1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giữa kì Kinh tế học quốc tế 2: Phân tích tác động của trợ cấp xuất khẩu nông sản Mỹ lên Mexico

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác động của trợ cấp xuất khẩu nông sản Mỹ lên Mexico
Tác giả Bùi Phương Thảo, Vũ Bình Dương, Bùi Công Minh, Đinh Thị Bích Ngọc, Đào Xuân Nhật
Người hướng dẫn Chu Thị Mai Phương Giảng viên
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Tiểu luận giữa kì
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Tiểu luận giữa kì Kinh tế học quốc tế 2: Phân tích tác động của trợ cấp xuất khẩu nông sản Mỹ lên Mexico tác động của các biện pháp trợ cấp xuất khẩu nông sản của Mỹ lên Mexico là gì? Sự quan tâm này là động lực của nhóm tác giả để nghiên cứu đề tài này. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu sâu hơn các tác động về trợ cấp xuất khẩu nông sản của Mỹ đến nền kinh tế Mexico đóng góp phần nào những kiến nghị về việc sử dụng có hiệu quả các biện pháp giải quyết tranh chấp. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về trợ cấp Theo WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất: (i) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay); (ii) Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng); (iii) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung); (iv) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động (i), (ii), (iii) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường). 2.1.2. Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu Theo WTO, trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. 2.1.3. Các hình thức trợ cấp xuất khẩu phổ biến trong ngành nông nghiệp Dựa vào các quy định của WTO trong Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng - Agreement on Subsidies and Countervailing Measures (SCM) theo WTO (1995), trợ cấp xuất khẩu được chia thành ba loại: Trợ cấp đèn đỏ (Red-light Subsidies): Trợ cấp đèn đỏ được quy định tại Điều 3 và được xác định là việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các biện pháp trợ cấp đèn đỏ bị cấm hoàn toàn bao gồm: (i) Cung ứng nguồn tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu hoặc cung ứng đầu vào với nhiều điều kiện ưu đãi; (ii) Các ưu đãi liên quan đến thuế như miễn thuế trực thu, giảm thuế gián thu đối với sản phẩm xuất khẩu mà mức miễn này vượt quá cả mức thuế đánh vào các loại sản phẩm tương tự trong nước; (iii) Hoàn quá mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; (iv) Chương trình bảo hiểm xuất khẩu bắt buộc nhưng mức phí bảo hiểm không đủ để trang trải các chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm; (v) Tín dụng xuất khẩu của Chính phủ với lãi suất thấp hơn lãi suất đi vay. Tất cả các trường hợp trên đều coi như trợ cấp ở dạng đèn đỏ - trợ cấp trực tiếp và bị cấm sử dụng. Nếu chứng minh được hàng xuất khẩu đã hưởng một trong các loại trợ cấp trên, nước nhập khẩu được phép dùng các biện pháp đối kháng trừng phạt. Trợ cấp đèn vàng (Yellow-light Subsidies): Trợ cấp đèn vàng là các loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến và thường chỉ áp dụng đối với đối tượng giới hạn như doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp, một ngành hoặc nhóm ngành, hoặc một khu vực địa lý cụ thể. Tuy nhiên, trợ cấp loại này vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các biện pháp đối kháng nhưng không bị cấm. Điều này khác với các biện pháp trợ cấp đèn đỏ, vốn bị cấm hoàn toàn. Để tránh các tác động bất lợi đối với các nước thành viên, trợ cấp đèn vàng chỉ được thực hiện ở mức độ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất của nước nhập khẩu hoặc làm suy yếu các ưu đãi thuế quan đã được đạt được trong đàm phán thương mại. Nếu trợ cấp đèn vàng gây ra các tác động này, nước nhập khẩu có thể dùng các biện pháp đối kháng trừng phạt. Trợ cấp đèn xanh (Green-light Subsidies): Được phép thực hiện mà không bị khiếu nại hoặc khởi kiện. Trợ cấp đèn xanh là các biện pháp trợ cấp mà doanh nghiệp được phép thực hiện, bao gồm: (i) Các biện pháp trợ cấp với mục đích hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển mà doanh nghiệp tiến hành; (ii) Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường, miễn là trợ cấp một lần và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó (ví dụ nâng cấp cơ sở hạ tầng); (iii) Các biện pháp trợ cấp nhằm hỗ trợ ngành sản xuất thuộc các vùng khó khăn. Việc xác định vùng khó khăn phải căn cứ vào ranh giới rõ ràng về mặt địa lý, các đặc điểm và chỉ số kinh tế, hành chính nhất định.

Trang 1

Working Paper Kinh tế học quốc tế 2 – KTE316(HK2-2324)1.1

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN MỸ

LÊN MEXICO

Bùi Phương Thảo1 , Vũ Bình Dương, Bùi Công Minh, Đinh Thị Bích Ngọc,

Đào Xuân Nhật Sinh viên K60 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Chu Thị Mai Phương Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

1 Tác giả liên hệ, Email: k60.2114410172@ftu.edu.vn

Trang 2

ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Mexico trong giai đoạn 2012 - 2022 dựa trên lý thuyết trợ cấp xuất khẩu kết hợp với mô tả so sánh dữ liệu

Từ khoá: Trợ cấp, Xuất khẩu, Nông sản

EVALUATE THE IMPACT OF US AGRICULTURAL EXPORT SUBSIDIES ON

US EXPORT TURNOVER TO MEXICO Abstract:

Agriculture is an industry influenced by many factors, including natural factors (climate, environment, ) and global trade factors Therefore, currently, as the economic level becomes more developed, countries advocate openness to promote import-export growth, and the issuance of additional protection policies and agricultural subsidies is more popular Taking US agricultural export subsidies as the research topic, this study aims to analyze and evaluate the impact of US agricultural export subsidies on US export turnover

to Mexico in the period 2012 - 2022 is based on export subsidy theory combined with a comparative description of the data

Keywords: Subsidy, Export, Agricultural products

1 Đặt vấn đề

Trên thực tế, các khoản trợ cấp có những mặt lợi nhất định, góp phần đa dạng hóa nền kinh tế, là tiền đề để nước xuất khẩu đưa sản phẩm của mình vào nhiều thị trường khác nhau, Tuy nhiên, việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu nông sản cũng dẫn đến nhiều ảnh hưởng như khuyến khích sản xuất trong nước quá mức, tác động tới giá thế giới, làm giảm tính cạnh tranh khiến thị trường nông sản thế giới bị gián đoạn, bóp méo

Trang 3

Mỹ là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế, được xếp vào hàng các nước phát triển Bằng việc sử dụng trợ cấp nông sản trong nước, dĩ nhiên Mỹ đã và đang làm tốt với các “nhà nông Mỹ" khi chi hàng tỷ USD cho việc sản xuất nông sản, tuy nhiên, với các nước có Mỹ là một thị trường xuất khẩu, đây lại là mối quan ngại lớn Vào năm 2022, chính phủ Mỹ đã cấp gói trợ cấp 15,6 tỷ đô la Mỹ cho các chủ nông trại

Nguồn: Department of Agriculture, Economic Research Services

Trợ cấp nông sản tại các nước phát triển vẫn là một vấn đề lớn cần giải quyết Các nước đang phát triển chỉ trích các chính sách trợ cấp, trợ giá nông sản của các nước phát triển khiến họ không thể cạnh tranh công bằng trên thị trường thế giới Nhiều chuyên gia kinh tế phê phán chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước giàu đang cản trở các nỗ lực tự

do hoá thương mại đối với mặt hàng nông sản của các nước kém phát triển hơn; cản trở công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở các nước này Cuộc chiến thương mại gay gắt giữa Mỹ

và Mexico là một trong những điển hình về tranh chấp bảo hộ mậu dịch tại nước sở tại và nước xuất khẩu

Trong suốt nhiều năm, Mỹ và Mexico luôn có những động thái “trả đũa” nhau khi

Mỹ luôn ưu tiên trợ cấp xuất khẩu nông sản trong nước và đánh thuế cao với các mặt hàng xuất khẩu từ Mexico đến Mỹ Vậy Mỹ đã sử dụng các biện pháp trợ cấp như thế nào? Và

Trang 4

tác động của các biện pháp trợ cấp xuất khẩu nông sản của Mỹ lên Mexico là gì? Sự quan tâm này là động lực của nhóm tác giả để nghiên cứu đề tài này Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu sâu hơn các tác động về trợ cấp xuất khẩu nông sản của Mỹ đến nền kinh

tế Mexico đóng góp phần nào những kiến nghị về việc sử dụng có hiệu quả các biện pháp giải quyết tranh chấp

2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái niệm về trợ cấp

Theo WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một

tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:

(i) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);

(ii) Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng); (iii) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);

(iv) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động (i), (ii), (iii) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường)

2.1.2 Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu

Theo WTO, trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được

Trang 5

trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

2.1.3 Các hình thức trợ cấp xuất khẩu phổ biến trong ngành nông nghiệp

Dựa vào các quy định của WTO trong Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng

- Agreement on Subsidies and Countervailing Measures (SCM) theo WTO (1995), trợ cấp xuất khẩu được chia thành ba loại:

Trợ cấp đèn đỏ (Red-light Subsidies): Trợ cấp đèn đỏ được quy định tại Điều 3 và được xác định là việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Các biện pháp trợ cấp đèn đỏ bị cấm hoàn toàn bao gồm:

(i) Cung ứng nguồn tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu hoặc cung ứng đầu vào với nhiều điều kiện ưu đãi;

(ii) Các ưu đãi liên quan đến thuế như miễn thuế trực thu, giảm thuế gián thu đối với sản phẩm xuất khẩu mà mức miễn này vượt quá cả mức thuế đánh vào các loại sản phẩm tương

Trợ cấp đèn vàng (Yellow-light Subsidies): Trợ cấp đèn vàng là các loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến và thường chỉ áp dụng đối với đối tượng giới hạn như doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp, một ngành hoặc nhóm ngành, hoặc một khu vực địa lý cụ thể Tuy nhiên, trợ cấp loại này vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các biện pháp đối

Trang 6

kháng nhưng không bị cấm Điều này khác với các biện pháp trợ cấp đèn đỏ, vốn bị cấm hoàn toàn Để tránh các tác động bất lợi đối với các nước thành viên, trợ cấp đèn vàng chỉ được thực hiện ở mức độ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất của nước nhập khẩu hoặc làm suy yếu các ưu đãi thuế quan đã được đạt được trong đàm phán thương mại Nếu trợ cấp đèn vàng gây ra các tác động này, nước nhập khẩu có thể dùng các biện pháp đối kháng trừng phạt

Trợ cấp đèn xanh (Green-light Subsidies): Được phép thực hiện mà không bị khiếu nại hoặc khởi kiện Trợ cấp đèn xanh là các biện pháp trợ cấp mà doanh nghiệp được phép thực hiện, bao gồm:

(i) Các biện pháp trợ cấp với mục đích hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển mà doanh nghiệp tiến hành;

(ii) Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường, miễn là trợ cấp một lần và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó (ví dụ nâng cấp cơ sở hạ tầng);

(iii) Các biện pháp trợ cấp nhằm hỗ trợ ngành sản xuất thuộc các vùng khó khăn Việc xác định vùng khó khăn phải căn cứ vào ranh giới rõ ràng về mặt địa lý, các đặc điểm và chỉ

số kinh tế, hành chính nhất định

2.1.4 Tác động của trợ cấp tới phúc lợi quốc gia

Trang 7

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp Khi thương mại tự do: P = PW

QEX = QIM : Số lượng xuất nhập khẩu được thể hiện dưới dạng đoạn đường màu xanh lá cây trên biểu đồ của mỗi quốc gia (khoảng cách theo chiều ngang giữa đường cung

S và đường cầu D ở mức giá PW)

Khi có trợ cấp xuất khẩu (s):

Tại nước xuất khẩu: PW thành PW + s

Tại nước nhập khẩu: PW thành PW’

Như vậy, giá nội địa tại nước xuất khẩu tăng lên PW + s và tại nước nhập khẩu giảm xuống PW’

QEX = QIM : Số lượng xuất nhập khẩu được thể hiện dưới dạng đoạn đường màu

đỏ trên biểu đồ của mỗi quốc gia

Ở nước lớn, trợ cấp xuất khẩu làm giảm giá thế giới đối với hàng xuất khẩu của một nước Ngoài tổn thất hiệu quả, còn có tổn thất về tỉ lệ thương mại (e+f+g), làm tăng chi phí trợ cấp của chính phủ

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các tổ chức quốc tế như GATT và WTO đã đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến thuế quan và các quy định thương mại Để giảm bớt rào cản thương mại giữa các quốc gia, các cuộc đàm phán được tiến hành thông qua các cơ quan giải quyết tranh chấp ( WTO, 2010) Điều thú vị là có rất nhiều khoản trợ cấp và thuế nông nghiệp ở Mỹ và EU, cũng như tranh chấp kéo dài về trợ cấp của Airbus và Boeing (Blumenthal, 2010)

Năm 2004, quyết định của Đại hội đồng WTO về việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và các trợ cấp liên quan được coi là một thành tựu lớn Mặc dù những khoản trợ cấp như vậy mang lại nhiều lợi ích cho các nước tiếp nhận nhưng chúng thường bị coi là một hình thức viện trợ không công bằng, làm bóp méo thị trường quốc tế Một trong những tác động chính của việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu là áp đặt gánh nặng quá mức lên các bên thứ ba, cụ thể

Trang 8

là các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển Như vậy, chúng từ lâu đã là trở ngại cho sự thành công của các cuộc đàm phán thương mại WTO hiện nay Hiệp định của WTO về trợ cấp, đối với các nước đang phát triển, việc cấm trợ cấp xuất khẩu sẽ có hiệu lực trong 8 năm kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực và bị cấm trong một khoảng thời gian nhất định

Theo Aziz Bakay (2010), trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2005, nghiên cứu về tác động của trợ cấp nông sản xuất khẩu của Mỹ trong sáu mặt hàng nông sản đến Canada và Mexico đã chỉ ra rằng có tác động đáng kể của trợ cấp nông nghiệp đến xuất khẩu, đặc biệt tăng cường xuất khẩu sản phẩm có thể được coi là ưu tiên tài chính trong chính sách của tiểu bang Hay trong nghiên cứu “How significant are export subsidies to agricultural trade? Trade and welfare implications of global reforms” của Aziz Elbehri và Susan (2001), việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu đa phương có tác động khác biệt giữa các quốc gia Các nước xuất khẩu như Mỹ, Úc và Argentina, cả sản xuất và xuất khẩu đều mở rộng

để bù đắp việc cắt giảm trợ cấp

Lan Anh Tông và các cộng sự (2019) bằng cách sử dụng mô hình trọng lực của xuất khẩu trang trại cấp tiểu bang, nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm 1% trợ cấp trang trại sẽ làm giảm xuất khẩu trang trại của Hoa Kỳ 0,40% mỗi năm Điều này tương đương với việc bãi bỏ hoàn toàn chương trình trợ cấp trang trại sẽ làm giảm xuất khẩu trang trại của Hoa

Kỳ khoảng 15,3 tỷ USD mỗi năm Cuối cùng, các khoản thanh toán trợ cấp chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu của hàng nông sản chứ không ảnh hưởng đến chăn nuôi Ray D Bollman, Shon M Ferguson (2018) nghiên cứu về tác động của việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với các nền kinh tế địa phương của Alberta, Saskatchewan và Manitoba Có thể thấy rằng việc mất trợ cấp dẫn đến giá trị gia tăng trang trại, giá trị tài sản trang trại và việc làm phi nông nghiệp ở địa phương thấp hơn đáng kể Kết quả cho thấy việc loại bỏ trợ cấp có tác động lan tỏa bất lợi đến nền kinh tế phi nông nghiệp địa phương và thay đổi theo không gian trên khắp vùng Prairies

Trang 9

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Đối chiếu kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong ngoài nước cho thấy giữa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn có những khoảng trống về mặt nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu

Đầu tiên các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ phía trợ cấp để nghiên cứu tác động đến lượng hàng xuất khẩu của một nhóm các quốc gia mà chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp nghiên cứu tác động của trợ cấp xuất khẩu của một quốc gia đối với một quốc gia khác Ngoài ra, các nghiên cứu thiếu tính giai đoạn, khi nền kinh tế biến động liên tục, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các giai đoạn kinh tế khác nhau cũng là yêu cầu thiết yếu để đưa

ra kết luận chính xác hơn

Có thể khẳng định rằng, vấn đề tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Mỹ sang Mexico với các yếu tố trợ cấp xuất khẩu nông sản cũng còn những vấn đề cần nghiên cứu làm rõ Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu mà nhóm hướng đề tài đến để thực hiện

3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, nghiên cứu để có những phân tích đầy đủ nhất về Tác động của trợ cấp xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ sang Mexico Trong đó các phương pháp chính được

Trang 10

3.2 Phương pháp thống kê số liệu

Nhóm sử dụng các biểu đồ, đồ thị để miêu tả, so sánh những số liệu thu thập được trên các website

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp định tính, dùng các thông tin và

số liệu thu được về tổng kim ngạch, sản lượng xuất nhập khẩu nông sản từ nhiều nguồn khác nhau trong giai đoạn từ 2012-2022, tiến hành xử lý, chắt lọc thông tin để đánh giá, chỉ ra những tác động, quy mô, bản chất của đối tượng nghiên cứu theo thời gian

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Tác động của trợ cấp xuất khẩu đến Mỹ

Hình 4.1.1 Mô hình giá nông sản nội địa Mỹ khi có trợ cấp xuất khẩu (nước lớn)

Giải thích: Trong thị trường thương mại toàn cầu, Hoa Kỳ là một nước lớn với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu thuộc top đầu thế giới, vì vậy, giá thế giới sẽ phụ thuộc vào chính sách thương mại của nước này Khi Hoa Kỳ trợ cấp mặt hàng nông sản với số tiền s,

Trang 11

giá thế giới sẽ giảm từ Pw xuống P*w Trong khi đó tại thị trường nội địa Mỹ, nông dân nhận được P*w + s khi sản xuất nông sản xuất khẩu, nếu giá trong nước không tăng lên và bằng P*w + s hoặc cao hơn thì không ai muốn bán nông sản nội địa Từ đó giá nội địa tăng lên Pd và gây những tác động sau:

Đầu tiên, tác động rõ ràng nhất và là mục đích chính của trợ cấp xuất khẩu là giảm giá thành của nông sản Mỹ trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mexico nói riêng, nông sản Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn về giá khi đặt cạnh các đối thủ cạnh tranh và làm tăng xuất khẩu Từ đó tạo điều kiện giúp nông dân Mỹ cạnh tranh được với các nước khác, đặc biệt là các nước có giá thành sản xuất thấp hơn, tạo và duy trì nhiều việc làm trong ngành Phần thặng dư sản xuất được biểu diễn bằng diện tích a+b+c+d trong hình dưới

Tuy nhiên, trợ cấp xuất khẩu có thể gây ra sự phụ thuộc, khi mức độ cạnh tranh trên thị trường giảm xuống, nhà sản xuất sẽ ít động lực tìm kiếm các phương pháp mới để giảm chi phí và tăng chất lượng hàng hóa Bên cạnh đó, khi trợ cấp bị cắt giảm hoặc hạn chế có thể khiến nhà cung cấp nông sản hoặc nông dân gặp khó khăn để thích nghi

Thứ hai, người tiêu dùng nội địa Mỹ sẽ bị thiệt hại, trong hình vẽ thì phần thiệt hại được mô tả bằng diện tích a+b Như đã giải thích, trợ cấp xuất khẩu làm cho giá nông sản nội địa tăng lên không thấp hơn mức giá xuất khẩu Người tiêu dùng nội địa với mức giá cao hơn, cộng với gánh nặng do chi phí trợ cấp cũng như sự lựa chọn thiếu đa dạng hơn do chương trình trợ cấp thường tập trung vào một số loại sản phẩm nhất định

Dù vậy, vấn đề an ninh lương thực nội địa sẽ được đảm bảo dao trợ cấp xuất khẩu kích thích sản xuất nhiều hơn, an ninh lương thực được đảm bảo và hạn chế phụ thuộc vào hàng nhập khẩu

Trang 12

Hình 4.1.2 Mô hình trợ cấp xuất khẩu Mỹ (nước lớn)

Cuối cùng, về phía chính phủ sẽ phải chịu một khoản tiền trợ cấp bằng với diện tích b+d+f+g+h Đây là khoản mà chính phủ phải trả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông sản Trợ cấp xuất khẩu nông sản là một gánh nặng tài chính cho chính phủ Mỹ, và số tiền này có thể được sử dụng cho các mục đích khác như giáo dục, y tế hoặc cơ sở hạ tầng Ngoài ra, chương trình trợ cấp xuất khẩu nông sản của Mỹ sẽ bị các nước khác chỉ trích vì gây bất lợi cho nông dân ở các nước đó

Nhìn chung, chi phí của việc trợ cấp xuất khẩu cao hơn lợi ích mà nó đem lại và làm giảm phúc lợi của toàn Hoa Kỳ nói chung Dù nó có tác dụng trong việc phân phối lại thu nhập, chính phủ cũng cần cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại mà người sản xuất và người tiêu dùng nhận được

4.2 Tác động của trợ cấp xuất khẩu đến Mexico

Trong giai đoạn từ 2018 - 2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Mexico đều có sự tăng trưởng đều qua các năm Tuy năm 2020 chứng kiến sự trầm xuống của nền

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w