản lượng thị trường ô tô Việt Nam Công ty
Tập đoàn mẹ Savico đã đầu tư và hỗ trợ nhiều nguồn lực, đặc biệt là tài chính cho Công ty Ô tô Bà Rịa Vũng Tàu để góp phần phát triển và bổ sung năng lực của công ty con.
Hình ảnh thương hiệu tích cực
Mitsubishi là một thương hiệu ô tô đã xuất hiện từ rất lâu và để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng người Việt Nam Vì vậy đối với Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu đây cũng là một lợi thế để doanh nghiệp có thể khẳng định và nhấn mạnh lại tên thương hiệu của mình đối với khách hàng Mitsubishi được thừa hưởng hình ảnh thương hiệu tích cực của Savico với những thành tựu và đóng góp nổi bật cho xã hội
Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu có đầy đủ các dòng xe hiện có của Mitsubishi Motors Việt Nam Với kiểu dáng hiện đại để bắt kịp xu hướng hiện nay, cùng với những tính năng đặc biệt tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường hiện nay
77 Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo và năng động là yếu tố tiên quyết đối với sự thành công của một doanh nghiệp Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu có một đội ngũ nhân viên trẻ, là những người thuộc thế hệ gen Z mang trong mình rất nhiều năng lượng mới và sự yêu thích với công việc Thông qua đội ngũ nhân viên uy tín, công ty đã tiếp nhận và xử lý những thông tin ý kiến của khách hàng về giá cả,chất lượng sản phẩm, Từ đó, công ty sẽ có những cái nhìn mới, khách quan hơn trong việc điều chỉnh một số chính sách của mình
Có sự ổn định trên thị trường cùng với đó nhận được sự trung thành và ủng hộ từ khách hàng Việc định giá thấp và giảm giá nhằm hạn chế sự cạnh tranh và sụt giảm sản lượng cầu đối với sản phẩm mới
3.5.2 Nhược điểm của Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu
Do ô tô ở Việt Nam là mặt hàng xa xỉ, khách hàng thường chú trọng đến chất lượng hơn là các chiến lược marketing dành cho sản phẩm Việc thiếu nhất quán trong công tác marketing-mix khiến cho chiến lược marketing chưa đạt hiệu quả như mong muốn Công tác quảng bá giao tiếp của công ty cũng còn nhiều vấn đề, chẳng hạn như không thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ khách hàng, dẫn đến việc không nắm bắt được các vướng mắc cần khắc phục giữa công ty và khách hàng.
Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu còn hạn chế trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh và thương hiêu trên thị trường Bà Rịa Vũng Tàu Công ty chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có sự phân công nhân sự rõ ràng trong việc lập kế hoạch xúc tiến và thực hiện kế hoạch xúc tiến Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng xã hội đặc biệt là Tiktok Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu cần có những kế hoạch mới nhằm thông qua nền tảng này mnag thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng Đồng thời khẳng định lại vị thế của mình trong tâm trí người tiêu dùng Mức
78 độ chi tiêu cho khoản này khá cao Việc sử dụng người nổi tiếng còn đem lại nhiều bất lợi nếu không cân nhắc một cách kỹ lưỡng Mục tiêu quảng cáo nhằm vào giới trẻ nhưng không đáp ứng kịp xu hướng còn nhiều bất cập sai sót
Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu còn hạn chế trong hoạt động tương tác trực tuyến trên mạng xã hội do thiếu đội ngũ quản lý chuyên trách, dẫn đến thời gian phản hồi khách hàng chậm Mặt khác, sự phối hợp giữa các phòng ban liên quan chưa chặt chẽ, dẫn đến thiếu sự thống nhất trong các hoạt động và sự kiện Đội ngũ nhân viên còn trẻ và thiếu kinh nghiệm trong việc nắm bắt thông tin sản phẩm, cũng như kỹ năng tư vấn, thuyết phục khách hàng Hiện Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu đang kinh doanh 6 dòng xe, khiến việc nắm vững thông tin kỹ thuật của từng dòng xe trở nên khó khăn.
Dựa vào phân tích tình hình thực trạng tại công ty, phân tích đánh giá các chiến lược Marketing - mix tại công ty để thấy rõ những ưu điểm cần duy trì và phát huy bên cạnh đó là những nhược điểm còn tồn tại cần cải thiện để hoàn thiện chiến lược Marketing - mix Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu trước nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường trên địa bàn như hiện nay Phát triển được những lợi thế của mình, nhằm tạo uy tín thương hiệu thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ được khách hàng hiện tại
Từ những nội dung về thực trạng chiến lược Marketing - mix tại Mitsubishi
Bà Rịa Vũng Tàu sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc hoàn thiện chiến lược Marketing
Phân tích SWOT đối với chiến lược Marketing-mix tại Mitsubishi Bà Rịa Vũng Tàu cần được thực hiện dựa trên tình hình hoạt động, chất lượng dịch vụ, các công cụ bổ trợ Kết hợp với cơ sở lý luận chương 2, phân tích này sẽ cung cấp các giải pháp và khuyến nghị khả thi để hoàn thiện chiến lược Marketing-mix Việc này tạo nền tảng để công ty phát triển, đạt được bước tiến mới.