1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giữa kì pháp luật đại cương đề tài hợp đồng lao động theo bộ luật lao động 2019

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019
Tác giả Đoàn Lê Phi Long, Bùi Lê Thế Long, Đoàn Thế Long, Đặng Hoàng Long
Người hướng dẫn Lê Nguyễn Thanh Trà
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Tiểu luận giữa kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,02 MB

Cấu trúc

  • 1.4.4 Ngày nghỉ phép 5 (13)
  • 1.5 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động (14)
  • 1.6 Thực hiện, tạm hoãn, sửa đổi của hợp đồng lao động (14)
    • 1.6.1 Thực hiện hợp đồng lao động 6 (14)
    • 1.6.2 Tạm hoãn hợp đồng lao động 6 (0)
    • 1.6.3 Sửa đỗi hợp đồng lao động 7 (0)
  • 1.7 Chấm dứt hợp đồng lao động...........................................-..--5 c5 cScccccececee 8 (16)
    • 1.7.1 Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động (16)
    • 1.7.2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (16)
    • 1.7.3 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động............................- -- 55s ss se ssssssss 9 (17)
    • 1.7.4 Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật............................---¿ 5-5 5-52 << 11 (20)
  • 1.8 Hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài (21)
    • 1.8.1 Người lao động nước ngoài tại Việt nam 12 (21)
    • 1.8.2 Người Việt Nam lao động ở nước ngoài 13 (22)
  • 1.9 Lao động thử việc 13 (22)
    • 1.9.1 Tiền lương thử việc 13 (23)
    • 1.9.2 Thời gian thử việc, thời gian kết thúc thử việc...........................---s-°-s- <5 cse se 13 (23)
    • 1.9.3 Hợp đồng thử việc 14 9809. 009:00/09) c1 (23)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỢP ĐÒNG LAO ĐỘNG (0)
    • 1. Giới thiệu chung về tình hình lao động ở Việt Nam hiện nay 16 2. Thực trạng áp dụng hợp đồng lao động (25)
      • 2.1 Đối với người lao động......................................... 5c cĂ co ceeerrerrersreeree 17 (26)
      • 2.2 Đối với người sử dụng lao động 17 (27)
      • 2.3 Thực tiễn của hợp đồng lao động hiện nay (28)
        • 2.3.1 Kết quả đạtt.........................................5 2s G< co Erxereereereerecrecrerree 18 (28)
        • 2.3.2 Một số hạn chế 19 (29)
        • 2.4.3 Nguyên nhân của sự hạn chế..................................... ....---ccccccecec 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 24 (30)

Nội dung

Người lao động vốn là người yếu thế hơn với người sử dụng lao động, khi xảy ra vấn đề tranh chấp lao động vấn đề được xử lí dựa trên hợp đồng lao động mà 2 bên đã thỏa thuận nên người la

Ngày nghỉ phép 5

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động

Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với bên được ủy quyền hợp pháp đại diện nhóm người lao động Hợp đồng như vậy có giá trị hiệu lực như được ký kết với từng cá nhân trong nhóm.

Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết

Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Thực hiện, tạm hoãn, sửa đổi của hợp đồng lao động

Thực hiện hợp đồng lao động 6

Thực hiện hợp đồng lao động là việc của các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động không được gây khó dễ cho bên kia, phải tạo điều kiện cần thiết để bên kia thực hiện quyền và nghĩa vụ để đạt được mục tiêu ban đầu của hợp đồng

Theo quy định pháp luật, trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động mới Trong trường hợp chưa ký kết được hợp đồng mới, thì các quyền lợi, nghĩa vụ của cả người lao động và người sử dụng lao động vẫn được thực hiện theo hợp đồng cũ đã giao kết.

1.6.2 Tạm hộn hợp đồng lao động

* Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người lao động khó tránh phải các sự kiện pháp lý đặc biệt là quá trình người lao động không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng lao động theo các trường hợp sau:

1) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia

2) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự

3) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc

4) Lao động nữ mang thai

5) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

6) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp

7) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác

8) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận

- Trường hợp 4 người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động và phải báo cho người sử dụng lao động kèm theo giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chưa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động khi đang mang thai sẽ không bị kỷ luật lao động theo điểm d khoản 4 điều 122.

Sửa đỗi hợp đồng lao động 7

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung

Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Chấm dứt hợp đồng lao động - 5 c5 cScccccececee 8

Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc chấm dứt giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động, dẫn đến việc không còn ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đã giao kết trước đó Chấm dứt hợp đồng có thể xảy ra do người lao động bị sa thải, một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc khi hết thời hạn hợp đồng lao động.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

*13 trường hợp được chấm dứt hợp đồng theo điều 34 BLLD 2019:

1.Hết hạn hợp đồng lao động

2 Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

3 Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

4.Người lao động bị kết án phạt tù, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

5 Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

6 Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết

7 Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết

8 Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải

9 Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

10 Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

11 Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc

12 Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

13 Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - 55s ss se ssssssss 9

1.7.3.1 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

*Trong các trường hợp sau người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn

10 c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.! e) Đủ tuổi nghỉ hưu g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực

- Người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động thời gian chấm dứt hợp đồng lao động cho các loại hợp đồng lao động như sau:

+ Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

+ Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

+ Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ ở điều

1.7.3.2 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

*Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

II a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến

36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải giảm chỗ làm việc đ) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tạm hoãn hợp đồng lao động đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.2 e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin

- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn

+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

? Xem điều 169 quy định độ tuôi nghỉ hưu của Bộ luật lao động 2019

+ Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b này

- Mặc dù người sử dụng lao động là người được cho là ở thế mạnh về mặt quyền lợi bên trong hợp đồng lao động để đàm phán với người lao động nhưng cũng có hạn chế về về chấm dứt hợp đồng lao động theo BLLĐ:

1 Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền

2 Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý

3 Người lao động nữ mang thai, người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật -¿ 5-5 5-52 << 11

1.7.4.1 Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật đối với người lao động

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động xác định không thời hạn trái pháp luật, không báo trước cho người sử dụng lao động sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35.

+ Không nhận được trợ cấp thôi việc

+ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước

+ Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chỉ phí đào tạo

1.7.4.2 Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật đối với người sử dụng lao động

- Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động nữ mang thai sẽ vi phạm khoản 3 điều

+ Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

+ Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động

+ Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy địnhn gười sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại theo điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động

+ Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài

Người lao động nước ngoài tại Việt nam 12

- Là những người nhập cư đến sinh sống, làm việc hay doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của BLLĐ phải tuân theo pháp

14 luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác

Thời hạn hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân thủ thời hạn của Giấy phép lao động Doanh nghiệp và người lao động nước ngoài có thể thỏa thuận về việc ký kết nhiều hợp đồng lao động có thời hạn trong suốt thời gian hiệu lực của Giấy phép lao động.

Vì vậy việc ký kết hợp đồng lao động đều theo pháp luật của Việt Nam nên đều có ở các phần trước.

Người Việt Nam lao động ở nước ngoài 13

Người lao động Việt Nam có thể ký kết hợp đồng lao động trực tiếp với người sử dụng lao động nước ngoài và sang nước ngoài làm việc Tuy nhiên, họ cũng có thể lựa chọn làm việc thông qua các công ty Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm ở nước ngoài.

Người lao động đi làm việc theo hợp đồng cá nhân ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài phải đăng ký hợp đồng lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi thường trú, với điều kiện là Tổ chức được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu

Phải tuân thủ pháp luật về lao động của Việt Nam Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng lao động đã ký kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài Thực hiện đúng các quy định của tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.?

Phải có bản sao hợp đồng lao động hoặc bản sao văn bản tiếp nhận làm việc của bên nước ngoài.

Lao động thử việc 13

Tiền lương thử việc 13

- _ Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Thời gian thử việc, thời gian kết thúc thử việc -s-°-s- <5 cse se 13

Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên

Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ

Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Hợp đồng thử việc 14 9809 009:00/09) c1

Nội dung hợp đồng thử việc đều có các thông tin đầy đủ của hợp đồng lao động

Người sử dụng lao động và người lao động có thể quy định rõ các điều khoản thử việc trong hợp đồng lao động, hoặc ký kết hợp đồng thử việc riêng biệt để ghi nhận những điều khoản này.

- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường

Chương 1 của bài viết trình bày khái niệm hợp đồng lao động, các nguyên tắc và điều kiện tham gia để đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người lao động theo Luật Lao động Những nội dung này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người lao động hiểu rõ quyền lợi của mình và sử dụng chúng hợp lý.

Hợp đồng lao động là thiết yếu với NLĐ tham gia hoạt động lao động tạo ra của cải, vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội Vì vậy muốn bảo vệ quyền lợi của đôi bên trước hết cần hiểu rõ các quy tắc và hình thức của hợp đồng lao động

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỢP ĐÒNG LAO ĐỘNG

Giới thiệu chung về tình hình lao động ở Việt Nam hiện nay 16 2 Thực trạng áp dụng hợp đồng lao động

Số lượng người có việc làm từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2023 đạt 51,1 triệu người, tăng đáng kể so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái Theo thống kê, lao động có việc làm ở thành thị đạt 18,9 triệu người, chiếm 37,0% tổng số, tăng 386,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, khu vực nông thôn lại ghi nhận sự sụt giảm nhẹ, giảm 7,3 nghìn người so với quý trước, song vẫn tăng 726,4 nghìn người so với thời điểm này năm ngoái.

Trong tổng số 51,1 triệu lao động có việc làm, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 39,0%, tương đương gần 20,0 triệu người, tiếp đến là lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 33,9%, tương đương 17,3 triệu người Lao

18 động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, 27,1%, tương đương 13,8 triệu người So với quý trước và cùng kỳ năm trước, qui mô lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đều giảm lần lượt là 285,6 nghìn người và 53,6 nghìn người; lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 360,9 nghìn người so với quý trước và tăng 566,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; lao động trong ngành dịch vụ tăng 38,1 nghìn người so với quý trước và tăng 599,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước

Số người có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao động làm việc trong hộ nông nghiệp) trong quý I năm 2023 là 33,0 triệu người, giảm 327,1 nghìn người so với quý trước và giảm 322,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức chung quý I năm 2023 là 64,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.?

2 Thực trạng áp dụng hợp đồng lao động

2.1 Đối với người lao động

- Mặc dù lực lượng lao động là 51.1 triệu người theo GSO, nhưng lại có 33,0 triệu người là có việc làm phi chính thức là những NLĐ làm việc không ký kết hợp đồng và không có sự ràng buộc giữa NSDLĐ và NLĐ, thu nhập thấp và thời gian làm việc dài Họ thường không có hợp đồng lao động hoặc có nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không được chỉ trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác công việc này có thể mất bất cứ lúc nào

Lao động phi chính thức là người lao động không ký hợp đồng lao động

NSDLĐ lợi dụng viêc thiếu hiểu biết của NLĐ để không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng nhằm che đậy sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền Việc sai phạm về hình thức hợp đồng lao động, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng một công việc theo mùa vụ để trốn tránh việc đóng BHXH cho NLĐ

Nhiều doanh nghiệp còn thực hiện chế độ thử việc, học việc, học nghề kéo dài rồi mới ký hợp đồng lao động là sai phạm phổ biến là không đúng với hình thức hợp đồng lao động

Ngay cả khi được ký hợp đồng lao động thì quyền lợi của NLĐ cũng chưa chắc được đảm bảo và thực hiện đúng theo hợp đồng lao động của NSDLĐ

2.2 Đối với người sử dụng lao động

Không thể nói cứ nói về khó khăn của người lao động mà quên đi cái khó của NSDLĐ mặc dù người chịu thiệt nhất vẫn là NLĐ, vẫn không khó để tìm thấy người bị hại lại là phía doanh nghiệp Trong thời điểm kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp vừa cắt giảm nhân sự, lo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lo tình hình tài chính của công ty Theo luật lao động không có luật nào cho một doanh nghiệp được tự ý sa thải nhân viên, để có thể sai thải một nhân viên hay hàng loạt nhân viên thì doanh nghiệp cũng phải tính toán rất nhiều và buộc phải thu hẹp sản xuất để sa thải những nhân viên không cần thiết trong doanh nghiệp, chỉ giữ lại những nhân viên giỏi

Những NLĐ hiểu luật họ vẫn sẽ lách luật, đôi lúc gây tổn hại đến doanh nghiệp VD: A là nhân viên có thâm niên hơn 1 năm đang là ngày 20/12/2023 vào thời điểm này công ty bận rộn chạy dự án nên rất thiếu nhân sự, A không muốn làm cùng mọi người nên đã dồn hết lượt nghỉ phép của mình vào đợt nghỉ này để trốn dự án và sếp của anh A biết được nhưng không làm gì được

A do A đang làm đúng theo hợp đồng lao động mặc dù tiến độ dự án sẽ bị chậm trễ do thiếu hụt nhân sự

- _ Vì thế mới dẫn đến trường hợp nhiều doanh nghiệp rất sợ việc sa thải lao động, vì mặc dù đã thích đáng về nội dung, nhưng chỉ cần sơ sảy về thủ tục pháp lý, thì cũng trở thành sa thải bất hợp pháp

2.3 Thực tiễn của hợp đồng lao động hiện nay

Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tại các vùng 1,2,3,4 nhằm bảo vệ người lao động (NLĐ) khỏi tình trạng bị bóc lột sức lao động và nhận lương thấp NLĐ có thể trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo tới Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nếu phát hiện vi phạm Điều này thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với NLĐ và quyền lợi của họ Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể đưa ra yêu cầu với NLĐ, và NLĐ phải đáp ứng các điều kiện đó mới được ký kết hợp đồng lao động.

-_ NSDLĐ công khai trên hợp đồng đẩy đủ về công việc của NLD theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về nội dung của hợp đồng lao động, hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con

- Phuong châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước Theo nghị định 152/2020/NĐ-CP của chính phủ đến nay thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều người nhập cư sinh sống và làm việc nhất có khoảng 8 triệu người bao gồm cả người Việt Nam với nhịp sống hối hả hằng ngày Là thành phố được quốc

21 tế hóa được NLĐ nước ngoài đánh giá là nơi thân thiện và nơi làm việc có thể gắn bó lâu dài

- Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở thành phố trọng tâm như Hà Nội, Hồ Chí Minh cho thấy còn tồn tại nhiều vi phạm gây ra những tác động tiêu cực, thậm chí thiệt hại đáng kể không chỉ cho cá nhân người lao động hay doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội

Ngày đăng: 14/08/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN