ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ CÁ NHÂN HÓA CAO ĐẾN HÀNH VI GIỚI TRẺ ỞTPHCM 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc con người cũng phải thay đổi để có thể theo kịp xu hướng.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TPHCM
-o0o -TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ CÁ NHÂN HÓA CAO ĐẾN HÀNH VI GIỚI TRẺ Ở
TPHCM
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Lớp: ĐTH15
TP.HCM, ngày 22 tháng 12 năm 2023
1
Trang 2ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ CÁ NHÂN HÓA CAO ĐẾN HÀNH VI GIỚI TRẺ Ở
TPHCM 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc con người cũng phải thay đổi để có thể theo kịp xu hướng Mức độ cá nhân hóa cao là một xu hướng nổi bật của xã hội hiện nay, đặc biệt là trong đô thị, con người có quyền tiếp cận với nhiều thông tin và lựa chọn, điều này dẫn đến việc mỗi cá nhân có xu hướng định hình bản thân theo những giá trị và sở thích riêng biệt Công nghệ cá nhân hóa ngày càng cao hơn, ảnh hưởng đến cách giới trẻ tương tác với thế giới xung quanh, giới trẻ TPCHM là lực lượng lao động, sáng tạo, học tập và phát triển đất nước Việc nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ cá nhân hóa cao đối với hành vi của giới trẻ có ý nghĩa quan trọng giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm hành vi của giới trẻ trong bối cảnh xã hội hiện đại, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của xu hướng này góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về xu hướng này, từ đó có sự định hướng phù hợp cho giới trẻ, giúp giới trẻ phát huy tối đa tiềm năng và đóng góp tích cực cho xã hội
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: những cá nhân ở độ tuổi 18 đến 23 tuổi, tính cách và ở sở thích
của cá nhân, sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hướng toàn cầu, các nền tảng mạng
xã hội,
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của mức độ cá nhân hóa cao trong hành vi của giới trẻ
trong đô thị
Phạm vi nghiên cứu: Giới trẻ trong TP.HCM.
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu hoạch và xử lý dữ liệu thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thu thập tài liệu từ các bài nghiên cứu khoa học, luận
án tốt nghiệp, luận văn, và các tài liệu liên quan đến lĩnh vực mức độ cá nhân trong tư duy và hành vi để từ đó nhóm có những định hướng hợp lý trong quá trình nghiên cứu
+ Thư viện trung tâm ĐHQG TP.HCM
+ Google Scholar
+ Tạp chí chuyên ngành (có chỉ số ISSN)
Trang 3+ Bài báo khoa học (có chứa chỉ số ISI, SCOUPUS)
+
3.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Kỹ thuật sử dụng là phỏng vấn sâu Nhóm nghiên cứu dự kiến tiến hành 5 cuộc phỏng vấn sâu với giới trẻ thuộc độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi và tối thiểu 1 cuộc phỏng vấn sâu với chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu tư duy và hành vi con người
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Dự kiến phỏng vấn trực tiếp bằng các bảng hỏi Các câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước một cách khoa học và sắp xếp hợp lý và câu trả lời có độ tin cậy cao Khảo sát từ 50 người ở độ tuổi 18 đến 23 tuổi cụ thể là sinh viên ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh Qua
đó làm rõ hiện trạng của tư duy và hành vi của giới trẻ từ đó làm cơ sở cho việc tìm ra ảnh hưởng của mức độ cá nhân hóa ở giới trẻ hiện nay Phương pháp chọn mẫu là chọn thuận tiện cho việc phát bảng hỏi trực tiếp
3.3 Phân tích, tổng hợp, xử lý dữ liệu
Các dữ liệu thu được từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS để tổng hợp kết quả, phân tích thực trạng mức độ cá nhân hóa trong tư duy và hành vi của giới trẻ và giải pháp đặt ra của một số nước trên thế giới và đánh giá hiệu quả
Tổng hợp các mẫu phỏng vấn sâu, chọn lọc những thông tin, ý kiến có giá trị hữu ích đối với đề tài, làm minh chứng thêm cho số liệu từ bảng hỏi
Phân tích dữ liệu thu được ở phương pháp định lượng và định tính từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả cho những đề xuất trong tương lai
4 Tổng quan tài liệu
Lý thuyết cá nhân hóa
Artur Vladimirovich Petrovsky – một nhà nghiên cứu tâm lí, trong tác phẩm của mình, đã đưa ra Lý thuyết cá nhân hóa Ông nói rằng con người tự xác định mình thông qua nhóm,
xã hội Nhu cầu nhân cách hóa là nền tảng để phân tích phát triển
Đồng thời ông cũng xác định: có ba giai đoạn chính trong cá nhân hóa, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển
3
Trang 4Giai đoạn đầu tiên là thích ứng , được mô tả là sự hấp thụ bởi một người có các chuẩn mực, quy tắc và giá trị được chấp nhận chung, hình thành các kỹ năng điển hình xã hội ở một người
Giai đoạn thứ hai của cá nhân hóa là sự hình thành và khẳng định của riêng tôi, tôi xác định khả năng, tài nguyên, sự khác biệt và đặc điểm của một người, phát hiện ra tính
cá nhân
Và giai đoạn thứ ba là hội nhập - xây dựng lại cuộc sống của những người xung quanh họ, đầu tư giá trị và sự chú ý của họ vào người khác, trong khi chấp nhận từ bên ngoài, là tuyên bố về nhu cầu của họ và do đó, hình thành hoàn toàn con người
Sự hình thành diễn ra suôn sẻ, bắt nguồn từ thời thơ ấu và kéo dài cho đến khi trẻ trung A.V Petrovsky đã mô tả ba thời kỳ hình thành cá nhân hóa: thời đại của tuổi thơ, thời đại của tuổi thiếu niên và thời đại của tuổi trẻ
Những lí thuyết mà tác giả đưa ra đã đưa ra những phương hướng cho cách nghĩ về khái niệm của cá nhân hóa, cũng như quá trình phát triển của nó, đây là tiền đề quan trọng cho những chủ đề nghiên cứu liên quan Lí thuyết này cũng giúp củng cố thêm cho cái nhìn của nhóm về bài nghiên cứu
Lí thuyết hoạt động tâm lí của Aleksei Nikolaevich Leontiev
Lí thuyết hoạt động tâm lí được khởi xướng vào những năm 1925 do nhà tâm lí học Aleksei Nikolaevich Leontiev người Liên Xô khởi xướng
Lí thuyết cho rằng “hoạt động” là một phạm trù bao quát rộng lớn, là “phương thức tồn tại của con người”; cuộc sống của con người là “những dòng hoạt động đan xen nhau”; bản chất tâm lý của hoạt động tồn tại và biến hoá vô cùng linh động, phong phú trong mỗi dạng hoạt động đặc thù của con người Hoạt động trong Tâm lý học được hiểu là sự thống nhất biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau giữa hoạt động thực tiễn, cảm tính bên ngoài
và hoạt động tâm lý, trí óc bên trong, hay còn gọi là cơ chế “xuất tâm” – “nhập tâm” Nói cách khác, “hoạt động" là quá trình chủ thể tác động vào đối tượng bằng các hành động, thao tác với các công cụ, phương tiện phù hợp, nhằm biến đổi, chiếm lĩnh đối tượng theo những động cơ, mục đích nhất định
Định nghĩa này bao gồm các thành tố có mối quan hệ tương tác, chuyển hoá lẫn nhau theo cả chiều ngang và dọc, tạo nên “cấu trúc vĩ mô của hoạt động”
Bằng cách giải thích hoạt động tâm lí theo hai hướng “chủ thể” và “khách thể”, Lí thuyết hoạt động tâm lí đã đưa ra cái nhìn đa chiều trong trong sự phát triển tâm lí của con người Đây là yếu tố cốt lõi để giúp nhóm phân tích được nguyên nhân của vấn đề cá nhân hóa cao
Trang 5Buổi Tọa đàm “Giới trẻ Việt Nam hiện nay: thực trạng, những vấn đề đặt ra về văn hoá, giáo dục và những giải pháp”
Tọa đàm có sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, nhà lý luận, nhà khoa học đầu ngành ở các lĩnh vực khoa học xã hội nhằm đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của giới trẻ hiện nay từ đó gợi mở những vấn đề thực tiễn, đóng góp cho chính sách giáo dục thế hệ trẻ
Họ nhận định ở giới trẻ xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, phá cách, lệch chuẩn, “gây sốc” cho xã hội, được xem là làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống, như: chuộng các loại thời trang “sành điệu” với áo hai dây, mốt đầu trọc, hình xăm trổ, quan hệ tình dục trước hôn nhân bên cạnh nhận định chỉ ra những điểm xấu thì cũng
có những nhận định mang tính đổi mới “năng động của giới trẻ là nền tảng cho sự phát triển, là thế mạnh cần được khai thác và phát huy Xu hướng hoài nghi, thích kiểm chứng, phản biện của người trẻ cũng là một phẩm chất không thể thiếu cho một xã hội phát triển”
Buổi toạ đàm mang đến nhiều góc nhìn và có một cái nhìn độ lượng hơn giải pháp lên án các hiện tượng lệch chuẩn, giáo dục giới trẻ bảo tồn văn hóa dân tộc một cách chung chung là không thích hợp, bởi lẽ không phải hiện tượng lệch chuẩn nào cũng sai, không phải giá trị văn hóa truyền thống nào cũng tiếp tục còn là giá trị trong giai đoạn mới “Định kiến đối với giới trẻ và thái độ xem thường giới trẻ của người lớn tuổi sẽ chỉ càng làm cho “bi kịch của sự phát triển” trở nên nặng nề thêm
Kết luận tọa đàm, GS.TS Tạ Ngọc Tấn, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đúc kết ngắn gọn rằng: Cần tạo môi trường tự do cho thanh niên phát triển, phát huy vai trò của thanh niên Tuy nhiên, trách nhiệm của xã hội càng quan trọng, trong đó không thể bỏ qua vai trò của Đảng - Nhà nước, của tổ chức Đoàn
Buổi tọa đàm đã xác định được những hành vi thay đổi của giới trẻ trong thời kì phát triển, cũng là một phần cho sự gia tăng mức độ cá nhân hóa, đây là tiền đề giúp nhóm nghiên cứu thêm về mối quan hệ giữa mức độ cá nhân hóa và sự thay đổi trong hành vi của giới trẻ và đề xuất những chính sách thích hợp
5 Thao tác hóa khái niệm
- Cá nhân hóa: con người tự xác định mình thông qua xã hội, nhóm, xã hội Nhu cầu nhân cách hóa là nền tảng để phân tích phát triển (A.V Petrovsky - Lý thuyết cá nhân hóa)
- Hành vi: phản ứng của con người đối với tác động của môi trường chính là cái tạo nên hành vi Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể
5
Trang 6nhằm đáp lại một kích thích nào đó theo một công thức nhất định (J Watson.1913- Tâm lý học hành vi)
- Đô thị: khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn (Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009)
Khái niệm Biến số Chỉ báo
Cá nhân hóa Mong muốn thể hiện cá nhân Nhận thức về bản thân, khả
năng trình bày quan điểm cá nhân
Tư duy Nhận thức của con người Xử lí thông tin, đánh giá vấn
đề, lập luận, đặt câu hỏi Hành vi Hành động của con người Giao tiếp xã hội, ăn uống, đi
lại
Đô thị Nơi tập trung dân cư
Cơ sở hạ tầng
Kinh tế phi nông nghiệp
Khu dân cư, quận, huyện,
Công nghiệp, dịch vụ, thương mại
6 Mục tiêu tổng quát – Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu tổng quát của đề tài:
- Nghiên cứu và đánh giá mức độ cá nhân hoá cao đối với tư duy và hành vi của giới trẻ trong đô thị tại TP.HCM để hiểu rõ hơn những thách thức và cơ hội trong việc thúc đẩy ảnh hưởng này
Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp cái nhìn tổng quát về mức độ cá nhân hoá cao đối với tư duy và hành vi nhằm hiểu sâu về một thế hệ trẻ tự tin, có khả năng định hình, thích ứng nhanh với môi trường đa dạng và thay đổi liên tục
- Xác định và phân tích mức độ cá nhân hóa cao ảnh hưởng thế nào đến giới trẻ, đồng thời xác định lợi ích cũng như tiêu cực mà vấn đề này mang lại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trang 7- Bổ sung thông tin quan trọng để phát triển các chính sách và chương trình giáo dục nhằm có những nhận định đúng về mức độ cá nhân hoá cao đối với tư duy và hành vi của giới trẻ trong đô thị tại TP.HCM
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo rằng mức độ cá nhân hoá cho thấy giới trẻ
có tư duy sáng tạo và khả năng đổi mới, không gây ra sự phân biệt trong xã hội đô thị
7 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
7.1/Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng của mức độ cá nhân hóa trong hành vi ở giới trẻ hiện nay như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ cá nhân hóa cao ở giới trẻ hiện nay?
- Tác động của mức độ cá nhân hóa của giới trẻ hai mặt tích cực và tiêu cực?
- Giải pháp nào giúp nâng cao mức độ cá nhân hóa để giới trẻ có tư duy sáng tạo và khả năng đổi mới không gây sự phân biệt xã hội hiện nay?
7.2/ Gỉa thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Mức độ cá nhân hóa trong tư duy và hành vi của giới trẻ hiện nay ngày càng tăng cao, các cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn Nghiên cứu về mức độ
cá nhân hóa là như thế nào, ảnh hưởng của cá nhân hóa đến tư duy và hành vi, cách cá nhân tiếp cận thông tin, đi sâu vào các hành vi ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của giới trẻ, cũng như ảnh hưởng của việc tập trung đối với thế giới xung quanh từ đó tập trung vào việc xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ cá nhân hóa trong hành vi của giới trẻ hiện nay
Giả thuyết 2: Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến mức độ cá nhân hóa ở giới trẻ hiện nay, cần phải dựa trên nhiều phương diện, cái nhìn khách quan
và đa chiều để có thể tập trung điều tra sâu hơn những yếu tố cụ thể như tác động của công nghệ, xem xét cách sự dụng công nghệ, đặc biệt là mạng xã hội, sự ảnh hưởng của môi trường gia đình giáo dục ngoài ra còn có thể tiến hành phân tích cách áp lực từ xã hội
và điều ra về vai trò của các trải nghiệm cá nhân, quan hệ xã hội và cách mà chúng ảnh hưởng đến việc hình thành cá nhân hóa
Giả thuyết 3: Mức độ cá nhân hóa là xu hướng đề cao sự độc lập, tự chủ, cá tính của cá nhân trong suy nghĩ, hành vi Mức độ cá nhân hóa ở giới trẻ ngày nay càng tăng cao, điều này sẽ mang lại những tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của cá nhân và xã hội, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sâu và những tác động tích cực của mức độ cá nhân hóa như thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới, tạo ra cơ hội phát triển cá nhân, ngược lại về
7
Trang 8phương diện tác động tiêu cực như dẫn đến sự cô đơn , vô cảm, gây khó khăn cho việc hợp tác, tương tác xã hội Nghiên cứu trên cho ra cái nhìn toàn diện hơn về hai mặt của cá nhân hóa từ đó đưa ra giải pháp giúp nâng cao mặt tích cực và bài trừ dần sự tiêu cực Giả thuyết 4: Nhằm góp phần nâng cao mức độ cá nhân hóa để giới trẻ có tư duy sáng tạo
và khả năng đổi mới đồng thời không gây ra sự phân biệt xã hội, cần tập trung nghiên cứu vào các phương diện khác nhau như giáo dục toàn diện, giải quyết vấn đề tư duy sáng tạo, tạo cơ hội công bằng và đa dạng, khuyến khích sự đổi mới, hỗ trợ xã hội đến từ việc xây dựng các cộng đồng hỗ trợ, môi trường xã hội và văn hóa không phân biệt đối
xử, tôn trọng sự khác biệt và cùng nhau phát triển, cung cấp nguồn lực và cơ hội nhằm hỗ trợ tư duy sáng tạo Việc nghiên cứu giúp hiểu rõ về cách mà các phương pháp khác nhau
có thể hỗ trợ sự phát triển cá nhân hóa tích cực mà không tạo ra sự phân biệt ở giới trẻ
8 Bố cục
Phần 1: KHÁI NIỆM
1 Khái niệm cá nhân hóa cao là như thế nào?
Đây là biểu đồ khảo sát về mức độ hiểu biết về định nghĩa cá nhân hóa dựa trên 50 người
ở các trường trong thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy trong biểu đồ, số lượng người biết về “cá nhân hóa” chiếm số lượng rất cao Thế nhưng khi được hỏi chính xác về cụm
từ đó, chỉ có 29,7% trong tổng số 66,7% những người trả lời là đúng với khái niệm “cá nhân hóa” Điều này không bất ngờ bởi vì mọi người đa số nhầm lẫn cụm từ này với một
Trang 9thuật ngữ trong ngành marketing liên quan tới việc thay đổi chính sách và hướng tiếp cận phù hợp dựa trên dữ liệu của khách hàng Đây là một khái niệm đúng – xét trên phương diện marketing, còn trong xã hội học hay tâm lí học, cụm từ này lại mang một ý nghĩa khác:
Cá nhân hóa là mức độ đánh giá một cá nhân có xu hướng tự xác định mình thông qua xã hội, nhóm, cộng đồng
Cá nhân hóa cao của một cá nhân có thể được hiểu như sự độc lập và tự chủ trong tư duy, hành động và quyết định của một người Nó bao gồm khả năng tự quản lý, tự nhận thức
và tự xác định giá trị, mục tiêu và nguyện vọng của bản thân mà không bị ảnh hưởng quá mức bởi áp lực xã hội, quan điểm của người khác hoặc các yếu tố bên ngoài
Tuy nhiên, mức độ cá nhân cao không phải là việc hoàn toàn cô lập hoặc không quan tâm đến người khác Đó là khả năng tồn tại và phát triển một cá nhân độc lập trong mối quan
hệ và xã hội, đồng thời tôn trọng và đồng cảm với quyền tự chủ và độc lập của người khác
2 Hành vi của con người là như thế nào?
Hành vi là những biểu hiện tồn tại ở dạng hành động hoặc không hành động do con người thực hiện trong quá trình hoạt động hàng ngày, nhằm hướng tới những mục đích nhất định phục vụ cho chính nhu cầu của người đó
Hành vi hành động và hành vi không hành động
– Hành vi hành động: là những hành vi được nhận biết thông qua những việc làm cụ thể
mà một người nào đó thực hiện
– Hành vi không hành động: là những hành vi có thể được xác định thông qua ý nghĩ‚ trạng thái‚ mục đích hướng tới của một người nào đó
Như vậy, dựa vào dạng thể hiện của chủ thể mà hành vi là gì được xác định là hành động hoặc không hành động
Hành vi của con người rất đa dạng và phức tạp và có thể được định hình bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm văn hoá, giáo dục, gia đình, môi trường xã hội và tâm lý cá nhân Hành vi con người có thể bao gồm các hoạt động thường ngày như ăn uống, giao tiếp, làm việc và cũng có thể bao gồm các quyết định lớn về sự nghiệp, mối quan hệ và tương lai
9
Trang 10Người ta đôi khi hành động dựa trên bản năng hoặc cảm xúc, nhưng cũng có thể hành động dựa trên sự suy nghĩ logic và lý trí Một số hành vi có thể được hình thành bởi quy tắc và chuẩn mực xã hội, trong khi những hành vi khác có thể phản ánh giá trị cá nhân và kiến thức Ngoài ra, các nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học và hành vi con người cũng
đã chỉ ra rằng điều kiện tâm lý và tình cảm cũng ảnh hưởng đến hành vi của con người Hành vi cũng có thể thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh Ví dụ, hành vi của một người trong môi trường công việc có thể khác biệt so với khi họ ở nhà trong gia đình Các sự kiện ngoại cảnh cũng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi, ví dụ như trong tình huống khẩn cấp hoặc trong môi trường xã hội đặc biệt
Mặt khác, hành vi cũng phản ánh những giá trị và quan điểm của mỗi người, cũng như sự tác động của văn hóa và môi trường xã hội Những yếu tố này tạo ra sự đa dạng, đa chiều
và đôi khi đôi lúc mâu thuẫn về hành vi con người
PHẦN 2: MỐI LIÊN HỆ
3 Ảnh hưởng mức độ cá nhân hóa đến hành vi con người là như thế nào?
Ảnh hưởng mức độ cá nhân hóa trung bình đến hành vi con người là như thế nào?
Ảnh hưởng mức độ cá nhân hóa trung bình đến hành vi con người là như thế nào?
Ảnh hưởng mức độ cá nhân hóa thấp đến hành vi con người là như thế nào?
Sau khi làm rõ những khái niệm về vấn đề cá nhân hóa, chúng ta sẽ bắt đầu tiến đến mối
quan hệ của cá nhân hóa với hành vi của con người Hai thứ này có liên quan đến nhau mật thiết và khá phức tạp tùy vào mức độ cá nhân hóa Nên để phân tích rõ ràng nhất, nhóm quyết định sẽ chia ra thành 3 mức độ:
Mức đầu tiên là ảnh hưởng của mức độ cá nhân hóa cao đến hành vi của con người, đây
là mức độ tác động rõ ràng và đa dạng nhất
Người chịu ảnh hưởng của mức độ này thường có ý thức về giá trị của bản thân họ, mục tiêu và sở thích riêng rất rõ ràng Việc hiểu rõ và chấp nhận bản thân giúp họ có được nền tảng vững chắc để xây dựng bản thân, dẫn đến sự tự tin Người chịu ảnh hưởng của mức
độ này cũng có tính tự giác cao bởi vì họ muốn phát triển và tỏa sáng theo cách riêng của chính mình Thêm vào đó, việc có sự tự giác cao cũng phát triển cho họ sự sáng tạo và suy nghĩ đổi mới để tìm ra giải pháp giải quyết cho những vấn đề mà họ gặp phải Khả năng lựa chọn và quyết định là tác động không kém phần quan trọng Người chịu ảnh hưởng sẽ chọn những lựa chọn mà họ cảm thấy đúng với giá trị, trải nghiệm, cảm nhận cá nhân của họ nhất