KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH KHOA HỌC
Định nghĩa
Phong cách khoa học là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học Những người đó chính là nhà khoa học, người nghiên cứu, giáo viên, kĩ sư, sinh viên,… và tất cả những ai tham gia vào công việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy và phổ biến khoa học đến công chúng Phong cách khoa học dựa chủ yếu vào kiểu ngôn ngữ viết – phi nghệ thuật Yếu tố cá nhân của người nói được giảm xuống đến mức tối thiểu Trong những biến thể của mình, phong cách khoa học có khả năng sử dụng rộng rãi cả những cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật và vai trò của yếu tố cá nhân tăng lên.
Dạng của lời nói khoa học
Ngôn ngữ sử dụng trong phong cách khoa học tồn tại cả ở hai dạng nói và viết Ở dạng viết có các thể loại như: công trình nghiên cứu khoa học; tập san, tạp chí, thông báo, báo cáo khoa học; các hình thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật và tổng thuật khoa học; sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo; bài thi, luận văn, đồ án tốt nghiệp,… Còn ở dạng lời nói, phong các khoa học có: lời bài giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu trong các buổi thảo luận khoa học, hội nghị khoa học; lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học,…
Tất cả các văn bản khoa học đều có thể được đọc lên hoặc được in ra Mọi thông báo khoa học có thể được chuẩn bị từ trước, thông thường là được đọc lên theo văn bản viết đã chuẩn bị Từ đó sinh ra lối nói: đọc báo cáo, đọc bài giảng,…
Biến thể của phong cách khoa học
Phong cách khoa học phục vụ cho phạm vi khoa học, mang chức năng là tìm tòi để hiểu biết hệ thống các kiến thức về những tính quy luật trong sự phát triển của giới tự nhiên, xã hội và tư duy Người nghiên cứu có thể đặt ra cho mình những nhiệm vụ chủ yếu khác nhau Căn cứ vào đó, phong cách khoa học được chia ra các biến thể hay các phong cách nhỏ hơn: phong cách khoa học chuyên sâu, phong cách khoa học giáo khoa, phong cách khoa học phổ cập Trong đó, phong cách khoa học chuyên sâu có nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy sự phát triển của công việc nghiên cứu, phát minh khoa học Đối với phong cách khoa học giáo dục, nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy tư duy logic của người đọc, người nghe, từng bước đưa họ vào con đường nghiên cứu, chiếm lĩnh khoa học Phong cách khoa học phổ cập có nhiệm vụ chủ yếu là hấp dẫn bạn đọc bằng những tìm tòi lí thú trong khoa học, qua đó nâng cao trình độ văn hóa nói chung của họ.
Kiểu và thể loại của văn bản khoa học
Văn bản khoa học khi dựa vào nội dung ý nghĩa sự vật – logic, người ta chia nó ra làm hai kiểu, bao gồm văn bản khoa học xã hội với các lĩnh vực nghiên cứu như văn, sử, địa, tâm lý, ngôn ngữ,… và văn bản khoa học tự nhiên với các lĩnh vực toán, lí, hóa, sinh,… Khi dựa vào đặc điểm về kết cấu và tu từ, người ta chia văn bản khoa học thành các thể loại như bài giảng, sách giáo khoa, giáo trình, bài báo, chuyên luận, luận văn, tóm tắt luận văn,…Trong thời đại ngày nay, những công trình thuộc loại thông tin khoa học trở nên phổ biến rộng rãi Chúng có nhiệm vụ chuyển những công trình khoa học đã công bố thành những tập sách, báo, những bài tổng quan có tính chất như những tập thư mục Công việc này rất cần thiết bởi vì trong tình hình bùng nổ thông tin mà cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đem lại, nhu cầu rút ngắn dung lượng các công trình khoa học xuống mức thấp nhất có thể rất cao Các công trình khoa học được rút ngắn bằng cách loại bỏ những chỗ dư thừa, bằng mọi cách nén ép thông tin.
CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ TRONG PHONG CÁCH KHOA HỌC VÀ ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA PHONG CÁCH NÀY
Chức năng của ngôn ngữ trong phong cách khoa học
Theo nghiên cứu của giáo sư Đinh Trọng Lạc, các tác giả của những giáo trình phong cách học tiếng Việt đều cho rằng: “Phong cách ngôn ngữ khoa học có chức năng thông báo Nó thông báo bằng các hình thức giới thiệu, trình bày, nhận xét, đánh giá, lý giải những hiện tượng tự nhiên, những quy luật của tự nhiên và xã hội” [Cù Đình Tú, 40] Theo cách phân loại chức năng cơ bản của phong cách khoa học là chức năng giao tiếp lí trí Giao tiếp lí trí không chỉ cần thông báo mà còn cần chứng mình tính chân thực của thông báo Chứng minh chính là đặc trưng khu biệt của phong cách khoa học Phong cách khoa học thông báo bằng chứng minh và chứng minh nội dung thông báo Dựa vào chức năng thông báo – chức minh, ta có thể xác định được màu sắc phong cách KH của văn bản Văn bản nói (đưa tin) về một vấn đề khoa học nhưng không có khả năng chứng mình thì không thể coi là văn bản khoa học Ngược lại, văn bản không đề cập đến một vấn đề khoa học nhưng do cách trình bày có tính chất chứng minh, có khả năng thuyết phục bằng tính chứng minh văn bản ấy vẫn thuộc phong cách khoa học.
Đặc trưng của phong cách khoa học
Chức năng của ngôn ngữ được hiện thực hóa trong phong cách khoa học quy định sự tồn tại của những đặc trưng chung của phong cách này Chức năng của phong cách khoa học là thông báo – chứng minh những tính quy luật đã được phát hiện ra bằng tư duy khoa học, mà tư duy khoa học là tư duy có tính chất khái quát – trừu tượng và được diễn đạt bằng những phán đoán suy lí chính xác, logic Muốn thực hiện được chức năng của mình, phong cách khoa học phải có được những đặc trưng chung bao gồm: Tính trừu tượng – khái quát cao, tính logic nghiêm ngặt và tính chính xác khách quan.
2.2.1 Tính trừu tượng – khái quát cao
Phong cách khoa học phải đạt tính trừu tượng – khái quát cao, vì khoa học phải thông qua khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên càng không thể dừng lại ở những gì riêng lẻ, bộ phận, cá biệt Đặc trưng này có thể thấy rõ khi so sánh những cách dùng cùng một từ trong lời nói khoa học và lời nói nghệ thuật Trong ví dụ sau đây, Ở ao chuôm nước sâu khoảng
1m nên thả 300 con cá Gì sâu bằng những trưa thương nhớ,
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.
Trích tạp chí khoa học Tố Hữu
Trong lời nói khoa học, từ “sâu” chỉ một khái niệm là “có độ sâu”, “có khoảng cách tính từ mặt nước đến đáy nước”, “sâu” là một từ đa phong cách, có nghĩa đen, nghĩa sự vật Còn đối với lời nói nghệ thuật, từ “sâu” có nghĩa là “ diễn ra trong tâm hồn, trong những rung động nội tâm kín đáo của con người” Từ “sâu” ở đây được dùng với nghĩa bóng, nghĩa phát sinh của nó.
Phong cách khoa học phải đạt tính logic nghiêm ngặt vì để gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lí tính, lời trình bày, cách suy luận phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tư duy logic biện chứng Tính logic là tính chất nhất quán trong sự phân bố tất cả đơn vị của văn bản và là sự có mặt của những mối liên hệ về nghĩa giữa những đơn vị này Tính nhất quán này chỉ có thể có ở những căn bản trong đó là các kết luận không gây ra mâu thuẫn, những đoạn văn tư duy từ cái riêng đến cái chung hoặc từ cái chung đến cái riêng Tính logic của lời nói khoa học được phân biệt với tính logic của ngôn ngữ nghệ thuật TÍnh chất cực kì khắc khe của tư duy khoa học yêu cầu tính chứng minh và tính có lí do đầy đủ nên logic trong khoa học là logic được chứng minh Tư duy khoa học không chấp nhận sự mâu thuẫn hay phi logic nào Tính logic trong nghệ thuật là logic hình tượng lời nói nghệ thuật dường như chấp nhận cả tính mâu thuẫn và yếu tố phi logic do sự sáng tạo chủ quan của tác giả chi phối.
2.2.3 Tính chính xác – khách quan
Phong cách khoa học phải đạt tính chính xác – khách quan vì khoa học yêu cầu phản ánh chính xác, chân thật, khách quan các quy luật của tự nhiên và xã hội Tính chính xác của phong cách khoa học được hiểu là tính một nghĩa trong cách hiểu, đòi hỏi không được tạo ra sự khác biệt giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt Quá trình lời nói bên trong (nhận thức khoa học) và quá trình lời nói bên ngoài (thể hiện những kết quả của tư duy) vốn không đồng nhất về cấu tạo lời nói, về sự thể hiện của ngôn ngữ Sự kết tinh cuối cùng của tư duy (những luận điểm khoa học) được thực hiện trong lời nói bên ngoài, không phải trong lời nói bên trong Yêu cầu chính xác, khách quan của lời nói khoa học phân biệt với yêu cầu chính xác của lời nói nghệ thuật, xu hướng khái quát hóa Ngôn ngữ nghệ thuật mang tính chất tạo hình, chính xác trong nghệ thuật có nghĩa là trung thành với hình tượng.
Ba đặc trưng nêu trên được biểu hiện rõ rệt trong những đặc điểm ngôn ngữ của phong cách này Tất nhiên sự biểu hiện này có những mức độ khác nhau trong những kiểu và thể loại văn bản khác nhau của phong cách khoa học.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA PHONG CÁCH KHOA HỌC
Từ ngữ của phong cách khoa học
Có một hệ thống thuật ngữ riêng, chuyên dùng trong từng lĩnh vực chuyên môn sâu Tức là những từ hoặc nhóm từ dùng để biểu đạt các khái niệm khoa học mang dung lượng thông tin lôgic lớn Ví dụ như các thuật ngữ trong toán học: hàm số, đạo hàm, tích phân, vi phân, hay các thuật ngữ trong văn học: kí, tự sự, biểu cảm, hình tượng, điển hình, tính cách,…
Từ ngữ mang tính chất trừu tượng, khái quát ở mức độ cao, đặc biệt là trong các văn bản khoa học mang tính chất Triết học hoặc Toán học Khác với văn học, nghệ thuật nhận thức hiện tượng khách quan bằng tư duy hình tượng, còn khoa học sẽ thông qua tư duy logic Trừu tượng hóa và khái quát hóa phản ánh thế giới khách quan Các thuật ngữ ấy đảm bảo yêu cầu ngắn gọn và chính xác Ví dụ như sự sáng tạo, sự phát triển, yếu tố, ý thức, tính hiện thực, tính năng động.
Từ ngữ đa phong cách, trung hòa về sắc thái biểu cảm, chủ yếu được dùng trong ý nghĩa khái quát Ví dụ như hai nhận định sau đây “thông thuộc loại cây ưa khô”, “rắn là loài bò sát không chân”, thì ở đây “thông” với “rắn” được sử dụng với nghĩa số nhiều, khái quát.
Trong phong cách khoa học, trung bình danh từ được dùng nhiều gấp bốn lần động từ Phần lớn các danh từ được dùng là danh từ trừu tượng: thời gian, hiện tượng, số lượng, thuộc tính, tần số, trạng thái, nhiệt độ… Trong một số trường hợp, thái độ khiêm tốn của tác giả còn được bao quát qua đại từ ngôi ba (người ta) và ngôi một (ta, chúng ta, chúng tôi) phù hợp với tính chất khách quan, khái quát.
Từ ngữ trong ngôn ngữ khoa học chỉ được phép hiểu một nghĩa và là nghĩa đen, nghĩa sự vật- lôgic Trong mạch trình bày, rất hạn chế thay thế một thuật ngữ bằng một từ đồng nghĩa hoặc các đại từ Tính chất trung hòa của từ ngữ trong phong cách khoa học làm tốt chức năng thông báo khách quan và chứng minh thuyết phục để dễ dàng phân biệt với ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ nghệ thuật lại rất chú ý khai thác nghĩa bóng, nghĩa hình tượng của từ để biểu hiện cách đánh giá chủ quan, thái độ tình cảm và khiếu thẩm mỹ riêng của nhà văn Những phương tiện hình tượng trong lời nói khoa học chỉ có tính chất hai bình diện (chứ không có tính chất nhiều bình diện) chỉ có ý nghĩa ngữ cảnh hẹp (chứ không có tính chất hệ thống), chỉ có 1 vai trò phụ: giải thích, phổ cập, cụ thể hóa(chứ không phải là yếu tố quan trọng)
Phong cách ngôn ngữ khoa học nói chung, không dùng phép tu từ vì không có nhu cầu diễn đạt hình ảnh, bóng bẩy, biểu cảm như phong cách văn chương hay phong cách chính luận Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các biến thể của phong cách khoa học về việc dùng phép tu từ Trong các văn bản khoa học xã hội nhân văn và trong các thể loại văn bản phổ biến khoa học, người ta có thể sử dụng các phép tu từ theo những mức độ khác nhau nhằm làm cho sự diễn đạt hấp dẫn, sinh động, gần gũi với đối tượng độc giả.
Cú pháp của phong cách khoa học
Phong cách khoa học thường sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, mạch lạc về tư duy lôgic (cú pháp tiêu chuẩn – standard syntax) Ngoài ra, còn sử dụng nhiều loại câu ghép, câu phức để diễn đạt đầy đủ, súc tích các vấn đề cần bàn luận, phân tích hay sử dụng các loại câu khuyết chủ ngữ và chủ ngữ không xác định
(phiếm chỉ) Tác dụng của việc sử dụng kết cấu chặt chẽ, rõ ràng hay sử dụng các hình thức viết câu giúp cho việc trình bày được mang tính khái quát hoặc tính khách quan Phong cách khoa học còn sử dụng nhiều các hình thức liên kết giữa các thành phần câu, giữa các câu, các đoạn để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác.
3.2.2 Phương tiện liên kết và cách diễn dạt
Phong cách khoa học thường dùng những phương tiện chuyên biệt (từ,cụm từ, câu) Tác dụng của việc đó là chỉ ra trình tự phát triển của tư tưởng(đầu tiên…, tiếp theo…, sau đó…; trước khi…, để chuẩn bị trước…), tiếp theo là nêu lên mối liên hệ giữa thông tin trước và thông tin sau (như đã nêu trên, như đã nói, đã được xem xét…), sau đó chỉ rõ mối quan hệ nhân – quả(bởi vì, vì vậy, nhờ đó, do đó, hậu quả là…), chuyển hướng nói đến việc chuyển sang một chủ đề mới (Bây giờ chúng ta hãy xem xét…, Chúng ta hãy chuyển sang nghiên cứu…), cuối cùng là nêu lên kết luận (Như vậy, Để kết luận, Vậy là,…) Cố gắng diễn đạt ngắn gọn súc tích, mạch lạc, khúc chiếu để nêu bật được trung tâm của thông báo – chứng minh Ở mỗi biến thể, những tính chất đó được thể hiện bằng ngôn ngữ khác nhau Trong khoa học tự nhiên, việc chứng minh thường được gọi trực tiếp và quá trình lập luận được dẫn dắt từng bước theo khuôn mẫu Trong khoa học xã hội, việc chứng minh thường dựa vào hệ thống luận điểm, luận cứ vững chắc với những hình thức phong phú, đa dạng.
Kết cấu của văn bản khoa học
3.3.1 Văn bản khoa học chuyên sâu
Lời nói khoa học loại bỏ yếu tố cá nhân, không có tính chất của riêng cá nhân Tính chất trung hòa này của lời nói KH gắn với xu hướng quy phạm về cả hai mặt: mặt cấu trúc của văn bản và mặt sử dụng trong văn bản các phương tiện ngôn ngữ Được xây dựng theo một khuôn mẫu quy đình nghiêm ngặt đòi hỏi người viết phải tuân theo Sau đây là một số kết cấu của văn bản khoa học chuyên sâu thường gặp.
Trong bài báo khoa học: bắt đầu bằng việc trình bày lịch sử vấn đề, nêu lên tính thời sự của đề tài (lí do lựa chọn đối tượng khảo sát), xác định nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Trong phần chính cần trình bày hệ thống hóa và giải thích các sự kiện đã đạt được trong cuộc khảo sát Tiếp theo cần đưa ra những kết luận, hệ quả, tóm tắt ngắn gọn những luận điểm của bài báo Cuối cùng, bài báo thường được kết thúc bằng một bảng thư mục có thể kèm theo một phụ lục hay tài liệu minh họa.
Bài giới thiệu sách: đòi hỏi khá chặt chẽ, thông tin ngắn gọn cho độc giả biết về chủ đề và nội dung của sách Một bài luận văn hay một công trình khoa học hoàn chỉnh: cần tuân theo những quy định chặt chẽ cho các phần mở đầu, phần chính và phần kết luận.
Bản tóm tắt luận án: phải phản ánh trung thành nội dung bản luận án, theo sát từng chương mục, tóm tắt ngắn gọn nhưng phải đầy đủ những luận điểm,những phân tích, kết luận Trang cuối cùng dành cho việc công bố những công trình của tác giả đã được công bố có liên quán đến đề tài luận văn.Những thể loại “khép kín” như bản nhận xét đánh giá một luận văn, một công trình khoa học: có tính chất khuôn mẫu nhiều hơn Ngoài việc nêu rõ đề tài,nội dung, tư liệu, tài liệu tham khảo còn phải có sự đánh giá về mặt ưu điểm lẫn khuyết điểm, xác định rõ giá trị về mặt lí luận, thực tiễn, có xứng đáng hay không xứng đáng được đưa ra bảo vệ Có những thể loại cho phép biến đổi tùy theo mục đích cụ thể, tùy theo đối tượng học như: các bài báo khoa học có nội dung luận chiến, nội dung miêu tả tư liệu v.v…
3.3.2 Các công trình khoa học hiện đại
Các công trình khoa học hiện đại thường được trình bày theo hai hình thức là hình thức độc thoại và hình thức đối thoại Hình thức độc thoại là hình thức chủ yếu, phù hợp trong mức độ lớn với nội dung và nhiệm vụ của công trình khoa học Trong đó có 4 kiểu độc thoại là miêu tả, tường thuật, biện luận và phê bình – luận chiến. Đối với hình thức đối thoại cho phép trao đổi một cách linh hoạt những phán đoán chung quanh những vấn đề mà trong khoa học chưa có cách giải quyết thống nhất Hình thức đối thoại cung cấp khả năng chuyển một cách tự do từ việc trình bày một ý tưởng này sang một ý tưởng khác ngay khi giữa những ý tưởng này không có những mối liên hệ có thể nhìn thấy Là hình thức tự do hơn, không đòi hỏi sự phụ thuộc nghiêm ngặt vào những quy luật của phong cách khoa học Có 4 dạng đối thoại đó là tọa đàm (về những vấn đề trí tuệ), tranh luận khoa học, độc thoại được xây dựng theo lược đồ đối thoại, các yếu tố của đối thoại trong tường thuật độc thoại.
Trong đối thoại có sự phản ánh của những nét cơ bản của phong cách KH vốn có trong công trình thuộc hình thức độc thoại Tuy nhiên, những nét cơ bản này có đặc trưng riêng do đặc điểm cấu tạo của đối thoại quy định Sự khác nhau giữa đối thoại và độc thoại chủ yếu ở khả năng diễn đạt to lớn của cái “tôi” tác giả trong đối thoại Đó là một cọn người cụ thể phát biểu nhân danh chính mình Lời nói khoa học đối thoại có những phẩm chất ngược lại với phong cách khoa học: tính cảm xúc và tính diễn cảm được diễn đạt hiển minh (ra bên ngoài), khả năng dựa vào sử dụng những yếu tố của các lớp tu từ học (nôm na, bình dân, thân mật, mộc mạc) Các yếu tố của lời nói đối thoại được đưa vào độc thoại khoa học nhằm những mục đích tu từ khác nhau: có khi đó là nét phản ánh sự luận chiến với người khác quan điểm, có khi đó là phương tiện để hấp dẫn sự chú ý của người đọc.
3.3.3 Văn bản khoa học phổ cập
Các văn bản khoa học phổ cập thường phải thông theo những khuôn mẫu cố định Trong đó trình độ, kiến thức của người đọc là nhân tố quyết định cách viết của tác giả Các văn bản khoa học phổ cập thường dùng những truyện thần thoại và truyền thuyết, những sự kiện lịch sử, những mẩu giai thoại,những câu chuyện viễn tưởng… khiến người đọc dễ hiểu, thích thú Văn bản khoa học phổ cập thường có những đầu đề hấp dẫn, những lời giới thiệu lí thú, những câu hỏi gợi tò mò, những lời trờ chuyện tâm tình, những lời kể dân gian, những đoạn miêu tả kì thú.
LIÊN HỆ THỰC TẾ
Liên hệ đến nghề nghiệp
Đối với một sinh viên khoa Ngữ Văn nói chung và đặc biệt là ngành Văn học nói riêng, trong quá trình học tập và nghiên cứu trong trường đại học sẽ gặp rất nhiều các bài kiểm tra yêu cầu chúng ta phải làm một bài tiểu luận. Nắm vững phong cách khoa học sẽ là một lợi thế để sinh viên có thể trình bày ý tưởng và để thực hiện một bài tiểu luận có thể gây ấn tượng với người đọc. Đối với các sinh viên có ý định trở thành một nhà báo, một biên tập viên thì phong cách khoa học sẽ là một nền tảng vững chắc để áp dụng cho sau này bởi nó sẽ được sử dụng trong các bài báo, nội dung chương trình, soạn thảo kịch bản dưới dạng một văn bản khoa học chuyên sâu, đồng thời thực hiện chức năng thông báo Đối với các sinh viên đi theo hương nghiên cứu văn học thì phong cách khoa học sẽ được thể hiện qua rất nhiều tài liệu nghiên cứu của sinh viên Đồng thời cũng thể hiện qua các bài luận văn thạc sĩ hay luận án tiến sĩ Đối với các sinh viên nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học, sách giáo khoa, các giáo trình sẽ đóng vai trò thức đến học sinh và là những công cụ để nghiên cứu dưới dạng những văn bản khoa học giáo dục Dù là sinh viên ngành học nào cũng sẽ trải qua ít nhất từ 5-10 bài tiểu luận, việc nắm vững phong cách khoa học sẽ giúp cho sinh viên thực hiện tốt hơn bài tiểu luận, tránh các tình trạng lệch lạc kiến thức.
Hình 4.1 & 4.2: Một số bài báo khoa học, công trình khoa học
Hình 4.3 & 4.4: Một số hình ảnh sách giáo khoa đang lưu hành hiện nay
Một số yêu cầu chúng ta cần lưu ý khi sử dụng phong cách khoa học bao gồm cách diễn đạt, thái độ trình bày, cách trình bày ở dạng viết và nói. Đối với cách diễn đạt, khi diễn đạt phải rõ ràng, rành mạch và súc tính Chúng ta phải tránh việc nói lan man, không rõ ràng vì sẽ vi phạm đến đặc trưng logic nghiêm ngặt của phong cách khoa học Đồng thời những việc mà chúng ta trình bày ra phải là chính xác, có nghĩa Thái độ trình bày phải luôn giữ ở mức trung lập, không được đặt cái tôi cá nhân vào quá nhiều, ngoại trừ trường hợp trình bày một văn bản khoa học có thiên hướng nghệ thuật Đối với việc trình bày viết, lấy ví dụ như một bài tiểu luận, chúng ta phải trình bày được đúng theo quy định cỡ chữ, giãn dòng và khổ giấy Một điểm cần lưu ý đó chính là chúng ta phải hạn chế tối đa việc sai chính tả vì điều đó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và không chú trọng một cách chỉn chu trong bài làm của mình Đối với hình thức trình bày bằng lời nói, chúng ta phải giữ bình tĩnh,giữ cho mình một tốc độ nói vừa phải, dễ nghe Ví dụ như việc thuyết trình trước một đám đông hay trong một tọa đàm, chúng ta phải biết rằng người nghe mình muốn gì, họ cần được nghe những gì và phải luôn để ý đến thái độ của người nghe.
Liên hệ đến việc làm tiểu luận
4.2.1 Một số quy cách chung
Thông qua học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” được giảng dạy bởi PGS TS Hoàng Dũng của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng việc tham khảo một số tài liệu về cách để làm một luận văn, luận án thạc sĩ, nhóm chúng tôi xin rút được một vài quy cách chung để trình bày một bài tiểu luận cho sinh viên như các mục chúng tôi sắp nêu sau đây Về các quy cách về định dạng, khổ giấy của một bài tiểu luận tiêu chuẩn là khổ giấy A4, font chữ tiêu chuẩn là các font được đề cập đến như “.VnTime”,
“VNI-Times”, “Times New Roman”, đây là các font chữ có chân, dễ nhìn,trang trọng và tùy theo cách gõ Unicode hoặc VNI mà font chữ sẽ được ứng dụng vào bài tiểu luận Kích cỡ tiêu chuẩn của font chũ là 14, giãn dòng “1.5 lines” Để căn lề theo đúng tiêu chuẩn, bài tiểu luận cần tuân theo 4 quy tắc căn lề như sau: lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2 cm Về phần đánh số các chương, mục, tiểu mục, người nghiên cứu cần đánh số theo chữ số Ả Rập (1, 2, 3,…), đồng thời không được chia tiểu mục quá 4 chữ số. Không được đặt tên đề tài, chương, mục, tiểu mục trùng tên nhau vì nếu làm như vậy, tất cả các chương, mục, tiểu mục còn lại đều vô nghĩa Về việc ngăn cách các chữ số trong mục và tiểu mục, người nghiên cứu cần dùng dấu “.” để ngăn cách các chữ số với nhau Số trang của tiểu luận được đánh từ trang
“Mở đầu” đến hết “Kết luận”.
Hình 4.3: Quy cách chung về giãn dòng trong bài tiểu luận Hình 4.4: Quy cách chung về khổ giấy trong bài tiểu luận
Hình 4.5: Quy cách chung về font chữ, kích cỡ chữ trong bài tiểu luận
Hình 4.6: Quy cách chung về căn lề giấy trong bài tiểu luận
4.2.2 Phần khai tập Đến với phần khai tập, trong phần này gồm có bảy mục được sắp xếp theo thứ tự như sau: trang bìa, trang bìa lót, trang cam đoan, bảng quy ước về cách trình bày, mục lục, bảng liệt kê các bảng biểu trong bài tiểu luận, bảng liệt kê các hình ảnh Trong đó, một bài tiểu luận của sinh viên thường có 3 mục được sắp xếp như sau: trang bìa, trang bìa lót, mục lục Có thể sắp xếp thêm “Bảng quy ước về cách trình bày” hoặc “Bảng liệt kê các hình ảnh” tùy theo cách trình bày bài tiểu luận Đối với trang bìa gồm có 6 phần được sắp xếp từ trên xuống dưới như sau:
Cơ quan đào tạo Khoa đào tạo
Nơi viết tiểu luận, ngày viết
Có thể lấy ví dụ như mẫu sau đây:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHONG CÁCH KHOA HỌC TRONG PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
HỌC PHẦN: PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2023
Còn đối với trang bìa lót, người nghiên cứu cần viết theo cấu trúc như sau:
Cơ quan đào tạo Khoa đào tạo
Mã học phần Người/Nhóm thực hiện Giảng viên hướng dẫn: Học vị, Học hàm + Tên Giảng viên
Nơi viết tiểu luận, ngày viết Để dễ dàng hình dung có thể xem qua mẫu sau đây:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHONG CÁCH KHOA HỌC TRONG PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
HỌC PHẦN: Phong cách học tiếng Việt
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 1 GVHD: TS Tăng Thị Tuyết Mai
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2023
Về phần tài liệu tham khảo, chủ yếu là những tài liệu gốc, tài liệu xuất phát của đề tài Các tài liệu đưa vào mục tài liệu tham khảo phải hạn chế những tài liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp là những tài liệu được trích dẫn lại, có nguồn mở và có thể chỉnh sửa được giống như Wikipedia hoặc những nguồn tài liệu được trích dẫn trong một tiểu luận khác Trong mục tài liệu tham khảo chỉ nên đưa những tài liệu thật sự có giá trị sử dụng vào và phải kiểm tra toàn bộ những gì có trong bài tiểu luận đã có trong tài liệu tham khảo hay chưa Đồng thời phải tuân theo tài liệu gốc, giữ nguyên trạng thái tài liệu gốc và chỉ nói, trích dẫn những gì tài liệu cho phép. Đối với cách trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn APA, khi viết tên tác giả cần lưu ý những điều sắp được nêu sau đây Đối với tác giả phương Đông, khi viết tên tác giả thì viết theo trình tự “Họ” + “Tên”, ví dụ như: “Đinh Gia Khánh”, “Hong Jisoo”, “Rabindranath Tagore” Đối với các tác giả phương Tây thì trình bày theo dạng “Họ, Tên” trong đó tên có thể được viết tắt, ví dụ như: “Chwe, Vernon Hansol” hoặc có thể được viết là “Chwe, V.H” Đối với các tài liệu không có tác giả mà do cơ quan ban hành như tác giả thì trong lúc sắp xếp phải sắp xếp theo chữ cái đầu tiên của cơ quan đó, ví dụ như “Đảng Cộng sản Việt Nam” sẽ được sắp xếp theo chữ “Đ”.
Các tài liệu có hai tác giả tham gia viết thì viết thứ tự tên giống như trong tài liệu gốc đã viết, sắp xếp theo tên của người đầu tiên, ví dụ như “Đinh GiaKhánh – Chu Xuân Diên” Các tài liệu có từ ba tác giả tham gia viết trở lên thì có thể ghi tên tác giả đầu tiên như trong tài liệu và thêm “et al.” hoặc “và tgk”, ví dụ như: “Young, T et al.” hoặc “Đào Duy Anh và tgk.” Đối với tài liệu có người chủ biên thì viết tên người chủ biên và thêm “chủ biên” hoặc
“ed.” hoặc “eds.” nếu có nhiều chủ biên, ví dụ như “Bùi Mạnh Nhị chủ biên” hoặc “Marni, G ed.” Có thể ghi “tổng chủ biên” hoặc “editor-in-chef” nếu có tổng chủ biên.
Về trật tự chi tiết khi trình bày tài liệu tham khảo, có thể được viết như sau: “Tác giả (Năm) Tựa đề (phiên bản.) Địa điểm: Nhà xuất bản.”, ví dụ như: “Lê Chí Quế chủ biên (1999) “Văn học Dân gian Việt Nam”, tập 1 Hà Nội, Việt Nam: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội” Đối với các tài liệu tham khảo ở dạng trực tuyến có thể viết như sau: “Tác giả, A A (Năm) Tựa đề bài báo Tên của tạp chí số quyển , (số phát hành), trang Truy xuất từ Tên của cơ sở dữ liệu.”, ví dụ như: “Graffam, G (2010) Thiết kế theo nhân chủng học để đáp ứng thị trường Anthropologica, 52(1), 155-164 Truy xuất từ cơ sở dữ liệu ABI/Inform”
4.2.4 Chú thích và trích dẫn Đối với khi viết trích dẫn, người nghiên cứu cần phải tuân thủ theo hoàn toàn của bản gốc Đồng thời phải hạn chế trích dẫn lại của một tác giả khác Việc trích dẫn của một tác giả khác giống như việc sử dụng tài liệu thứ cấp làm nguồn trong mục tài liệu tham khảo Người viết cần phải tránh việc trích dẫn tràn lan và đồng thời phải tôn trọng bản gốc dù cho tác giả có viết sai đi chăng nữa Đối với những tài liệu cần được cắt thì những chỗ phải bỏ cần được viết là “[…]” Khi trích dẫn cần phải viết hai chấm và đóng mở ngoặc kép, đồng thời những gì được trích dẫn trong ngoặc kép cần phải in nghiêng, ví dụ như:
“Xuân Diệu đã từng nhận định: “[…]Thơ được sinh ra từ trong hiện thực cuộc đời, cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn của cái đẹp trong sự thật đời sống.”” Ngay sau mỗi phần trích dẫn đều phải được kèm theo chú thích để người đọc biết được trích dẫn đó từ đâu mà có Ngoài vị trí sau trích dẫn, chú thích còn có thể được viết ở cuối chương hoặc ở cuối trang và cuối bài Cần phải đánh dấu chú thích bằng dấu “*” (nếu có ít chú thích trong 1 trang), chữ cái thường (a,b,c,…) hoặc theo số Ả Rập, La Mã (1,2,3,… ; I,II,III,…) Cần phải đánh dấu chú thích liên tục đến cuối luận văn Các chú thích cuối trang,cuối chương được chia thành 2 lần chú thích: chú thích lần thứ nhất và chú thích từ lần thứ 2 trở đi Trong chú thích lần thứ nhất, chú thích được viết theo giống cách viết tài liệu tham khảo nhưng ghi thêm số trang Còn chú thích từ lần thứ hai trở đi chỉ cần viết “tác giả, tên sách, số trang” Còn có một số cách chú thích khác như [Số thứ tự của tài liệu trong mục tài liệu tham khảo; số trang], ví dụ như [12;41] có nghĩa là tài liệu này được trích dẫn từ trang số 41 của tài liệu số 12 trong tài liệu tham khảo Hoặc còn có thể viết (Tên tác giảNăm xuất bản : số trang), nếu tác giả đó có 2 công trình trong một năm thì ghi thêm chữ cái in thường để phân biệt, ví dụ như: “Lưu Hiên 1985a : 71”, “LưuHiên 1985b : 14”.
BÀI TẬP VẬN DỤNG 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách khoa học bao gồm những gì? a Từ ngữ, cú pháp, kết cấu b Từ ngữ, câu chữ, đoạn văn c Cú pháp, kết cấu, bố cục
2 Đặc trưng chung của phong cách khoa học bao gồm những gì? a Tính trừu tượng – khái quát cao, tính logi – khách quan, tính chính xác nghiêm ngặt b Tính trừu tượng nghiêm ngặt, tính logic cao, tính chính xác – khái quát c Tính trừu tượng – khái quát cao, tính logic nghiêm ngặt, tính chính xác – khách quan
3 Kết cấu của bài luận văn, công trình khoa học bao gồm những gì? a Phần giới thiệu, phần lập luận, phần chứng minh b Phần mở đầu, phần giới thiệu, phần minh chứng, phần kết luận c Phần mở đầu, phần chính, phần kết luận
4 Các kiểu trình bày độc thoại gồm những gì? a Miêu tả, tọa đàm, phê bình, tranh luận b Tọa đàm, tranh luận khoa học, biện luận, tường thuật c Miêu tả, tường thuật, biện luận và phê bình – luận chiến
5 Người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học là những người nào? a Nhà khoa học, người nghiên cứu, giáo viên, sinh viên, người lao động b Nhà nghiên cứu, giáo viên, họa sĩ, ca sĩ, sinh viên c Nhà khoa học, người nghiên cứu, giáo viên, kĩ sư, sinh viên
6 Trong nghiên cứu khoa học, bất kì kết luận nào được rút ra đều phải dựa trên thông tin thu thập được từ kinh nghiệm và quan sát thực tiễn là đặc điểm như thế nào? a Có tính thực nghiệm b Có tính hiệu lực và kiểm chứng được c Có tính hệ thống d Có tính nghiêm ngặt
7 Phát biểu nào sau đây thể hiện mục đích nghiên cứu? a Đề tài nhằm đánh giá tác động của quản lý thời gian và kết quả học tập của sinh viên, thông qua đó đưa ra các giải pháp để nâng cao kết quả học tập của sinh viên b Đề tài muốn phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh vien, thông qua đó đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên c Đề tài nhằm phân tích các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên d Đề tài muốn chỉ ra ảnh hưởng của quản lý thời gian và kết quả học tập của sinh viên
8 Nghiên cứu khoa học có nhất định phải theo một trình tự cụ thể không? a Có (Giải thích: Các ước trong quy trình nghiên cứu cần phải theo một trình tự nhất định để đảm bảo tính chặt chẽ của nghiên cứu) b Không
9 Giá trị của một bài báo khoa học thể hiện qua yếu tố nào? a Bởi sự nhìn nhận cần thêm nghiên cứu bổ sung b Khi có kết luận hợp lý dựa trên các dữ liệu và kết quả đạt được c Khi tác giả xác nhận rằng cần phải có thêm nghiên cứu hoàn chỉnh d Khi bài báo được xuất bản trong một tạp chí phổ biến
10.Tổng quan các tài liệu nghiên cứu đảm bảo những gì? a Tổng hợp các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau trên cùng một câu hỏi/ đề tài nghiên cứu b Đáng giá hiện trạng kiến thức về một chủ đề bằng cách so sánh các đề tài nghiên cứu và các hướng tiếp cận c Đánh giá hiện trạng kiến thức về một chủ đề bằng cách so sánh các cách phân tích dữ liệu, kết luận được rút ra. d Tất cả các phương án trên
11 Trong phân tích ngữ nghĩa theo phong cách khoa học, nguyên tắc của phương pháp nào được áp dụng để hiểu ý nghĩa của từ? a Phân chia thành các đơn vị ngữ nghĩa nhỏ hơn. b Dựa vào ngữ cảnh và thông tin bổ sung. c Áp dụng các nguyên lý của ngôn ngữ học hình thái. d Sử dụng các quy tắc về từ điển và ngữ pháp.
12.Trong việc nghiên cứu văn bản theo phong cách khoa học, phương pháp nào được sử dụng để phân tích cấu trúc và cách tổ chức của văn bản? a Phân tích cú pháp ngữ nghĩa. b Áp dụng các nguyên lý ngôn ngữ học hình thái. c Sử dụng các công cụ thống kê và phân tích dữ liệu. d Đặt câu hỏi và tìm hiểu mục tiêu của tác giả.
13.Phong cách học tiếng Việt theo phong cách khoa học đặt nhiều trọng tâm vào việc nghiên cứu và ứng dụng ngôn ngữ vào lĩnh vực nào sau đây? a Văn học và thơ ca. b Giảng dạy và hướng dẫn. c Truyền thông và truyền thông đại chúng. d Lịch sử và văn bản cổ.
14.Trong phong cách học tiếng Việt theo phong cách khoa học, phương pháp nào được sử dụng để phân tích tác phẩm văn học? a Phân tích ngữ nghĩa và ngữ pháp. b Áp dụng các quy tắc và quyền lực ngôn ngữ. c Sử dụng phương pháp so sánh và phân loại. d Đánh giá tác phẩm theo yếu tố tác động và ảnh hưởng.
15.Trong phong cách học tiếng Việt theo phong cách khoa học, đặc điểm nào sau đây không phù hợp với quy trình nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ? a Tập trung vào các phương pháp thực nghiệm và điều tra. b Đánh giá và kiểm chứng các kết quả nghiên cứu. c Sử dụng cảm xúc và cảm nhận cá nhân trong việc diễn đạt ngôn ngữ. d Xây dựng các lý thuyết và khái niệm mới.