1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn kinh tế vĩ mô đề tài tình trạng thất nghiệp ở việt nam

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
Tác giả Ngô Thảo Huyên, Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Trần Huyền Hải Đăng, Nguyễn Đăng Khuê, Phùng Kim Ngân, Nguyễn Triệu Kiều My, Nguyễn Thị Hà Nhi, Trần Ngọc Yến Thơ
Người hướng dẫn Cao Thị Hồng Nga, Giảng viên bộ môn
Trường học Trường Đại học Nha Trang
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Với sự biến động nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường lao động, người lao động đang phải đối mặt với những thách thức mới, từ việc duy trì công việc hiện tại đến việc tìm kiếm cơ hộ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI:

TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Giảng viên bộ môn: Cao Thị Hồng Nga

Lớp: 64.QTKD Nhóm thực hiện: Nhóm 9

1 Ngô Thảo Huyên

2 Nguyễn Ngọc Bảo Châu

3 Trần Huyền Hải Đăng

4 Nguyễn Đăng Khuê

5 Phùng Kim Ngân

6 Nguyễn Triệu Kiều My

7 Nguyễn Thị Hà Nhi

8 Trần Ngọc Yến Thơ

KHÁNH HÒA, 1 - 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên nhóm em xin cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Nha Trang đã đánh giá và đưa bộ môn Kinh tế vĩ mô vào chương trình giảng dạy cho sinh viên chúng em Bên cạnh đó chúng em xin cảm ơn sâu sắc và chân thành đến cô Cao Thị Hồng Nga – giảng viên bộ môn Kinh tế Vĩ mô đã truyền đạt những kiến thức hữu ích và thực tiễn để chúng em có thể dễ dàng hiểu được bộ môn này

Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những lỗi sai và thiếu sót Nhóm em hi vọng cô thông cảm và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em có thể hoàn chỉnh hơn

Một lần nữa, nhóm 9 xin cảm ơn cô và chúc cô nhiều sức khoẻ để có thể tiếp tục truyền lửa cho chúng em

Nha Trang, ngày 03 tháng 01 năm 2023

Nhóm thực hiện NHÓM 9

2

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN NỘI DUNG 5

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP 5

1 Khái niệm về thất nghiệp 5

2 Đo lường thất nghiệp 5

3 Các khái niệm liên quan 5

4 Phân loại thất nghiệp 6

5 Tác động của thất nghiệp 8

II THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 8

III CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP 12

1 Chính sách của chính phủ về kinh tế 12

2 Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động13 KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

BẢNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM 9 16

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam đang là một thách thức đặt ra trước xã hội, tác động không chỉ đến cuộc sống cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia Với sự biến động nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường lao động, người lao động đang phải đối mặt với những thách thức mới, từ việc duy trì công việc hiện tại đến việc tìm kiếm cơ hội mới.Vấn đề không chỉ đặt ra ở mức độ thất nghiệp mà còn nằm ở sự không cân đối về kỹ năng lao động và nhu cầu thị trường Cùng với sự ra đời của công nghệ mới và sự chuyển đổi của các ngành công nghiệp, nhiều người đang phải đối mặt với thách thức cập nhật kiến thức và kỹ năng để không bị tụt hậu

Đặc biệt hơn là trong giai đoạn đại dịch lớn Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay

đã gây ra những thay đổi toàn diện không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đặt ra nhiều thách thức và thay đổi đối với nền kinh tế thế giới Trong tình hình khẩn cấp này, thất nghiệp trở thành một trong những vấn đề chính cần phải đối mặt và giải quyết

Trong bối cảnh đó, thất nghiệp không chỉ là một vấn đề cá nhân, mà còn là một vấn đề

xã hội đòi hỏi sự chú ý và giải quyết từ cả cộng đồng Những con số thống kê không ngừng tăng cao không chỉ là con số lạnh lùng mà còn là những câu chuyện đau lòng về những người mất việc và những gia đình gặp khó khăn

Mục đích của nhóm em khi làm đề tài đó chính là giúp mọi người - những người ít quan tâm đến kinh tế đất nước cập nhật về vấn đề lao động và việc làm nước ta hiện nay đang diễn biến như thế nào, nền kinh tế nước ta hiện tại đang gặp phải những bất cập gì với tình trạng thất nghiệp Quan trọng nhất là những biện pháp em đưa ra có thể giúp nước ta ngăn chặn và khắc phục phần nào tình trạng thất nghiệp đang tăng cao.Và cuối cùng, những người trong độ tuổi lao động cũng có thể tham khảo những biện pháp này để bản thân mình không bị rơi vào tình trạng không có việc làm

4

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP

1 Khái niệm về thất nghiệp

Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận của dân số, trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, có khả năng tham gia lao động, mắc phải tình trạng không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc

Thông thường, tỷ lệ thất nghiệp cao và xảy ra trong một thời gian dài có thể là một trong những dấu hiệu báo hiệu tình trạng suy thoái nghiêm trọng của một nền kinh tế, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến những sự biến động xã hội và chính trị Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế đó đang phát triển rất năng động, có nhiều khả năng nền kinh tế đang sản xuất gần hết công suất, tối đa hóa sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng

và nâng cao mức sống theo thời gian Tuy nhiên, không phải lúc nào tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng tốt, nếu như tỷ lệ thất nghiệp quá thấp cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về một nền kinh tế phát triển quá nóng, gây ra áp lực lạm phát và các điều kiện thắt chặt đối với các doanh nghiệp cần thêm lao động

2 Đo lường thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp ( U – Unemployment Rate) là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội

Trong đó:

U ( Unemployed): Số người thất nghiệp

L ( Labour Force): Lực lượng lao động

3 Các khái niệm liên quan

Trang 6

- Người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi được Hiến pháp quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động

- Người có việc làm (Employment) là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật

- Lực lượng lao động ( Labour force) là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, bao gồm cả những người có việc làm và những người chưa có việc làm

4 Phân loại thất nghiệp

4.1 Phân loại theo loại hình thất nghiệp

- Thất nghiệp theo giới tính:

Ví dụ: Trong lĩnh vực công nghiệp, phụ nữ chiếm đa số trong các ngành nghề dễ bị tổn

thương như sản xuất, chế biến , lắp ráp Trong khi đó, nam giới chiếm đa số trong các ngành nghề ít bị tổn thương hơn như xây dựng, khai thác khoáng sản Điều này khiến cho phụ nữ

có nguy cơ thất nghiệp cao hơn nam giới

- Thất nghiệp theo độ tuổi

Ví dụ: Một người lao động cao tuổi, có sức khỏe kém, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tìm

được việc làm phù hợp với sức khỏe của mình

- Thất nghiệp theo nghành nghề:

Ví dụ: Ngành nông nghiệp: nông nghiệp là một ngành nghề có tính chất thời vụ, phụ thuộc

nhiều vào thời tiết và biến đổi khí hậu Khi thời tiết không thuận lời, sản lượng nông nghiệp giảm, dẫn đến nhu cầu lao động trong ngành nông nghiệp cũng giảm

- Thất nghiệp theo vùng miền:

Ví dụ: Vùng nông thôn: Thất nghiệp ở vùng nông thôn thường cao hơn so với vùng thành

thị Nguyên nhân là do vùng nông thôn thường có cơ cấu kinh tế kém phát triển, tập trung vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,… Đây là những ngành nghề có tính chất thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dẫn đến nhu cầu lao động không ổn định

4.2 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp

6

Trang 7

- Thất nghiệp do cọ xát ( hay thất nghiệp tạm thời ): Khi người lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm mới

Ví dụ: một công ty sản xuất máy tính đang phải đối mặt với giảm doanh số bán hàng do sự

cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty khác Để giảm chi phí và điều chỉnh cơ cấu tổ chức,

họ quyết định giảm bớt nhân sự Kết quả là một số nhân viên bị mất việc làm do không còn đủ công việc cho họ trong công ty

- Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi thời gian, địa điểm và kỹ năng của người lao động cần việc làm không phù hợp với thời gian, địa điểm và kỹ năng của công việc đang cần lao động

Ví dụ: Khi máy vi tính xuất hiện thì máy đánh chữ không còn ai sử dụng Công nhân ngành

sản xuất máy đánh chữ sẽ bị thất nghiệp cơ cấu

- Thất nghiệp do thiếu cầu: xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống

Ví dụ: Trong thời kỳ dịch COVID-19, ngành du lịch và nhà hàng gặp khó khăn do giới hạn

du khách và biện pháp giãn cách xã hội Nhân viên trong ngành này có thể trải qua thất nghiệp do giảm mạnh của khách hàng

- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển ): xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường mà cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động

Ví dụ: Một công ty sản xuất ô tô có thể đối mặt với thất nghiệp khi có sự tiến triển nhanh

chóng của công nghệ ô tô tự lái Việc này có thể dẫn đến cần ít nhân công sản xuất truyền thống hơn, và nhân sự có thể gặp khó khăn khi thích nghi với những thay đổi công nghệ, gây thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường

4.3 Phân loại theo tính chất thất nghiệp

- Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con…) Thất nghiệp loại này thường là tạm thời

- Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động

Trang 8

5 Tác động của thất nghiệp

5.1 Lợi ích của thất nghiệp

- Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với nguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội

- Lợi ích xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn

- Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe

- Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng

- Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả

4.4 Tác hại của thất nghiệp

- Giảm sản lượng kinh tế: Khi có nhiều người thất nghiệp, các doanh nghiệp sẽ không thể tìm thất đủ lao động để sản xuất hàng hóa dịch vụ Điều này có thể dẫn đến giảm sản lượng kinh tế và tăng thất thoát

- Giảm thu nhập và tiêu dùng: Người thất nghiệp không có thu nhập từ việc làm, điều này có thể dẫn đến giảm thu nhập và tiêu dùng của cá nhân, gia đình và nền kinh tế nói chung Khi người thất nghiệp không có tiền để chi tiêu, họ sẽ không thể mua hàng hóa và dịch vụ, điều này có thể dẫn đến giảm doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp và giảm sản lượng kinh tế nói chung

- Tăng chi phí xã hội: Chính phủ phải chi nhiều tiền hơn để hỗ trợ người thất nghiệp, chẳng hạn như trợ cấp thất nghiệp, phúc lợi xã hội và các dịch vụ y tế Trợ cấp thất nghiệp có thể giúp người thất nghiệp trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian họ tìm việc làm mới, nhưng nó cũng gây ra gánh nặng cho ngân sách chính phủ

- Tăng bất bình đẳng: Thất nghiệp có thể làm tăng bất bình đẳng kinh tế Người thất nghiệp thường có thu nhập thấp hơn và tài sản ít hơn so với người có việc làm Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội

- Tăng tội phạm: Thất nghiệp có thể làm tăng tội phạm Người thất nghiệp có thể cảm thấy thất vộng và tuyệt vọng, điều này có thể dẫn đến các hành vi phạm pháp

II THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

8

Trang 9

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong tất cả các ngành và tại mọi miền trong nước từ nông thôn đến thành thị Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất là vào quý II /2020 - khi tình hình diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng và đặc biệt là việc áp dụng quy định giãn cách toàn xã hội càng làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao

Đặc biệt, đợt dịch bùng phát vào tháng 4/2021 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến vào quý III/2021 lên mức 3,98% Lực lượng lao động, số người có việc làm quý IV/2021 tăng so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước Việc nền kinh tế bị ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp phải cho lao động ngừng, giãn hoặc nghỉ việc Điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng kỷ lục trong vòng 5 năm gần đây, cùng với đó là việc nhiều lao động rời bỏ thị trường lao động

Trong năm 2021, tình hình dịch kéo dài và phức tạp hơn trong năm 2020 khiến hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp tục giảm Sau cơn bão đại dịch, nhiều người lao động đã quay trở lại thị trường và có việc làm khiến tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm năm 2021 giảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, trước diễn biến phức tạp và kéo dài của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư khiến tình hình lao động việc làm năm 2021 gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020 Lực lượng lao động, số người có việc làm giảm; tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với năm trước Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách chủ động thích ứng linh hoạt trong phòng chống Covid-19, vừa thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng tính chung cả năm

2021, thị trường lao động vẫn gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành thị vượt mốc 4% Điều này trái với xu hướng thị trường lao động thường được quan sát ở nước ta, với tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường nghiêm trọng hơn so với thành thị

Trang 10

Nhưng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam đều có xu hướng giảm Điều này cho thấy dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và cả hệ thống chính trị nhằm phục hồi kinh tế, hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường lao động nói riêng năm 2022 đang từng bước phục hồi Cụ thể: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,32%, giảm 0,88 điểm phần trăm so với năm trước (quý I là 2,46%; quý II là 2,32%; quý III là2,28%; quý IV là 2,32%) Trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51% (tính đến tháng 9 năm 2022, nguồn GSO)

Thị trường lao động việc làm quý II năm 2023 không duy trì được đà phục hồi và khởi sắc như trong các quý đầu năm 2022 Số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2023 khoảng 940,7 nghìn người, tăng 54,9 nghìn người so với quý trước và tăng 58,9 nghìn người

so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 2,06%, tăng 0,12 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,10 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị quý II/2023 là 1,66% thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,31%) So với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn giảm 0,03 điểm phần trăm và giảm 0,01 điểm phần trăm, trong khi đó khu vực thành thị tăng 0,35 điểm phần trăm và tăng 0,29 điểm phần trăm

Hình 1 Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động

theo quý giai đoạn 2020-2023

10

Trang 11

Trong quý II năm 2023, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi cao nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 3,01% và thấp nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Hồng với 1,03% So với quý trước, tỷ lệ này giảm duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, trong khi đó năm vùng còn lại tỷ lệ thiếu việc làm đều tăng So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này tăng ở ba vùng Đông Nam Bộ với 0,65 điểm phần trăm, Đồng bằng sông Hồng với 0,41 điểm phần trăm, Tây Nguyên với 0,02 điểm phần trăm; ba vùng kinh tế-xã hội còn lại đều chứng kiến sự sụt giảm của tỷ lệ thiếu việc làm Như vậy, lao động ở vùng Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp quy mô lớn (thường có tỷ lệ thiếu việc làm thấp nhất cả nước trong điều kiện bình thường) tiếp tục chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu việc làm từ quý I năm 2023 do tập trung nhiều doanh nghiệp lớn bị cắt giảm đơn hàng

Hình 2 Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng kinh tế - xã hội,

quý II năm 2022, quý I và quý II năm 2023

Trong tổng số 940,7 nghìn người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở quý II năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có tỷ trọng thiếu việc làm cao nhất với 42,2% (tương đương với 397,1 nghìn người thiếu việc làm); tiếp theo là khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 29,2% (tương đương 274,3 nghìn người); khu vực dịch

vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất với 28,6% (tương đương 269,3 nghìn người) So với cùng kỳ năm trước, chỉ có khu vực công nghiệp và xây dựng có số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi tăng (tăng 97,3 nghìn người), trong khi đó, ở khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản và khu vực dịch vụ đều giảm (giảm 30,4 nghìn người và giảm 8,0 nghìn người)

Ngày đăng: 01/08/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w