LỜI NÓI ĐẦUHoạt động ngoại thương, hay xuất – nhập khẩu là một phần không thểthiếu trong phát triển kinh tế của một quốc gia.. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ XUẤT NHẬPKHẨU Ở VIỆT NAM1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
Bản chất của xuất nhập khẩu
Xuất khẩu là quá trình hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia được vận chuyển ra khỏi biên giới để bán cho những quốc gia khác Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu sẽ được quốc gia mua tiêu thụ hoặc sử dụng cho các mục đích khác của quốc gia đó Ngược lại, nhập khẩu là quá trình một quốc gia mua hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia khác, đem vào trong lãnh thổ của mình để trực tiếp tiêu thụ hoặc dùng cho các mục đích khác (bán lại).
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 28 Luật thương mại 2005 xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được định nghĩa cụ thể như sau:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Nguyên nhân của xuất nhập khẩu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các quốc gia phải xuất - nhập khẩu hàng hóa hay dịch vụ Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, giữa các quốc gia có sự khác biệt về nguồn lực Nguồn lực quốc gia được đánh giá bởi nhiều phương diện Xét về phương diện tự nhiên, nguồn lực quốc gia được thể hiện qua các đặc điểm: địa hình, khí hậu, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, tính đa dạng sinh học, v.v Xét về phương diện xã hội, nguồn lực quốc gia lại được đánh giá thông qua các tiêu chí: dân số và cơ cấu dân số, trình độ chuyên môn và tay nghề của lực lượng lao động, sự phát triển khoa học kỹ thuật, mức độ phát triển giáo dục, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa địa phương v.v Mỗi quốc gia hay mỗi nền kinh tế là sự tổng hòa của các đặc điểm nói trên Các quốc gia khác nhau sẽ có những đặc điểm phát triển khác nhau từ đó tạo ra sự chênh lệch Có những sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ có thể tìm thấy ở quốc gia này mà không thể tìm thấy ở quốc gia khác Có những sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ một vài quốc gia có thể sản xuất ra được với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, các quốc gia khác có thể không sản xuất được hoặc sản phẩm tạo ra không tốt bằng Lúc này hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra và đáp ứng nhu cầu cho các bên
Thứ hai, hoạt động xuất nhập khẩu giúp tối ưu hóa sản xuất và tiêu dùng Xuất khẩu là một cách thức mở rộng thị trường, đem sản phẩm và dịch vụ tiếp cận với những thị trường mới và rộng lớn và tiềm năng hơn thị trường nội địa Đây được xem là một tác nhân kích thích, nó khuyến khích doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô và phát huy thế mạnh vốn có của mình Trên quy mô quốc gia, xuất khẩu giúp quốc gia tận dụng triệt để các lợi thế của mình để sản xuất ra những sản phẩm đã tốt và có thể tốt hơn trong tương lai Còn đối với tiêu dùng, nhập khẩu lại cho thấy ý nghĩa vô cùng to lớn Hoạt động nhập khẩu mang về cho quốc gia các loại sản phẩm và dịch vụ chất lượng từ rất nhiều nguồn từ khắp mọi nơi trên thế giới Người dân tại quốc gia đó sẽ có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm thật sự chất lượng hoặc thậm chí là các sản phẩm chưa từng có ở quốc gia mình trước đây Trong tình huống này, hoạt động nhập khẩu đã chứng minh rằng nó mang sản phẩm và dịch vụ đến với người tiêu dùng thật sự cần nó Về phía người tiêu dùng, họ có thể sử dụng số tiền của mình để mua những sản phẩm tốt nhất, do đó đạt được mức độ hài lòng cao nhất.
Thứ ba, xuất – nhập khẩu mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế Trước hết, đó là lợi ích kinh tế trực tiếp và dễ dàng quan sát được: xuất – nhập khẩu làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tạo việc làm và thu nhập, từ đó cũng làm tăng GDP quốc gia Không chỉ dừng lại ở đó, xuất -nhập khẩu còn mang lại những lợi ích về chính trị, xã hội Thông qua hoạt động giao thương, các quốc gia cũng đồng thời củng cố mối quan hệ với nhau, cùng hợp tác, phát triển bền vững Cùng với hàng hóa và dịch vụ, các công nghệ hiện đại cũng được xuất khẩu theo cùng Hoạt động này được hiểu là sự chuyển giao công nghệ và cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sư phát triển của quốc gia.
Thứ tư, sự phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ là nguyên nhân thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa các quốc gia Khoa học, kỹ thuật và công nghệ tạo ra sự chênh lệch về nguồn lực và thúc đẩy các nước hoàn thiện lợi thế sản xuất Ngoài ra, sự phát triển này cung cấp phương tiện truyền thông và vận chuyển, giúp quảng bá và vận chuyển sản phẩm dễ dàng hơn Do đó, khoa học, kỹ thuật và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu thời hiện đại.
Nhìn chung, dù có nhiều nguyên nhân để các quốc gia giao thương với nhau, nhưng nguyên nhân cốt lõi nhất đó là nhu cầu được sử dụng sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao như nhau ở các quốc gia có điều kiện phát triển khác nhau.
1.1.3 Vai trò xuất nhập khẩu đối với Việt Nam
Xuất nhập khẩu đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam tiến hành chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế Trước đó, nền kinh tế Việt Nam hoạt động chủ yếu trong môi trường đóng cửa, tự chủ, hạn chế tiếp cận thị trường quốc tế và kìm hãm tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã chuyển đổi từ tự chủ sang tích cực tham gia thị trường quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của việc mở cửa là sự gia tăng đáng kể trong hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và trở thành một phần không thể thiếu trong các chuỗi cung ứng quốc tế Điều này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận các thị trường mới và tăng cường sức cạnh tranh Đồng thời, nó cũng cung cấp nguồn lực mới và kỹ thuật mới cho các doanh nghiệp trong nước để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho Việt Nam Các mặt hàng như gạo, điện tử, dệt may, và đặc biệt là sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã trở thành những điểm sáng của ngành xuất khẩu của Việt Nam Sự phát triển của các ngành này đã giúp nước này không chỉ tăng cường thu nhập xuất khẩu mà còn tạo ra việc làm và cơ hội cho người lao động. Tuy nhiên, việc phát triển xuất khẩu cũng đặt ra một số thách thức Một trong những thách thức lớn nhất là sự phụ thuộc quá mức vào một số thị trường chủ chốt Mặc dù Việt Nam đã mở rộng mạng lưới thị trường xuất khẩu của mình, nhưng vẫn có những nguy cơ liên quan đến sự không ổn định kinh tế và chính trị ở một số quốc gia đối tác Điều này có thể gây ra sự biến động trong lưu lượng xuất khẩu và ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của Việt Nam Ngoài ra, cũng cần phải đảm bảo rằng hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách bền vững và có ít tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội Việc phát triển xuất khẩu không nên làm tăng cường áp lực về tài nguyên và gây ra những vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái đất đai.
Có thể nói xuất nhập khẩu đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam Sự mở cửa và tích cực tham gia vào thị trường quốc tế đã mang lại những cơ hội mới cho phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro và thách thức lớn cho nước ta.
Các hình thức xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức mà Doanh nghiệp tự thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam mà không thông qua bất kỳ đơn vị trung gian nào Trong trường hợp này, Doanh nghiệp sẽ tự đứng tên trên tờ khai hải quan và thực hiện các công việc liên quan đến nhập khẩu.
Các bước thực hiện nhập khẩu trực tiếp bao gồm: xác định nhu cầu nhập khẩu, lập hợp đồng mua bán, thực hiện thủ tục hải quan, thanh toán và vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi và phân phối hàng hóa Nhập khẩu trực tiếp ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển lên thị trường Việt Nam giai đoạn 2021-2023 Trước tiên là, tác động tích cực: Cạnh tranh: nhập khẩu trực tiếp gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, mua được sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn Kế đến là, giá cả thì nhập khẩu trực tiếp giúp giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm, góp phần bình ổn giá cả thị trường Theo sau đó là nguồn cung Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Sau cùng là hội nhập: thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng xuất khẩu.
Nhập khẩu ủy thác là việc bên mua ký hợp đồng ủy thác với một công ty dịch vụ để thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hóa Dịch vụ này giúp các bên không có khả năng hoặc nhu cầu tự nhập khẩu hoàn thành các thủ tục và nhận hàng hóa với chi phí do bên ủy thác thanh toán, trong khi vẫn giữ quyền sở hữu đối với hàng hóa.
Nhập khẩu ủy thác còn giúp cho Việt Nam khắc phục về mặt chi phí chẳng hạn như doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí nhập khẩu do không phải thông qua trung gian Nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đồng thời còn có được nguồn hàng đa dạng, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, mua được sản phẩm với giá cả cạnh tranh Góp phần bình ổn giá cả thị trường Tuy nhiên không thể không kể đến những tiêu cực mà “Nhập khẩu ủy thác đã gây ra” Đầu tiên là Rủi ro thương mại: nguy cơ gian lận thương mại, trốn thuế, lừa đảo gia tăng do khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát Ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và thị trường nhập khẩu ủy thác Theo sau đó là cạnh tranh không lành mạnh: một số doanh nghiệp lợi dụng nhập khẩu ủy thác để nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng Gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp kinh doanh chân chính
Nhập khẩu ủy thác là một kênh nhập khẩu ngày càng phổ biến tại Việt Nam Nhập khẩu ủy thác có tác động tích cực và tiêu cực đến thị trường Việt Nam Do đó, cần có những giải pháp phù hợp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của nhập khẩu ủy thác.
Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Việt Nam Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.
Tái xuất là quá trình diễn ra sau tạm nhập Trong đó, sau khi làm thủ tục thông quan và nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa sẽ được xuất khẩu tiếp sang quốc gia khác Bản chất của quá trình này là hàng hóa được xuất khẩu hai lần, thực hiện theo trình tự xuất khẩu từ nước đầu tiên, tạm nhập khẩu vào Việt Nam, rồi lại tái xuất khẩu sang nước thứ ba.
Tạm nhập tái xuất là một trong những hình thức xuất nhập khẩu phổ biến tại Việt Nam vì nó đem lại những tác động tích cực lên thị trường Tạm nhập tái xuất góp phần thúc đẩy xuất khẩu chẳng hạn như là tạm nhập tái xuất giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu Thu hút đầu tư: tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam Tạo việc làm: tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp Nâng cao đời sống người lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Nhưng hầu như các hình thức xuất nhập khẩu phổ biến ở Việt Nam đều mắc phải một vấn đề là “cạnh tranh không lành mạnh và rủi ro thương mại” Cạnh tranh không lành mạnh: một số doanh nghiệp lợi dụng tạm nhập tái xuất để nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng Gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp kinh doanh chân chính Rủi ro thương mại: nguy cơ gian lận thương mại, trốn thuế, lừa đảo gia tăng do khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát Ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và thị trường tạm nhập tái xuất.
Xuất kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận1 Theo quy định này, kinh doanh có thể là những công việc được thực hiện liên quan đến mua bán hàng hoá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận dù có thể không cần phải thực hiện đầy đủ các bước trong việc tiêu thụ hoặc cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường Do đó, kinh doanh có thể là hoạt động đầu tư, sản xuất hay cung ứng hàng hoá, dịch vụ hoặc mua bán, trao đổi hàng hoá để tạo ra lợi nhuận Sản xuất kinh doanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống của cộng đồng Tăng hiệu quả kinh doanh: giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế: góp phần hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Song song với đó là những rủi ro và thách thức Rủi ro thương mại: nguy cơ gian lận thương mại Ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam Thách thức về năng lực: năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động xuất kinh doanh Cần nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước.
Xuất phi mậu dịch bao gồm các loại hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh thương mại Chúng được sử dụng với mục đích tặng, cho, biếu, làm mẫu, quảng cáo, viện trợ, v.v Thay vì hợp đồng thương mại, chỉ cần sử dụng thư hoặc văn bản thỏa thuận để thực hiện giao dịch.
“Xuất phi mậu dịch” đã góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng nền kinh tết Việt Trước hết là đóng góp về kinh tế: Tăng kim ngạch xuất khẩu: góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Tạo việc làm: tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp Nâng cao đời sống người lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Đóng góp về xã hội: cải thiện đời sống người dân: Hỗ trợ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo Nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là ở các khu vực khó khăn Phát triển văn hóa: giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới, tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế Nâng cao vị thế văn hóa của Việt Nam trên trường quốc tế Xuất phi mậu dịch là một hoạt động quan trọng đóng góp nhiều mặt cho Việt Nam Cần tiếp tục phát huy hiệu quả của hoạt động này để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19%, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% Sự tăng trưởng này cho thấy Việt Nam đã vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19 và ghi nhận sự phát triển đáng kể trong hoạt động thương mại quốc tế.
Năm 2021 là thời điểm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 Tuy nhiên, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, đặc biệt là xuất, nhập khẩu hàng hóa Các biến động này khiến nhiều quốc gia chuyển sang ưu tiên sử dụng sản phẩm nội địa và áp đặt các biện pháp bảo hộ thương mại, tạo rào cản kỹ thuật, đặc biệt là đối với nông sản và thủy sản.Mặc dù tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,58% trong cả năm, mức thấp nhất trong thập kỷ gần đây và ghi nhận tăng trưởng âm trong quý III, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu vẫn là một điểm sáng Sự điều hành thống nhất, linh hoạt và sát sao của Chính phủ với mục tiêu “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã giúp nền kinh tế đứng vững và duy trì tăng trưởng trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang gặp khó khăn.
Trong tháng 12/2021, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng, với tổng kim ngạch ước tính đạt 66,2 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước và 19,2% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 34,6 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng trước và 25,1% so với cùng kỳ năm trước Kim ngạch nhập khẩu đạt 31,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với tháng trước và 13,3% so với cùng kỳ năm trước.Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19% và nhập khẩu tăng 26,5% Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước, trong đó xuất khẩu trong nước chiếm 27,1% và xuất khẩu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 72,9% Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước, với nhập khẩu trong nước chiếm 34,3% và từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 65,7%.
Trên thị trường quốc tế, Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục là hai thị trường lớn nhất với kim ngạch lần lượt đạt 96,3 tỷ USD và 109,9 tỷ USD Năm 2021, Việt Nam xuất siêu sang EU với 23 tỷ USD, tăng 12,1%, trong khi nhập siêu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN và Nhật Bản lần lượt đạt 53,9 tỷ USD, 34,2 tỷ USD, 12 tỷ USD và 2,5 tỷ USD.
Nguồn:Vượt qua khó khăn, xuất, nhập khẩu năm 2021 về đích ngoạn mục – General Statistics Office of Vietnam (gso.gov.vn)
Mặc dù năm 2021 đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, xuất siêu tiếp tục được giữ vững Tính đến hết quý III năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa vẫn nhập siêu 2,55 tỷ USD Tuy nhiên, với nỗ lực không ngừng trong quý IV, cán cân thương mại hàng hóa đã đạt xuất siêu 4,08 tỷ USD vào cuối năm 2021 Mặc dù mức xuất siêu năm 2021 chỉ bằng 20% so với năm trước, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, xuất, nhập khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng cho nền kinh tế vững bước vào năm 2022.
Nỗ lực phục hồi, xuất, nhập khẩu năm 2022 lập kỷ lục mới Phục hồi sau hơn 2 năm đầy khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 về đích với con số kỷ lục 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021. Trên cơ sở dữ liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê vào ngày 29/12, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2022 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý Trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 58,82 tỷ USD, tăng 2,7% so với tháng trước, nhưng giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước Điều này đồng nghĩa với việc trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước tính đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước.Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động xuất khẩu, khi mà xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 10,6%, đạt 371,85 tỷ USD Điểm sáng là sự thặng dư trong cán cân thương mại hàng hóa, ước tính đạt 11,2 tỷ USD, là con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.
Mặc dù có những dấu hiệu tích cực, nhưng cũng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới đang phức tạp, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ra những biến động không lường trước Trong quý 4/2022, kim ngạch xuất khẩu giảm 7,1% so với quý trước và giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước, là một tín hiệu cảnh báo cho sự biến động trong thời gian tới.
Năm 2022 cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong hoạt động nhập khẩu, khi giá trị này đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước Việc nhập khẩu hàng hóa từ các khu vực kinh tế nội địa và ngoại địa đều có sự gia tăng, tạo ra một lực đẩy mới cho nền kinh tế trong nước.
Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với giá trị ước đạt 119,3 tỷ USD, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN Điều này phản ánh sự mở rộng và đa dạng hóa trong các mối quan hệ thương mại của Việt Nam trên tầm quốc tế.
Ngoài hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, năm 2022 cũng chứng kiến sự bứt phá trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và vận tải Sự tăng trưởng đáng kể này cho thấy tiềm năng lớn của ngành dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2022 cho thấy khả năng thích ứng và phản ứng linh hoạt trước thách thức thị trường toàn cầu Sự đa dạng hóa và mở rộng quan hệ thương mại đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Đáng chú ý là sự tăng trưởng ấn tượng của lĩnh vực dịch vụ, góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ - CP, tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 12 và 12 tháng năm 2023 cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 12 ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 ước tính xuất siêu 28 tỷ USD.
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt
683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9% Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 12/2023 ước đạt 32,91 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,44 tỷ USD, tăng 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,47 tỷ USD, tăng 4,3% So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2023 tăng 13,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 11,1%.
Trong quý 4/2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với quý 3/2023.
Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1% Trong năm 2023 có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%).
Một số điểm nổi bật
Việt Nam đã trải qua gần nửa thế kỉ sinh sống và phát triển trong thời kì hòa bình Kinh tế nước ta nói chung và ngành ngoại thương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: Việt Nam là một quốc gia xuất siêu, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các năm, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, Những thành tựu này có tác động rất lớn đến các hoạt động sản xuất và đầu tư trong nước Tuy nhiên, trước tình hình thế giới có nhiều diễn biến khôn lường và khó đoán thì sẽ có rất nhiều khó khăn và thách thức đối với ngành ngoại thương như: Biến động kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước, nhu cầu tiêu dùng của toàn cầu giảm, hạ tầng logistic,
3.1 Biến động kinh tế toàn cầu
3.1.1 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2018, khi tổng thống Mỹ lúc đấy là Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ để ngăn chặn và trả đũa những gì mà Mỹ cho rằng hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua phạm vi biên giới 2 nước, đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế, hoạt động ngoại thương toàn cầu cũng như Việt Nam.
Ngành ngoại thương của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra Trong ngắn hạn, hoạt động ngoại thương của Việt Nam được dự báo sẽ ít chịu ảnh hưởng, nhưng khi Mỹ tăng các lệnh trừng phạt lên hàng hóa của Trung Quốc khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều như: các sản phẩm may mặc, da - giày,
Về lâu dài, tác động của cuộc chiến tranh sẽ lan tỏa mạnh hơn, khó có thể dự đoán. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc sẽ chịu tác động tiêu cực, đặc biệt các sản phẩm công nghệ chất lượng cao và nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp Các chuyên gia dự báo,tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm cho GDP trung bình của Việt Nam giảm khoảng 0,03% - 0,12% trong 5 năm tới, ước tính khoảng 6.000 tỷ/năm Ngoài ra, Mỹ đã áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại như tăng thuế quan đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và đây cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã gây ra biến động về giá và tăng chi phí nguyên liệu, đặc biệt là các nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì hầu hết các nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc Các chính sách tăng thuế quan của Mỹ đã làm cho giá nguyên liệu có nguồn gốc Trung Quốc tăng lên nhiều lần Điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, làm giảm cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
KHÓ KHĂN VÀ THỬ THÁCH
Biến động kinh tế toàn cầu
3.1.1 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra năm 2018 khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 50 tỷ đô lên hàng hóa Trung Quốc nhằm đáp trả hành vi thương mại không công bằng và trộm cắp sở hữu trí tuệ Sự căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt ra khỏi biên giới hai quốc gia, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế và hoạt động thương mại quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Ngành ngoại thương của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra Trong ngắn hạn, hoạt động ngoại thương của Việt Nam được dự báo sẽ ít chịu ảnh hưởng, nhưng khi Mỹ tăng các lệnh trừng phạt lên hàng hóa của Trung Quốc khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều như: các sản phẩm may mặc, da - giày,
Về lâu dài, tác động của cuộc chiến tranh sẽ lan tỏa mạnh hơn, khó có thể dự đoán. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc sẽ chịu tác động tiêu cực, đặc biệt các sản phẩm công nghệ chất lượng cao và nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp Các chuyên gia dự báo,tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm cho GDP trung bình của Việt Nam giảm khoảng 0,03% - 0,12% trong 5 năm tới, ước tính khoảng 6.000 tỷ/năm Ngoài ra, Mỹ đã áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại như tăng thuế quan đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và đây cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã gây ra biến động về giá và tăng chi phí nguyên liệu, đặc biệt là các nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì hầu hết các nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc Các chính sách tăng thuế quan của Mỹ đã làm cho giá nguyên liệu có nguồn gốc Trung Quốc tăng lên nhiều lần Điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, làm giảm cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Khi hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ bị hạn chế, để giảm phụ thuộc và duy trì năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa sang các nước xung quanh, trong đó có cả Việt Nam Một số chuyên gia cho rằng, khi cuộc chiến kéo dài, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ gặp khó khăn, về lâu dài nhiều ngành sẽ thu hẹp sản xuất, bán rẻ máy móc, công nghệ… Khi đó, Trung Quốc sẽ trút bỏ ở những nước đang công nghiệp hóa mạnh như Việt Nam Đồng thời, khi hàng Trung Quốc không xuất khẩu được sang Mỹ, phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giảm nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp xuất khẩu Việt Nam Và tuôn hàng giá rẻ sang Việt Nam có thể khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc lại tăng.
Dịch COVID-19 khiến ngoại thương Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ trong những năm gần đây Đại dịch bùng phát đã lan rộng toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa của Việt Nam.
Chúng ta hãy ví dụ cụ thể là Trung Quốc Hầu hết các ngành sản xuất ở Việt Nam đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc nên khi đại dịch xảy ra làm cho nền kinh tế Trung Quốc tê liệt đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Việt Nam Trong đó, ngành điện - điện tử là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc Đại dịch gây ảnh hưởng đến cung ứng đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ của Việt Nam Các ngành kinh tế khác như da - giày, may mặc, cũng phải chịu giá nguyên liệu đầu vào cao do hạn chế cung ứng.
Mặt khác, Trung Quốc dừng thông quan tại các cửa khẩu dọc biên giới và tăng cường quản lý tại các cửa khẩu đã làm cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa như: nông sản, thiết bị điện tử, gặp rất nhiều khó khăn Tại các cửa khẩu luôn xảy ra tình trạng ùn ứ hàng hóa khiến cho chi phí bảo quản nông sản tăng lên, lợi nhuận giảm. Nguồn cung bị gián đoạn làm cho nguyên vật liệu và lao động trở nên khan hiếm như các ngành: điện tử, lắp ráp máy móc, Điều này tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Một khi sản lượng sản phẩm của các doanh nghiệp tạo ra không được cao thì nguồn hàng cho xuất khẩu sẽ bị giảm đáng kể, điều này tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
Bên cạnh đó, đại dịch Covid 19 gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và đầu tư tại các quốc gia khác Việc giảm nhu cầu tiêu thụ sẽ làm thu hẹp thị trường xuất khẩu của Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Bất ổn chính trị toàn cầu, điển hình từ xung đột Nga - Ukraine, Israel - Hamas, đã tác động mạnh đến thương mại quốc tế và giá cả hàng hóa Chiến tranh gây đứt gãy chuỗi cung ứng, tăng chi phí bảo hiểm và vận chuyển khi đi qua vùng chiến sự, dẫn đến hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có giá cao hơn trước đây Tương tự, hàng xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng tương tự.
Các bất ổn chính trị làm cho quan hệ ngoại giao giữa các nước trở nên căng thẳng Các chính sách trừng phạt làm giảm khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu của Việt Nam Một minh chứng có thể thấy đó là cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã làm cho việc xuất khẩu sang Nga của Việt Nam trở nên khó khăn khi hàng hóa phải chịu nhiều loại thuế mà Mỹ và đồng minh áp đặt lên dẫn đến giá hàng hóa khi đến Nga đã rất cao.Ngoài ra, các bất ổn chính trị trên thế giới khiến cho các quốc gia chú trọng hơn cho ngân sách quốc phòng, họ chi ra nhiều tiền hơn cho quân sự, giảm các chi tiêu cho kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư ra nước ngoài Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam khi hầu hết các ngành sản xuất và cải thiện cơ sở hạ tầng đều cần 1 lượng khá lớn vốn đầu tư từ nước ngoài Việc mất các khoản đầu tư từ nước ngoài có thể khiến Việt Nam giảm tốc độ phát triển kinh tế, cũng như đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Năng lực cạnh tranh
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế trong suốt 30 năm qua, nhưng nền kinh tế của chúng ta cũng bộc lộ không ít điểm yếu, thách thức và những vấn đề nội tại, trong đó năng lực cạnh tranh vẫn còn là vấn đề nhức nhối của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay
Năm 2019, năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt Nam đã cải thiện vượt trội nhưng vẫn còn nhiều thách thức Năm 2019, Việt Nam tăng 3,5 điểm (từ 58 lên 61,5) cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7) và tăng 10 bật (từ 77 lên 67) Tuy có sự cải thiện đáng kể như vậy, nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn hạn chế dẫn đến tác động tiêu cực đến ngành ngoại thương của nước ta
Môi trường kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia Mặc dù đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế Những hạn chế này gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới, cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nếu môi trường kinh doanh không thuận lợi, thì các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh với các đối tác nước ngoài Các thủ tục hành chính ở nước ta trước giờ luôn khá rắc rối, gây khó khăn và mất thời gian cho doanh nghiệp khi muốn lưu thông hàng hóa qua các cửa khẩu, cảng biển Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn nhập hàng hóa của họ vào nước ta cũng gặp khó khăn, điều này sẽ cho đối tác nước ngoài và có xu hướng “né” Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng Việt Nam mặc dù đã có tiến bộ nhưng so với thế giới vẫn còn kém xa, dẫn đến thời gian vận chuyển từ nơi sản xuất đến cảng biển, sân bay kéo dài, làm tăng chi phí vận chuyển và làm giảm sức cạnh tranh Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất còn hạn chế, việc áp dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất và chất lượng đòi hỏi nguồn vốn lớn, khiến các doanh nghiệp e ngại đầu tư.
Nước ta tuy có một nguồn lao động dồi dào với trên 50% dân số đang trong độ tuổi lao động, tuy nhiên phần lớn lao động là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chất lượng cao nên gặp khó khi tiếp cận các đơn hàng đòi hỏi mà nước ngoài yêu cầu Đa số các doanh nghiệp nước ngoài phải luôn dành 1 chi phí cao để đào tạo các nhân sự trong nước đạt trình độ quốc tế, đặc biệt là trong các ngành có trình độ chuyên môn cao và xuất khẩu chủ lực như: điện tử, vi mạch,
3.3.3 Khả năng cạnh tranh vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu
Sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp so với các nền kinh tế có quy tương tự ở ASEAN Cụ thể, chỉ có 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, bao gồm xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia và Thái Lan là 60% Các doanh nghiệp trong nước đang bị phân tán và ít khả năng hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa vốn đầu từ nước ngoài, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và năng lực sản xuất Các doanh nghiệp trong nước hầu hết đứng ngoài chuỗi giá trị toàn cầu mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sản xuất tại Việt Nam Các doanh nghiệp Việt thường không được đánh giá cao trong tuân thủ luật lệ quốc tế Trong khi những công ty đa quốc gia yêu cầu khắt khe về những điều này.
Sụt giảm nhu cầu thế giới
Một trong những thách thức lớn nhất đối với hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây chính là nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của thế giới đối với những sản phẩm mà chúng ta có thế mạnh giảm sút rõ rệt.
Kinh tế gặp nhiều khó khăn sau những diễn biến khó lường như: xung đột Nga - Ukraine, Covid 19, đã khiến cho các nền kinh tế lớn, vốn là thị trường nhập khẩu hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, EU, dè dặt trong chi tiêu mua sắm hàng hòa từ bên ngoài Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị xuất khẩu của nước ta.Bên cạnh đó, trên thế giới, tỉ lệ lạm phát tăng cao, hàng tồn kho cao, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng, trong đó ảnh hưởng nặng nhất chính là các mặt hàng không thiết yếu, vốn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường các nước phát triển, như dệt - may, da - giày,
Hạ tầng logistics
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, việc phát triển hạ tầng logistic là vô cùng cấp thiết và quan trọng với nền kinh tế Việt Nam hiện nay Đảng và Nhà nước đã và đang bỏ một phần ngân sách rất lớn cho việc xây dựng và nâng cấp cơ sở logistic nhưng xét trên toàn diện thì còn yếu, thiếu tính liên kết và quy mô không đủ với tốc độ tăng trưởng hiện nay.
Việt Nam được ưu đãi về bờ biển dài 3260 km và đã xây dựng nhiều cảng biển lớn nhỏ trải dài khắp đất nước Tuy nhiên, phần lớn các cảng biển này chỉ kết nối với đường bộ, gây áp lực lớn lên hệ thống giao thông vốn đã quá tải Mặt khác, hệ thống đường sắt lạc hậu và thiếu liên kết với sân bay, cảng biển, hạn chế khả năng xuất khẩu hàng hóa Trong khi đó, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào hệ thống đường sắt từ những năm 1980, kết nối trực tiếp với cảng biển và sân bay, giúp giảm chi phí vận chuyển So sánh với Trung Quốc, Việt Nam cần cải thiện hệ thống đường sắt và liên kết với các phương thức vận tải khác.
Mặt khác, hạ tầng logistic của nước ta còn hạn chế và thiếu đồng bộ dẫn đến chi phí logistic của nước ta khá cao tác động trực tiếp lên giá thành sản phẩm xuất khẩu, khó cạnh tranh lại với hàng hóa có hạ tầng logistic phát triển trên thế giới như: Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Việc ứng dụng công nghệ vào logistic còn thấp khiến cho hàng hóa phải dừng lại ở các bãi tập kết rất lâu kéo theo chi phí kho bãi.
Tóm lại, những khó khăn trên vừa là thách thức của Việt Nam trong thời kì mới vừa là cơ hội của Việt Nam nếu vượt qua Để thành công trong môi trường này, Chính phủ và doanh nghiệp cần đề ra chiến lược phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh và sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi của toàn cầu để tận dụng tốt cơ hội và vượt qua thử thách.
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Chính phủ đã và đang triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp với mục tiêu giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh, đẩy mạnh sự phát triển bền vững của doanh nghiệp điển hình với các chính sách a Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp
Năm 2023, trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao Cụ thể là từ cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED) khi đã có 11 lần tăng lãi suất từ tháng 3/2022 và đã giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25%-5.5% đánh dấu lần thứ 2 liên tiếp giữ nguyên lãi từ tháng 7/2023
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành giảm lãi suất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế thông qua việc liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2,0%/năm đồng thời, có nhiều văn bản chỉ đạo, trực tiếp làm việc với các tổ chức tín dụng đề nghị tiết giảm chi phí, giảm lãi suất huy động để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Trong lần giảm lãi suất điều hành lần thứ tư, có hiệu lực từ 19/6/2023,
Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm
Lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,5%/năm;
Lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.
Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm;
Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,75%/năm,
Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,25%/năm;
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ mức 4,5%/năm xuống 4,0%/năm;
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.
Việc điều chỉnh lãi suất của NHNN nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh.
Song song với việc điều chỉnh lãi suất điều hành, Ngân hàng Nhà nước cũng đã và đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư
06,nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã phát biểu trước Quốc Hội: “ Mặc dù lãi suất thế giới tăng cao nhưng Ngân hàng Nhà nước đã rất mạnh dạn điều chỉnh 4 lần giảm lãi suất điều hành để định hướng, đưa ra mức lãi suất của các khoản vay mới giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022” b Các chính sách về thuế
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ đã quyết định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất.
Chính sách này góp phần hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vượt qua khó khăn trong thời điểm covid-19, giúp giảm tải các áp lực về nghĩa vụ tài chính và giúp dồn nguồn lực để phục hồi, duy trì sản xuất Trong quá trình triển khai, chính sách này hỗ trợ rất tốt cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và không phát sinh bất cập, tồn tại nào.
Trong năm 2023 đã có các đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% đối với các nhóm hàng hóa dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%.
Chính sách này góp phần hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh.
4.1.2 Cải thiện môi trường kinh doanh
Mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với môi trường kinh doanh được cải thiện tích cực, được đánh giá cao bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước Nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo nên một môi trường đầu tư sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Theo đó, Chính phủ đã đề ra một số mục tiêu cụ thể cho năm 2022 và mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau:
Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.
Phát triển bền vững (của UN) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu.
Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc Nhóm 40 nước đứng đầu.
Chính phủ điện tử (của UN) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu.
Quyền tài sản (của Liên minh quyền tài sản) thuộc Nhóm 60 nước đứng đầu.
Hiệu quả logistics (của WB) tăng ít nhất 4 bậc (Theo xếp hạng Hiệu quả logistics gần đây nhất (năm 2018), Việt Nam xếp thứ 39).
Năng lực cạnh tranh du lịch (của WEF) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu.
An toàn an ninh mạng (của ITU) tăng ít nhất 3 bậc.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
Cải thiện hạ tầng logistics
4.2.1 Đầu tư phát triển hạ tầng
Logistics là ngành dịch vụ đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tích cực ban hành các cơ chế, chính sách và xây dựng kết cấu hạ tầng để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực quan trọng này.
Việt Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và thứ 4 trong khu vực ASEAN, cũng như xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu theo đánh giá của Agility. Để ngành logistics phát triển, cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng.Từ
2021 đến nay , nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, các tuyến đường cao tốc quan trọng, kết nối vùng miền đã được xây dựng và hoàn thành Mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành 3.000 km đường cao tốc, và đến 2030, hoàn thành 5.000 km đường cao tốc Ngoài ra, các tuyến đường ven biển, các đường kết nối khác, hạ tầng khác như sân bay Long Thành, các cảng biển, các sân bay…
Và để tiếp tục cải thiện và phát triển hạ tầng ngành logistic, đã và đang có những biện pháp:
Về cơ chế chính sách: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.
Về phát triển kết cấu hạ tầng: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; Điều chỉnh quy hoạch và cơ cấu sản xuất địa phương; Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông; Tăng cường kết nối và phát triển các phương thức vận tải
Về phát triển nguồn nhân lực: Hình thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics và phát triển kinh doanh cho các công ty dịch vụ logistics; nâng cao vai trò của Hiệp hội dịch vụ logistics với nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển hoạt động dịch vụ logistics, đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển đội ngũ lao động chuyên nghiệp và hùng hậu trong lĩnh vực dịch vụ logistics, coi đây là một trong những mục tiêu chính có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ logistics.
4.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin Để tăng hiệu quả thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào các khâu của dịch vụ logistics, việc thúc đẩy sự sử dụng thông tin trong hoạt động logistics và phát triển dịch vụ logistics điện tử (E-Logistics) là rất quan trọng.
Một số Ứng dụng gần đây:
Áp dụng hóa đơn điện tử: việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ giảm được thời gian tìm kiếm hóa đơn, tăng cường khả năng bảo mật, giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn, tránh được tình trạng thất lạc hóa đơn.
Tăng cường ứng dụng công nghệ vào đảm bảo an toàn hàng hải bao gồm xây dựng các hệ thống trạm triều ký tự động để theo dõi mực nước biển và cảnh báo mực nước dâng cao; xây dựng và cập nhật hải đồ để cung cấp thông tin chi tiết về các vùng biển, rạn san hô và chướng ngại vật hàng hải; hiện đại hóa hệ thống báo hiệu hàng hải như đèn biển, phao và tín hiệu vô tuyến để cải thiện khả năng hiển thị và liên lạc trên biển, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền hoạt động trong vùng biển.
Blockchain trong logistic: Sử dụng công nghệ Blockchain để đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch trong chuỗi cung ứng logistic.
Sử dụng mạng lưới cổng (Portnet) đã giúp ngành dịch vụ logistics cảng quản lý thông tin tốt hơn, đảm bảo thông tin liên tục từ các hãng tàu, nhà vận tải đến các nhà giao nhận hàng hóa và các cơ quan chính phủ. Điều này giúp dịch vụ logistics tiết kiệm thời gian và chi phí khi hàng đợi thông quan tại cảng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
4.3.1 Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm
Tham gia vào “cách mạng xanh”
Là 1 trong các quốc gia thuộc ASEAN, từ lâu đã có truyền thống với các ngành nghề nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi thì Việt Nam luôn hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng các loại mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường quốc tế a) Cách mạng “xanh” là gì?
Cuộc Cách Mạng Xanh (CMX) sau cùng đã xảy ra trên thế giới từ thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, giúp nhân loại tăng lương thực đáng kể
Cách mạng Xanh có hai nội dung quan trọng hỗ trợ và bổ sung cho nhau là tạo ra những giống mới và năng suất cao chủ yếu là cây lương thực và sử dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới. ã Cuộc CMX đó chấm dứt trờn thế giới cỏch nay gần ba thập niờn, nhưng cũn tiếp tục tại Việt Nam đến đầu thập niên 2010 do điều kiện chính trị và kinh tế, và đang còn xảy ra tại một số nước chậm tiến khác như Myanmar, Bangladesh, Cambodia, Lào… ã Cuộc CMX chỉ xảy ra tại một quốc gia khi nước này hội đủ tối thiểu 4 yếu tố chính:(i) chính sách nông nghiệp hữu hiệu; (ii) phát triển thủy lợi; (iii) cung cấp đầy đủ hạt giống cao năng; và (iv) hiện diện đầy đủ chất hóa b) Việt Nam trong cách mạng xanh ã Miền Bắc qua 3 viện: Viện Khoa học Kỹ thuật Nụng nghiệp Việt Nam, Viện Cõy Lương thực và Cây Thực phẩm và Viện Bảo vệ Thực vật đã tham gia chương trình INGER để có được những nguồn gen quý giá cho công tác phòng ngừa các sâu bệnh quan trọng như bệnh cháy lá, bạc lá, tungro, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, …. ã Cỏc giống lỳa mới, như IR20 (IR532-E76), IR22 (IR579-160-2), rồi TN73-1 (IR1529-6-80) và TN73-2 (IR1561-228-3-3) có chất lượng tốt hơn, ngắn ngày hơn và kháng một số sâu bệnh, được Ủy ban Hạt giống Quốc gia lần lượt chấp thuận phóng thích. ã Trong Cỏc thập niờn qua, Nhà nước đó dành ưu tiờn cho cụng tỏc thủy lợi cho nờn đã đầu tư độ 30 triệu đô la mỗi năm trong công tác này (Lê Hồng Nhu, 1999) Công tác khai khẩn đất đai khu Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau và chương trình ngọt hóa vùng ven biển làm tăng diện tích trồng lúa hàng trăm ngàn hecta Trong thời CMX, diện tích đất tưới tiêu cả nước tăng từ 1,1 triệu ha trong 1968 lên 3 triệu ha trong 1998 (FAO, 2000). ã
Tóm lại, cuộc CMX cuối cùng đã kéo dài từ 1968 đến 2012, làm tăng sản lượng lúa ở Việt Nam từ 8,4 triệu tấn năm 1968 lên 43,7 triệu tấn năm 2012, tăng gia hơn 9,5% mỗi năm; diện tích tăng từ 4,9 triệu ha lên 7,8 triệu ha, hay 59%; và năng suất tăng từ 1,7 tấn/ha lên 5,6 tấn/ha, hay 229% (Tổng cục Thống kê, 2018).
Chính phủ đưa ra chính sách phát triển lợi thế theo vùng từ đó tạo ra sản phẩm chủ lực
a) Xác định lợi thế theo vùng
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia một cách hợp lý, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của mỗi vùng, địa phương và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới Khai thác tốt hơn thế mạnh của các vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa chính trị, nguồn nhân lực trong bối cảnh và yêu cầu phát triển mới
Trên thực tế, từ việc phân vùng theo điều kiện tự nhiên dần hình thành phân vùng kinh tế trọng điểm Quá trình hình thành vùng và phân vùng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đầu tư công, thu hút đầu tư phát triển kinh tế và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
Sự điều hành, chỉ đạo thống nhất chung góp phần khắc phục được tình trạng địa phương chủ nghĩa, cục bộ, hiện tượng “phá rào” về ưu đãi thuế, dễ dãi về bảo vệ môi trường để “tranh giành nhà đầu tư”, “tranh giành dự án”, phát triển sản phẩm trùng lặp làm cho “được mùa thì rớt giá”, sản xuất thừa gây nhiều hệ lụy tiêu cực về kinh tế - xã hội b) Tại sao cần phải tìm ra “sản phẩm chủ lực”?
Một sản phẩm chủ lực của một địa phương phải là sản phẩm mang tính cạnh tranh đặc thù của địa phương đó, không nơi nào khác sánh kịp Người tiêu dùng bỏ tiền mua sản phẩm ấy chính bởi những giá trị họ thấy được từ sản phẩm; đối thủ cạnh tranh cũng khó lòng bắt chước vì thiếu những điều kiện mang lợi thế cạnh tranh của địa phương Và cuối cùng, đặc tính ưu thế này phải mang tính bền vững để có thể phát huy yếu tố chủ lực giúp phát triển các sản phẩm khác.
Tại cuộc Tọa đàm do Báo Công Thương tổ chức gần đây liên quan đến chính sách phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, ông Trịnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thủy Lâm Ngân (sàn thương mại điện tử Exocomets và Catch.vn) cho rằng, bất kể quốc gia nào cũng xây dựng cho mình được những sản phẩm chủ lực của quốc gia đó, việc thành phố xây dựng được các nhóm sản phẩm chủ lực sẽ góp phần đưa nền kinh tế phát triển sâu rộng hơn, phát huy được tiềm năng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên để các sản phẩm chủ lực của thành phố có sức mạnh và quyền lực riêng, các DN và chính quyền thành phố cần đưa thêm chủ trương phát triển sản phẩm theo chiều sâu về chất lượng và tổ chức giao thương, mở rộng thị trường … một cách chuyên nghiệp. c) Tình hình cạnh tranh các mặt hàng chủ lực
Do tăng trưởng kinh tế chậm, cầu tiêu dùng yếu, hàng rào thương mại tăng cao, các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và EU giảm chi tiêu, các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là dệt may, da giày, điện tử phụ thuộc lớn vào xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn trong tháng cuối năm này Sản lượng các ngành công nghiệp này hướng tới thị trường toàn cầu, vượt xa nhu cầu nội địa (90% để xuất khẩu, 10% phục vụ nhu cầu trong nước).
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng… Để giảm bớt những khó khăn nêu trên cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới, trong đó có hoàn tất đưa vào thực thi Hiệp định FTA với Israel, ký kết các Hiệp định FTA, Hiệp định thương mại với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR…) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.
4.4 Thúc đẩy và hợp tác quốc tế
4.4.1 Tham gia các hiệp định thương mại tự do
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Vương quốc Anh và Việt Nam (UKVFTA)
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) là một bước tiến lớn trong mối quan hệ kinh tế song phương, không chỉ thúc đẩy tăng trưởng thương mại mà còn mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Được ký kết vào ngày 29 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, UKVFTA dựa trên các điều khoản của EVFTA nhưng được điều chỉnh để phù hợp với mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia.
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Vương quốc Anh và Việt Nam (UKVFTA) đã có những tác động đáng kể đến hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của Việt Nam:
1 Tăng trưởng Thương mại: UKVFTA đã thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa hai quốc gia, với giá trị xuất nhập khẩu tăng mạnh, đặc biệt là giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Vương quốc Anh.
2 Cắt giảm Thuế quan: Hiệp định đã loại bỏ 65% số dòng thuế ngay khi có hiệu lực và sẽ tăng lên 99% sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan Điều này giúp các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, hoa quả, cà phê, gạo, dệt may, đồ gỗ có lợi thế khi tiếp cận thị trường Anh.
3 Đa dạng hoá thị trường: UKVFTA giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường cụ thể và thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
4 Tăng cạnh tranh: UKVFTA cung cấp lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhưng cũng tạo ra sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt khi các doanh nghiệp Anh gia tăng xuất khẩu theo lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam.
5 Phát triển Bền vững: Hiệp định bao gồm các cam kết về lao động, môi trường và trách nhiệm xã hội, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát triển thịnh vượng và bền vững giữa hai nền kinh tế.
6 Thu hút Đầu tư: UKVFTA và các FTA thế hệ mới khác đã tác động tích cực tới hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư vào Việt Nam.
ĐÁNH GIÁ CHUNG THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Mở rộng thị trường xuất khẩu
5.1.1 Ký kết các hiệp định thương mại tự do
Sau khi ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) từ năm 2021, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những thay đổi tích cực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
Tăng trưởng ấn tượng: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2021 đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước.
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đạt 69,08 tỷ USD, chiếm 32,66% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký kết FTA.
Mở rộng thị trường: Việc ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, và RCEP đã mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng trên cơ sở thúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược kinh tế quan trọng.
Cải thiện cơ cấu hàng hóa: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục cải thiện, giảm hàm lượng xuất khẩu thô và tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, công nghiệp.
Thị trường chủ chốt: EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam, với mức tăng trưởng xuất khẩu đều đạt cao sau khi các FTA có hiệu lực.
Chuẩn bị cho tương lai: Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 cung cấp thông tin minh bạch, có hệ thống và được đánh giá cao, là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu từng nhóm mặt hàng, thị trường và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cùng những phân tích và dự báo cho thời kỳ tiếp theo.
5.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế
Kể từ năm 2021, Việt Nam đã thực hiện nhiều bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phản ánh qua việc mở rộng và sâu rộng hơn các mối quan hệ kinh tế với thế giới.
Mở rộng quan hệ đối ngoại: Đến năm 2022, Việt Nam đã nâng số quan hệ kinh tế - thương mại lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ, thể hiện sự chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế và cải thiện vị thế quốc gia.
Hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới tư duy của Đảng: Việt Nam đã thực hiện nhiều đổi mới trong tư duy lãnh đạo, nhằm thích ứng với những biến động lớn của kinh tế thế giới Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 06-NQ/TW nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đó là:
Một trong những định hướng chiến lược lớn xuyên suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trên tinh thần đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế Bên cạnh việc duy trì chủ quyền quốc gia, đường lối này còn hướng đến việc hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và tích cực để phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế
Thứ ba, bảo đảm đồng bộ giữa đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Điều này đòi hỏi Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng đường lối chính sách phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận xã hội đối với quá trình hội nhập.
Sự tham gia vào các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới để mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã trở thành một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, nhờ việc tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới Điều này không chỉ giúp Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế mà còn cải thiện cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa thị trường
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên thị trường quốc tế và áp lực phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường và lao động Để đảm bảo rằng quá trình hội nhập mang lại lợi ích tối đa, Việt Nam cần tiếp tục cải cách nội bộ, nâng cao năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và thu hút nguồn lực cho phát triển bền vững.
Những cải thiện đáng kể
Sau khi chịu những ảnh hưởng to lớn do đại dịch COVID-19, thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam đã có sự phục hồi và bứt phá trong các năm tiếp theo.
Phục hồi và Đột phá trong Năm 2021 Năm 2021 đánh dấu sự khởi đầu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025 Đây cũng là năm Việt Nam bắt đầu triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối lớn của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Với triển vọng thương mại toàn cầu được cải thiện khi đại dịch Covid-
19 dần được kiểm soát, cùng với việc tận dụng hiệu quả từ các chiến lược hội nhập, khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do đã và sẽ được ký kết, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong năm 2021.
Sự Phục Hồi Mạnh Mẽ của Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Quý đầu tiên của năm
2021 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong quý này ước tính đạt 152.65 tỷ USD, tăng 24.1% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 77.34 tỷ USD, tăng 22%; kim ngạch nhập khẩu đạt 75.31 tỷ USD, tăng 26.3% Cán cân thương mại quý đầu tiên của năm 2021 ước tính có thặng dư 2.03 tỷ USD Việt Nam ghi nhận mức xuất khẩu là 371.3 tỷ USD trong năm 2022, tăng đáng kể so với con số 336 tỷ USD của năm 2021 Nửa đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu đã giảm 12% so với nửa đầu năm 2022 nhưng do sự sụt giảm tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu chính, bao gồm Mỹ và EU.
Cơ cấu hàng xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hướng tích cực, giảm xuất khẩu hàng thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp Trong quý đầu tiên của năm 2021, tỷ lệ hàng công nghiệp chiếm 90.9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 1.3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó, sản phẩm công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 43.2 tỷ USD, tăng 25.9% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm công nghiệp nhẹ và hàng thủ công mỹ nghệ ước tính đạt 27.1 tỷ USD, tăng 20.6%.
Những số liệu và phân tích trên cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ và đột phá của thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023, tạo đà cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế trong những năm tiếp theo Điều này cũng phản ánh sự linh hoạt và khả năng thích ứng của nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức toàn cầu.
Bài tiểu luận đã phân tích hoạt động ngoại thương ở Việt Nam Với điều kiện địa lý thuận lợi: nằm ở trung tâm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đã có thể mở rộng mạng lưới thương mại với nhiều đối tác trong và ngoài khu vực, từ đó đạt được một số thành tựu nhất định về ngoại thương Qua nhiều thập kỉ, Việt Nam đã khẳng định mình là một quốc gia với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định Ngay cả trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của COVID-19, Việt Nam cũng đã giữ được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao và thuộc top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu thế giới giai đoạn 1992 – 2022 FDI cũng cho thấy những tín hiệu tích cực Không chỉ tăng về số vốn, Việt Nam còn ngày càng đa dạng hóa nguồn vốn từ nhiều quốc gia và đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư dần dần thay đổi từ các ngành sản xuất truyền thống sang các ngành công nghệ và dịch vụ Điều này đã đóng góp một phần quan trọng vào việc phát triển hạ tầng và phát triển kinh tế đất nước Việt Nam còn ký kết được nhiều hiệp định thương mại quốc tế, là thành viên của nhiều tổ chức trong khu vực và thế giới
Qua đó cho thấy Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu Tuy nhiên, để phát triển ngoại thương bền vững, Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ hơn nữa Cùng với đó là xây dựng các chính sách để cải thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng một môi trường thương mại năng động và công bằng để Việt Nam trở thành một mắt xích lý tưởng trong chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.
1 Xuất, Nhập Khẩu Năm 2023 Nỗ Lực Phục Hồi, Tạo Đà Bứt Phá Cho Năm 2024 Available at: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/xuat-nhap- khau-nam-2023-no-luc-phuc-hoi-tao-da-but-pha-cho-nam-2024/ (Accessed: 03 January 2024)
2 Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Tiếp Tục Phục Hồi Available at: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/10/xuat-nhap-khau-cua- viet-nam-tiep-tuc-phuc-hoi/(Accessed: 31 Octorber 2023)
3 Xuất khẩu - điểm sáng nổi bật trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế Available at: https://baochinhphu.vn/xuat-khau-diem-sang-noi-bat-trong-qua-trinh- doi-moi-va-hoi-nhap-quoc-te-102240103084848277.htm (Accessed: 03 January 2024)
4 Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 10 tháng năm 2023 và giải pháp cho thời gian tiếp theo Available at: https://tapchicongthuong.vn/thuc-