1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giữa kì Kinh tế học quốc tế 2: Tác động của các biện pháp phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2022

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của các biện pháp phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2022
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thu Huyền, Lê Mai Hương, Cao Ngọc Khoa, Phạm Chơng My
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Mai Phương, TS. Từ Thúy Anh
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế học quốc tế
Thể loại Bài giữa kì
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 905,18 KB

Nội dung

Tiểu luận giữa kì Kinh tế học quốc tế 2: Tác động của các biện pháp phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2022 Peter Walkenhorst & Barbara Fliess (2008) nghiên cứu dựa trên bản kiểm kê các khiếu nại của doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường châu Âu đã chỉ ra NTMs có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành dựa vào tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, thực phẩm, khai khoáng và dệt may. Những khiếu nại của doanh nghiệp về thực tiễn quản trị trong nước, chẳng hạn như những trở ngại liên quan đến mua sắm của chính phủ, hạn chế đầu tư hoặc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không đầy đủ chiếm gần một phần ba tổng số quan sát của NTMs và trong hầu hết các trường hợp không mang tính chất cụ thể theo ngành mà có tính chất chung. Những khiếu nại này thường gắn liền với các hành vi phân biệt đối xử hoặc các quy định không phù hợp, trong khi sự chậm trễ, cản trở liên tục được nhắc đến liên quan đến thủ tục hải quan, chứng nhận và quy định kỹ thuật. Theo nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 của Phương và cộng sự, xu hướng toàn cầu về việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan đang có tác động đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ngày càng có nhiều biện pháp phi thuế quan đóng vai trò hạn chế thuế quan, đặc biệt là do đại dịch COVID-19 đang buộc các quốc gia phải thắt chặt các quy trình kiểm tra, nghiêm ngặt hơn về vấn đề vệ sinh, an toàn thực vật, động vật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia. Một số chiến lược xúc tiến thương mại nhất định liên quan đến việc sử dụng các mặt hàng y tế và cần thiết. Trong khi đó, các hạn chế thương mại được áp dụng đối với phần lớn các sản phẩm khác nhằm đảm bảo nguồn cung và an ninh lương thực quốc gia. Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại có thể kể đến như miễn, giảm thuế; quy định về điều khoản thanh toán cho hàng nhập khẩu; cấp phép để bảo vệ sức khỏe cộng đồng;…. Các biện pháp hạn chế thương mại bao gồm cấm xuất khẩu; cấm vì lý do SPS (vệ sinh và kiểm dịch động thực vật); cấm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng;…. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số lý luận cơ bản về hàng rào phi thuế quan Khái niệm chung về hàng rào phi thuế quan Các rào cản phi thuế quan, theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), là các hạn chế biên giới nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của thuế quan và các quốc gia có thể sử dụng, thường có chọn lọc, để hạn chế chế độ nhập khẩu. (Nguyễn, H.K, 2005) Dựa trên cơ sở thuế và và các định nghĩa có sẵn, Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO đã đưa ra định nghĩa như sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng” (Nguyễn, H.K, 2005). Phân loại các hàng rào phi thuế quan Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (2019) đã phân loại các hàng rào phi thuế quan như sau: - Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and phytosanitary measures): Nhắc đến các khâu vệ sinh và kiểm dịch thực vật. Rào cản này mô tả các bước như hạn chế các chất, đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hoặc bệnh tật. Tất cả các quy trình đánh giá sự phù hợp liên quan đến an toàn thực phẩm, bao gồm chứng nhận, thử nghiệm, thanh tra và kiểm dịch cũng được đưa vào đây. - Các biện pháp kỹ thuật (Technical barriers to trade): Mô tả các quy trình và quy trình sản xuất cần thiết, các đặc tính của sản phẩm như thông số kỹ thuật và yêu cầu chất lượng cũng như việc đóng gói và dán nhãn liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Tất cả các quy trình đánh giá sự phù hợp liên quan đến yêu cầu kỹ thuật, bao gồm thử nghiệm, chứng nhận và kiểm tra đều được đề cập đến. - Kiểm tra trước khi vận chuyển và các thủ tục khác (Pre-shipment inspection and other formalities): Phân loại các hoạt động liên quan đến quy trình hải quan và kiểm tra trước khi giao hàng. - Các biện pháp bảo hộ thương mại dự phòng (Contingent trade measures): Các hành động như giải quyết các hoạt động thương mại nước ngoài không công bằng, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nước nhập khẩu. Các biện pháp này bao gồm các luật tự vệ, chống bán phá giá và chống trợ cấp. - Hạn ngạch nhập khẩu: Loại rào cản thương mại phi thuế quan quan trọng nhất là hạn ngạch nhập khẩu (Import quota), quy định số lượng tối đa của một mặt hàng có thể được nhập khẩu thông qua cấp phép trong một khoảng thời gian cụ thể qua cả hai hình thức nhập khẩu và xuất khẩu. Hình 1: Tác động của hạn ngạch nhập khẩu Đối với nước nhập khẩu, khi có hạn ngạch, với mức giá cả nội địa cao hơn và lượng cầu thấp hơn, người tiêu dùng nội địa đã mất đi một phần thặng dư, được biểu diễn bởi phần diện tích a+b+c+d; đồng thời các nhà sản xuất nội địa thu được phần thặng dư tăng thêm, tương ứng với phần diện tích a trên đồ thị. Diện tích b+d biểu diễn một khoảng mất trắng của nước áp dụng hạn ngạch. Đây là một phần mất đi trong thặng dư của người tiêu dùng trong nước không được chuyển thành lợi ích của bất kỳ ai khác. Còn lại diện tích hình chữ nhật c, đối tượng được hưởng lợi từ khoản này tùy thuộc vào việc Giấy phép hạn ngạch nhập khẩu được phân bổ như thế nào. Có một số cách phân bổ Giấy phép nhập khẩu như sau:  Phân bổ dựa trên sự thiên vị: Giấy phép được phân bổ tùy ý theo sự thiên vị của chính phủ dành cho các công ty (hoặc cá nhân) nào đó mà không có bất kỳ sự cạnh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-**** -

BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ 2

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG

THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2010-2022

38 Nguyễn Thu Huyền 2211410075

42 Lê Mai Hương 2214410077

47 Cao Ngọc Khoa 2215420087

60 Phạm Chơng My 2211410118

Hà Nội, tháng 02 năm 2024

Trang 2

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐẾN HOẠT

ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2010-2022 Nguyễn Thị Lan Anh 1 , Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thu Huyền,

Lê Mai Hương, Cao Ngọc Khoa, Phạm Chơng My

Sinh viên K61 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

PGS.TS Từ Thuý Anh, TS Chu Thị Mai Phương

Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế

Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Các rào cản phi thuế quan (NTMs) là một trong những vấn đề lớn và phức tạp nhất ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hiện nay Nắm bắt được sự quan trọng của NTMs, bài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích nghiên cứu và phaan tích ảnh hưởng của các hàng rào phi thuế đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường liên minh Châu Âu (EU) Dựa vào các lý thuyết, chính sách có sẵn, cùng với đó là phân tích các tình huống thực tiễn, nhóm tác giả đã đánh giá tác động của các biện pháp phi thuế đến xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang thị trường EU Kết quả thu được rằng các rào cản phi thuế mang lại thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu Dựa vào quá trình nghiên cứu và kết quả cuối cùng, nhóm đã đưa ra một số đề xuất nhằm hỗ trợ ngư dân và chính phủ Việt nam vượt qua các rào cản này, từ đó nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản sang Liên minh Châu Âu (EU)

Từ khóa: rào cản phi thuế quan, xuất khẩu thủy sản, Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU)

1 Email liên hệ: K61.2214410012@ftu.edu.vn

Trang 3

to the European Union market (EU) Based on available theories and policies, along with practical analysis methods and situations, the authors have evaluated the impact of non-tariff barriers on Vietnam's seafood exports to the EU market The findings indicate that non-tariff barriers provide challenges for the seafood business in Vietnam, particularly with regard to exporting Based on the research process and final results, the group has proposed a number of solutions to help fishermen and the Vietnamese gove rnment overcome these barriers, thereby improving capacity to export seafood to the European Union

Keywords: non-tariff barriers, seafood exports, Vietnam, European Union (EU)

1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quỳnh & Hằng (2022) đã chỉ ra các biện pháp phi thuế quan (Non-tariff measure - NTMs) có tác động đồng thời đến cả kim ngạch xuất khẩu và khả năng xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam thông qua mô hình trọng lực thương mại Trong đó, các tác giả

đã đi đến kết luận rằng mặc dù TBT có tác động nhỏ hơn thuế nhập khẩu trên thị trường toàn cầu nhưng các biện pháp SPS lại có ảnh hưởng cao hơn thuế quan

Trang 4

Peter Walkenhorst & Barbara Fliess (2008) nghiên cứu dựa trên bản kiểm kê các khiếu nại của doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường châu Âu đã chỉ ra NTMs có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành dựa vào tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, thực phẩm, khai khoáng và dệt may Những khiếu nại của doanh nghiệp về thực tiễn quản trị trong nước, chẳng hạn như những trở ngại liên quan đến mua sắm của chính phủ, hạn chế đầu tư hoặc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không đầy

đủ chiếm gần một phần ba tổng số quan sát của NTMs và trong hầu hết các trường hợp không mang tính chất cụ thể theo ngành mà có tính chất chung Những khiếu nại này thường gắn liền với các hành vi phân biệt đối xử hoặc các quy định không phù hợp, trong khi sự chậm trễ, cản trở liên tục được nhắc đến liên quan đến thủ tục hải quan, chứng nhận và quy định kỹ thuật

Theo nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 của Phương và cộng sự, xu hướng toàn cầu về việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan đang có tác động đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Ngày càng có nhiều biện pháp phi thuế quan đóng vai trò hạn chế thuế quan, đặc biệt là do đại dịch COVID-19 đang buộc các quốc gia phải thắt chặt các quy trình kiểm tra, nghiêm ngặt hơn về vấn đề vệ sinh, an toàn thực vật, động vật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia Một số chiến lược xúc tiến thương mại nhất định liên quan đến việc sử dụng các mặt hàng y tế và cần thiết Trong khi đó, các hạn chế thương mại được áp dụng đối với phần lớn các sản phẩm khác nhằm đảm bảo nguồn cung và an ninh lương thực quốc gia Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại có thể kể đến như miễn, giảm thuế; quy định về điều khoản thanh toán cho hàng nhập khẩu; cấp phép để bảo

vệ sức khỏe cộng đồng;… Các biện pháp hạn chế thương mại bao gồm cấm xuất khẩu; cấm vì lý do SPS (vệ sinh và kiểm dịch động thực vật); cấm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng;…

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Một số lý luận cơ bản về hàng rào phi thuế quan

Khái niệm chung về hàng rào phi thuế quan

Trang 5

Các rào cản phi thuế quan, theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh

tế (OECD), là các hạn chế biên giới nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của thuế quan và các quốc gia có thể sử dụng, thường có chọn lọc, để hạn chế chế độ nhập khẩu (Nguyễn, H.K, 2005)

Dựa trên cơ sở thuế và và các định nghĩa có sẵn, Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO đã đưa ra định nghĩa như sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng” (Nguyễn, H.K, 2005)

Phân loại các hàng rào phi thuế quan

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (2019) đã phân loại các hàng rào phi thuế quan như sau:

- Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and phytosanitary measures): Nhắc đến các khâu vệ sinh và kiểm dịch thực vật Rào cản này mô tả các bước như hạn chế các chất, đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hoặc bệnh tật Tất cả các quy trình đánh giá sự phù hợp liên quan đến an toàn thực phẩm, bao gồm chứng nhận, thử nghiệm, thanh tra và kiểm dịch cũng được đưa vào đây

- Các biện pháp kỹ thuật (Technical barriers to trade): Mô tả các quy trình và quy trình sản xuất cần thiết, các đặc tính của sản phẩm như thông số kỹ thuật và yêu cầu chất lượng cũng như việc đóng gói và dán nhãn liên quan đến an ninh quốc gia, an toàn của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường Tất cả các quy trình đánh giá sự phù hợp liên quan đến yêu cầu kỹ thuật, bao gồm thử nghiệm, chứng nhận và kiểm tra đều được đề cập đến

- Kiểm tra trước khi vận chuyển và các thủ tục khác (Pre-shipment inspection and other formalities): Phân loại các hoạt động liên quan đến quy trình hải quan và kiểm tra trước khi giao hàng

- Các biện pháp bảo hộ thương mại dự phòng (Contingent trade measures): Các hành động như giải quyết các hoạt động thương mại nước ngoài không công bằng, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nước nhập khẩu Các biện pháp này bao gồm các luật tự vệ, chống bán phá giá và chống trợ cấp

Trang 6

- Hạn ngạch nhập khẩu: Loại rào cản thương mại phi thuế quan quan trọng nhất là hạn ngạch nhập khẩu (Import quota), quy định số lượng tối đa của một mặt hàng có thể được nhập khẩu thông qua cấp phép trong một khoảng thời gian cụ thể qua cả hai hình thức nhập khẩu và xuất khẩu

Hình 1: Tác động của hạn ngạch nhập khẩu

Đối với nước nhập khẩu, khi có hạn ngạch, với mức giá cả nội địa cao hơn và lượng cầu thấp hơn, người tiêu dùng nội địa đã mất đi một phần thặng dư, được biểu diễn bởi phần diện tích a+b+c+d; đồng thời các nhà sản xuất nội địa thu được phần thặng dư tăng thêm, tương ứng với phần diện tích a trên đồ thị Diện tích b+d biểu diễn một khoảng mất trắng của nước áp dụng hạn ngạch Đây là một phần mất đi trong thặng dư của người tiêu dùng trong nước không được chuyển thành lợi ích của bất kỳ ai khác

Còn lại diện tích hình chữ nhật c, đối tượng được hưởng lợi từ khoản này tùy thuộc vào việc Giấy phép hạn ngạch nhập khẩu được phân bổ như thế nào Có một số cách phân

bổ Giấy phép nhập khẩu như sau:

 Phân bổ dựa trên sự thiên vị: Giấy phép được phân bổ tùy ý theo sự thiên vị của chính phủ dành cho các công ty (hoặc cá nhân) nào đó mà không có bất kỳ sự cạnh

Trang 7

tranh nào giữa các nhà nhập khẩu Trong trường hợp này, những nhà nhập khẩu được ưu

ái phân bổ giấy phép sẽ thu được lợi ích ứng với phần diện tích c

 Phân bổ thông qua đấu giá: Chính phủ có thể tổ chức bán đấu giá giấy phép nhập khẩu cho những ai trả giá cao nhất Khi đó, lợi ích được biểu diễn bởi diện tích c sẽ được chia cho cả chính phủ và người mua được giấy phép nhập khẩu

 Quy trình thủ tục tiêu tốn nguồn lực: Chính phủ có thể quy định rằng các công ty (hoặc cá nhân) phải cạnh tranh theo cách nào đó nếu muốn nhận được giấy phép nhập khẩu Với cách phân bổ này, một phần hay toàn bộ giá trị được biểu diễn bởi diện tích c sẽ trở thành tổn thất của xã hội do lãng phí nguồn lực sản xuất

- Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidies): là những khoản thanh toán trực tiếp, những khoản miễn giảm thuế hoặc những khoản vay trợ cấp dành cho các nhà xuất khẩu của quốc gia hoặc những nhà xuất khẩu tiềm năng, hoặc những khoản vay lãi suất thấp dành cho đối tác nhập khẩu của quốc gia nhằm thúc đẩy việc nhập khẩu của đối tác đó

Hình 2: Tác động của trợ cấp xuất khẩu

Đối với nước xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu làm tăng giá từ Pw lên Ps, làm giảm thặng dư người tiêu dùng một phần bằng a+b và tăng thặng dư cho nhà sản xuất một phần

Trang 8

bằng (a+b+c) Đồng thời, nguồn thu của chính phủ giảm xuống do phải trả một khoản x Xs* cho trợ cấp xuất khẩu, tương ứng với phần diện tích (b+c+d+e+f+g)

Đối với nước nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu làm giảm giá mua hàng từ Pw xuống Ps* Phần tổn thất mà nước xuất khẩu mất đi cũng chính bằng phần thặng dư mà nước nhập khẩu thu được

Ngoài ra, trợ cấp xuất khẩu còn làm giảm giá xuất khẩu trên thị trường thế giới và thiệt hại phúc lợi quốc gia

- Kiểm soát giá bao gồm các loại thuế và phí bổ sung (Price-controls measures, including additional taxes and charges): Kiểm soát giá nhập khẩu của các loại hàng hóa

- Các biện pháp tài chính (Finance measures): Hạn chế thanh toán hàng nhập khẩu, bao gồm việc áp đặt các hạn chế về điều khoản thanh toán

- Các biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh (Measures affecting competition): Cung cấp cho một hoặc nhiều nhóm chủ thể kinh tế được lựa chọn những ưu đãi hoặc lợi thế Phần lớn trong số này là các chính sách độc quyền như thương mại nhà nước, đại lý nhập khẩu độc quyền và vận tải hoặc bảo hiểm quốc gia bắt buộc

- Hạn chế phân phối sản phẩm nhập khẩu (Distribution restrictions): Hạn chế liên quan đến phân phối nội bộ sản phẩm nhập khẩu

- Các hạn chế đối với dịch vụ sau bán hàng (Restrictions on post-sales services): Ví

dụ như hạn chế về việc cung cấp các dịch vụ phụ kiện, …

- Chính sách mua sắm của chính phủ (Government procurement policies): Hạn chế

mà nhà thầu có thể gặp trong quá trình nỗ lực bán sản phẩm của mình cho chính phủ nước ngoài

- Sở hữu trí tuệ (Intellectual property): Hạn chế liên quan đến các biện pháp và quyền sở hữu trí tuệ

- Quy tắc xuất xứ (Rules of origin): Xác định nơi xuất xứ của sản phẩm hoặc đầu vào của chúng

Trang 9

1.2.2 Khái quát về các rào cản phi thuế quan trong EU đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam

1.2.2.1 Tổng quan về EU

Liên minh Châu Âu (EU) là mối quan hệ đối tác kinh tế, chính trị và xã hội giữa 27 quốc gia châu Âu Nó được thành lập lần đầu tiên vào năm 1958 với tên gọi Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) bởi Bỉ, Đức, Pháp, Ý, Luxembourg và Hà Lan Sau đó, Liên minh Châu Âu đã kết nạp thêm các thành viên mới, mở rộng phạm vi hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh của liên minh trong nhiều lĩnh vực khác nhau: ngoại giao, tài chính, môi trường và thương mại

EU là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, với tổng GDP lên tới 16,75 (WHO-2022) và dân số 741 triệu người tính đến đầu năm 2024 (theo https://danso.org/) Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) được ký kết năm 2019 và sẽ có hiệu lực vào năm 2020 Điều này sẽ mở ra cơ hội cho hai nước giao thương, mua bán hàng hóa chất lượng cao; trên thực tế, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN

EU tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong chính trị và kinh tế toàn cầu, bất chấp một số khó khăn mà khối này gặp phải gần đây, bao gồm Brexit, lạm phát gia tăng, chênh lệch kinh tế giữa các quốc gia thành viên và sự nổi lên nhanh chóng của các lực lượng dân chủ cấp tiến

1.2.2.2 Các rào cản phi thuế quan trong EU đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Theo Trung tâm WTO (2021), các biện pháp phi thuế quan được EU áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam là:

1.2.2.2.1 Các quy định SPS

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kết hợp các quy định SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures) vào các biện pháp pháp lý khác nhau, bao gồm luật, quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục kiểm tra và chứng nhận Trong thương mại quốc tế, chất lượng gắn liền với an toàn thực phẩm, sức khỏe động thực vật và bảo vệ môi trường Bằng cách đảm bảo an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất và

Trang 10

tiêu thụ không gây hại cho sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật cũng như không tác động tiêu cực đến môi trường hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các bệnh có nguồn gốc động vật hoặc thực vật, các quy định này được thực hiện để bảo vệ sống và sức khỏe của con người, vật nuôi, động vật và thực vật

Theo Hiệp định EVFTA quy định một số tiêu chuẩn SPS cụ thể mà Việt Nam cần tuân thủ khi xuất khẩu thủy sản sang EU bao gồm:

- Các sản phẩm thủy sản phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt của EU Để nhập khẩu vào EU, yêu cầu bắt buộc là sản phẩm phải được kèm theo giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Điều này áp dụng cho mọi loại sản phẩm thủy sản Sức khỏe và vệ sinh là vấn đề quan trọng đối với người tiêu dùng, do đó không được phép có bất kỳ chất gây ô nhiễm nào trong sản phẩm Thủy sản dành cho thị trường

EU sẽ được kiểm tra trước khi vận chuyển, thông qua các phòng thí nghiệm của người mua hoặc các cơ sở thí nghiệm được công nhận

 Quy định (EC) số 470/2009 về MRLs đối với dư lượng các hoạt chất dược lý (thuốc kháng sinh) trong thực phẩm có nguồn gốc động vật

 Quy định (EC) số 396/2005 về MRL của EU đối với thuốc trừ sâu

 Quy định (EC) số 1881/2006 về MRLs đối với các chất gây ô nhiễm môi trường như kim loại nặng, thuỷ ngân…

- Không cho phép xử lý cá tra với carbon dioxide cho thị trường EU và phải kiểm soát hàm lượng chlorate trong sản phẩm

 Xử lý oxit cacbon được sử dụng để cải thiện bề ngoài của sản phẩm cá tra và giữ cho máu cá tra có màu đỏ và thịt trắng EU cho rằng việc xử lý bằng oxit cacbon có thể che dấu sự hư hỏng của sản phẩm và do đó điều này không được phép

 Việc thực phẩm chứa hàm lượng chlorate cao có thể mang lại nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng Chlorate là một loại hợp chất phụ của clo, thường xuất hiện khi xử

lý nước uống hoặc được sử dụng như chất khử trùng trong quá trình chế biến thực phẩm

Do đó, sản phẩm thủy hải sản đông lạnh có khả năng chứa hàm lượng chlorate cao hơn nhiều

Trang 11

- Thông tin rõ ràng về lượng nước thêm vào sản phẩm là một yêu cầu bắt buộc quan trọng khác khi xuất khẩu cá sang EU Việc thêm nước vào sản phẩm là hợp pháp, nhưng việc cung cấp thông tin không rõ ràng về trọng lượng sản phẩm cá và lượng nước được sử dụng trong hoặc xung quanh sản phẩm được xem như là hành vi gian lận, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng Theo quy định của EU 1169/2011, các nhà xuất khẩu phải

đề cập rõ ràng đến trọng lượng tịnh của sản phẩm cá tra trên bao bì dưới dạng thông tin thực phẩm "xác định mua hàng"

- Các chứng nhận an toàn thực phẩm được yêu cầu phổ biến nhất cho các sản phẩm thuỷ sản: IFS (Tiêu chuẩn Đặc trưng Quốc tế), BRC (Hiệp hội Bán lẻ Anh)

1.2.2.2.2 Các quy định TBT

Các quy định về Biện pháp Kỹ thuật Không Thương mại (TBT - Technical Barriers to Trade) đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu sản phẩm hải sản từ Việt Nam sang EU Những quy định này áp dụng cho các sản phẩm hải sản để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quốc tế, đồng thời giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe công cộng và an toàn thực phẩm Theo các quy định của Hiệp định EVFTA, Việt Nam phải tuân thủ một số tiêu chuẩn cụ thể về TBT khi xuất khẩu hải sản sang EU Điều này bao gồm:

a Quy định đối với sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm

- Quy định về dư lượng: động vật sống và các sản phẩm của động vật được quy định nghiêm ngặt trong việc giám sát hóa chất và dư lượng Đặc biệt, các chất kháng sinh

bị áp dụng chính sách “dư lượng = 0” để từ đó hướng đến mục tiêu cấm hoàn toàn

- Quy định về bao gói, ghi nhãn sản phẩm: bao bì được sản xuất ở mức giới hạn tối thiểu và được thiết kế, sản xuất để có thể tái sử dụng, hạn chế tối đa sử dụng các nguyên liệu và chất độc hại do sự phát xạ, tàn tro khi đốt cháy Khâu đóng gói phải phù hợp với việc vận chuyển và môi trường Cụ thể, Ủy ban châu Âu đã có danh sách các loại nhựa

“chấp nhận được” để yêu cầu nhà xuất khẩu luôn quan tâm đến môi trường và cập nhật thông tin về rác thải

Trang 12

- Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát giới hạn (HACCP): được

áp dụng với các công ty chế biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển, phân phối hoặc kinh doanh thực phẩm Xác định và phác thảo các rủi ro độc hại và các điểm kiểm soát quan trọng trong quá trình sản xuất, thiết lập các biện pháp phòng ngừa có hạn chế trong các giai đoạn kiểm soát, lập lịch trình giám sát các điểm kiểm soát, ban hành quy trình thẩm định và ghi lại các phương pháp, quy trình và kết quả thử nghiệm là một số ví dụ về hệ thống này

- Biện pháp bảo vệ người tiêu dùng: 3 tổ chức kiểm định gồm: CEN, CENELEC, ETSI đảm bảo kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và đồng thời bãi bỏ kiểm tra ở biên giới

b Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng

- Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm ISO 9000

- Quy định về kiểm tra chứng nhận: các sản phẩm thủy sản phải được chứng nhận rằng điều kiện vệ sinh khi mua bán, sản xuất, chế biến, đóng gói là đủ điều kiện

c Quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi

- Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường – ISO 14000: là tập hợp các hướng dẫn quản lý môi trường dựa trên các thỏa thuận quốc tế và bao gồm các thông số

kỹ thuật cho các thành phần cơ bản có thể thay đổi để tạo ra một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả Thực hiện cải tiến liên tục cho môi trường xung quanh cơ sở vật chất

- Kiểm tra quản lý sinh thái (EMAS): đẩy mạnh sự cải thiện, tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn môi trường của các tổ chức châu Âu, cung cấp thông tin cho cộng đồng và các đối tác quan tâm

- Kiểm soát để phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): Mỗi lô hàng tôm, cá da trơn xuất khẩu sang EU đều phải có giấy chứng nhận khai thác (nếu toàn bộ sản lượng đánh bắt được chuyển thành hàng hóa) hoặc cam kết từ cơ sở chế biến về nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trong lô hàng xuất khẩu) hoặc bản sao giấy chứng nhận bắt giữ

Trang 13

- Quy định về trách nhiệm xã hội: đình chỉ hoạt động những doanh nghiệp sử dụng lao động là trẻ em, tù nhân… đã được xác định trong Hiệp ước Genevo ngày 25/9/1926

và 07/09/1956 và các Hiệp ước quốc tế về lao động khác

1.2.2.2.3 Các biện pháp hạn chế định lượng

Những chính sách này, bao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch và cấp phép nhập khẩu không tự động, nhằm hạn chế đáng kể số lượng hoặc giá trị hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia Do đó, các biện pháp phòng ngừa mang tính bảo vệ khá cao

1.2.2.2.4 Các biện pháp quản lý về giá

Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hay giá bán tại thị trường EU bằng cách thiết lập quy định giá tối đa, giá tính thuế, các khoản phí và phụ thu có thể có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU

1.2.2.2.5 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

Đây là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ Những chính sách này thường xuyên được EU áp dụng trong những năm gần đây để hạn chế nhập khẩu thủy sản vào thị trường EU

2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU

Về giá trị và kim ngạch xuất khẩu, năm 2010, với giá trị đạt 1,203 tỷ USD, chiếm

23,91% tỷ trọng, EU đã trở thành thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Tuy nhiên, vị thế này được giữ vững không lâu, cho đến năm 2020, EU

Trang 14

xuống xếp hạng thứ 4 với 11,4% (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc) Sang đến năm

2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU tăng lên hơn 12% Nhìn chung, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2022 có nhiều biến động (Hình 3)

Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU so với tổng kim

ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2022

Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang tất cả các thành viên

thuộc khối EU, với kim ngạch xuất khẩu được duy trì ổn định ở mức hơn 100 triệu USD trong giai đoạn 2010-2022 tập trung chủ yếu ở các nước Hà Lan, Đức, Bỉ, Ý Bên cạnh

đó, Pháp, Tây Ban Nha cũng là những thị trường nhập khẩu lớn nhưng lại có dấu hiệu sụt giảm trong những năm gần đây

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thủy sản khai thác và nuôi trồng nhìn chung đều có

sự tăng trưởng về giá trị xuất khẩu qua các năm Trong đó, thủy sản nuôi trồng (điển hình

là cá tra và tôm) chiếm tỷ trọng khoảng 70% và có tốc độ tăng trưởng cao hơn Còn các loại thủy sản khai thác như cá ngừ, mực, bạch tuộc chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu (World Bank, 2021)

Qua những dữ liệu trên, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU có nhiều thuận lợi như tăng trưởng nhanh chóng, cơ cấu sản phẩm và thị trường xuất khẩu đa

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w