BAO CAO TONG KET
DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC” CUA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI NĂM 2021
CO CHE NHAN DIEN HOP DONG LAO ĐỘNG
THEO BO LUAT LAO DONG 2019 TU THUC TIEN MO HINH DAT XE CONG NGHỆ TAI VIỆT NAM VA MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI
Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH
NAM 2021
Trang 2DANH MỤC BANG BIÊU 2-52 SE SE E121E715112111211111111 111511111111 te | DANH MỤC NHỮNG TU VIET TẮTT - - 2 s+EE+EE+EE+E£E£EEEEEEEEEEESEErEerrerkerxee 2 10807100000 3 1 Sự cần thiết và ly do lựa chọn đề tài -¿- 5x52 EEEEEEEEEEEEEE21EEEEEE tre 3 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu -2- 2 2 2+S2+E£+E£EE£EE£EESEEEEE2EEzErEerxerxers 4 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài -.-¿- 5-5-5 St SE 12E5212112111211111111111 111 xe Š 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨU 2-52 SE+E+E£EE+E£EE+EEEESEEEEEEEEErkrrkrrees 6 5 Phương pháp nghiên cứu dé tải - 5-2-5 SE 2E EEEEEEEEE111112111 1111 xe 6 )Ï9)8)190 0 — - 8
CHUONG I: TONG QUAN CHUNG VE MÔ HÌNH DAT XE CÔNG NGHỆ VA
CO CHE NHAN DIỆN HOP DONG LAO DONG - -5-<cs<csecsessesscse 8 1.1 Tổng quan chung về mô hình đặt xe công ngh6 occ eseseeseseeseseseeseeeeeees 8 1.1.1 Khai niệm mô hình đặt xe CONG NQNE cccccccccccccecccccesseceesseeeeeseeessseeeeesseeeseseeeees 8 1.1.2 Đặc điểm mô hình đặt xe công NGNE veccecccccsccescssessessssvssesssseseseseesesesesseseees lãi 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển mô hình đặt xe công nghệ - 12 1.2 Tổng quan chung về cơ chế nhận diện hợp đồng lao động 14 1.2.1 Khái niệm cơ chế nhận diện hợp đồng lao đỘng ccccccc++sccssss 14 1.2.2 Đặc điểm cơ chế nhận diện hợp dong LAO GOVE tai sans snsus H140 5334430-138.680344 182488 19 1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế nhận diện hop đông lao động
CHUONG II: CO CHE NHAN DIỆN HOP DONG LAO DONG TỪ THỰC TIEN
MO HINH DAT XE CONG NGHE TAI MOT SO QUOC GIA TREN THE GIOI 2.2 Hop chủng quốc Hoa Kỳ -¿- °s SE EềEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerrred 28 2.2.1 Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về nhận diện hợp dong lao động 28
Trang 3CONG NGNE tai HOA KY 0 0707707578A—.— 30 2.3.3 Nhận diện hop dong lao động từ thực tiễn hoạt động của mô hình đặt xe công NGNE tai HOA KY 0 77Ẽ7Ẽ7AA 31 2.3 Cộng hoa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) ¿2-2 2 + 2+k+£+zEe£xzxzed 35 2.3.1 Quy định của pháp luật Trung Quốc về nhận diện hợp đồng lao động 35 2.3.2 Thực tiễn giao kết hợp dong giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ tại Trung QUOC - ¿5-5252 ©t+S8+E‡EE+EEEEEEEEEEEEEE2EEE121271211215112111 511cc 37 2.3.3 Nhận diện hợp đồng lao động từ thực tiễn hoạt động của mô hình dat xe công nghệ tại Trung QUOC 5-2-5 SE+E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEE11111111111111111211111111 111 xe ao °P ?u li on 41 2.4.1 Quy định của pháp luật Pháp về nhận diện hop đồng lao động 4I 2.4.2 Thực tiên giao kết hợp dong giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe l49/158/134(12ã1218.80/1272ĐEEPREREREREEE 42 2.4.3 Nhận diện họp đồng lao động từ thực tiễn hoạt động của mô hình đặt xe công 78272772274 6 (| 0n Nwuayxay, 1, `, 42 2.5 Một số bài học kinh nghiệm về cơ chế nhận diện hợp đồng lao động từ thực tiễn hoạt động của mô hình đặt xe công ngỆ - - + 33211322 EEverersrrererrerrrs 45 CHUONG III: CO CHE NHẬN DIEN HỢP DONG LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIEN
MO HÌNH ĐẶT XE CÔNG NGHỆ TẠI VIET NAM 5- 5 scsscs<e 48
3.1 Quy định pháp luật về nhận diện hợp đồng lao động 2- 2s +2 48 3.2 Thực tiễn giao kết hợp đồng giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công ¡14:2 Ẽ.Ẽ HT 55 3.3 Nhan dién hop đồng lao động từ thực tiễn hoạt động của mô hình đặt xe công HH tháng wine © mums 8 osm g5 Ba 132 ung HM L4 § GHI RR 1 IS ARE AH NÓI 3 S56 § RAN HN 3 Si 8 š NHÍ 3 30M 5 4 § SIR8IB€ 61
3.3.1 Dầu hiệu thỏa thuGneecccccccccccscccscsesesssescscscscsvsvsvsvsvevsvsvsveveusususuessicaeaeacaeseacees 61 3.3.2 Dấu hiệu việc làm có trả công, CEN ÏƯƠNg - 2© 5e+cec+Et+eE+Eerksrerxee 62 3.3.3 Dấu hiệu quản lý, giám sát, điều hành của một bên . 225255: 63 3.4 Ưu điểm và hạn chế từ nhận diện hợp đồng lao động giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghỆ - 6 2 1332111133911 1138511111811 18111111 re, 65 NT eececccccescssessessessessessessessesssssssecsessessessssssssssussessessessessessssussassessesseeseeses 66 3.4.2 HAN CUE voececceccescessssvsssessesessessessessesssssssssscsessessessssssssssessessesssssssssssssnsseeseeseesen 68
Trang 4QUÁ THUC HIEN CƠ CHE NHẬN DIỆN HOP DONG LAO ĐỘNG 70 4.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật co chế nhận diện hợp đồng lao động 70 4.1.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật - 2- + eSk+E‡E‡E+EEEEEEEEEEEEEEkEErkerkerrred 70 4.1.2 Kiến nghị sửa đổi một số quy định pháp luật về nhận điện hợp đông lao động —=— ck hh A, SB Eh AT ik I cn SR i Ss ohh uh BL 72 4.1.3 Kiến nghị bồ sung một số quy định pháp luật về nhận diện hop đồng lao động ¬— 74 4.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế nhận diện hợp đồng lao động 75 4.2.1 Nâng cao hiệu quả nhận diện hợp đông lao động cho cơ quan, cá nhân có NGI QUYEN PRRREREERERERERERER 75 4.2.2 Thúc day các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện đúng pháp luật về giao kết hợp đồng lao AON + S2 SE‡EEEEEE2EEEE4E21511211111121111211121121.1111 120 xe 77 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - - 2S SSSE 1E E2E11E112111211111121111 11111 te 81 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 5 SE E‡EEE£E£EE£EeEvEEekererkererxred 83
(Hop dong giữa tài xế và các công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ) 89 1 Hợp đồng giữa Uber và tài xế tại bang California, Hoa Kỳ 89 2 Hợp đồng giữa Now và tai xế tại Việt Namo eseseeseseessstsseseeesseeteeeee 110 3 Hợp đồng giữa Baemin va tài xế tại Việt Nam eee eeeeseeseeeeseeeeseeeeeeee 119 PHU LUC TD ME 125 (Kết quả khảo SGit) cecceccecescesesssesssssssvsssssesssssssssssussvsssssesssusssassueavsassssassussssassssavsneaveaeevees 125 1 Khảo sát chung vê công việc của tài xê làm việc theo mô hình đặt xe công nghệ
Trang 5DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 1 Thống kê các loại hợp đồng được xác lập bởi một số người làm với việc trong công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghỆ - 37
Trang 6DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết và lý do lựa chọn đề tài
BLLĐ 2019 vừa mới có hiệu lực ngày 01/01/2021, đã bố sung các quy định mới về HĐLĐ Từ đó, đưa ra một lối tư duy mới, một cách nhìn nhận mới về pháp luật HĐLĐ cũng như cơ chế nhận diện HDLD Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thé hướng dẫn về việc xác định các dau hiệu dé nhận diện HĐLĐ, cách thức áp dụng nhận diện các dau hiệu đó Vì vậy, dẫn đến tình trạng ton tại nhiều cách hiểu trên thực tế Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về nhận diện HDLD cũng phát sinh những hạn chế, cần sửa đối, bổ sung kip thời Trước tính cấp thiết của việc hoàn thiện cơ chế nhận diện HĐLĐ trong BLLĐ 2019, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu pháp lý nào làm rõ về vấn đề này một cách toàn diện, đi từ bản chất của HDLD, cũng như đặt nó trong bối cảnh phù hop với sự biến chuyển không ngừng của thị trường lao động Cơ chế nhận diện HDLD mới chỉ được đưa ra thảo luận tại các buổi hội thảo, bàn luận trong các tạp chí chuyên ngành, hay được đánh giá là một điểm mới của BLLĐ 2019 Trong khi đó, bản thân cơ chế nhận điện HDLD còn tôn tại nhiều hạn chế lớn mà chưa hề được đề cập đến.
Mặt khác, dưới sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0, thị trường lao động đã có nhiều biến chuyền rõ rệt cả về số lượng công việc, tính chất công việc, tính phức tạp của quan hệ lao động Nhiều loại quan hệ lao động mới xuất hiện, song ban thân những quan hệ lao động mới này không mang day đủ những đặc điểm của một quan hệ lao động thông thường, hay thậm chí còn có thêm những đặc điểm đặc trưng của riêng nó Nhận thức được vấn đề này, nhóm nghiên cứu nhận thay việc đặt ra một co chế pháp lý riêng điều chỉnh những loại quan hệ lao động đặc biệt này là thực sự cần thiết Dé làm được việc này, cần nghiên cứu đặc trưng của từng loại quan hệ lao động đặc biệt, làm rõ sự khác biệt của những quan hệ lao động đặc biệt này so với những quan hệ lao động thông thường Cụ thể trong đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu áp dụng cơ chế nhận diện HDLD đối với một quan hệ điển hình — quan hệ giữa các tài xế và các công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ Một câu hỏi lớn về việc hợp đồng được xác lập giữa họ có phải là HDLD hay không được nhiều người đặt ra trong những năm gần đây Đặc biệt, khi nhận thay quyén lợi của các tài xế (chủ thé làm việc tại các công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ và được nhiều người cho rằng vốn phải được coi là NLD) không được đảm bảo, họ phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình làm việc Việc không xác định rõ môi quan hệ giữa hai chủ thé này, dẫn đến việc phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa hai bên, gây mất trật tự an toàn xã hội, điển hình như các vụ biểu tình của các tài xế đối với công ty Grab vào năm 2020 khi không đồng ý về chính sách chiết khâu cước xe Sau khi nhận diện, nêu có tôn tai HĐLĐ giữa các tài xê và các công ty
Trang 8kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ, nhóm nghiên cứu tiếp tục làm rõ những thuận lợi, khó khăn của việc điều chỉnh loại quan hệ này bằng pháp luật lao động Từ đó, đưa ra các khuyến nghị xây dựng một hành lang pháp lý riêng điều chỉnh quan hệ này Với thực tế đặt ra như vậy, nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu, khảo sát nào liên quan đến đề tài Đối với nhóm nghiên cứu, vấn đề này có ý nghĩa quan trọng về cả phương diện pháp lý lẫn phương diện xã hội, tác động đến nhiều đối tượng.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần phải cấp thiết và cần thiết thực hiện dé tài, dé tìm hiểu rõ những hạn chế của cơ chế nhận diện HĐLĐ, học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới thông qua nhận diện từ mô hình đặt xe công nghệ, từ đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế nhận diện HDLD trong bối cảnh hiện nay.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhận diện HDLD nói chung và việc nhận diện HDLD trong mô hình đặt xe công nghệ nói riêng ở Việt Nam cũng như trên thế giới là một trong những vấn đề mới trong pháp luật lao động, nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu luật pháp cũng như người dân Song có nhiều quan điểm trái chiều được đưa ra xung quanh vấn đề này.
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tại các diễn đàn, hội thảo, luận án, luận
văn đã có nhiều nghiên cứu, thảo luận về vấn đề này.
Trên bình diện quốc tế, các nhà khoa học nghiên cứu cơ chế nhận diện HDLD từ
thực tiễn hoạt động của mô hình đặt xe công nghệ dưới góc độ hoạt động của mô hình
hay quan điểm về quan hệ lao động giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ Nổi bật có thể kể tới nhiều công trình như: “The Regulatory Challenges of Uberization in China: Classifying Ride-Hailing Drivers" của tac giả Mimi Zou trong Tạp chí quốc tế và luật lao động so sánh, nghiên cứu về quan hệ lao động giữa tai xế va công ty kinh doanh mô hình đặt xe và các bản án giữa hai chủ thể này ở Trung Quốc; công trình “Ride-hailing drivers as autonomous independent contractors: Let them bargain!” của tác giả Ronald C.Brown đăng trên hiệp hội tap chí luật quốc tế trong đó phân tích sâu về tính chất công việc, lương thưởng thời giờ làm việc, của tài xế mô hình đặt xe công nghệ và chỉ ra liệu rằng tài xế có thực sự là nhà thầu độc lập hay không hay là một NLD của công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ Các công trình nghiên cứu tản mạn có đề cập trên một số tạp chí khoa học quốc tế, một số luận văn,
luận án, giáo trình của các tác giả, các trường đại học nước ngoai, déu la những nguồn
tham khảo có giá trị.
Trên bình diện trong nước, có nhiều đề tài nghiên cứu viết về các chế định pháp ly của HDLD cũng như làm rõ các đặc điểm đặc trưng của loại hợp đồng nay, có thé kể đến như: Bài viết “Ban về khái niệm HĐLĐ” của tác giả Nguyễn Hữu Chi, in trên Tạp chí Luật học số 04/2002; Bài viết “HDLD — Công cụ lao động của NSDLĐ” của tác giả
Trang 9Đỗ Thị Dung, in trên Tap chí Luật học số 11/2014; Luận án tiễn sĩ “ADLD trong cơ chế
thị trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Chí năm 2002; Bên cạnh đó, có một
số đề tài phân tích và bình luận những điểm mới về chế định HDLD giữa BLLĐ 2012 và BLLD 2019, có thể kế đến như: Luận văn thạc sĩ “⁄ÐLĐÐ trong BLLĐ 2019 — những điểm mới và tác động đến quan hệ lao động ” của tác giả Phạm Thị Hải Yến năm 2020; Bài viết “Điểm mới của BLLĐ năm 2019 về khái niệm và hình thức HĐLĐ” của tác giả Phạm Thị Hồng My in trong Tạp chí Nghé luật số 03/2020; Sách tham khảo “Bình luận những điểm mới của BLLĐ 2019 ”do Tran Thị Thúy Lâm và Đỗ Thị Dung chủ bién, Ngoài ra, trong bài viết “HDLD theo BLLĐ 2019 và vấn dé triển khai thực thi” của tác giả Trần Thị Thúy Lâm tại Hội thảo “BLLĐ và van đề triển khai thực thi” do Khoa pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tô chức có đề cập đến những điểm mới của
HDLD Nhìn chung, những bài viết, nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại
ở việc nghiên cứu về HDLD và những chế định pháp lý xung quanh nó (bao gồm phân tích pháp luật hiện hành và so sánh, bình luận điểm mới) Song, đối với cơ chế nhận diện HDLD chưa có một bài viết, hay nghiên cứu chuyên sâu nào làm rõ về van dé này Đối với mô hình đặt xe công nghệ hiện nay có 03 đề tài nghiên cứu về cách thức hoạt động cũng như các chính sách quản lý mô hình này, bao gồm: Luận văn thạc sĩ Luật học “Pháp luật về thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ vận tải” của tác
giả Nguyễn Hoài Anh — Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2018; Luận văn thạc sĩ Luật
học “Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam” của tac giả Pham Quỳnh Hương — Trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020; Luận văn thạc sĩ Luật học “Ride-hailing service in Vietnam market and Its impacts on travel behavior of local people” của tác giả Nguyễn Danh Minh — Trường Đại học Quốc gia Ha Nội năm 2019 Tuy nhiên, các luận văn này mới chỉ nghiên cứu mô hình hình đặt xe công nghệ dưới góc độ kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra các cách thức quản lý nhà nước đối với loại hình thức hoạt động thương mại này Đối với khía cạnh mối quan hệ của tai xế và các công ty kinh doanh mô hình này tuy đã được đề cập đến ở một vài tạp chí chuyên ngành, song mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra van đề, không đưa ra phân tích cũng như cách nhận diện mỗi quan hệ này.
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về quan hệ lao động nói chung và đi vào cụ thể đối với HĐLĐ.
Thứ hai, dựa trên nghiên cứu lý luận về quan hệ lao động, HDLD, tìm hiểu, đánh giá sự phát triển của các quy định về HĐLĐ trong các giai đoạn trước đây.
Thứ ba, tìm hiéu, phân tích những quy định, khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế và một số quốc gia trên thế giới về cơ chế nhận diện HĐLĐ; đồng thời, phân tích, đánh giá những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về nhận diện HDLD, đánh
Trang 10giá mặt thuận lợi, hạn chế của quy định này Từ đó, đưa ra sự so sánh, đối chiếu pháp luật giữa các quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ti tư, ap dụng những lý luận và quy định pháp luật về quan hệ lao động, HDLD vào mô hình đặt xe công nghệ dé đánh giá thực tiễn thực hiện cơ chế nhận diện HDLD và mức độ hoàn thiện của pháp luật lao động về van đề này Trong mục tiêu này, nhóm nghiên cứu đi từ lý luận về mô hình đặt xe công nghệ và lịch sử ra đời của nó, từ đó, kết hop với thực tiễn hoạt động hiện nay của mô hình dé đánh giá, bình luận những điểm thuận lợi, khó khăn mà mô hình này đem lại khi áp dụng trong việc nhận diện HĐLĐ. Đồng thời, so sánh, đối chiếu việc thực hiện cơ chế nhận diện HĐLĐ đối với mô hình này tại một quốc gia và tại Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nhận diện HDLD từ mô hình đặt xe công nghệ.
Thứ năm, khảo sat danh giá của những sinh viên trường luật và những lái xe trực tiếp tham gia mô hình đặt xe công nghệ dé tìm hiểu về thực trạng hoạt động của lĩnh vực này Dong thời, tìm hiểu ý kiến, quan điểm của họ về việc có nên nhận diện hợp đồng giữa tài xế và các công ty kinh doanh hoạt động đặt xe công nghệ là hợp đồng hay không Thứ sáu, dựa trên những van đề lý luận, quy định pháp luật đã phân tích, kết qua khảo sát, số liệu thống kê, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và phương hướng nâng cao hiệu của áp dụng quy định pháp luật trong thực tiễn; đảm bảo cân bằng lợi ích của Nhà nước, NLD và NSDLĐ nói chung, cũng như đảm bảo cân bằng lợi ích của tài xế và các công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ nói riêng.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu trong phạm vi: làm rõ van đề lý luận cơ bản về cơ chế nhận diện HDLD; thực trạng quy định pháp luật về cơ chế nhận diện HDLD và áp dụng nhận diện đối với hợp đồng giữa lái xe và công ty kinh doanh mô
hình đặt xe công nghệ; trên cơ sở nghiên cứu pháp luật, thực tiễn áp dụng nhận diện từ
mô hình đặt xe công nghệ tại Việt Nam đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế nhận diện HĐLĐ và nâng cao hiệu quả thực hiện trong thực tế.
Song, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có bao gồm lĩnh vực lao động Do đó, bên cạnh nghiên cứu pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam, đề tài còn nghiên cứu đến các văn bản của Tổ chức Lao động Quốc tế và pháp luật về cơ nhận diện HDLD, thực tiễn áp dụng từ mô hình đặt xe công nghệ tại một số quốc gia trên thé giới, từ đó củng cô về mặt lý luận cũng như hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đối với phương pháp thực hiện dé tài, nhóm nghiên cứu xác định sử dụng kết hop những phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin khác nhau, cụ thé:
Trang 11- Phuong pháp lịch sử nhằm nghiên cứu sự hình thành quy định về HDLD, cũng như cơ chế nhận diện HĐLĐ va sự ra đời, phát triển của mô hình đặt xe công nghệ trên thế giới và tại Việt Nam;
- Phuong pháp phân tích nhằm làm rõ các van đề đảm bảo thực hiện mục tiêu của dé tài;
- Phương pháp tong hợp được sử dụng trong việc rút ra những nhận định, ý kiến đánh giá và kết luận sau quá trình phân tích;
- Phương pháp so sánh nhằm đối chiếu, đánh giá sự khác nhau giữa quy định va thực tiễn áp dụng pháp luật của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, và quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam về việc nhận diện HDLD;
- Phương pháp điều tra nhằm khảo sát các thông tin một cách trực tiếp từ các đối tượng ở nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực liên quan và không liên quan đến nghiên cứu pháp luật lao động Thêm vào đó, sử dụng những thông tin gián tiếp thu thập được qua các tài liệu tham khảo dé chứng minh cho những luận điểm được đề cập trong bài.
Trang 12CHUONG I: TONG QUAN CHUNG VE MÔ HÌNH ĐẶT XE CÔNG NGHỆ VA
CO CHE NHAN DIEN HOP DONG LAO DONG
Hién nay, trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghệ số, mô hình đặt xe công nghệ ngày càng trở nên da dạng và phổ biến ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Mô hình đặt xe công nghệ mang nhiều đặc thù riêng biệt về nội dung công việc, nền tảng kinh doanh, cách thức hoạt động do đó, tài xế làm việc trong mô hình đặt xe công nghệ cũng có những tính chất đặc biệt so với người được thuê làm việc cho các mô hình kinh doanh truyền thống khác Bản chất pháp lý của hợp đồng giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ là gì van còn bị bỏ ngỏ và tổn tại nhiều quan điểm khác nhau Liệu trên phương diện pháp lý, HDLD có tổn tại hay không trong khi trên thực tiễn hợp đồng xác lập giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ mang một tên gọi khác Dé trả lời cho câu hỏi này, mục đích dé tài hướng đến nhận diện HĐLĐ từ thực tiễn hoạt động của mô hình đặt xe công nghệ, làm rõ bản chất hợp đồng giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ Điều này đòi hỏi phải hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm, bản chất và quá trình hình thành của mô hình đặt xe công nghệ cũng như cơ chế nhận diện HDLD.
1.1 Tổng quan chung về mô hình đặt xe công nghệ 1.1.1 Khái niệm mô hình đặt xe công nghệ
® Đối xe là gì?
Ngày nay, với sự đa dạng hoá của các dịch vụ vận tải và nhu cầu di chuyên của người tiêu dùng ngày càng cao, “dat xe” không còn là cụm từ xa lạ trong cuộc song của đại bộ phận người dân Theo Từ điển tiếng Việt, “đặt” có bốn cách hiểu cụ thé như sau: 1) dé vào vị trí thích hợp cho một việc nao đó; 11) nêu ra với một yêu cầu nào đó, đặt câu hỏi; 11) làm cho bắt đầu tồn tại và có hiệu lực; 1V) đưa ra trước yêu cau, theo thé thức đã định, để đảm bảo việc mua bán, thuê mướn như đặt mua sách báo, đặt tiệc ở khách sạn, đặt đơn hàng.! Trong phạm vi nghiên cứu của dé tài khái niệm “dar” được tiếp cận theo nghĩa cuối cùng.
Đặt xe (ride-hailing) được hiểu là một hoạt động theo thé thức đã định sẵn dé yêu cầu dịch vụ đi chuyên hành khách hoặc vận chuyên hàng hoá Theo từ điển Cambridge, “ride-hailing” là hoạt động yêu cầu một chiếc xe, tài xế đến ngay lập tức va đưa bạn đến một nơi nào đó hoặc một dịch vụ cho phép chúng ta thực hiện việc nay’ “Ride-hailing” còn được hiểu là địch vụ đặt xe trong các tài liệu học thuật, và các nhà cung cấp dịch vụ thường được gọi là các công ty vận tải xuyên quốc gia (transportation network ! Hoàng Phê (2013), Tir điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Hà Nội, NXB Đà Nang, tr.373.
? Theo Từ điên điện tử Cambridge, Ride-hailing: the activity of asking for a car and driver to come immediatelyand take you somewhere, or a service that lets you do this, tray cap ngay 19/02/2021.
Trang 13companies) Việc đặt xe có thê được thực hiện thông qua các cách thức sau: (ï) Vẫy gọi taxi đang chạy trên đường, (ii) Nhắn tin hoặc gọi điện đến hãng vận chuyền; (iii) Yêu cầu xe thông qua ứng dụng trên điện thoại Như vậy, theo góc nhìn khái quát nhất, có thê định nghĩa đặt xe là một hoạt động của khách hàng đưa ra yêu cầu đi chuyển cho tài xế, thông qua đó tài xế xác lập giao dịch và đưa khách hàng hay hàng hoá đến địa điểm mà họ yêu cầu.
e Đối xe công nghệ là gì ?
Thuật ngữ “dat xe công nghệ” đang dần được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây Khác với hoạt động đặt xe thông thường, nền tảng của đặt xe công nghệ là một ứng dụng công nghệ (a digital application), thường được gọi là ứng dụng (app) Ứng dụng này được cài đặt trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng và cung cấp các tùy chọn đặt xe, thanh toán và xếp hạng của khách hàng đối với tài xế.3 Các nền tảng đặt xe cho người lái xe và khách hàng biết trước giá chuyến đi trước khi xác lập giao dịch Sau một chuyên đi hoàn thành và việc thanh toán (bằng tiền mặt hoặc ví điện tử) được thực hiện, nền tảng gọi xe sẽ g1ữ lại một tỷ lệ phần trăm của tổng CƯỚC chuyên di va phan con lai duoc chuyén cho tài xế Khác với hoạt động đặt xe thông thường, đặt xe công nghệ là hoạt động đặt xe thông qua nền tảng công nghệ số mà ở đó khách hàng có thé ra yêu cầu và được đáp ứng yêu cầu một cách nhanh chóng, khách hàng có thé cung cấp địa chỉ, yêu cầu đến tài xế và tài xế xác định, chấp nhận chuyến đi dù họ ở bất cứ đâu mà không cần phải gặp trực tiếp hay gọi lên tong đài của công ty dịch vụ van tải.
Như vậy, có thê hiểu đặt xe công nghệ là một hoạt động đặt xe trên ứng dụng công nghệ được cài đặt trên thiết bị điện tử giúp khách hàng kết nối với người lái xe, qua đó người lái xe xác định được yêu cầu di chuyên khách hàng, xác lập giao dịch và đưa khách hàng hay hàng hoá của họ đến địa điểm được yêu cầu.
e Mô hình đặt xe công nghệ là gì?
Hiện nay, từ góc độ kinh tế, xã hội, việc xác định bản chất mô hình đặt xe công nghệ còn tôn tại nhiều quan điểm khác nhau Các quan điểm chủ yếu đều xuất phát từ việc có nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định địa vị của các chủ thể kinh doanh dịch vụ đặt xe công nghệ là doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụvận tải,
Quan điểm thứ nhất cho rằng mô hình đặt xe công nghệ là loại hình vận tải taxi Cơ sở cho quan điểm này là coi Uber và Grab cũng giống như các doanh nghiệp vận tải khác, có hệ thống mạng lưới riêng, tuyển dụng các tài xế tham gia mạng lưới của mình Tài xế vận chuyên hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu Do đó Uber, Grab phải được coi là loại hình van tải taxI.
3 Shaheen, S., Cohen, A., Zohdy (2016), 1: Shared Mobility: Current Practices and Guiding Principles ReportFHWA-HOP-16-022, Federal Highway Administration (FHWA).
Trang 14Quan điểm thứ hai cho rằng mô hình đặt xe công nghệ là mô hình kinh doanh công nghệ vận tải hoặc môi giới vận tải Theo lập luận của phía Uber và tại mỗi đầu mục của bản báo cáo hằng năm Uber đều nêu quan điểm rang mình chỉ là một “technology plaform”° - một ứng dụng kỹ thuật số giữ vai trò kết nối giữa hành khách và tài xế, không tham gia trực tiếp vào quá trình vận tải hành khách Grab cũng nêu quan điểm rằng các doanh nghiệp hoạt động như Grab hay Uber chỉ là công ty công nghệ, dùng
ứng dụng công nghệ dé giải quyết, cải thiện các van đề vận tải của xã hội”, cu thé trong
Điều khoản sử dụng của Grab cũng tự nhận mình là “công ty công nghệ cung cấp nên tảng cho người dùng dé sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên thứ bz”5 Quan điểm này có phan hợp lý khi nhìn nhận chức năng chính của Uber hay loại
hình tương tự Grab là thay thế mô hình tổng đài điện thoại, bộ dam của taxi truyền thống:
thay thế đồng hồ đo kilomet truyền thống bằng ứng dụng kết nối điện tử Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận lại rằng, khi những công ty như Uber, Grab đứng ra điều hành từ đặt xe, chỉ định tài xế đón khách, tính cước, thu tiền như các khâu mà một doanh nghiệp vận tải bình thường hoạt động thì có còn được coi là doanh nghiệp cung cấp phần mềm hay không, mô hình này có là mô hình kinh doanh công nghệ thuần túy hay không.
Quan điểm thứ ba cho rằng mô hình đặt xe công nghệ là loại hình thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải Theo đó, các nhà cung cấp ứng dụng công nghệ trong dich vụ vận tải có thê kế đến các “công ty mạng lưới vận tai” (transportation network company — TNC theo cách gọi cua Uy ban Giám sát Tiện ich Công cộngCalifornia năm 2013) như Uber, Grab, trở thành bên thứ ba trong giao dịch thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ kết nối, giao kết hợp đồng điện tử giữa “bên cưng cấp dich vụ vận tải ” (có thé là cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh dich vụ vận tải) và “bên sử dung dịch vụ vận tai” Cơ sở cho quan điểm này xuất phát từ ý kiến rang Uber, Grab, đã áp đặt các điều kiện lên tài xế, hướng dẫn điểm đón trả khách và lộ trình cho khách, cũng như quyết định giá cước, nên không thé coi là một đơn vị trung gian Đồng tình quan điểm này, theo Luật sư Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) — ông Maciej Szpunar cho rang “giá tri kinh tế chính bắt nguôn từ việc vận chuyển hành khách chứ không phải nam ở sự kết hợp giữa hành khách và tài xế thông qua ứng dụng công nghệ”.
Dưới góc độ pháp lý, tùy thuộc vào từng quan điểm mỗi quốc gia mà quy định về mô hình này có sự khác nhau Chang hạn, tại Châu Âu tháng 12/2017 Toà án Công lý
4 Uber (2019), Uber Technologies Inc 2019 Annual Report, truy cập ngày 22/01/2021:
5 Tuan Phùng (2017), Uber, Grab là taxi hay là công ty công nghệ, Báo điện tử Tudi trẻ, truy cập ngày 22/01/2021:
https://tuoitre vn/uber-grab-la-taxi-hay-la-cong-ty-cong-nghe-20171222083330386.htm
5 Mục 4 Điều khoản sử dụng: dành cho Vận tải, Giao nhận và Thương mại của Grab (cập nhật lần cuối:
15/01/2021), truy cập ngày 22/01/2021: https://www.grab.com/vn/terms-policies/transport-delivery-logistics/7 Julia Fioretti, Eric Auchard (2017), EU Court advised to treat Uber as a transport service — what now?, Reuters,truy cập ngày 17/01/2021: https://www.reuters.com/article/id(UKKBN1872BE?edition-redirect=ca
Trang 15Châu Au đã đưa ra phán quyết: dịch vụ do Uber kết nối cá nhân và tài xế không chuyên nghiệp được xếp vào dịch vụ lĩnh vực vận tải Tại nhiều nước như Anh, Tây Ban Nha,
Nhật Bản khẳng định đây là loại hình kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực vận tải Trái
ngược với đó, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam A đang coi mô hình đặt xe công nghệ chỉ là dịch vụ kết nối trung gian vận tải hoặc dịch vụ mạng vận tải như Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia.Š Ở Việt Nam, trước đây trong giai đoạn thí điểm, do không có quy định cụ thé hướng dẫn quản ly mô hình này, Nghị định 86/2014/NĐ-CP vẫn còn nhiều hạn chế khiến người dân mơ hồ không xác định được liệu mô hình đặt xe công nghệ có được điều chỉnh bởi nghị định này hay không Tuy nhiên, Nghị định 10/2020/NĐ-CP được ban hành đã đưa ra khuôn khổ pháp ly dé quản lý các loại hình kinh doanh vận tải nói chung và mô hình đặt xe công nghệ nói riêng, tạo môi trường kinh doanh bình đăng và minh bạch trong kinh doanh vận tải.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP đưa ra định nghĩa hoàn toàn mới về kinh doanh vận tải “Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện it nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) dé vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục dich sinh lợi” và theo Điều 35 Nghị định này có hai loại đơn vị cung cấp phần mềm: i) Don vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải; ii) Don vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải Như vậy, những đơn vị cung cấp phần mềm kết nối vận tải như Grab, GoViet, Be, hiện nay trên thị trường Việt Nam là đơn vị kinh doanh vận tải Nhóm tác giả đồng ý với quan điểm về địa vị pháp lý của các công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ theo nghị định 10/2020/NĐ-CP cho rằng các công ty mô hình đặt xe công nghệ này là đơn vị kinh doanh vận tải, do đó mô hình đặt xecông nghệ là mô hình kinh doanh vận tải.
Nhu vậy, dưới góc độ pháp lý, có thé hiểu mô hình đặt xe công nghệ là mô hình kinh doanh vận tải, do don vị kinh doanh vận tải cung cấp phan mém công nghệ giúp kết nỗi giữa don vị kinh doanh vận tải, lái xe với hành khách để vận chuyển hành khách và/hoặc hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.2 Đặc điểm mô hình đặt xe công nghệ
Khác với các mô hình đặt xe thông thường, mô hình đặt xe công nghệ không đơn thuần là chỉ cung cấp giải pháp công nghệ mà những công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ cung cấp dịch vụ theo phương thức mới, mang những đặc tính mới.
* Phan Trang (2018), Bài 2: Công nghệ hay truyén thong déu gặp khó, Công thông tin điện tử Chính phủ - Thành
phô Ho Chí Minh, truy cập ngày 17/01/2021: http://tphcm.chinhphu.vn/bai-2-cong-nghe-hay-truyen-thong-deu-gap-kho
Trang 16Thứ nhất, về chủ thể tham gia, mô hình đặt xe công nghệ gồm ba chủ thể độc lập: công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ (bên cung cấp nền tang công nghệ), tài xế
công nghệ và hành khách Thực tiễn hoạt động hiện nay các công ty kinh doanh mô hình
đặt xe công nghệ hoàn toàn độc lập với tài xế và trong giao dịch kết nối với khách hàng, họ nhân danh chính mình Công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ không don thuần là bên môi giới, đóng vai trò trung lập mà nó là bên tham gia quyền lực nhất trong quan hệ này Cả tài xế công nghệ và hành khách khi tham gia thực hiện các giao dịch trên ứng dụng đặt xe đều phải đăng ký và chấp nhận các điều khoản, điều kiện giao dịch do nhà cung cấp đưa ra Đối với tài xế, họ có thể linh hoạt trong thời gian làm việc, tận dụng những lúc rảnh rỗi, có thể tham gia bất cứ khi nào băng việc sử dụng phần mềm Uber, Grab dành riêng cho tai xế dé đón khách, kiếm thêm thu nhập Phương tiện tham gia vào hình thức này chính là chiếc xe do tài xế là chủ sở hữu Khách hàng là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hành khách, bằng cách sử dụng hoan toàn miễn phí ứng
dụng được cài đặt trên điện thoại di động Họ chỉ thanh toán cước vận chuyên.
Thứ hai, về hình thức hợp dong, đôi với mô hình đặt xe thông thường, hình thức hợp đồng thường là bang văn bản hoặc bang lời nói Tuy nhiên khi đặt xe công nghệ, hợp đồng dịch vụ vận tải được giao kế dưới dạng thông điệp dữ liệu, hay được gọi là hợp đồng điện tử Theo đó, sau khi tiến hành đăng ký, các công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ sẽ xác định các thông tin, liên lạc lại với các tài xế, nếu hai bên đồng thoả thuận thì tiến hành giao kết một hợp đồng được bên công ty kinh doanh mô hình
đặt xe công nghệ định sẵn Ngoại trừ, giao dịch đặc biệt giữa tài xế công nghệ và công
ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ khi ký kết đồng thuận ban đầu (hiện nay là Hợp đồng hợp tác) có thé ký kết dưới hình thức văn bản.
Thứ ba, về nội dung công việc, nền tảng công nghệ kết nối khách hàng và lái xe, giới thiệu và cung cấp thông tin cho cả hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch Các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình đặt xe này như Uber, Grab, Be, đạt hiệucao trong việc gia tăng tỷ lệ các giao dịch thành công và hạ chi phí dịch vụ Bởi trongcác ứng dụng đặt xe đã sử dụng thuật toán mã hoá, phân tích dữ liệu thu nhập từ người dùng từ đó năm được nhu cầu kết nối và đưa ra giá thành nhỏ nhất cho người tiêu dùng khác so với giao dịch môi giới truyền thong, các doanh nghiệp kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ này tuy không trực tiếp cung cấp dịch vụ nhưng lại dùng công cụ công nghệ dé quản lý trực tiếp của khách hàng, sau đó phân phối theo ty lệ các nền tảng số đưa ra ban đầu và các lái xe/nhà cung cấp chấp thuận.
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển mô hình đặt xe công nghệ
© Quá trình hình thành và phát triển mô hình đặt xe công nghệ trên thé giới Hãng xe công nghệ di đầu trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách công nghệ là Uber, Uber ra đời năm 2009 bởi hai nhà đồng sáng lập Travis Kalanick và
Trang 17Garrett Camp Ý tưởng về một ứng dụng dịch vụ đặt xe theo yêu cầu được đưa ra trong một buổi thảo luận khởi nghiệp ở một căn hộ chung cư ngoại ô Paris, xuất phát từ việc Kalanick và Garrett Camp đã phải chờ đợi trong mưa tuyết mà không bắt được xe taxi nào Hai nhà sang lập đã thành lập UberCar (sau nay là Uber) tại thung lũng Silicon phát triển dịch vụ đặt xe qua điện thoại thông minh đánh dau sự bùng nô của cuộc “cách mạng công nghệ vận tải” Ứng dụng này nhanh chóng nhận được những khoản đầu tư không 16 dé xuất phat từ San Francisco, New York, Paris trong năm 2011, mở rộng sang An Độ và Châu Phi năm 2013, bước sang thi trường Trung Quốc thang 07/2014 ° Sau sự ra đời của Uber là một loạt hãng kinh doanh mô hình này ra đời, có thé kê đến như Lyft, Didi, Ola, !° Năm 2013, Uber nhanh chóng thống trị nền vận tải tư nhân, bỏ xa các đôi thủ như Lyft, Sidevar.!! Tính đến 16 tháng 12 năm 2014, dich vu Uber đã có mặt tại 53 quốc gia, hơn 200 thành phố trên toàn thế giới Ở Mỹ, Uber có ưu thé vượt trội so với các thị trường khác như Trung Quốc (Didi Chuxing), Ấn Độ (Ola Cabs), Châu Âu (chịu áp lực từ phía cơ quan chức năng các thành phố Châu Âu ban hành lệnh cắm hoạt động)
Ra đời muộn hơn so với Uber, Grab (với tên ban đầu là GrabTaxi) là một công ty công nghệ ra đời ở Malaysia nhưng có trụ sở chính tại Singapore được sáng lập bởi Anthony Tran Sau 02 năm xuất hiện tại Malaysia, GrabTaxi dần mở rộng thị phần ra toàn Đông Nam A tiếp cận được 07 thị trường tại đây trong khoảng chưa day 05 năm Grab cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như GrabTaxi (loại hình thông dụng Taxi, kết nối với các tài xế của đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải với mức cước phí rẻ hơn dịch vụ thông thường), GrabBike (dịch vụ di chuyển bằng xe máy), GrabCar (sử dụng xe riêng cho hành khách mong muốn có chuyến đi riêng tư hơn), GrabExpress (dịch vụ giao hàng tin cậy), GrabFood (dịch vụ giao đồ ăn) Cho đến hiện tại, công ty Grab đã cung cấp dịch vụ đặt xe thông qua ứng dụng ở hơn 500 thành phó và thị trấn trên khu vực Đông Nam Á.
© Quá trình hình thành và phát triển mô hình đặt xe công nghệ ở Việt Nam Tại Việt Nam, Uber và Grab đều là những “ông lớn” đi đầu trong mô hình đặt xe công nghệ Grab (tên gọi GrabTaxi) là hãng đầu tiên đầu tư vào Việt Nam vào tháng 02/2014 Tháng 11/2014, Grab đã cho ra mắt thị trường dịch vụ GrabBike, đến tháng 2/2015, Grab triển khai dịch vụ GrabTaxi, sau đó là sự ra mắt của các dịch vụ GrabExpress, GrabFood và GrabPay 04 tháng ké từ khi Grab vào Việt Nam, Uber chính
? Nicholas L.DeBruyne (2017), Uber drivers: A Disputed Employment Relationship in Light of the SharingEconomy, 92 Chi.-Kent L Rev p.292 -295: https://scholarship.kentlaw.1it.edu/cklawreview/vol92/iss1/11
'0 Stephen Zoepf, Stella Chen, Paa Adu, Gonzalo Pozo (2018), The Economics of Ride Hailing: Driver Revenue,
Expenses and Taxes, MIT CEEPR, p.1-3:_https://fuelandtiresaver.com/wp-content/uploads/2020/03/Zoepf_The-Economics-of-RideHialing OriginalPdfFeb2018.pdf
"Douglas MacMillan (2015), Uber, Wall ST.J The billion dollar startup club: http://graphics.wsj.com/billion-dollar-club/?co=Uber
Trang 18thức gia nhập vào thị trường này Từ khi gia nhập đến cuối năm 2016, Uber thích cực đầu tư phát triển vào Việt Nam, tuy nhiên từ đầu năm 2016 đến 2018 Uber liên tục gặp phải sóng gió và chính thức bán lại hoạt động kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á cho Grab vào tháng 3/2018, sự tồn tại của Uber cũng chấm dứt, Grab trở thành công ty kinh doanh dịch vụ vận tải qua nền tảng công nghệ được nhiều khách hàng sử dụng nhất tại Việt Nam.
Sau Uber và Grab bước chân vào thị trường Việt Nam, sự xuất hiện của các ứng dụng công nghệ do chính người Việt Nam phát minh cũng dan lớn mạnh Go Viet là một ứng dụng gọi xe công nghệ với chức năng chính là gọi xe, giao hàng, giao thức ăn và
tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến Go Viet là dịch vụ gọi xe công nghệ được công
ty GO-JEK đầu tư và hậu thuẫn phía sau GO-JEK sẽ đầu tư chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của minh trong 08 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gọi xe tại Indonesia Một ứng dụng đặt xe khác đang được nhiều khách hàng sử dụng tại Việt Nam là Be - ứng dụng gọi xe công nghệ được phát triển bởi Công ty cô phần Be GROUP, startup công nghệ Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực vận tải công nghệ Hai dịch vụ chính mà ứng dụng gọi xe be cung cấp là BeBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh) và BeCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh) Một số ứng dụng đặt xe khác do nhà sáng lập trong nước thành lập ra FastGo, VATO, MyGo, cũng có một số chức năng tương tự Grab như đặt xe di chuyên, đặt giao hàng, đặt đồ ăn, được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng tại Việt
1.2 Tổng quan chung về cơ chế nhận diện hợp đồng lao động 1.2.1 Khái niệm cơ chế nhận diện hợp đồng lao động
© Cơ chế nhận diện
Theo một số từ điển, cơ chế được hiểu là: “cách thức theo đó một quá trình thực
12 & 9913
hién cách thức sắp xếp tổ chức dé làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiệnTheo một phương diện khác, cơ chế được nghiên cứu như “một phương thức, một hệ thong Cac yếu to làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động cua một sự vat hay hiện 14 với hai yêu tô tạo thành, gôm: Một là, yêu tô tô chức/vận hành với các chủ thê
tham gia, cách thức hình thành và cách thức tô chức hệ thống nội bộ; Hai là, yếu tố hoạt
động/vận hành với mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia trong quá trình thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của tô chức, nguyên tắc vận hành của cơ chế và nội dung hoạt động của nd}.
!2 Viện ngôn ngữ học (2018), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, tr.269.
' Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Dai tir điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr 464.
'* Bộ Thương mại (2004), Số tay về 8 phái triển, thương mại và WTO, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.58.!5 Nguyễn Xuân Thu (2008), Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam, Luận án Tién
sĩ Luật hoc, Hà Nội, tr.11-12.
Trang 19Trong khi đó, “hán” trong “nhận điện” được hiéu là “thay rõ, biết rõ, nhờ phan
”!6 và “nhận diện” theo nghĩa chung nhat là “nhin mặt dé xác định, chỉ rõ
biệt ra được
ra người còn che dấu tung tich”'’ Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, cần hiểu “nhận diện” rộng hơn so với cách hiểu trong Từ điển Tiếng Việt, bởi lẽ bên cạnh đối tượng nhận diện là “người”, còn ton tại rất nhiều các đối tượng khác, đó có thé là các sự vật, hiện tượng, các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật, phát sinh trong đời sống của COn người.
Từ các khái niệm trên, “cơ chế nhận điện ” được hiểu là một hệ thống các yếu to lam cơ sở cho sự xác định và qua trình xác định một sự vật, hiện trong Tương tự như các yếu tô tạo thành “cơ chế”, “cơ chế nhận diện” cũng bao gồm hai yếu tô là: Một là, hệ thong cac dac trung, dấu hiệu dé xác định về mặt nội dung (bản chất bên trong) của sự vật, hiện tượng; Hai là, hệ thong các cach thức, biện pháp dé tô chức, vận hành quá trình xác định sự vật, hiện tượng của các chủ thê trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
e Hợp đồng lao động
Chế định HDLD ra đời trong bối cảnh pháp luật về hợp đồng dân sự đã có bề dày nhất định về lý luận và thực tiễn áp dụng Chính vì vậy, HDLD chịu ảnh hưởng lớn từ lý luận của hợp đồng dân sự Điển hình như hệ thống luật của Pháp, Đức trước đây không có quy định riêng về HDLD mà chỉ coi nó thuần túy là hợp đồng dân sự Ngoài
ra, một số nước như Anh, My, Trung Quéc, Cũng tiếp cận HDLD theo cách tương tự.
Có thé thấy, khi mới xuất hiện như một chế định pháp lý, HDLD được nhìn nhận là một dang của hợp đồng dân sự và do pháp luật dân sự điều chỉnh.!Š Hiện nay, sự phát triển của khoa học pháp luật lao động và những tiến bộ trong tư duy về hàng hóa sức lao động đã khiến hầu hết các nước trên thế giới đã thay đôi cách nhìn về HDLD Pháp luật dân sự có vai trò là cơ sở pháp ly chung cho các quan hệ hợp đồng, trong đó: HDLD được xem là một loại hợp đồng đặc biệt Do đó, HDLD được điều chỉnh bởi một ngành luật riêng — pháp luật lao động.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), HDLD được định nghĩa: “ Một thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa NSDLĐ và một công nhân, trong đó xác lập các điều kiện và chế độ việc làm ”!° Khái niệm này phản ánh HDLD mang ban chất của một hợp đồng nói chung, phù hợp với quan điểm: “hợp đông, định nghĩa một cách đơn giản nhất là những thỏa thuận có giá trị pháp lý ràng buộc các bên”.?” Tuy nhiên, định nghĩa này
! Viện ngôn ngữ học (2018), Tir điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, tr.902.'7 Viện ngôn ngữ học (2018), Tir điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, tr.902.
!8 Nguyễn Hữu Chi (2002), Bàn về khái niệm hợp dong lao động, Tạp chí Luật học số 04/2002, tr.3.
'° Tô chức Lao động Quốc tế (1996), 7uật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan, Văn phòng laođộng quốc tế Đông A (ILO/EASMAT), Băng Cốc.
? Devid Kelly & Ann Holmes (1997), Principles of Business law, London, Sydney, tr.63.
Trang 20chưa thé hiện được bản chất của HDLD do nó đã thu hẹp nhóm chủ thể của loại hợp đồng này.
Ở Việt Nam, khái niệm HĐLĐ lần đầu được đề cập đến tại Sắc lệnh 29/SL năm 1947 Sau đó, khái niệm này được đề cập nhiều lần trong các văn bản pháp luật Theo pháp luật hiện hành, BLLD 2019 định nghĩa HĐLĐ tại khoản 1 Điều 13 như sau: “HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLD và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, diéu kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động ” Có thê thay, cốt loi khái niệm của HDLD là sự thỏa thuận giữa NLD và NSDLD.
Khái niệm này đã thé hiện được bản chất cốt lõi của HĐLĐ - sự thỏa thuận giữa hai bên giao kết hợp đồng Chủ thé của HDLD là một cá nhân NLD va NSDLĐ, mỗi bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của minh dé giao kết hợp đồng theo quy định pháp luật Hình thức của HDLD có thể được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc lời nói tùy từng trường hợp nhất định Nội dung của HDLD phải bao hàm day đủ những vấn đề thuộc về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, như: công việc NLD phải làm, tiền lương, địa điểm làm việc, điều kiện làm viéc, Tuy nhiên, cần lưu ý rằng HDLD với tư cách là một hình thức pháp lý quan trọng dé xác lập việc tuyên
dụng NLD nên nó được áp dung trong phạm vi đối tượng nhất định Phạm vi đối tượng
của HDLD được áp dung với tất cả NLĐ làm việc trong các don vi, t6 chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động, trừ một số đối tượng đặc biệt.?!
Với tư cách là một loại hợp đồng, HDLD ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên Do
đó, HĐLĐ mang toàn bộ ton tại những đặc điểm chung của hợp đồng như: sự tự do, tự
nguyện và bình đăng của các chủ thé trong quan hệ Bên cạnh đó, xuất phát từ tính đặc
biệt của chủ thé giao kết và đối tượng của hợp đồng, HDLD cũng có những đặc trưng riêng sau:
Thứ nhất, trong HĐLĐ có sự phụ thuộc pháp lý giữa NLD và NSDLD.
Quan hệ lao động được thiết lập và duy trì bằng hình thức HDLD Do là biểu hiện cao nhất của tính bình dang Song trong quá trình thực hiện HDLD, yếu tố bình dang đã dan bị “thay thé” bởi một yêu tố “bất bình dang” khác NSDLD có quyền quản lý quá trình lao động của NLD Theo đó, họ sẽ ra lệnh dé phân công điều hành, kiểm tra, giám sát quá trình lao động và xử lý các vấn đề phát sinh từ quá trình này NLĐ có nghĩa vụ chấp hành tất cả các mệnh lệnh hợp pháp của NSDLĐ Đây chính là biểu hiện của sự phụ thuộc về mặt pháp lý của NLD vào NSDLD Sự tồn tại của yếu tố quản ly của NSDLD đối với NLD là một tat yếu Bởi lao động là một hoạt động mang tính xã hội hóa, hiệu quả cuối cùng phụ thuộc vào công sức tập thể thay vì thành quả lao động của
?! Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr.231-233.
Trang 21một cá nhân riêng lẻ Do đó, cần có sự thống nhất, liên kết đối với các cá nhân lao động thông qua mệnh lệnh, yêu cầu của NSDLD đề đạt hiệu quả cao nhất Thừa nhận vấn đề này pháp luật đã trao quyên quan lý, điều hành cho NSDLD Quyền quan lý của NSDLD với NLD phải liên tục, cụ thể, chi tiết va áp đặt NLD phải thực hiện.
Đặc trưng nay có vai trò quan trọng trong việc phân biệt quan hệ HDLD với các quan hệ hợp đồng dân sự khác Trong quan hệ hợp đồng dân sự, các bên hướng đến lợi ích, cam kết thực hiện các nghĩa vụ và không quan tâm phía bên kia thực hiện cam kết như thế nào mà chỉ quan tâm đến kết quả của việc thực hiện Theo đó, sự ràng buộc chỉ dừng ở mức độ hợp tác, phối hợp với nhau dé thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ, ma không thé tồn tại yếu t6 quan lý vì các bên chủ thé hoàn toàn độc lập với nhau về tài sản, tổ chức và bình đăng về địa vị pháp lý, trừ khi các bên có thỏa thuận khác Còn sự phụ
thuộc trong quan hệ HĐLĐ lại xuất phát từ lợi ích các bên, không chỉ lao động trong
quá khứ mà còn là lao động sông được chuyền hóa dan trong những điều kiện nhất định vào hang hóa, sản pham, Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc NLD phụ thuộc vào NSDLD không làm mắt đi tính tự nguyện, bình dang của loại hợp đồng này Bởi trong quá trình lập pháp, bên cạnh việc pháp luật tôn trong, đảm bảo quyền quản ly của NSDLD, mặt khác pháp luật chỉ cho phép họ có quyền quản lý trong một giới hạn nhất định đồng thời kiểm soát sự quản lý của NSDLĐ dé đảm bảo sự bình dang đặc biệt mang ban chất của quan hệ lao động.
Thứ hai, đối twong của HĐLĐ là việc làm có trả công.
Một trong những điểm cơ bản làm nên sự đặc biệt của HDLD là đối tượng của hợp đồng là một loại hàng hóa đặc biệt - sức lao động Tính vô hình đã làm sức lao động trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, bởi người ta không thể định lượng được sức lao động băng phương pháp thông thường” Hon nữa, hàng hóa gắn liền với bản thân NLD, không thê tách rời Chính vì vậy, quá trình mua bán hàng hóa sức lao động phải thông qua một việc làm cụ thé dé NLD chuyén dan sức lao động của ho vào thời gian theo thời gian lao động đã được xác định vào sản phẩm.
Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “việc làm” có hai cách hiểu: một là danh từ chỉ một hành động cụ thể; hai là danh từ chỉ một công việc được giao cho làm và được trả công.?3 Trong mối tương quan với HDLD, với một loại quan hệ dân sự đặc biệt, nội ham của “việc làm” phải tồn tại một mối liên hệ tạo ra lợi ích vật chất nhất định Điều kiện này biểu hiện qua “việc làm” là một hoạt động có tính chất đền bù, người bán sức lao động được nhận một lợi ích Như vậy, khái niệm “việc làm” phải được hiểu là một công việc được giao cho làm và được trả công.
?2 C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tap, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.254-256.
?3 Viện Ngôn ngữ học (2018), Tir điển Tiêng Việt, NXB Hong Đúc, tr.1414.
Trang 22Việc xác định được đối tượng của HDLD là việc làm có trả công mang ý nghĩa lớn trong việc nhận diện HDLD Bởi cách nhận điện HDLD qua yếu tô quản lý của NSDLD đối với NLĐ không thê áp dụng trong một vài trường hợp Trong một vài tình huống cụ thé, không thé sử dụng yếu tố quản lý dé nhận điện NLD có HĐLĐ với ai mà phải thông qua việc chủ thé nào có nghĩa vụ phải trả công cho NLD.
Thư ba, HĐLĐ do dich danh NLD thực hiện.
Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của quan hệ HĐLĐ và tính đặc biệt của đối tượng mà HDLD điều chỉnh Nếu trong quan hệ mua bán hàng hóa thông thường, bên mua chỉ quan tâm đến kết tinh của lao động vào hang hóa, dịch vu thì theo HDLD các ngoài sản phẩm NLD tạo ra, NSDLD còn quan tâm đến quá trình tao ra sản phẩm của
NLD Vi vậy, NLD phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được dịch
chuyền cho người thứ ba Khi thuê mướn NLD, NSDLD rất quan tâm đến các yếu tố sắn nhân thân của NLD như: trình độ, chuyên môn, đạo đức, ý thức, pham chất,
Ngoài ra, trong HDLD ghi nhận NLD có quyền được hưởng một số chế độ, lợi ích theo quy định của pháp luật như quyền nghỉ hàng năm, quyền hưởng chế độ hưu trí, Nhưng những quyền lợi này của NLD chi được thực hiện hóa trên cơ sở NLD có cống hién cho công ty, nói cách khác NLD phải tự mình thực hiện công việc ghi nhận trong
Thứ tư, trong HĐLĐ sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bởi những giới hạn pháp lý nhất định.
HĐLĐ mang ý nghĩa của một hợp đồng mua bán đặc biệt phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như bình đăng, tự do, tự nguyện, không vi phạm điều cắm của luật và trái đạo đức xã hội Bên cạnh đó, sự thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong HDLD còn bị chi phối bởi nguyên tắc thỏa thuận: “Quyển lợi của NLD là tối da, nghĩa vụ là tối thiểu”.?* Trong HDLD quyền tự do của các bên bị hạn chế nhất định bởi những giới hạn pháp lý như: thỏa ước lao động tập thể, tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội
Đặc trưng này xuất phát từ nhu cầu cần bảo vệ, duy trì và phát triển sức lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường không chỉ với tư cách là các quyền cơ bản của công dân mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Mặt khác, quá trình thực hiện HĐLĐ không thể tách rời với việc bảo vệ và tôn trọng nhân cách của NLD.
Thứ năm, HĐLĐ được thực hiện liên tục trong một thời gian nhất định hay vô hạn định.
2 Nguyễn Hữu Chi (2002), Hop dong lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học,
Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.55.
Trang 23HDLD phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định hay trong một khoảng thời gian vô định Thời điểm có HĐLĐ luôn được xác định cụ thé; tuy nhiên, đối với thời điểm kết thúc có thê được xác định hoặc không tùy thuộc vào loại HĐLĐ mà các bên giao kết Các bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trong suốt thời gian HDLD có hiệu lực và chỉ được phép tạm đừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong các trường hợp pháp luật cho phép (tạm hoãn thực hiện HĐLĐ) Điều này mang lại lợi ích cho cả bên tham gia trong quan hệ lao động và cả Nhà nước.
Từ những phân tích nêu trên, có thé đưa ra định nghĩa như sau: Cơ chế nhận điện HDLD là hệ thong các yếu to, biện pháp dựa trên các đặc trưng riêng của HĐLĐ làm cơ sở dé xác định và đi đến kết luận một hợp đồng là HDLD.
1.2.2 Đặc điểm cơ chế nhận diện hợp dong lao động
Thứ nhất, cơ chế nhận diện HĐLĐ được tạo thành bởi các dấu hiệu đặc trưng của HĐLĐ và cách thức tổ chức, vận hành của các chủ thể trong việc xác định HDLD.
Các dau hiệu của HDLD là yếu tố về nội dung, bản chất của HDLD Quan hệ giữa NLD và NSDLĐ thuần tuý tạo ra những dấu hiệu của quan hệ lao động, từ đó nhà nước thừa nhận và điều chỉnh quan hệ đó thông qua các quy phạm pháp luật về lao động Từ việc xác định quan hệ pháp luật lao động, các quan hệ khác cũng phat sinh và HDLD không nằm ngoài phạm vi này Các dấu hiệu của HĐLĐ về bản chất xuất phát từ các dau hiệu của quan hệ lao động, xem đây là cơ sở dé xây dựng các quy phạm về HDLD nói chung và các dau hiệu nhận diện HDLD nói riêng Có thé nói rang, các dau hiệu của HDLD chính là yếu tố cốt lõi dé xác định một loại hợp đồng là HDLD, từ đó thé hiện chính sách của nhà nước trong việc nhìn nhận và đánh giá tam quan trọng của HDLD.
Cách thức tô chức, vận hành của các chủ thể trong việc xác định HĐLĐ là tổng hợp các hoạt động, biện pháp của các chủ thể có liên quan trong quá trình xác định một hợp đồng là HDLD Chủ thé đầu tiên trong việc xác định HDLD đó là NLD va NSDLD, cũng là những chủ thê trực tiếp giao kết và thiết lập nên HDLD Bên cạnh đó, các cá nhân, cơ quan, tô chức được nhà nước trao quyền dé xác định HDLD cũng là các chủ thé có liên quan trong việc xác định HDLD, bao gồm: Toa án, Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, các Tham phan, Thanh tra,
Thứ hai, cơ chế nhận diện HĐLĐ được áp dung trên cơ sở Hién pháp và pháp ludt Xuất phát từ nguyên tắc nhà nước pháp quyền, việc nhận diện HDLD phải dựa trên các quy định của Hiến pháp và pháp luật Với vai trò là “luật mẹ” — đạo luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mọi quy phạm pháp luật chuyên ngành đều không được trái với Hiến pháp Một trong các chính sách, nguyên tắc có liên quan mật thiết đến nhận diện HDLD là “bảo vệ NLD”, đây được coi là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình ban hành, sửa đôi, thực thi pháp luật lao động ở nước
Trang 24ta hiện nay Do đó, việc nhận diện HDLD cũng xuất phát từ mục dich bảo vệ NLD, bao đảm quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ.
Thứ ba, cơ chế nhận diện HĐLĐ được thực hiện bằng tổng thể các giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ chế này được hình thành từ các thể chế pháp lý là Hiến pháp, pháp luật dan dự, pháp luật lao động và những pháp luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ HDLD Có như vậy, việc thực hiện các biện pháp, cách thức nhận diện HDLD mới hợp pháp va có thê thực hiện được.
Thứ tư, cơ chế nhận diện HĐLĐ có thé thay đổi, linh hoạt đáp ứng yêu cẩu của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội.
Chủ thé, nội dung, hình thức, quy trình thực hiện nhận diện HDLD được xác lập bởi pháp luật nên nó mang tính bắt buộc, công khai, chính thống và minh bạch, nó đòi hỏi các chủ thé tiễn hành thông thường, định kỳ, đột xuất hoặc khi có một vụ việc cụ thé đối với từng hình thức nhận diện HDLD Tuy nhiên, trong sự vận động cua nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội, HDLD có thé xuất hiện thêm hoặc mắt đi một số đặc trưng vốn có Theo đó, cơ chế nhận điện HDLD buộc phải thay đổi dé phù hop, đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế và quy định của pháp luật.
1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế nhận diện hợp đồng lao động
Dưới góc độ pháp lý, cơ chế nhận diện HDLD chỉ được xác định khi các quy phạm pháp luật về HDLD xuất hiện Từ việc nghiên cứu về quá trình phát triển của pháp luật trên thé giới nói chung và pháp luật về HDLD nói riêng, nhóm nghiên cứu chia quá trình hình thành và phát triển của cơ chế nhận diện HĐLĐ thành 02 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: HDLD được quy định chung trong Hợp dong dân sự.
Trước khi pháp luật về HĐLĐ xuất hiện, quan hệ lao động đã xuất hiện và tồn tại như một quan hệ dân sự Sự phát triển của mỗi quan hệ này từ đơn thuần đến phức tạp, từ sự bat bình dang đến bình dang, đã đặt ra yêu cầu phải có những cơ chế phù hop và bảo vệ tốt hơn cho NLĐ Đây cũng được coi như một giai đoạn trong quá trình hình thành của HDLD nói chung và cơ chế nhận diện HDLD nói riêng Theo một số học giả, lịch sử hình thành HDLD bat đầu xuất phát từ thoi Roma cô đại?Š, nhưng nhóm nghiên cứu cho rang những mam méng của HDLD va sâu xa hơn là quan hệ lao động đã bắt nguồn từ khi tư hữu xuất hiện, đó là khi những người có sự đôi dư của cải trong xã hội không tự mình lao động (hiểu theo nghĩa lao động chân tay đơn thuần) mà sử dụng những thành phan xã hội khác không có của cải doi dư hoặc không được tự làm chủ bản thân — như nô lệ dé thay thế những công việc đó Tuy những chủ thé này không thé xác
?5 Lee Young-Hee (1988), Theory Contract Employment, Đại học In-Ha, tr 6 — 7.
Trang 25định một cách rõ rang là NLD và NSDLD nhưng dang dap của một quan hệ xã hội có yếu tô lao động giữa người với người đã hình thành Theo đó, quan hệ nồi bật trong thời kỳ đầu tiên này là quan hệ giữa chủ nô và nô lệ mà Bộ luật cỗ xưa nhất — Bộ luật Hammurabi có đề cập đến, qua Bộ luật này có thé thấy nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ không có quyền tự nhân danh mình dé tham gia các giao dịch, thậm chí cả bản thân người nô lệ, người chủ nô có quyền quyết định rất lớn đối với nô lệ của mình như: ra chỉ thị, mệnh lệnh, mua bán, trao déi, Sức lao động của nô lệ cũng thuộc về chủ nô, họ có thể buộc nô lệ thực hiện bất cứ công việc nao cho mình hoặc cho một đối tượng khác.
Ở giai đoạn này, HDLD (theo cách hiểu hiện nay) chưa được xác định mà được gọi chung là hợp đồng dân sự dựa trên dấu hiệu căn bản là sự thoả thuận Vấn đề này đặt ra khi văn minh loài người phát triển hơn một bước, các quyền tự do va chủ nghĩa cá nhân được đề cao, khi đó các bên bình đăng với nhau đề thoả thuận và đi đến xác lập các quan hệ bằng hình thức một bản hợp đồng Do đó, trước khi chế định HĐLĐ ra đời chính thức, việc nghiên cứu về loại hợp đồng có dấu hiệu như HDLD hiện nay chính là nghiên cứu về hợp đồng dân sự.
Giai đoạn 2: HĐLĐ tách khói Hop dong dân sự và quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành.
Chế định HDLD xuất hiện trong bối cảnh luật về hợp đồng dân sự đã được phát triển khá đầy đủ nên khái niệm HDLD chịu ảnh hưởng rất lớn từ lý luận về hợp đồng dân sự Trên cơ sở các chế định pháp luật về lao động như lao động trẻ em, khế ước lao động, hợp đồng tuyên dụng trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, các quy định về HDLD đã ra đời, làm cơ sở cho sự hình thành của cơ chế nhận diện
Ngày nay, cơ chế nhận điện HDLD thường được quy định trong các văn bản pháp luật lao động của quốc gia như: Đạo luật quan hệ lao động quốc gia 1935 của Hoa Kỳ, Luật HĐLĐ 2008 của Trung Quốc, BLLĐ 1973 của Pháp, BLLĐ 2019 của Việt Nam Theo đó, chế định HDLD nói chung và cơ chế nhận diện HDLD nói riêng đóng vai trò khá quan trọng trong quan hệ lao động và có xu hướng phát triển độc lập so với pháp luật dân sự Tuy vào từng truyền thống pháp luật trên thế giới cũng như hệ thông pháp luật của mỗi quốc gia, cơ chế nhận diện HDLD cũng có sự khác nhau, nhưng nhìn chung những yếu tố nhận diện HDLD gần như được xác định như nhau Sự giống nhau này xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động là vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính chính tri - xã hội.
Trang 26KET LUAN CHUONG I
Qua kết quả nghiên cứu những van dé lý luận chung về mô hình đặt xe công nghệ và cơ chế nhận diện HDLD, có thé rút ra một số tiêu kết như sau:
1 Mô hình đặt xe công nghệ là mô hình kinh doanh vận tải, do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp phần mềm công nghệ giúp kết nối giữa đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe với hành khách hoặc người thuê vận tải dé vận chuyền hành khách, hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi Ba đặc trưng cơ bản tạo nên sự khác biệt của mô hình đặt xe công nghệ so với các mô hình đặt xe khác ở: (i) Chủ thê tham gia: bên công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ, tài xế công nghệ và hành khách, (ii) Hình thức hợp đồng: hop đồng điện tử, (iii) Nội dung công việc: ứng dụng đặt xe đã sử dụng thuật toán mã hoá thu nhập từ người dùng, nền tảng công nghệ này kết nối khách hàng và lái xe, giới thiệu và cung cấp thông tin cho cả hai bên giúp lái xe thực hiện theo yêu cầu của khách hàng Mô hình đặt xe công nghệ là mô hình mới phát triển trên thế giới gần một thập kỷ trở lại đây ở thế giới cũng như ở Việt Nam
2 Cơ chế nhận diện HDLD là hệ thống các cách thức, biện pháp dựa trên các đặc trưng riêng của HDLD làm co sở dé xác định và đi đến kết luận một hợp đồng có được coi là HDLD hay không Cơ chế nhận diện HDLD mang những đặc trưng tiêu biểu: được áp dụng trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật; được thực hiện bằng tổng thé các giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật; được thực hiện bằng tông thé các giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật; có thé thay đôi, linh hoạt đáp ứng yêu cầu của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội; đặc biệt cơ chế nhận điện HDLD được tạo thành bởi các dấu hiệu đặc trưng của HDLD và cách thức tô chức, vận hành của các chủ thé trong việc xác định HDLD Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế nhận diện HDLD gắn liền với quá trình ra đời và phát triển của HDLD, dựa trên các yếu tô lịch sử, văn hoá, chính trị, xã hội của nhiều thời kỳ.
Hiện nay, mô hình đặt xe công nghệ ngày càng phổ biến và phát triển, đồng nghĩa với đó càng có nhiều vấn đề mới phát sinh từ mô hình này mà pháp luật chưa thể bao quát, điều chỉnh hết, đặc biệt là hợp đồng giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ về bản chất pháp lý là hợp đồng gì vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau Dưới góc độ pháp luật lao động, cơ chế nhận diện HĐLĐ từ thực tiễn hoạt động của mô hình đặt xe công nghệ cần được phân tích nghiên cứu và làm rõ trên cả bình diện quốc tê lan bình diện trong nước.
Trang 27CHUONG II: CO CHE NHAN DIEN HOP DONG LAO DONG TU THUC TIEN MO HÌNH ĐẶT XE CONG NGHỆ TẠI MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI
2.1 Khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế về nhận diện quan hệ việc làm Khi tiễn hành nghiên cứu về các dấu hiệu nhận diện HDLD, trước tiên phải xét đến các dau hiệu đặc trưng của quan hệ lao động được dùng dé phân biệt quan hệ lao động với các quan hệ pháp luật khác Bởi, quan hệ lao động được xác lập thông qua HDLD, hay nói cách khác HĐLĐ là hình thức biểu hiện về mặt pháp ly của quan hệ lao động.
Khuyến nghị về quan hệ việc làm năm 2006 (Khuyến nghị 198) của Tổ chức Lao động Quốc tế đã đề xuất những phương pháp đề xác định sự tồn tại của quan hệ lao động và những tiêu chí dé nhận diện nó Tuy nhiên cần lưu ý rằng, thuật ngữ “quan hệ việc làm” được dịch trong tài liệu hướng dẫn Khuyến nghị 198 là chưa sát nghĩa Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực giải quyết, đảm bảo quyền lợi về
việc làm cho NLĐ Theo Khuyến nghị 198, NLD được chia thành: NLD làm việc có
quan hệ lao động (“employee” — NLD làm thuê) va NLD làm việc không có quan hệ laođộng (“self-employed’ — NLD tự tạo việc làm) Tuy nhiên, theo phụ lục IH: danh mục từ ngữ chuyên môn đính kèm tài liệu hướng dẫn Khuyến nghị 198, thuật ngữ “quan hệ việc làm” được dich từ thuật ngữ “employment relationship” “Employment” là việc một người được trả tiền để làm thuê cho một tô chức hoặc một công ty.? Đồng thời, NLD mà Khuyến nghị 198 hướng đến chỉ bao gồm NLD làm việc có quan hệ lao động Thuật ngữ “NLD làm việc có quan hệ lao động” được dịch từ thuật ngữ “employee”, được hiểu là cá nhân ký HĐLĐ (“contract for employment’), phân biệt với NLD nói chung.”” Như
vậy, mặc dù sử dụng thuật ngữ “quan hệ việc lam” những Khuyến nghị 198 chỉ hướng
tới nhóm chủ thé là NLD làm việc có quan hệ lao động Mặt khác, quan hệ lao động là quan hệ xã hội giữa NLD làm công ăn lương với NSDLD ở các thành phan kinh tế.? Như vậy, dưới góc độ nghiên cứu, có thể hiểu rằng thuật ngữ “quan hệ việc làm” được sử dụng trong bản dịch của Tổ chức Lao động Quốc tế là đồng nhất về mặt ý nghĩa với thuật ngữ “quan hệ lao động”.
2.1.1 Khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế về phương pháp nhận diện quan hệ việc làm
Tại mục 11 Khuyến nghị 198 thừa nhận rằng các quốc gia thành viên thành viên
có thé sử dụng nhiều công cụ và hình thức dé xác định sự tôn tại của quan hệ việc làm Đồng thời, trong Khuyến nghị 198, Tổ chức Lao động Quốc tế đưa ra ba phương pháp ? Theo Từ điển điện tử Cambridge, Employment: the fact of someone being paid to work for a company or a
organization, truy cập ngày 21/02/2021.
?7 Tài liệu thảo luận số 18 của Tổ chức lao động Quốc tế (2008), Quan hệ việc làm: Tài liệu hướng dẫn Khuyếnnghị 198 của Tổ chức Lao động Quốc tế, tr.4§: “Employee, as distinct from “worker” below, is an individual who
has entered into a contract for employment.
8 Hoang Thị Minh (2004), Quan hệ pháp luật lao động dưới góc độ so sánh giữa luật lao động Việt Nam và luật
lao động Thụy Điển ”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.6.
Trang 28mà các quốc gia có thé quy định trong pháp luật của mình dé xác định sự tồn tại của quan hệ lao động.
(1) Phương pháp suy đoán pháp luật (legal presumption)
Trong Khuyến nghị cho phép quốc gia thành viên có thê sử dụng phương pháp này nhưng không hướng dẫn về việc phải thực hiện phương pháp này như thế nào Trong tất cả các hệ thống pháp luật hiện đại có sử dụng phương pháp này, suy đoán pháp luật thường được sử dụng theo hai cách: i) Có thé suy đoán rộng tat cả các quan hệ là quan hệ việc làm và khi có một NLD nộp đơn khiếu nại thì họ không có trách nhiệm chứng minh đó là quan hệ việc làm, trong trường hợp có cá nhân, tô chức cho rằng quan hệ đó không phải là quan hệ việc làm thì người đó phải đưa ra các bằng chứng chứng minh; ii) Pháp luật quốc gia có thé quy định cụ thé một hoặc một số dấu hiệu chi báo rằng đó là quan hệ lao động, nguyên đơn cần phải cung cấp những chứng cứ dé chứng minh cho sự tôn tại những dấu hiệu chỉ báo đó, khi đó mới được áp dụng suy đoán thiên vị, có lợi hơn cho NLD.
Hà Lan: Luật về An toàn va Linh hoạt (Flexibility and Security Act Netherland) là ví dụ điển hình cho cách ap dung phương pháp suy luận thứ nhất Cụ thé: Nếu một NLĐ làm việc cơ bản là đều đặn cho NSDLĐ trong khoảng thời gian ba tháng (hàng tuân, ít nhất 20 giờ mỗi tháng), luật sẽ đương nhiên suy đoán có tôn tại quan hệ lao động Trong trường hợp NSDLĐ không đồng ý, có thể đưa bằng chứng chống lại Giới nghiên cứu đánh giá cao chính sách này của Hà Lan, bởi nó phù hợp với tình hình phát triển của thị trường lao động, tăng tính linh hoạt của pháp luật nhờ việc đưa ra khung pháp lý cho các hợp đồng làm việc linh hoạt (flexwork contracts) Từ đó, việc bảo vệ NLD làm việc linh hoạt (atypical workers) cũng được tăng cường.”?
Chile: Mục 8 Bộ luật Lao động quy định một hop đồng là hợp đồng làm việc khi NLD làm ở vị tri thấp hơn, phụ thuộc vào một người khác và được hưởng một khoản tiễn công có định Đây là quy định điền hình cho cách thức thứ 2, theo đó Bộ luật của Chile đưa ra ba dau hiệu dé xác định đó là quan hệ lao động.
(2) Phương pháp quy định đặc điểm của NLĐ hoặc một nhóm NLĐ cụ thể Mục c đoạn thứ 11 Khuyến nghị 198 đã đưa ra phương pháp này: “Sau khi tham van với các t6 chức đại diện nhất cia NSDLĐ và NLD, quy định một số đặc điểm của NLD nói chung hoặc đặc điểm trong một lĩnh vực cụ thể để xác định rõ họ là NLĐ làm thuê hay la NLP tự tạo việc lam” Vấn đề này có thé thực hiện theo một số cách, như: i) Luật quốc gia trao quyền tự quyết định cho Bộ trưởng trong từng trường hợp cụ thê; 11) luật quốc gia quy định cụ thé đặc điểm của một nhóm NLĐ,
? Frank Tros, Netherlands (2009), The Netherlands: Flexicurity and industrial relations, Eurofound — Member ofthe network of EU Agencies, truy cap ngay 21/02/2021:
https://www.eurofound.europa.eu/publications/report/2009/the-netherlands-flexicurity-and-industrial-relations.
Trang 29Malawi: vi du cho cach thir nhat: Diéu 87 Luat Viéc lam quy định: Bộ frưởng có thể, bằng việc thông báo trên Công báo, quy định cụ thể bắt cứ người nào là NLĐ có quan hệ việc làm theo quy định của toàn bộ hoặc bat kỳ phan nào của Luật này, ”
New Zealand: ví dụ cho cách thứ hai: Mục 5 Luật về quan hệ việc làm số 24 quy định những đặc điểm cụ thé của NLD tại nhà, như: a) là người cam kết, được thuê hoặc được hợp đồng bởi bat cứ người nào khác dé làm việc cho họ tại nhà; b) gồm một người trên thực tế cam kết, được thuê hoặc hợp đồng, mặc dù hình thức của hợp đồng giữa các bên về mặt kỹ thuật là hợp đồng mua bán.
(3) Phương pháp quy định các điều kiện được áp dụng trong việc xác định sự tôn tại của quan hệ việc làm
Phương pháp này dé cao tính tối thượng của các yếu tố thực tế, tức việc xác định quan hệ việc làm dựa vào bản chất của nó, chứ không dựa trên các dấu hiệu thê hiện về mặt hình thức thé hiện Do đó phương pháp này được hau hết các quốc gia áp dụng Đoạn 12 Khuyến nghị 198 ghi nhận: “các quốc gia thành viên có thể quy định rõ ràng các diéu kiện được áp dụng trong việc xác định sự ton tại của quan hệ việc lam”.
Nam Phi: Tòa Lao động phúc thấm tuyên bố rằng: “việc xác định một người là NLD có quan hệ việc làm với một người khác la van dé can được quyết định dựa trên cơ sở thực tế - dựa trên cơ sở thực định và không dựa trên hình thức hoặc tên gọi, it nhất là không chỉ dựa vào hình thức hoặc tên gọi "3° Đồng thời tại đoạn 9 Khuyến nghị này đã đưa ra những yếu tố thực tiễn phải được xem là điều kiện bắt buộc có khi xem xét một quan hệ có phải là quan hệ việc làm.
2.1.2 Khuyến nghị của TỔ chức Lao động Quốc tế về các dấu hiệu chỉ báo sự tồn tại của quan hệ việc làm
Đoạn 9 và đoạn 13 Khuyến nghị 198 đã chỉ ra hai yếu t6 quan trong cần xem xét đến khi xác định sự tồn tại của quan hệ việc làm: “việc fhực hiện công việc ” (the facts relating to the performance of work) và “vấn dé trả công cho NLD” (the remuneration of the worker) Đồng thời, đoạn 12 Khuyến nghị nay cũng đưa ra hai dau hiệu cẦn xem đến là “sự quan lý” (subordination) và “sự phụ thuộc ” (dependence).
e Yếu tô NLD chịu sự quản lý hay có sự phụ thuộc vào NSDLĐ
Tại một số quốc gia, hai thuật ngữ “sự quản lý” và “sự phụ thuộc” cùng song song tồn tại với ý nghĩa như nhau Việc giám sát được hiểu là quyền lực định hướng/chỉ đạo NLD phù hợp với nhu cầu thay đổi của quá trình lao động, và có thé bao gồm ca quá trình thực hiện công việc, và/hoặc kết quả thực hiện công việc, thời gian và cách thức
thực hién.*! Theo truyền thống, sự quản lý được sử dụng như một chỉ báo chính xem xét
”° Trong vụ kiện của Công ty Denel (Pty) và Gerber (2005) 9 BLLR 849
-3! Tài liệu thảo luận sô 18 của Tô chức lao động Quoc tê (2008), Quan hệ việc làm: Tài liệu hướng dan Khuyên
nghị 198 của Tô chức Lao động Quoc tê, tr.26.
Trang 30sự tồn tại của quan hệ việc làm.” Tuy nhiên, ngày nay, tiêu chí chịu sự quản lý đã được chứng minh là không đủ dé trở thành yếu tố chính của việc xác định quan hệ việc làm thực sự và phân biệt với quan hệ thương mại Báo cáo của A.Supiot đưa ra hai lý do cho nhận định: thi nhát, về mặt pháp ly, nó không bao gồm trường hợp những NLD mang tính chuyên nghiệp, họ thích sự độc lập khách quan khi thực hiện công việc do họ có kỹ năng làm việc lành nghề Đối với những NLD này, NSDLD không quản lý chất lượng của công việc mà chỉ giám sát các thông số của việc thực hiện công việc Thir hai, từ quan điểm xã hội, tiêu chí này dẫn tới việc loại trừ phạm vi điều chỉnh của luật lao động là những NLD về mặt khách quan hoặc chủ quan thực sự cần bảo vệ.
e Yếu tô thực tiễn thực hiện công việc
Đề chứng minh cho sự tồn tại của yếu tố thực tiễn thực hiện công việc, tại mục a đoạn 13 Khuyến nghị 198 đã đưa ra một số chỉ dẫn có thé dùng dé nhận diện yếu tô này Cu thé: 1) công việc được thực hiện theo su chi dẫn và dưới sự kiểm soát của phía bên kia; ii) công việc có sự tương tác với công việc của NLD khác trong tô chức của doanh nghiệp; 11) công việc được thực hiện duy nhất vì lợi ích hoặc vì lợi ích chủ yếu của người khác; iv) công việc phải được thực hiện bởi chính NLD; v)công việc thực hiện trong thời gian làm việc cụ thé, tại nơi làm việc cu thé hoặc nơi khác nếu được bên yêu cầu công việc đồng ý; vi) công việc tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và có tính liên tục; vii) công việc đòi hỏi tính sẵn sàng làm việc của NLD; viii) công việc cần sự cung cấp công cụ, nguyên liệu và máy móc làm việc bởi bên yêu cầu công việc.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ xem xét và phân tích một số dau hiệu mang ý nghĩa xác định quan trọng và có khả năng áp dụng cao vào pháp luật Việt Nam Thứ nhát, về sự kiểm soát va hướng dan cong viéc Thuc chat, dau hiéu
nay bat nguồn từ yếu tố nhận diện quan hệ lao động thứ nhất, cụ thể: việc kiểm soát của
NSDLD bat nguồn từ yếu tố quản lý Quyền kiểm soát bao gồm quyền xác định loại công việc NLD sẽ làm và việc thực hiện công việc đó như thé nào 7# hai, về sự tương tác của NLD trong doanh nghiệp Dau hiệu này sẽ xuất hiện nêu như công việc của NLD tạo nên một phần tương tác VỚI Sự tô chức hoặc việc vận hành của NSDLD Tại nhiều quốc gia (Pháp, Nam Phi, Bồ Đào Nha, a) dau hiéu này được sử dung như một dấu hiệu chỉ báo sự tồn tại của quan hệ việc làm Tuy nhiên, dau hiệu về sự tương tác chỉ có thé áp dụng đối với NSDLĐ là một chủ thé có tính tập thé Thứ ba, NLD tự mình thực hiện công việc Việc xác định NLD là “NLD có quan hệ việc làm” hay “nhà thầu độc lập” sẽ rất khó khăn nếu NLĐ không thực hiện việc hoặc trên thực tế chỉ tự làm một phần công việc Nếu NLD có thé chuyền việc cho người khác làm thì người này không
32 Davidov (2002), The three axes of the employment relationship: A Characterization of Workers in Need ofProtection, Tạp chí nghiên cứu Luật, Trường Dai hoc Toronto, Vol.52, No.4, tr.366-368.
33 Supiot (1994), A, Critique du droit du travail, Presses Universitaires de France, tr.165.
Trang 31phải là NLD Tuy nhiên, không nên căn cứ vào việc chuyển nhượng một sé loại công việc dé kết luận địa vị pháp lý của nhà thầu độc lập.
e Yếu to trả công cho NLD
Đề chứng minh cho sự ton tại của yếu tô NLĐ được trả công cho sức lao động mà
họ đã bỏ ra, tại mục b đoạn 13 Khuyến nghị 198 đã đưa ra một số chỉ dẫn có thê dùng
dé nhận diện yếu tố này Cụ thê: i) việc định kỳ trả công cho NLD; ii) tiền công là nguồn thu nhập duy nhất hoặc nguồn gốc thu nhập chủ yếu của NLD; iii) trả công bằng hiện vật như thực phẩm, chỗ ở hoặc phương tiện đi lại; iv) ghi nhận sự cho phép nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm; v) bên yêu cầu công việc thanh toán tiền đi lại cho NLĐ để thực hiện công việc; v1) không có sự rủi ro về tài chính cho NLD.
Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế, dau hiệu định kỳ trả lương cho NLD sẽ chỉ ra địa vị pháp lý của NLD có quan hệ việc làm nếu cá nhân nhận tiền công đều đặn, định kỳ từ người chủ, chứ không phải là việc yêu cầu trả tiền thông qua các hóa đơn hoặc trả tiền vào thời điểm kết thúc hợp đồng cho một công việc hay một dịch vụ cụ thé.*4 Tuy nhiên, yếu tố này không thé áp dung cho mọi trường hợp, lấy vi dụ với các quan hệ lao động được thực hiện trong thời hạn dưới 30 ngày thì việc trả công khó có thé diễn ra đều đặn, định kỳ Tương tự với dấu hiệu tiền công được trả là nguồn thu nhập chính của NLD Hiện nay, với sự thay đổi linh hoạt của thị trường lao động, một người có thé làm nhiều việc ở nhiều công ty một lúc, nên yếu tố tiền công là nguồn thu nhập duy nhất hoặc chủ yếu của NLĐ không còn đúng trong hầu hết các trường hợp.
Tiền lương được xem là hình thức biéu hiện đặc trưng nhất của “công” (trong trả công) Tại Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương, Tổ chức Lao động Quốc tế đã đưa ra định nghĩa về tiền lương Định nghĩa này có tính phố biến và được hầu hết các quốc gia cụ thê hóa trong pháp luật Cùng với định nghĩa này, Tổ chức Lao động Quốc tế đã đưa ra các dấu hiệu nhận biết cơ bản về tiền lương, bao gồm: 1) là sự trả công lao động; ii) hình thức biểu hiện bằng tiền mặt; iii) ấn định bằng thỏa thuận hoặc pháp luật; iv) là nghĩa vụ mà NSDLD phải thực hiện với NLD.
Nhìn chung các quốc gia có thé áp dụng các tiêu chí khác nhau dé công nhận sự tồn tại của quan hệ lao động Xem xét thực tiễn quốc gia, CÓ thé thay một số thuật ngữ thường thay nhất dé xác định quan hệ việc làm là “điều khiển”, “phụ thuộc”, chỉ đạo/định hướng”, “quản lý”, “lệ thuộc”.35
3 Tài liệu thảo luận số 18 của Tổ chức lao động Quốc tế (2008), Quan hệ việc làm: Tài liệu hướng dẫn Khuyếnnghị 198 của Tổ chức Lao động Quốc té, tr.31.
35 Casalec (2011), The Employment Relationship: A General Introduction, in Casale, G.(ed.) The EmploymentRelationship: A Comparative Overview, International Labour Office, Geneva, tr.26.
Trang 322.2 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
2.2.1 Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về nhận diện hợp dong lao động
Với hệ thống pháp luật Common Law và cấu trúc nhà nước liên bang, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có sự phân chia giữa luật Liên bang và luật của các bang Do đó, nghiên cứu hệ thông pháp luật lao động ở Hoa Kỳ là nghiên cứu về 52 hệ thống pháp luật lao động (bao gồm: hệ thống pháp luật liên bang, hệ thống pháp luật của 50 tiêu bang và đặc khu Columbia) Trong phạm vi bài viết này, nhóm nghiên cứu phân tích pháp luật lao động liên bang nói chung và pháp luật lao động tại tiêu bang California nói riêng, từ đó làm rõ các dấu hiệu nhận diện HĐLĐ.
e Pháp luật lao động Liên bang
Nghiên cứu về hệ thống pháp luật lao động Liên bang, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hau hết các quan hệ pháp sinh trong lĩnh vực lao động được tập hợp trong Tiêu đề số 29 của Bộ luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (viết tắt: U.S.C hoặc USC) như: Đạo luật quan hệ lao động quốc gia năm 1935 (National Labor Relations Act of 1935, gọi tắt: NLRA); Đạo luật tiêu chuẩn lao động công bằng năm 1938 (Fair Labor Standards Act of 1938, gọi tat: FLSA); Đạo luật an toàn và vệ sinh lao động năm 1970 (Occupational Safety and Health Act of 1970, gọi tắt: OSH Act),
Tuy nhiên, việc định nghĩa thế nào là HDLD không được đề cập trong bat cứ van bản pháp luật nào của Liên bang Việc giao kết HDLD bằng hình thức gì không phải là yếu tố quyết định đến quan hệ lao động Hơn nữa, các quy định cụ thé về hợp đồng lao động được dé cập nhiều hơn ở pháp luật của các bang Song, dù là giao kết bằng hình thức nào thì NSDLD va NLD vẫn phải tuân thủ theo những khuôn khổ chung của quan hệ lao động Bên cạnh đó, pháp luật Liên bang Hoa Kỳ đưa ra một số quy định nhằm xác định hai chủ thể tham gia quan hệ lao động — NSDLĐ va NLD.
Theo quy định của Dao luật quan hệ lao động quốc gia 1935: “3 “WSDLĐ” bao gôm những người có vai trò là đại điện của doanh nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp, không bao gom chính phủ Hoa Kỳ hoặc bat kỳ công ty nào toàn quyên sở hữu bởi chính phủ, cục dự trữ liên bang hoặc các cơ quan của tiểu bang hoặc chính trị trực thuộc, ”; “4 “NLD” bao gom bắt kỳ NLD nào, không chỉ là nhân viên của một doanh nghiệp cụ thé, trừ khi đạo luật [tiểu chương này] có quy định khác, và bao gom bat kỳ cá nhân nào có việc làm bị ngừng do hậu quả, hoặc liên quan, bất kỳ tranh chấp lao động dang diễn ra nào hoặc vì bat kỳ biện pháp lao động bat công nào, và những người không nhận được việc làm bình thường nào công bằng và thiết thực; nhưng không bao gôm các cá nhân nào được thuê làm nhân viên nông nghiệp hoặc giúp việc nhà tại nhà cho gia đình hoặc cá nhân nào, các cá nhân nào dang là nhà thấu độc lập, các cá nhân nào được thuê mướn làm người giám sái., ”
Trang 33Theo quy định của Đạo luật tiêu chuẩn lao động công bằng năm 1938: “(d)"NSDLD" bao gồm bat kỳ người nào hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp vì lợi ích của NSDLĐ trong mối quan hệ với NLP và bao gỗm một cơ quan công quyên, nhưng không bao gôm bat kỳ tổ chức lao động nào (ngoài khi hoạt động với tư cách là NSDLĐ) hoặc bắt kỳ ai làm năng lực của viên chức hoặc người đại diện của tổ chức lao động đó ”; (e) (1) Ngoại trừ được quy định trong các khoản (2), (3) va (4), thuật ngữ "nhân viên” có nghĩa là bat kỳ cá nhân nào được chủ lao động thuê ”
Có thé thấy, các định nghĩa về NSDLĐ va NLD chi đề cập mang tính liệt kê NSDLD và NLD và các trường hợp không được coi là NSDLD va NLD Theo pháp luật lao động Hoa Kỳ, HDLD có xu hướng được nhận diện trên cơ sở xác định sự ton tại của các chủ thé trong quan hệ lao động Nếu đáp ứng điều kiện về chủ thé và sự thỏa thuận đáp ứng các tiêu chuẩn chung thì quan hệ đó được xác định là quan hệ lao động, đồng thời có xuất hiện HDLD (bất kế HDLD được thê hiện bằng hình thức nào).
Các quy định của pháp luật lao động liên bang là khung pháp lý chung để các bang xây dựng hệ thống pháp luật lao động của riêng bang mình Tuy nhiên, các quy định về HDLD trong hệ thống pháp luật liên bang còn mơ hồ.
e Pháp luật lao động bang California
Trên cơ sở pháp luật liên bang, bang California đã xây dựng một hệ thống pháp luật lao động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của bang Các quy định về HDLD được thé hiện rõ hơn, cụ thé hơn Điều 2750 BLLĐ California quy định: “HPLD là hop dong giữa một bên là người tuyển dung và một bên la NLD, nhằm mục đích thực hiện một công việc nào do tạo ra lợi ích cho chính người tuyển dụng hoặc bên thứ ba.” Như vậy, có thé thay dấu hiệu về chủ thé vẫn được coi là yếu tô quan trọng để xác định sự tồn tại của HĐLĐ Theo định nghĩa tại Điều 2750 Bộ luật này, dau hiệu của HDLD bao gồm:
Thứ nhất, về chủ thể của hợp đông: NSDLĐ va NLD NSDLĐ va NLD theo pháp luật của bang California cũng dựa trên nền tảng pháp luật lao động liên bang, tuy nhiên, nó được quy định rõ ràng, cụ thể hơn như sau:
- “NSDLD” là mọi người, tham gia vào bat kỳ việc kinh doanh hay doanh nghiệp nào ở tiểu bang này, có một hoặc nhiều người làm việc theo sự bồ nhiệm, hợp đồng thuê mướn hoặc học việc nào, bằng miệng hay bằng văn bản, bất kế người đó là chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc đang hoạt động trên cơ sở nhượng quyền hoặc trên cơ sở khác?5 - “NLD” có nghĩa là mọi người, bao gồm cả người nước ngoài và trẻ vị thành niên, làm việc thực tế trong bat kỳ công việc kinh doanh nào cho NSDLD, dù không lấy tiền hay có tiền lương hoặc tiền công, dù tiền lương hay tiền công được đo lường theo tiêu 36 Điểm (a) Điều 350 Bộ luật Lao động bang California — Hoa Kỳ năm 1937.
Trang 34chuẩn thời gian, công việc, nhiệm vụ, hoặc phương pháp tính toán khác, và dù việc làm có được dựa trên ủy thác, chuyên nhượng hay trên cơ sở khác”.
Có thé thấy, thay vì định nghĩa thé nào là NSDLĐ va NLD theo hướng loại trừ những trường hợp không phải là hai chủ thể này như quy định pháp luật liên bang thì pháp luật lao động California nhận diện NSDLD và NLD dựa trên các đặc điểm của họ Tuy nhiên, trong BLLĐ của bang California tồn tại một chủ thể đễ nhằm lẫn với NLD - nhà thâu độc lập (Independent Contractor) Theo BLLD của bang California,
“Nhà thâu độc lap” là bất kỳ cá nhân nào cung cấp dịch vụ cho một khoản tiền trả cụ
thé cho một kết qua cụ thé, đưới sự kiểm soát của người giao thầu chỉ đối với kết qua công việc của mình chứ không phải phương tiện mà kết quả đó được hoàn thành°Š Bat kỳ người nào cung cấp dịch vụ cho người khác, không phải là một nhà thầu độc lập, hoặc trừ khi được loại trừ rõ rang ở Bộ luật này, được coi là một NLD’ Như vậy, có thé hiểu những trường hop cá nhân là nhà thầu độc lập thì sẽ không được coi là NLD.
Thứ hai, về đối tượng của hợp đông: một công việc tạo ra lợi ích cho chính NSDLĐ hoặc bên thứ ba Một trong hai yếu tố quan trong dé tạo nên HDLD theo BLLD bang
California là đối tượng của hợp đồng, cụ thé là một công việc tạo ra lợi ích cho NSDLĐ
hoặc bên thứ ba Nói cách khác khi NLĐ được thuê để làm một công việc tạo ra lợi ích, có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất cho một trong hai chủ thể là bản thân NSDLĐ hoặc một bên thứ ba - không phải chủ sử dụng lao động thì được xem là thỏa mãn dau hiệu đối tượng của hợp đồng trong HDLD.
2.2.2 Thực tiễn giao kết hợp đồng giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình dat xe công nghệ tại Hoa Ky
Hiện nay, mô hình đặt xe công nghệ ở Hoa Kỳ rất đa dạng và phong phú, có thể kế đến các công ty kinh doanh mô hình này nổi tiếng như Uber, Lyft, Dynamic, Tài xế khi bắt đầu làm việc cho công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ họ phải ký với công ty “hợp đồng dịch vụ công nghệ” nêu rõ rang họ là một nhà thầu độc lập“? và lúc này người lái xe được coi là nha thau độc lập (Independent Contractor) mà không được coi là NLD (Employee) Trong điều khoản về “mối quan hệ giữa các bên” trong hợp đồng dich vụ công nghệ của tài xế và Uber*! ở bang California có quy định:
“13.1 Trừ khi được quy định rõ rang trong tài liệu này liên quan đến Công ty dong vai trò giới han là dai lý thu thanh toán chỉ với mục dich thay mặt bạn thu tiễn 37 Điểm (b) Điều 350 Bộ luật Lao động bang California - Hoa Ky năm 1937.
38 Điều 3353 Bộ luật Lao động bang California — Hoa Ky năm 1937.39 Điều 3357 Bộ luật Lao động bang California — Hoa Kỳ năm 1937.
4° Shouse Labor Law Group (2020), Lawsuits in California for Misclassification of an Employee as an Independent
Contractor, truy cập ngày 12/2/2021: https://www.shouselaw.com/ca/labor/wage-and-hour/independent-contractor-misclassification/
41 Hợp đồng này được đính kèm ở mục số 01 Phụ lục 1.
Trang 35thanh toán từ Người dùng, mối quan hệ giữa các bên theo Thỏa thuận này chỉ là mối quan hệ của các bên tham gia hợp đông độc lập Các bên đông ý rõ rang rằng: (a) Thỏa thuận này không phải một thỏa thuận lao động, cũng như không tạo ra một mối quan hệ lao động, giữa Công ty và bạn; và (b) không tôn tại mỗi quan hệ liên doanh, đối tác hoặc dai lý giữa Công ty va ban.
13.2 Bạn không có quyên ràng buộc Công ty hoặc các Chỉ nhánh của Công ty và bạn cam kết bạn với tư cách là nhân viên, đại ly hoặc đại điện được uy quyên của Công ty hoặc các Chỉ nhánh của Công ty ”
Cũng trong hợp đồng này, tại điểm 10 cũng nêu rõ về trách nhiệm bồi thường của tài xế “về chi phi (bao gdm cả chỉ phí pháp lý), thiệt hại, tiền phạt, đóng góp an sinh xã hội về thuế phát sinh từ hoặc liên quan đến hành vi vi phạm của tài xế đối với công ty theo thoả thuận hoặc khiếu nại của bên thứ ba (bao gôm người dùng, cơ quan quản lý và chính phi) ” “2.
Như vậy, trên thực tế giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ đã ký kết với nhau một hợp đồng có tên gọi là hợp đồng dịch vụ công nghệ, Uber sẽ đưa ra hợp đồng này khi tài xế đăng ký lái xe cho ứng dụng và tài xế phải ấn vào mục “Chấp thuận ” các điều khoản trong hợp đồng Khi đó, tài xế đồng ý thoả thuận tham gia mô hình kinh doanh này với tư cách là nhà thầu độc lập.
2.3.3 Nhận diện hợp đồng lao động từ thực tiễn hoạt động của mô hình đặt xe công nghệ tại Hoa Kỳ
Như ở trên đã phân tích, trên thực tế tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ đã ký với nhau một thỏa thuận trong đó nêu rõ tài xế là “nhà thầu độc lập” Việc “gắn nhãn” một NLD là một nha thầu độc lập sẽ loại bỏ được một số trách nhiệm pháp lý về thuế và biện pháp xử phạt vi phạm (penalties), cũng như các nghĩa vụ pháp lý đối với NLD, chăng hạn như mức lương tối thiểu, thời giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Giao kết quan hệ nhà thầu độc lập thay vì NLD có thé giúp công ty loại bỏ nhiều gánh nặng từ pháp luật lao động bang và liên bang, tuy vậy tên gọi hợp đồng hay cách xác định của của công ty về nhà thầu độc lập cũng không thể khiến các tài xế trở thành một thành đầu độc lập thực sự theo góc độ pháp lý®.
Sau khi Tòa án Tối cao California ban hành một quyết định mang tính bước ngoặt đối với van đề của Dynamex Operations với Tòa Thượng thâm Los Angeles, nhiều người đã có cách nhìn khác về vị trí nhà thầu độc lập của tài xế công nghệ và quan hệ giữa tài xế lái xe và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ Theo đó, Dynamex
Trang 36là dịch vụ chuyên phát nhanh và giao hàng trong ngày trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ theo yêu cầu trong ngày cho các doanh nghiệp và người dân Trước năm 2004, Dynamex phân loại tài xế ở California là NLD Tuy nhiên, từ năm 2004, Dynamex đã chuyên đổi tất cả các quy định của mình: coi tài xế là nhà thầu độc lập như một biện pháp tiết kiệm chi phí Tháng 01/2005, nguyên đơn Charles Lee đã ký một thỏa thuận hợp tác độc lập bang văn bản với Dynamex dé cung cấp dich vụ giao hang cho công ty Chỉ ba thang sau khi rời công việc tại Dynamex, Lee đã đệ đơn kiện này nhân danh chính mình và đại diện cho các tài xế Dynamex có vi trí tương tự, cáo buộc rằng việc Dynamex phân loại sai các tài xế của mình là các nhà thầu độc lập đã dẫn đến việc vi phạm các quy định của lệnh tiền lương IWC No.9 (Industrial Welfare Commission Wage Orders) của California Lệnh tiền lương nhà nước áp dụng điều chỉnh ngành giao thông vận tải, cũng như điều chỉnh các phần khác của BLLĐ, và kết quả là Dynamex đã tham gia vào các hoạt động kinh doanh không công bằng và bất hợp pháp theo Mục 17200 Bộ quy tắc nghề nghiệp của bang California.
© Phan quyết của Tòa án về quan hệ lao động giữa tài xế và công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ và hệ quả pháp lý từ phán quyết doi với hợp dong lao động Tại phán quyết của Tòa sơ thâm, ông Lee và các tài xế bị từ chối công nhận là NLD Tuy nhiên, đến phiên tòa phúc tham, phán quyết tại Tòa sơ thâm đã bị hủy bỏ và công nhận quan hệ giữa các tài xế và công ty là quan hệ lao động Đáp lại, Dynamex đã đệ đơn lên Tòa án Phúc tham với những lập luận cho răng tài xế là nhà thầu độc lập, tuy nhiên Toà án Phúc thâm đã bác bỏ những lập luận này của Dynamex.**
Vào 30/4/2018, Tòa án Tối cao California đã ban hành một quyết định về van đề của công ty Dynamex Operations West và tài xế ở Tòa Thượng thâm Los Angeles Trong một quyết định dài 82 trang“5, Tòa án Tối cao California đã giải thích lai và đưa ra bài kiểm tra ABC dé xác định khi nào tài xế được coi là NLP (employee) và khi nào được coi là nha thâu độc lập (Independent Contractor) Theo bài kiêm tra ABC, một cá nhân được coi là NLD, trừ khi người tuyên dụng có thé chứng minh rằng tài xế là nhà thầu độc lập theo các tiêu chí:
(A) Không chịu sự kiểm soát và chỉ đạo của chủ thể thuê mướn liên quan đến việc thực hiện công việc, cả theo hợp đồng thực hiện công việc và trên thực tế: (B) Thực hiện công việc nằm ngoài quy trình kinh doanh thông thường của đơn vị
tuyên dụng:
# Timothy Kim (2018), The Dynamex Decision: The California Supreme Court restricts use of IndependentContractors, truy cập ngày 07/03/2021: https://www.laboremploymentlawblog.com/2018/05/articles/class-actions/dynamex-decision-independent-contractors/
45 Supreme Court (2018), The Dynamex Decision, California, truy cập ngày 07/03/2021:https://cases.justia.com/california/supreme-court/2018-s222732.pdf?ts=1525 107724
Trang 37(C) Thường tham gia vào một hoạt động buôn bán, nghề nghiệp hoặc kinh doanh được thành lập độc lập có cùng tính chất với công việc được thực hiện.
Lưu ý bên tuyên dụng phải chứng minh được cả 03 yếu tố trên dé có thé bác bỏ giả định rằng người được tuyên dụng là NLĐ và để Tòa án công nhận họ là nhà thầu độc lập.
Như vậy, căn cứ vào 03 yếu tô trên, Toà án sẽ xác định được tài xế mô hình đặt xe công nghệ có được coi là NLĐ hay không Dựa trên các đặc điểm của mô hình đặt xe công nghệ như Dynamex, căn cứ theo Bài kiểm tra ABC, Tòa án tối cao bang California đã công nhận tài xế là NLD dựa trên các lập luận cụ thé như sau'9:
Đầu tiên, đôi với phần B của bài kiểm tra ABC, Toa án nhận thấy rõ ràng tài xế không đáp ứng yếu tố “thuc hiện công việc nằm ngoài quy trình kinh doanh thông thường của don vị tuyển dung” Trong trường hợp này, toàn bộ hoạt động kinh doanh của Dynamex là của một dịch vụ giao hàng Không giống như các loại hình kinh doanh khác, việc Dynamex phân phối một sản phẩm có thê được xem như việc chính trong quá trình kinh doanh của công ty Người được tuyển dụng là tài xế giao hàng công ty và câu hỏi đặt ra là liệu công việc được thực hiện bởi các tài xế giao hàng này có năm ngoài quy trình kinh doanh thông thường không Thực tế, Dynamex có khách hàng cho việc giao hàng của mình, đặt mức phí mà khách hàng sẽ bị tính phí, thông báo cho tài xế nơi nhận và giao các gói hàng, theo dõi các gói hàng, và yêu cầu người lái xe sử dụng hệ thống theo dõi và lưu trữ hồ sơ Như vậy, có đủ cơ sở chứng minh công việc được thực hiện của tài xế không phải là công việc nằm ngoài quy trình kinh doanh thông thường của
Thứ hai, đỗi với phần C của bài kiểm tra ABC, Toà án cũng chứng minh răng tai xế không đáp ứng yếu t6 “7hường tham gia vào một hoạt động buôn bán, nghề nghiệp hoặc kinh doanh được thành lập độc lap có cùng tinh chat với công việc được thực hiện ” dé được coi là “nhà thầu độc lập” Như đã thảo luận ở trên, trước năm 2004, Dynamex đã phân loại tài xế của mình là NLĐ Nhưng đến năm 2004, Dynamex yêu cầu tất cả các tài xế phải tham gia vào một hợp đồng thỏa thuận chỉ rõ tư cách của người lái xe với tư cách là một nhà thầu độc lập Hạng lái xe được chứng nhận giới hạn cho những người lái xe, trong khoảng thời gian có liên quan, các dịch vụ phân phối được thực hiện chỉ dành cho Dynamex Việc này loại trừ những người tai xe đã thực hiện dịch vụ giao hàng cho một dịch vụ giao hàng khác hoặc cho khách hàng cá nhân của chính tài xế; cũng loại trừ những tài xe đã hoạt động kinh doanh độc lập với công việc cùng tính chất là giao hàng Do đó, phần C trong bài kiểm tra ABC, tài xế mô hình đặt xe công nghệ này cũng không thoả mãn'”.
46 Supreme Court of California, Dynamex Operations West, Inc v The Superior Court of Los Angeles County.47 Supreme Court of California, Dynamex Operations West, Inc v The Superior Court of Los Angeles County.
Trang 38Như vậy, mặc dù lập luận của Dynamex thỏa mãn phần A, song lại không đáp ứng được phần B và phần C của bài kiểm tra nên Toà án đã công nhận rằng tài xế mô hình đặt xe công nghệ là NLD Từ đó, có thê đưa ra kết luận như sau: các Tòa án ở California sẽ không cho rằng tài xế là một nhà thầu độc lập chỉ vì họ đã ký một thỏa thuận nêu rõ rằng họ là nhà thầu độc lap.*8 Điều quan trọng là liệu bản chat công việc và mối quan hệ của họ với người đang tuyển dụng họ có chỉ ra rằng đó là mối quan hệ lao động hay khong”.
e Luật Assembly Bill No.5 (AB-5)
Từ vụ kiện của Dynamex với Toà án Thượng tham Los Angeles, dựa trên quyết định của Toà án Tối cao bang California, một dự luật có tên AB-5 (Assembly Bill No.5 Worker Status: Employees and Independent Contractors) được ban hành”? Những người ung hộ cho rang néu du luat này có hiệu luc, NLD sé được bao vệ nhiều hơn, như được tính thời gian làm thêm ngoài giờ, lương tối thiểu và có quyền tổ chức công đoàn.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, theo đánh giá thực tiễn thực hiện, sự tác động
của Luật AB-5 ảnh hưởng đến ít nhất một triệu lao động thời vụ ở bang California, như lái xe công nghệ, người giao đồ ăn, thợ làm móng, thợ xây, dọn đẹp, von không được hưởng lương tối thiểu hay bảo hiểm thất nghiệp°! Theo Luật AB-5, một tài xế sẽ được coi là nhà thầu độc lập, trừ khi công ty kinh doanh mô hình đặt xe công nghệ chứng minh rang tài xế thỏa mãn đủ 03 yếu tố của bài kiểm tra “ABC” thì sẽ được coi là nhà thầu độc lập Nếu công ty không chứng minh được thì phải coi tài xế là NLD.
Tuy nhiên, các công ty kinh doanh mô đặt xe công nghệ đưa ra quan diém không đồng ý với những quy định này Trong bản báo cáo về hoạt động của Uber năm 2019, phía Uber có đưa ra lập luận rằng họ đang tập trung đánh giá tác động của dự luật AB-5 với hoạt động kinh doanh của họ Một sé thay đôi họ ở California nhằm tăng cường hơn nữa tính độc lập của người lái xe ở California và bảo vệ khả năng làm việc linh hoạt của họ khi sử dụng nén tảng Uber°2 Sau đó, cuộc chiến pháp lý tiếp tục kéo dai cho đến thời điểm hiện tại.
48 Shouse Labor Law Group (2020), Lawsuits in California for Misclassification of an Employee as an IndependentContractor, truy cập ngày 07/3/2021: https:⁄/www.shouselaw.com/ca/labor/wage-and-hour/independent-contractor-misclassification/
Yellow Cab Cooperative, Inc v Workers’ Comp Appeals B.
50 AB-5 Worker Status: Employees and Independent contractors, truy cập ngày 07/3/2021:
Trang 392.3 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
2.3.1 Quy định của pháp luật Trung Quốc về nhận diện hợp đồng lao động Ở Trung Quốc, HDLD là một phương tiện rất quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và chấm dứt quan hệ lao động Hiện nay, hai văn bản pháp luật lao động của Trung Quốc mà bat kề NSDLD và NLD phải xem xét nào trước khi bắt đầu quan hệ lao động là Luật Lao động Trung Quốc năm 1995 (sửa đổi, b6 sung ngày 24/08/2009) và Luật HĐLĐ Trung Quốc năm 2008 (sửa đồi, b6 sung ngày 28/12/2012) Có thé thấy, thay vì sử dụng các văn bản dưới luật quy định chi tiết, cu thể hơn về HDLD trong Luật Lao động, Trung Quốc đã ban hành Luật HDLD năm 2008 có giá trị pháp lý ngang bang
Luật Lao động nhằm quy định một cách thống nhất tập trung những van đề có liên quan
đến HDLD, điều này cũng thê hiện rằng chế định HDLD rat được coi trọng trong pháp luật của Trung Quốc.
HDLD được quy định tại Điều 16 của Luật lao động Trung Quốc năm 1995 (sửa đổi bố sung năm 2009), theo đó “⁄ĐÐLĐ là sự thoả thuận giữa NLD và NSDLĐ xác lập quan hệ lao động và xác định rõ quyên, lợi ích và nghĩa vụ của mỗi bên tương ứng.
HDLĐ được giao kết nếu quan hệ lao động được xác lập” Có thé thay, ban chất của
HDLD là sự thé hiện về mặt pháp lý của quan hệ lao động, có quan hệ lao động thì NSDLD va NLD phải ký kết HDLD Theo pháp luật Trung Quốc, NSDLD thiết lập quan hệ lao động với NLD ké từ ngày NSDLĐ đưa NLD vào làm việc°3 Như vậy, HDLD theo pháp luật lao động Trung Quốc được nhận diện trên các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, về chủ thé: NLD và NSDLĐ.
HDLD được ký kết bởi hai chủ thé là NLD và NSDLĐ sau khi bàn bạc, thống nhất về một van dé, từ đó đi đến thỏa thuận của hai bên Theo Luật Lao động Trung Quốc năm 1995, quy định về chủ thê của hợp đồng là “đơn vị sử dụng lao động” và NLĐ Tuy nhiên đến năm 2012, Luật Lao động Trung quốc đã được sửa đổi thành “NSDLD” Theo đó, NSDLD là doanh nghiệp, tô chức kinh tế thuộc sở hữu cá nhân hoặc tô chức tư nhân ngoài doanh nghiệp hoặc các tô chức khac** Thé nhân và hộ gia đình không nằm trong định nghĩa của NSDLĐ”5.
Thứ hai, về mục đích : xác lập quan hệ lao động.
HDLD là hình thức pháp ly của quan hệ lao động, chứng minh cho việc hai bên đã có quan hệ lao động nên mục đích của việc tạo lập HĐLĐ để xác lập quan hệ lao động trên thực tế Khi muốn biết hai bên có quan hệ lao động hay không người ta thường ưu tiên căn cứ vào HĐLĐ trước, nếu hai bên không có HDLD thì việc xác định quan hệ lao
53 Theo Điều 7 Luật Hợp đồng lao động Trung Quốc năm 2008 (sửa đổi, b6 sung năm 2012).5 Theo Điều 2 Luật Hợp đồng lao động Trung Quốc năm 2008 (sửa đôi, b6 sung năm 2012).
55 Theo Điều 4, Ý kiến về một số van đề liên quan đến việc thực hiện Luật Lao động Lao động năm 1995 số 309của Bộ lao động và An sinh xã hội.
Trang 40động sẽ trở nên khó khăn hơn và lúc này cần phải dựa trên bản chất của quan hệ đề xác định.
Thứ ba, về nội dung: xác định rõ quyên, lợi ích và nghĩa vụ của mỗi bên tương ứng.
Nội dung của một HDLD thường sẽ có các điều khoản như : tên, nơi cư trú và đại diện hợp pháp của NSDLĐ; tên, dia chỉ và số chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tuỳ thân hợp lệ khác của NLD; thời hạn của HDLD; mô tả công việc và nơi làm việc, gid làm việc, nghỉ ngơi và nghỉ phép, thù lao lao động, BHXH, Những điều khoản này được quy định trong HDLD nhằm xác định rõ quyền, lợi ích và nghĩa vụ của NSDLD va NLD, hai bên phải dựa trên những quy định này dé tuân thủ và thực hiện.
Như vậy, theo pháp luật lao động Trung Quốc, khi đáp ứng đủ 03 dấu hiệu trên thì NLD và NSDLD đã xác lập HDLD.
Về hình thức của HDLD, quy định trong Điều 10 Luật HDLD Trung Quốc năm 2008 sửa đồi, bỗ sung năm 2012 “HPLD bằng văn bản được giao kết khi xác lập quan hệ lao động ” Khi NSDLD và NLD bắt đầu hình thành quan hệ lao động, Luật HDLD Trung Quốc đã đưa ra quy định hai bên phải ký kết với nhau một HDLD băng văn ban trong thời hạn 01 tháng Trường hop 02 bên không ký kết HDLD quá thời hạn 01 tháng nhưng dưới 01 năm thì NSLĐ sẽ bị phạt (trả cho NLĐ gấp đôi số tiền lương hăng tháng)°5 Nếu quá thời hạn 01 năm hai bên vẫn giao kết HDLD bằng văn bản với nhau thì hai bên được cho là đã ký HDLD không xác định thời hạn”” Quy định này cho thay nguyên tắc xác định sự tồn tại của HDLD dựa trên sự tồn tại của quan hệ lao động, tức là tại thời điểm quan hệ lao động được xác lập thì HDLD hình thành Hình thức của hợp đồng không ảnh hưởng đến bản chất là HDLD của nó, đồng thời cũng không ảnh hưởng đến quan hệ lao động đã được xác lập Ngay cả khi NSDLĐ và NLĐ không ký kết HDLD bang văn ban mà bản chat đã có quan hệ lao động được hình thành thì hai bên mặc nhiên được coi là đã có HDLD.
Trước sự pho biến của van đề NSDLĐ không ký HDLD với NLD của họ, năm 2005, Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội đưa ra một số tiêu chí cơ bản dé xác định sự tôn tại của quan hệ lao động trên thực tế°Š- Những tiêu chí này đến nay vẫn được các Toà án ở Trung Quốc áp dụng Theo tiêu chí đa yếu tố của Bộ, một quan hệ lao động được coi là tôn tai nêu có các điêu kiện sau:
5 Theo Điều 82 Luật Hợp đồng lao động Trung Quốc năm 2008 (sửa đổi, bố sung năm 2012).57 Theo Điều 14 Luật Hợp đồng lao động Trung Quốc năm 2008 (sửa đổi, bỗ sung năm 2012).
5 SFA AALS RIA (ooi#ẰR—+:H ), XTiq77z)X # 1ï X3(1771f93ÃII (Thông báo về nhữngvan đề liên quan đến việc xác lập quan hệ lao động (2400/05.05.25) do Bộ Lao động và An sinh xã hội ban hành
ngày 25/5/2005)), truy cập ngày 12/2/2021:
http://www.mohrss gov.cn/Idgxs/LDGXzhengcefagui/LDGXzyzc/201107/t20110728 86296.htm?fbclid=IwAR1mPuycDFmruA6Xb-rmeFvG4jz7nj3wepLwUBcRe33Pk1R5zHdyvl Yv92E