KHÁI QUÁT VÙNG NAM BỘ VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI TỰ NHIÊN TRONG ẨM THỰC CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN NAM BỘ...4 1.1.. Văn hóa ứng xử với tự nhiên trong ẩm thực của người bình dân Nam Bộ..5 2.. Lý do ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM
KHOA VĂN HOÁ HỌC
*
* * (BÀI THU HOẠCH)
SINH VIÊN: TRẦN NGUYỄN ANH THƯ
Trang 2MỤC LỤC
A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
B NỘI DUNG 4
1 KHÁI QUÁT VÙNG NAM BỘ VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI TỰ NHIÊN TRONG ẨM THỰC CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN NAM BỘ 4
1.1 Vị trí địa lý: 4
1.2 Giao lưu tiếp biến văn hóa 5
1.3 Văn hóa ứng xử với tự nhiên trong ẩm thực của người bình dân Nam Bộ 5
2 VĂN HÓA ẨM THỰC 6
2.1 Khái niệm “Văn hóa” 6
2.2 Khái niệm “Ẩm thực” 7
2.3 Khái niệm “Văn hóa ẩm thực” 7
3 ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẨM THỰC NGƯỜI BÌNH DÂN NAM BỘ 8
3.1 Tính hoang dã và hào phóng 8
3.2 Tính dung hợp 11
3.3 Tính năng động, phá cách 13
4 NÉT ĐỘC ĐÁO VĂN HÓA ẨM THỰC NGƯỜI BÌNH DÂN NAM BỘ .15 4.1 Khẩu vị 15
4.2 Nguyên liệu và cách chế biến 17
5 MỘT SỐ MÓN ĂN VÀ THỨC UỐNG TIÊU BIỂU TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC NAM BỘ 18
5.1 Vùng Đông Nam Bộ: 18
5.2 Vùng Tây Nam Bộ 22
6 GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM THỰC NAM BỘ TRONG DU LỊCH VĂN HÓA 26 C KẾT LUẬN 27
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 3A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1 Lý do chọn đề tài
Tiến sĩ Alan D.Wolfelt đã từng nói: “Đồ ăn chính là biểu tượng của tình yêukhi ta không tìm ra từ ngữ nào để diễn tả.” Đúng vậy, ẩm thực chứa đựng cảmột nền văn hóa ăn uống của một dân tộc, ẩm thực chính là món quà vật chất
và tinh thần mà tạo hóa đã ban cho con người Mỗi địa điểm trên thế giới đều
có cho mình một nền ẩm thực riêng, mang đậm truyền thống và bản sắc vănhóa của vùng ấy Và với đất nước Việt Nam chúng ta, ẩm thực từ lâu đã đi vàonhững câu ca dao, tục ngữ của ông bà xưa, như “Ăn châ „m, nhai k…, no lâu”,
“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, đi vào trong sách vở và phim ảnh ở cả quákhứ và hiện tai, và chắc chắn cả trong tương lai Ẩm thực còn là một phươngtiện thể hiện nét tinh tế, tài hoa của các đầu bếp tài giỏi Việt Nam Ẩm thựcmang một hơi thở văn hóa rất đặc trưng của mỗi vùng miền; và ở Nam Bộ, nơinhững con sông chằng chịt xuôi ngược ôm trọn lấy mảnh đất trù phú, vớinhững nguồn nguyên nhiên liệu tươi ngon được đất trời trao tặng, người dânNam Bộ đã chế biến nên những món ăn khác nhau khiến cho nền văn hoá ẩmthực Nam Bộ phong phú, đa dạng, ở cả hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ Và những món ăn dân dã, hào sảng ấy đã khơi gợi nguồn cảm hứng cho
em viết về đề tài ẩm thực vùng Nam Bộ này
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của toàn bài là làm rõ các khía cạnh của văn hóa ẩm thựcNam Bộ, bằng việc nghiên cứu các đặc trưng, các điểm đặc sắc và các món ăn,thức uống tiêu biểu của vùng đất thương mến này Qua đó khẳng định giá trịcủa văn hóa ẩm thực Nam Bộ trong du lịch văn hóa du lịch Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận được xác định trong việc tìm hiểu và phântích về các khía cạnh của văn hóa ẩm thực Nam Bộ, xét ở chủ thể con người vàthời gian hiện nay
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu
Tìm kiếm, thu thập các thông tin về ẩm thực vùng Nam Bộ - từ những quyểnsách đã được công bố của các tác giả trong nước và từ những bài viết, bàinghiên cứu khoa học, tài liệu trên Internet Phân tích và tổng hợp vấn đề củabài
B NỘI DUNG
1 KHÁI QUÁT VÙNG NAM BỘ VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI TỰ NHIÊN TRONG ẨM THỰC CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN NAM BỘ 1.1 Vị trí địa lý:
Nam Bộ hoặc là miền Nam là một trong 3 miền địa lý của Việt Nam (gồm Nam
Bộ, Trung Bộ, và Bắc Bộ) Phần lớn địa hình Nam Bộ là đồng bằng phù sathuộc hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long, Nam Bộ được chia làm haivùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là Tây Nam
Bộ, miền Tây) Từ thế kỷ 17, Nam Bộ là phần lãnh thổ mới nhất của Việt Namtrong quá trình Nam tiến, và từng được gọi là Gia Định rồi Nam Kỳ (1832–1945)
Đặc trưng cơ bản của không gian văn hóa vùng này là địa hình đồng bằng châuthổ và thềm cao nguyên rộng lớn, có biển bao quanh ba phía, tạo thành ba loạicảnh quan sinh thái thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp
Do đó, dưới ảnh hưởng chi phối của văn hóa Việt, truyền thống văn hóa đồngbằng song hành với văn hóa biển kế thừa từ vùng văn hóa đồng bằng Trung vàNam Trung Bộ đã tiếp tục phát triển
Về phạm vi, vùng văn hoá này bao gồm 19 tỉnh thành: Bình Phước, BìnhDương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh,Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, thành phốCần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.Vùng văn hoá này bao gồm ít nhất ba tiểu vùng: tiểu vùng văn hoá Đông Nam
Bộ, tiểu vùng văn hoá Tây Nam Bộ, tiểu vùng văn hoá đô thị Sài Gòn
Trang 51.2 Giao lưu tiếp biến văn hóa
Không gian văn hoá Nam Bộ là phần mở rộng của không gian văn hoá ViệtNam trên một vùng đất mới mà ở đó, tộc người Việt cùng chia sẻ không gianvăn hoá đồng bằng với ba tộc người thiểu số có nền văn hoá phát triển và cónhững thế mạnh văn hoá khác nhau Hoa, Khơ-me, Chăm; chưa kể các nhóm cưdân khác đến từ mọi miền đất nước Đây cũng là nơi mà người Việt tiếp xúcthuận lợi nhất với Đông Nam Á, và là nơi văn hoá Việt tiếp xúc lâu dài nhất vớivăn hóa phương Tây Tất cả đã biển Nam Bộ thành một vùng đất mà giao lưutiếp biến văn hoá diễn ra với tốc độ rất nhanh, làm biến đổi sâu sắc văn hoá củatất cả các tộc người nơi đây Hệ quả là hầu như không có hiện tượng văn hoánào ở nơi đây còn thuần chất nữa mà luôn có bóng dáng của những nền văn hoákhác, đã hội tụ nơi đây lại vừa khác biệt với văn hoá Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
gì với môi trường văn hoá là không được” Từ thuở sơ khai đến nay, con ngườiluôn gắn bó chặt chẽ và không thể tách rời với môi trường tự nhiên; chính nhờ
có môi trường tự nhiên, chúng ta mới có thể tồn tại, sống và phát triển Vì vậyviệc ứng xử đúng mực với môi trường tự nhiên vốn là điều thiết yếu Trongviệc ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra hai khả năng: những gì có lợicho mình thì con người hết sức tranh thủ tận dụng, còn những gì có hại thì phải
ra sức ứng phó Việc ăn uống là thuộc lĩnh vực tận dụng môi trường tự nhiên
Và với Nam Bộ, Nam Bộ là một miền đất trù phú được thiên nhiên ưu ái bantặng những con sông dài chằng chịt, với một khí hậu ôn hòa, ít bão, thiên tai
Trang 6Vùng Đông Nam Bộ với sự đầy đủ của cả biển và núi, hay vùng Tây Nam Bộvới những con sông ngọc bích uốn lượn và những đồng cỏ xanh rì rợp cánh còbay Tất cả những lợi ích đó đã mang cho vùng đất trù phú này một nền văn hóa
ẩm thực phong phú, hào sảng và tuyệt vời biết bao nhiêu
2 VĂN HÓA ẨM THỰC
2.1 Khái niệm “Văn hóa”
Hiện nay, có khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hóa Mỗi khái niệm văn hóađều chuyển tải thông tin, giá trị, cốt lõi của mỗi ngành nghề đặc trưng khácnhau nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của ngành nghề đó Khi nói về vấn đề vănhoá Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa vềvăn hoá Nhưng tựu chung lại có thể cho rằng, văn hoá là tất cả những gìkhông phải là tự nhiên mà văn hoá là do con người sáng tạo ra, thông quacác hoạt động của chính mình Do vậy, có thể nói văn hóa là chìa khóa của sựphát triển
Trong cuốn cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm có nêu: “Vănhoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo vàtích lũy qua quá trình hoạt động tự nhiên trong sự tương tác giữa con người vớimôi trường tự nhiên và môi trường xã hội” Theo các nhà nghiên cứu, văn hoágồm hai mảng chính: Văn hoá vật chất (hay văn hoá vật thể) và văn hoá tinhthần (hay văn hoá phi vật thể) Trong quá trình hoạt động sống, con người đãtạo nên nền văn hoá vật chất, thông qua quá trình tác động của họ trực tiếp vào
tự nhiên, mang lại tính vật chất thuần tuý, như việc con người biết chế tác công
cụ lao động, chế tạo ra nguyên vật liệu, biết xây dựng nhà ở, cầu đường giaothông, đền đài, thành quách, đình chùa, miếu mạo Còn nền văn hoá tinh thầnđược con người sáng tạo nên thông qua hoạt động sống như giao tiếp, ứng xửbằng tư duy, bằng các quan niệm hay những cách ứng xử với môi trường tựnhiên và xã hội như: các triết lý (hay quan niệm) về vũ trụ, văn hoá, lịch sử,nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác
vô cùng phong phú, sinh động
Trang 72.2 Khái niệm “Ẩm thực”
Theo từ điển Tiếng Việt, “ẩm thực ” chính là “ăn và uống” Ăn và uống là nhucầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chínhkiến , nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môitrường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử nên đã có những thức ăn, đồuống khác nhau, những quan niệm về ăn uống khác nhau từ đó dần dần hìnhthành những tập quán, phong tục về ăn uống khác nhau
2.3 Khái niệm “Văn hóa ẩm thực”
Từ cách hiểu văn hoá và ẩm thực như trên, khi xem xét văn hoá ẩm thực phảixem xét ở hai góc độ: Văn hoá vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hoá tinhthần (là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăncùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh của các món ăn đó) Như TS Trần NgọcThêm đã từng nói “Ăn uống là văn hoá, chính xác hơn là văn hoá tận dụng môitrường tự nhiên của con người”
Khái niệm văn hoá ẩm thực là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ Chúng ta
có thể hiểu văn hoá ẩm thực như sau:
Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người; nhữngứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống;những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩmm… trong các món ăn; cách thức thưởng thức món ăn
Nói như vậy thì từ xa xưa, người Việt Nam đã chú ý tới văn hoá ẩm thực "Ăntrông nồi, ngồi trông hướng" đâu chỉ là vật chất mà còn là ứng xử với gia đình -
xã hội Con người không chỉ biết “Ăn no mặc ấm" mà còn biết "Ăn ngon mặcđẹp” Trong ba cái thú “Ăn - Chơi - Mặc” thì cái ăn được đặt lên hàng đầu Ăntrở thành một nét văn hoá, và từ lâu người Việt Nam đã biết giữ gìn những nétvăn hoá ẩm thực của dân tộc mình
Trang 8Ở các nước trên thế giới, việc ăn uống cũng có những nét riêng biệt thể hiệnvăn hoá riêng của từng nước, từng khu vực Các chương sau sẽ giúp chúng tathấy được những nét riêng biệt đó.
Văn hóa ẩm thực là gì?, nguồn ảnh: web VietAds
3 ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẨM THỰC NGƯỜI BÌNH DÂN NAM BỘ 3.1 Tính hoang dã và hào phóng
Gắn với công cuộc khẩn hoang vào miền Nam trong lịch sử của những ngườidân nơi đây, đặc điểm này đã được hình thành và phát triển trên cơ sở nhữngđiều kiện tự nhiên và xã hội đặc thù của miền đất Nam Bộ này “Phần lớn đấtđai Nam Bộ vào TK XVII - XVIII là rừng hoang cỏ rậm, trũng thấp sình lầy,nên người lưu dân ngoài việc đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên cònphải chống lại các loại thú dữ, cá sấu, muỗi mòng, rắn rết, cùng nhiều thứ bệnhtật hiểm ác…” Do điều kiện thời bấy giờ như vậy, để sinh tồn, người dân vùngNam Bộ lúc bấy giờ buộc phải sống đời sống “đụng đâu ăn đó”, có rau thì ănrau, có cá thì ăn cá, có thịt thì ăn thịt,… Họ dần dần làm quen với những lươngthực, sản vật ngon mà ở quê nhà chưa từng biết đến Tính hoang dã trong vănhóa ẩm thực Nam Bộ đã được hình thành vào lúc này
Tính hoang dã thể hiện ở việc người Nam Bộ ăn rất nhiều rau Trên bàn cơmcủa người Nam Bộ, không thể nào thiếu rau xanh được, không rau xào, rau luộcthì cũng có một bát canh rau nóng hổi, vừa thổi vừa ăn Thường là những loạirau có sẵn ở ao hồ, vườn ruộng Từ các loại rau như: rau đắng, rau dền, rau răm,rau bồ ngót, rau mồng tơi, rau cải xanh, cải trời, tía tô, hành, hẹ… các loại bông
Trang 9như: bông điên điển, bông súng, bông sen, bông so đũa, bông hẹ, bông thiên lý,bông bí… đến các loại lá cây, đọt cây như: lá xoài, lá cách, đọt bầu, đọt chùmruột, bồn bồn, đọt xoài, đọt ổi, đọt cơm nguội, đọt chiết… Đặc biệt, người Nam
Bộ thích ăn rau tập tàng (rau thập toàn, bao gồm nhiều loại rau), một cách đốiphó, tận dụng môi trường tự nhiên rất thông minh, sáng tạo của người dân nơiđây
Một ví dụ điển hình chính là món lẩu mắm trứ danh ở Nam Bộ, khi đến Nam
Bộ và thưởng thức lẩu mắm, người ta có thể bị choáng ngợp với số lượng rau
ăn kèm có thể lên đến hàng chục: rau muống, bắp chuối bào, bông bí, bông điênđiển, bông so đũa, rau nhút, rau đắng, bạc hà, cọng bông súng, kèo nèo… Nếungười miền Bắc chuộng rau nào thức nấy, người miền Trung ưng giống rau nhỏnhưng vị thơm nồng thì cư dân sông nước Nam Bộ phải có một rổ rau đầy ứ hự,thật tươi, sạch, đầy đủ sắc xanh đậm, xanh nhạt như một bản tổng hòa của màusắc và hương vị
Món lẩu mắm Nam Bộ, nguồn ảnh: web Bếp Trưởng Á Âu
Tính hoang dã, hào phóng trong ẩm thực còn thể hiện trong không gian ănuống Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã góp phần làm tăng số lượng của nhiềuloài thực vật và động vật, đặc biệt là sản lượng từ biển và còn dẫn đầu trữ lượng
về tôm cá nước ngọt Mùa tát đìa là khoảng thời gian nhà nông thu được lượngtôm cá nhiều, từ đó hình thành nên thói quen chế biến món ăn và ăn ngay tạichỗ, có gì ăn đó không cầu kỳ trong nguyên liệu và cách chế biến, gắn vớikhông gian sinh hoạt chung như một khoảnh vườn, đám ruộng, bờ ao…
Trang 10Điển hình là món cá lóc nướng trui Dân gian Nam Bộ đã đúc kết: “nhất nướng,nhì chiên, tam xào, tứ luộc” Phương pháp chế biến được ưa chuộng nhất củangười Nam Bộ đầu tiên là nướng trui Lấy ví dụ về nướng cá trui, cá bắt dướiruộng lên, rửa sạch sơ, không đánh vảy, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị,xuyên từ đầu cá đến đuôi bằng một que dài Sau đó dồn rơm hoặc lá cây khôthành đống; hoặc dùng đất sét tạo một vỏ bọc ngoài, đốt lửa nướng cho đến khitro tàn Ăn kèm với cá là chén chấm muối ớt, muối phải là muối hột mới dậy vị,vừa cay, vừa mặn, vừa ngọt… tất cả cùng hòa quyện khi gỡ thịt cá bằng tay vàthưởng thức nó bằng một cách không thể nào dân dã hơn Nhà văn Vũ Bằng khiviết về ẩm thực các vùng miền Việt Nam đã dùng từ rất đắt: “món lạ miềnNam”, lạ ở đây là sự khác biệt của môi trường sông nước lẫn cách chế biến độcđáo không lẫn vào đâu được của vùng miền sông nước Cửu Long
Món cá lóc nướng trui, nguồn ảnh: web Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu
Chính vì sự đa dạng trong nguyên liệu và cách thức chế biến nên các món ănNam Bộ mang đậm phong cách thoải mái, phản ánh được lối sống khoángđãng, hoang dã, tự nhiên của người dân nơi này Mặt khác, do lịch sử khai phákhắc nghiệt, là sự đánh đổi của nhiều tập thể người dám rời bỏ quê hương vàdám tin tưởng vào nhau, chính điều đó đã làm con người Nam Bộ xích lại gầnnhau tạo nên tính hào phóng, hiếu khách, xem ai cũng là người nhà dần dần ănsâu cả vào trong tập quán ăn uống của người dân Nam Bộ Vì vậy, nó mang
Trang 11một ý nghĩa to lớn về vật chất lẫn tinh thần, bắt rễ sâu trong lòng những giá trịtruyền thống nhân văn của dân tộc.
3.2 Tính dung hợp
Bắt nguồn từ sự dung hợp những đặc trưng văn hóa khác nhau của các cộngđồng người từ đó tạo nên tính sáng tạo trong ẩm thực nơi đây: cách xử lý hàihòa giữa thiên nhiên và con người Dung hợp là sự hòa lẫn giữa nhiều cái khácnhau để hợp thành một thể thống nhất, mà rõ nhất là trong văn hóa ẩm thực củavùng đất Nam Bộ Bởi đây là vùng đất tập hợp nhiều tộc người, đa số có nguồngốc từ miền Bắc hoặc miền Trung (vùng Ngũ Quảng), hòa nhập cùng cộngđồng người Khơme, Hoa, Chăm
Tiếp theo là tính dung hợp trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ Trước hết thể hiện ở
sự pha trộn văn hóa ẩm thực các vùng miền Việt Nam Điển hình là các lễ đám;người dân Nam Bộ khi làm các món ăn cúng giỗ ông bà tổ tiên của người Nam
Bộ vẫn mang hơi hướng món ăn truyền thống của Bắc Bộ, Trung Bộ: thịt hầm,thịt luộc, món xào, thịt kho… Do lượng lương thực nhiều, các món ăn từ cácvùng miền khác khi du nhập đến đây được phát triển và cải biến mạnh mẽ Nhưsợi bún từ miền Bắc, khi vào đây trở nên to hơn, đặc bột hơn, trở thành mónbánh canh Món bánh xèo khi dừng chân ở vùng đất Nam Bộ cũng to hơn, nhânbánh đa dạng, phong phú hơn, thêm giá, đậu xanh, nước cốt dừa, nhiều tôm thịt,
ăn kèm rất nhiều loại rau… Tạo nên một phần ký ức văn hóa mang đậm nétNam Bộ trong tiềm thức người dân
Bên cạnh đó, ẩm thực Nam Bộ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa ẩm thựccủa cộng đồng người Khơme, Hoa, Chăm… Với điều kiện tự nhiên ưu đãi cùngvới sự phóng khoáng, người Nam Bộ tiếp tục thu nhận, cải biến ẩm thực củacác tộc người cộng cư, làm phong phú thêm kho tàng ẩm thực của mình Món cháo trắng hột vịt muối của người Hoa, khi du nhập vào Việt Nam, đãđược người Việt rất ưa thích Nhưng khi ăn cháo trắng, ngoài hột vịt muối ra,người Việt còn ăn cùng rất nhiều món ăn kèm đa dạng như dưa mắm, tép kho
Trang 12khô, cá cơm, thịt kho, trứng bắc thảo,… Hay với món heo quay nức tiếng củangười Hoa, heo thường được quay chín vàng đều với lớp da giòn tan, được ănkèm với bánh hỏi chấm nước mắm chua ngọt, thì người Việt lấy phần heo quay
đó đem kho cùng với dưa cải, nêm thêm gia vị vào, ăn kèm với bát cơm trắngnóng hổi, tạo thành một món ăn thường ngày trên mâm cơm rất ngon
Món cháo trắng người Hoa, nguồn ảnh: web Foody.vn
Món heo quay xào dưa cải, nguồn ảnh: web VnExpress
Ngoài ra, tính dung hợp trong văn hóa ẩm thực của người Việt ở Nam Bộ cònthể hiện ở sự ảnh hưởng từ các nền ẩm thực khác như: Trung Quốc, Thái Lan,Pháp, Campuchia… Rất nhiều món ăn thức uống có nguồn gốc từ Trung Quốcnhư: hủ tiếu, phá lấu, chao, hoành thánh… chỉ có mặt ở Nam Bộ, ít xuất hiện ởmiền Bắc Người miền Bắc thích ăn bánh chưng, bánh dày, bánh giò, những thứbánh dân tộc; trong khi đó, ở Nam Bộ, khẩu vị của người dân ngoài những thứbánh quen thuộc còn có bánh flan, bánh gato, các loại bánh ngọt vốn khôngphải là những thứ bánh truyền thống Các món ăn của người dân Nam Bộthường đặc trưng bởi vị ngọt của đường, nước dừa, nước cốt dừa, thói quen dunhập từ văn hóa ẩm thực Ấn Độ, Thái Lan Việc du nhập các loại thức ăn nhanh
Trang 13cùng với phong cách phục vụ ẩm thực nhiều đổi mới, đã thể hiện sự độc đáo,nhanh nhạy của văn hóa ẩm thực Nam Bộ và còn thể hiện được sự riêng biệttrong tổng thể ẩm thực giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
3.3 Tính năng động, phá cách
Lịch sử khai hoang của người Nam Bộ thể hiện được sự hiếu khách, hào phóng
mà còn thể hiện được sự năng động, thích phiêu lưu, thích cái mới Khác vớiBắc Bộ ưa thích sự ổn định, người dân Nam Bộ thường không chấp nhận sựràng buộc theo một trật tự, khuôn khổ nào đó Họ sẵn sàng chấp nhận cái mới,gia nhập cái mới vào hành trang văn hóa của mình như một phương thức để tồntại, phát triển trong điều kiện mới
Điều này thể hiện rõ qua ẩm thực ở vùng đất Nam Bộ Có sự đổi mới trong chếbiến và nấu các loại nguyên liệu, có sự gia giảm táo bạo hoặc cho thêm các phụgia mới mẻ để tạo nên một món ăn mới dựa trên những cách thức cũ Tuy mớinhững vẫn giữ được cái hồn thuần túy trong món ăn qua bao đời nay
Sự đổi mới đơn giản chúng ta có thể thấy như con gà ở miền Bắc không chấpnhận thứ lá nào khác ngoài lá chanh thì con gà ở miền Nam sẵn sàng đắm mìnhvào những hương vị khác như lá giang, gừng, sả, rau răm, lá trúc, Hoặc nhữngmón đồ nước như bún riêu, bún riêu ngoài Bắc được nấu với những nguyên liệu
cơ bản như cà chua, cua đồng, đậu hủ chiên Còn tô bún riêu ở miền Nam,chính là một bữa tiệc ngập tràn thức ăn, nào ốc, chả lụa, chả chiên, huyết heo,xương heo,… Tuy nhiều nguyên liệu nhưng hương vị tô bún riêu vẫn vậy, vẫngiữ cho mình sự đậm đà, làm nao lòng biết bao người ăn Hãy thử một lần trảinghiệm ăn bún riêu ở cả hai miền để xem sự khác biệt thú vị này nhé!
Trang 14Món gà hấp rau răm, nguồn ảnh: web Youtube
Món bún riêu, nguồn ảnh: web Youtube
Nhìn chung, người Việt ở Nam Bộ luôn tìm cách đổi mới món ăn qua mỗi thời
kỳ, và trong thời điểm hiện tại khi du lịch xuôi dòng Nam Bộ đang phát triển,người ta càng tìm kiếm nhiều công thức mới để đem đến cho du khách nhữngmón ăn có sự kết hợp từ nhiều vùng miền
Về ứng xử trong ăn uống, nếu như văn hóa ẩm thực Bắc Bộ mang tính tôn ti,chuẩn mực do chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, thì ở Nam Bộ, đặc điểmnày trở nên mờ nhạt hơn nhiều Xét từ cội nguồn, văn hóa Nam Bộ là văn hóacủa những lưu dân mà đa phần là nông dân Chính vì vậy, trong ăn uống,người Việt ở Nam Bộ gần như không bị ràng buộc bởi những quy định, phéptắc, lễ nghi mang tính tôn ti, chuẩn mực Chẳng hạn như món cá lóc nướng trui,ngoài việc thể hiện không gian dân dã, khoáng đạt của việc ăn uống còn mangđậm cách ứng xử thân tình, bình đẳng của người dân vùng đất này “Một nétvăn hóa thú vị ở đây là thực khách không chỉ gồm có những người lao động tátđìa và chủ đìa cá, mà tất cả những ai có mặt tại chỗ đều được mời tham dự cuộc