1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn kinh tế vĩ mô đề tài nhân tố tác động lãi suất ngân hàng dự trữ liên bang hoa kỳ liên hệ việt nam

58 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Mã số sinh viên Họ và tên

Trang 2

Bảng tự dánh giá thành viên nÓrm o 75 5 55055555 5955 50% 0 3 TY 5 590018110 y0 5 4 v0 4

“ăn ôn cece cece ccccccccsscecceseceecsseeceesessessssesesesecsssssesessessseeeetseessteseeseneeas 9

h6 ro na ỏỏ':3ỶŸẼẼỶÃẼỶŸẼẼỶŸẼÝŸ€Ÿ 10

SEN ghaaadđiẳađảiđiđdảảảả 10 5.1.3.2 Tac dng dén Vist Nami ciccccccccccccccsescsseceseseesesecsecsesesssscsessesessesevesevscenseseees 12 5.2 Giai đoạn giảm nhieu nhati c.cscssssssssssssssssssssssessssscssessesscssesssssssssessescesssesssscsesesesees 13 5.2.1 Phân tích - ¿22s 22222212211271271122112111211211121112212111221121212212 12g 14 5.2.1.1 Bối cảnh kinh tế toàn cầu và Mỹ trong năm 2020 - + scscEcEzEzEzxcxez 14 5.2.1.2 Các quyết định lãi suất của FED trong năm 2020 52 s2 21221 xe l6 5.2.1.3 Nhận xét 2-21 2122112111271 1112111211211 0111211212121 12c 20

2

Trang 3

5.3 Giai đoạn Ôn dimh nhat c.ssscsssssssssssesssssesssessessssesssceseesssscssesaccaseacsesateasencacesesceseess 28

5.4.3 Nhận XÉt s52 S221 11222111121121112211211212212212112121221121222121221 re 38 5.5 Tổng kết, kết luận, thảo luận cá nhân 38 5.5.1 Kết luận -. : 2s 212211221 11221121121121121121121211211212121112 112122 reg 38

5.5.2 Thảo luận cá nhân - 2001231102111 11 1111111 n HT 1111111156151 1 11111 11x15 511154 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 4

Bảng tự đánh giá thành viên nhóm

Điềm tự đánh gia (thang

1 K234080992 Pham Yén Vy 10 2 K234080960 Dao Lé Diu Linh 10 3 K234080947 Võ Thị Ngọc Hà 10 4 K234080956 | Nguyễn Nguyên Khánh 10 5 K234080989 Dang Cam Tu 10 6 K234080991 | Nguyễn Phạm Bich Van 10

7 K234080948 Nguyễn Thi Hanh 10 8 K234080972 Nguyễn Trúc Như 10

Trang 5

LOI MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hóa diễn ra với

quy mô rộng khắp thì Mỹ với vị trí là nền kinh tế đứng đầu thế giới có những ảnh hưởng sâu

sắc đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và nổi bật trong đó chính là lãi suất của đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Những biến động, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đối với lãi suất của đồng USD đều tạo ra làn sóng lan tỏa ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới Do đó việc nghiên cứu về lãi suất của FED đã trở thành một đề tài cấp thiết đối với nền kinh tế vĩ mô

Trong bài tiểu luận với đề tài “Nhân tố tác động lãi suất ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và liên hệ Việt Nam”, nhóm chủ trọng vào việc phân tích diễn biến của lãi suất FED thông qua các giai đoạn: tăng nhiều nhất, giảm nhiều nhất, ôn định nhất Trong từng giai đoạn, nhóm đi sâu vào bối cảnh kinh tế xã hội cho những quyết định đó, cách thức mà các nhà lãnh dao cua FED đưa ra những quyết định về lãi suất của đồng USD như thế nào, từ đó phân tích ảnh hưởng của các quyết định như vậy đối với nền kinh tế và đời sống của người dân ở Mỹ và liên hệ đến nền kinh tế Việt Nam Từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đề đối phó với những rủi ro của nền kinh tế

Nghiên cứu về các chính sách đối với lãi suất của FED cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng cho các nhà kinh tế học, nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các quyết định đối với doanh nghiệp hoặc quốc gia của mình Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thé giới đầy biến động như thể này thì những nghiên cứu sâu sắc về chính sách lãi suất của FED sẽ giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về vai trò then chốt của ngân hàng trung ương hàng đầu thể giới này, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách

2 Đối tượng nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu “Nhân tổ tác động lãi suất ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Ky và liên hệ Việt Nam”, nhóm tập trung nghiên cứu về các yếu tố và cơ chế ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), đồng thời phân tích tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam

Một số đối tượng nghiên cứu chính bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạch

định và triển khai chính sách lãi suất của FED, như tình hình kinh tế của Mỹ, các chỉ số và dự

Trang 6

báo về thị trường tài chính, tiền tệ Mỹ, các yếu tổ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, cũng như

mục tiêu, ưu tiên và cơ chế ra quyết định của FED Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ tập trung phân tích vào những tác động của chính sách lãi suất FED đến nền kinh tế Việt Nam, như ảnh hưởng đến lượng vốn đầu tư nước ngoài, tỷ giá hỗi đoái, lãi suất, cung tiền, tín dụng và lạm phát, tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thông qua quá trình nghiên cứu, nhóm hy vọng đề tài sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và giới nghiên cứu tại Việt Nam nắm bắt được vai trò, tác động của chính sách lãi suất FED đối với nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất

các giải pháp, khuyến nghị chính sách phù hợp

3 Phạm vi nghiên cứu

Xét về phạm vi không gian, dé tai tập trung chủ yếu vào nền kinh tế Hoa Kỳ và Việt Nam, đặc biệt là các mỗi quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) va nén kinh tế Việt Nam

Về thời gian, đữ liệu và thông tin được sử dụng chủ yếu từ năm 2009 cho đến nay nhằm phản ánh bối cảnh và xu hướng mới nhất Tuy nhiên, đề tài cũng sẽ nghiên cứu các nhân tố liên quan trong những năm trước đó, đề tìm hiểu xu hướng và quy luật vận động lâu đài

Về nội dung, đề tài sẽ tập trung vào ba khía cạnh chính: (1) Nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình hoạch định và triển khai chính sách lãi suất của FED; (2) Nghiên cứu sự biến động của lãi suất FED thông qua các giai đoạn; (3) Phân tích những tác động của chính sách lãi suất FED đến nền kinh tế Việt Nam

Trang 7

4.2 Định nghĩa lãi suất

Lãi suất ngân hàng là tỷ lệ giữa mức lãi với tiền vốn gửi vào hoặc cho vay trong một thoi ki hay tỉ lệ giữa chi phí phải trả trên một lượng tiền nhất định đề được sử dụng lượng tiền ấy trong khoảng thời gian do ngân hàng quy định hoặc thoả thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng và với những khách hàng trao đôi nghiệp vụ với ngân hàng

4.3 Các yếu tổ tác động đến lãi suất

4.3.1 Yếu tổ kinh tế

a) Lam phat

Mỗi quan hệ giữa lạm phát và lãi suất khá phức tạp Nhìn một cách tông thế, mức lạm phát của một quốc gia cao, sẽ dẫn đến sự điều chỉnh lãi suất ngân hàng tăng lên và ngược lại, khi lạm phát giảm, ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất giảm Khi lạm phát tăng, ngân hàng trung ương thường sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát Điều này giúp cho việc vay tiền trở nên đắt đỏ hơn, từ đó hạn chế lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, góp phần giảm bớt sức ép lên giá cả Lãi suất cao còn khuyến khích người dân tiết kiệm tiền thay vì chỉ tiêu, cũng góp phần giảm bớt nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, từ đó giúp kiểm soát

lạm phát Ngược lại, khi lạm phát giảm, ngân hàng trung ương có thế giảm lãi suất để kích

thích nền kinh tế Lãi suất thấp khiến cho việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn, từ đó khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, thúc đây tăng trưởng kinh tế Lãi suất thấp có thê khiến cho giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên, nhưng nếu được kiêm soát hợp lý, nó có thể giúp nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn suy thoái Một số ví đụ trong các năm vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra các chính sách để hạn chế tình trạng lạm phát xảy ra Năm 2022, lạm phát tại Việt Nam tăng cao do nhiều yếu tố, bao gồm giá nhiên liệu, giá lương thực phâm thế giới tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng Đề kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất điều hành nhiều lần trong năm Năm 2023, do ảnh hưởng của suy thoái

Trang 8

kinh tế toàn cầu, lạm phát tại Việt Nam có xu hướng giảm Ngân hang Nha nước Việt Nam đã giảm lãi suất điều hành đề hỗ trợ doanh nghiệp và người dân

b) Thị trường lao động

Đây cũng là một trong những yếu tố kinh tế nổi bật gây tác động đến việc điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương Khi thị trường lao động mạnh, nhu cầu lao động cao, dẫn đến mức lương tăng Việc tăng lương khiến cho chỉ phí sản xuất tăng lên, từ đó có thể dẫn đến lạm phát Đề kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương có thê tăng lãi suất Khi thị trường lao động yếu tý lệ thất nghiệp cao, mức lương giảm Việc giảm lương khiến cho nhụ

cầu tiêu dùng giảm sút, từ đó có thê dẫn đến giảm phát Đề hỗ trợ nền kinh tế, ngân hàng

trung ương có thể giảm lãi suất Vào năm 2022, nền kinh tế Hoa Kỳ có thị trường lao động mạnh mẽ, với tỷ lệ thất nghiệp thấp và mức lương tăng cao Đề hạn chế tình trạng khó khăn cho các doanh nghiệp, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã tăng lãi suất nhiều lần trong năm

4.3.2 Yếu tố thị trường

a)_ Tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lãi suất tương đối phức tạp và có sự tác động qua lại với nhau Khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh, nhu cầu về vốn vay tăng cao, dẫn đến lãi suất tăng do nhu cầu vay vốn cao khiến cho nguồn cung vốn trên thị trường tài chính trở nên khan hiếm, từ đó đây lãi suất lên cao Tăng trưởng kinh tế cao thường đi kèm với lạm phát, mà lãi suất cao là một công cụ để kiềm chế lam phát Khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, nhu cầu về vốn vay giảm sút, dẫn đến lãi suất giảm là vì nhu cầu vay vốn thấp khiến cho nguồn cung vốn trên thị trường tài chính đồi dào, từ đó đây lãi suất xuống thấp Tăng trưởng kinh tế thấp thường đi kèm với giảm phát, mà lãi suất thấp có thê giúp kích thích nền kinh tế Trong những giai đoạn nền kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, Nhà nước đã đưa ra một số biện pháp để ứng phó với những sự thay đôi đó, chẳng hạn vào năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái Đề hỗ trợ nền kinh tế, các ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục

Năm 2021, khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhu cầu về

vốn vay tăng cao, dẫn đến lãi suất tăng b) Tỉnh hình chính trị

Những bắt ôn chính trị và tình hình chính trị căng thắng ở một số quốc gia, sẽ làm cho quá trình vốn đầu tư nước ngoài đưa vào trong nước bị hạn chế Khi tình hình chính trị bắt ồn, nhà đầu tư thường trở nên e đè hơn, dẫn đến nhu cầu về tài sản an toàn như trái phiêu

8

Trang 9

chính phủ tăng cao Nhu cầu cao này đây lãi suất trái phiếu lên, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất chung của nền kinh tế Rủi ro về chính trị còn làm cho đồng tiền của một quốc gia nhanh chóng bị mắt giá, ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất tăng lên để ngăn chặn tỉnh trạng thất thoát niềm tin vào đồng tiền Lấy ví đụ về đất nước Venezuela, tình hình kinh tế và chính trị bất ôn là một trong những nguyên nhân dẫn đến đồng tiền của quốc gia này bị mat giá nhanh chóng, siêu lạm phát xảy ra, đến mức việc điều chỉnh lãi suất không còn là biện pháp hữu hiệu đề giải quyết van dé này

5 Phân tích kết quả nghiên cứu 5.1 Giai đoạn tăng nhiều nhất

5.1.1 Phân tích

Lãi suất sẽ có tác động đáng kê đến nền kinh tế do đó lãi suất của FED là một công cụ quan trọng để duy trì nền kinh tế ôn định Lãi suất quỹ liên bang là mức mà các ngân hàng trả cho nhau trong thời gian đài giao dịch, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến một số sản phẩm cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng Lãi suất giảm sẽ kích thích hiệu quả này bằng cách giúp người đân và doanh nghiệp dễ dàng lấy tiền hơn để mua hang va dau tư tốt hơn, dẫn đến hoạt động kinh tế gia tăng Trong khi đó, lãi suất cao hơn sẽ cản trở việc thanh toán của cả người tiêu dùng và việc làm bằng cách tăng giá giao dịch, dẫn đến hoạt động kinh tế giảm Sau đây nhóm chúng em sẽ phân tích giai đoạn tăng lãi suất nhanh nhất của FED chính là

giai đoạn từ 16/3/2022 đến 5/2023

Trong năm 2022: FED đã thê hiện quyết tâm trong việc kiếm soát lạm phát đang ở mức cao với 7 lần tăng lãi suất (bắt đầu từ tháng 3), đặc biệt với 4 lần tăng lãi suất liên tiếp ở mức 75 điểm cơ bản vào các tháng 6, 7, 9 và II đưa mức lãi suất từ mức 0-0,25% hồi đầu năm lên mức 4,25-4,5% vào cuối năm 2022, trước khi tăng lên mức 4,5-5,75% như hiện tại Lạm phát tại Mỹ đã có xu hướng giảm mạnh vào tháng 12/2022, kế từ mức cao kỷ lục hồi

tháng 6/2022,chính là nguyên nhân dẫn quyết định chỉ tăng lãi suất ở mức thấp (0,25%) Sau cuộc họp vào 2 ngày 01-02/02/2023, FED đã thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm %) đưa mức lãi suất lên mức 4,5%-4,75% Ngày 22/03/2023, FED

lại tiếp tục thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm Từ đó lãi suất tham chiếu tại

Mỹ đừng ở mức khoảng 4,75%-5% Đây là mức cao nhất kê từ tháng 9/2007

5.1.2 Nguyên nhân

Nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bat loi do dai dich Covid-19 nam 2020, dac biệt là về tăng trưởng GDP toàn cầu Tăng trưởng GDP toàn cầu sụt giảm đáng kế, từ 2,6% năm

2019 xuống -3,% năm 2020

Trang 10

Nền kinh tế toàn cầu trải qua sự hỗi sinh vào năm 2021 khi tăng trưởng GDP toàn cầu tang tir -3,1% năm trước lên 6% trong năm nay Tuy nhiên, đến cuối tháng 2 năm 2022, thé giới lại phải đối mặt với một bước thụt lùi khác Việc bắt đầu xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine gay ra tác động bất lợi thứ hai đối với tăng trưởng kinh tế

Sự leo thang xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đã tác động không nhỏ tới nguồn cung khí đốt cho châu Âu, khiến giá năng lượng tăng mạnh Giá năng lượng thế giới tăng đã truyền dẫn đến đà tăng của lạm phát tại Mỹ Đỉnh điểm vào đầu năm 2023, lạm phát của Mỹ tăng lên mức đỉnh điểm 9,1% trong tháng 6-2022 , đây là mức lạm phát rất cao so với mục tiêu của FED là 2%, Với thời điểm xung đột bùng nô, Cục Dự trữ Liên bang sau một thời gian thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với lãi suất ở mức 0,08% đã khởi xướng một loạt đợt tăng lãi suất nhằm gir lam phat thap va 6n dinh tai mirc muc tiéu

Covid-19, khi FED ha lãi suất về gần 0 đề vực dậy nền kinh tế

Bước sang năm 2022, nền kinh tế Mỹ có hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng dương Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn rất chậm và thấp hơn 1% trong suốt cả năm 2022 Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quéc héi My (Congressional Budget Office), tăng trưởng

GDP của Mỹ sẽ chỉ bắt đầu lay lai đà hồi phục từ quý 2/2024

b) Lam phat

Sau các động thái thắt chặt mạnh mẽ chính sách tiền tệ với mục tiêu về 2%, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đã có xu hướng giảm dân Tỷ lệ lạm phát từ 7,7% (tháng 10-2022) giảm xuống còn 7,1% (tháng 11-2022), đồng thời tỷ lệ lạm phát lõi đã giảm từ 6,6% (tháng 9-2022)

xuống còn 6% (thang 11-2022)

10

Trang 11

FED tang lãi suất, chí phí đi vay tăng lên, đồng nghĩa các khoản thanh toán nhà hoặc các khoản vay mua ô tô trở nên đất đỏ hơn Người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít đi ăn ở nhà hàng yêu thích, trì hoãn việc sửa sang nhà cửa hoặc bỏ qua một kỳ nghỉ Những quyết định đó làm giảm nhu cầu của người tiêu đùng và ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề Nhà hàng có thé cắt giảm giờ làm hay khách sạn đó có thể cắt giảm nhân viên

Khi lãi suất tăng lên, nhu cầu giảm, nhiều doanh nghiệp không còn cách nào để xoay sở với tình hình kinh doanh và buộc phải cắt giảm nhân sự hoặc hạn chế tuyên dụng thêm người mới Thực tế, các tập đoàn công nghệ lớn như Meta, Intel, Google đã phải cắt giảm một số vị trí nhất định trong thời gian gần đây Và không chỉ ở Mỹ, các doanh nghiệp tại các quốc gia khác cũng bùng nỗ “làn sóng sa thải”

Việc thắt chặt tiền tệ và tài chính đối với tàu hỏa sẽ làm giảm nhu cầu đối với cả hàng hóa năng lượng và phi năng lượng, đặc biệt là trong các danh mục nhạy cảm với lãi suất như hàng tiêu dùng lâu bền Điều này sẽ khiến giá hàng hóa tăng với tốc độ chậm hơn hoặc thậm chí giảm, và cũng có thế đây giá năng lượng xuống thấp hơn trong trường hợp không có thêm sự gián đoạn nào trong thị trường hàng hóa

Áp lực từ phía cung sẽ giảm bớt khi đại dịch giảm bớt sự kim kẹp và các đợt phong tỏa cũng như gián đoạn sản xuất ít xảy ra hơn Tăng trưởng kinh tế chậm lại cuối cùng sẽ đây lạm phát khu vực dịch vụ xuống và kìm hãm tăng trưởng tiền lương

Diễn biến lạm phát toàn phần và lạm phát lõi (loại bỏ biến động giá thực phẩm và giá năng lượng) tại Hoa Kỳ từ năm 2020 đến nay

c) Thị trường chứng khoán

Mỗi quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán có xu hướng di chuyển ngược

chiều nhau: khi FED cắt giảm lãi suất, nó sẽ khiến thị trường chứng khoán đi lên và khi FED

tăng lãi suất, nó sẽ khiến toàn bộ thị trường chứng khoán đi xuống

Lãi suất thị trường cao hơn có thế có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán

Khi FED tăng lãi suất khiến việc vay tiền trở nên đắt đỏ hơn, chỉ phí kinh doanh tăng lên đối

với các công ty đại chúng (và tư nhân) Theo thời gian, chi phí cao hơn và ít hoạt động kinh doanh hơn có thê đồng nghĩa với việc doanh thu và thu nhập của các công ty đại chúng thấp hơn, có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và giá trị cô phiêu của họ Nếu chi phí vay tiền từ ngân hàng tăng lên, cơ hội mở rộng đầu tư vào tư liệu sản xuất của một tập đoàn sẽ bị đình trệ Lãi suất có thê cao đến mức nhiều công ty sẽ không đủ khả năng đề phát triển Ngay lập tức hơn là tác động của việc tăng lãi suất của FED đối với tâm lý thị trường, hoặc cách các nhà đầu tư cảm nhận về điều kiện thị trường Khi FED thông báo tăng lãi suất, các

11

Trang 12

nhà giao dịch có thể nhanh chóng bán bớt cô phiếu và chuyên sang các khoản đầu tư phòng thủ hơn mà không cần chờ đợi quá trình lãi suất cao hơn kéo dài và phức tạp tác động đến toàn bộ nền kinh tế

Chỉ số S&P 500: Chỉ số chứng khoán chính của Mỹ giảm 19,4%, tương đương mắt đi hơn 8.000 tỷ USD giá trị thị trường Chỉ số Dow Jones giảm 8,8%, tương đương mất đi hơn 3.000 tỷ USD giá trị thị trường Chỉ sé Nasdaq, tập trung vào các công nghệ cao, giảm

33,1%, tương đương mất đi hơn 13.000 tỷ USD giá trị thị trường Nhà đầu tư cá nhân và tổ

chức đều chịu tôn thất nặng nẻ do giá cô phiếu giảm mạnh 5.1.3.2 Tác động đến Việt Nam

Đối với kinh tế thế giới, trong ngắn hạn, việc FED tăng lãi suất không gây nhiều tác động vì đã được dự báo từ trước và được thực hiện theo lộ trình Còn trong dài hạn, sẽ khiến chỉ phí vốn và trả nợ của Chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình tăng cao, điều này sẽ

khiến cho kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại Tuy nhiên, đối với Việt Nam, tác động đến

nên kinh tế là không nhiều nhưng vẫn đáng được quan tâm Có thé thay, dot tăng lãi suất của EED trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 đã tác động mạnh đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triên nói chung và Việt Nam nói riêng Kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trên các khía cạnh: tỷ giá hối đoái, hoạt động xuất nhập khẩu, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI), hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp

a) Tỷ giá USD/VND

Các đợt tăng lãi suất không ngừng nghỉ từ cuối quý I năm 2022 của FED đã đưa chỉ số USD Index lên mức cao nhất trong 20 năm qua và tác động đến tỷ giá USD/VND Dù Ngân hang Nha nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, tỷ giá trong nước vấn tiếp tục tăng mạnh Vào quý III năm 2022, giá USD tại các ngân hàng đã tăng thêm khoảng 600 đồng, chính thức vượt mốc 24.000 đồng Gần l1 tháng sau đó, giá USD đã leo lên mức kỷ lục là gần 24.900 đồng, đưa mức mắt giá của tiền VND kế từ đầu năm lên mức cao nhất trong

nhiều năm qua là 8,6%

Trong bối cảnh FED liên tục tăng lãi suất điều hành, việc tỷ giá USD tăng là điều

đương nhiên Nhiều đồng tiền trên thé giới đã mắt giá đến 40% so với USD nhưng VND vẫn là một trong số những đồng tiền giữ ổn định nhất trong khu vực Do đó, tỷ giá ở Việt Nam chưa đến mức quá căng thăng

b)_ Xuất nhập khẩu

Việc FED tăng lãi suất sẽ khiến đồng USD trở nên hấp dẫn hơn so với VND, tỷ giá bị

12

Trang 13

tác động và ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khâu và nhập khâu của Việt Nam Đồng USD tăng giá so với VND sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhập khâu như doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, năng lượng gặp khó khăn Đặc biệt, hàng điện tử với giá trị k„n ngạch xuất khâu lớn và chiếm tỷ trọng cao trong GDP của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng do nguyên liệu chủ yếu phải nhập khâu Đồng thời, đồng USD mạnh lên trong đài hạn, tỷ giá có khả năng tăng lên sẽ làm cho hàng hóa của Việt Nam rẻ hơn so với trước, góp phân thúc đây xuất khâu Mỹ là một trong những thị trường quan trọng, hằng năm nhập khâu hàng chục tỷ USD từ Việt Nam Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ thắt chặt chỉ tiêu, cùng với đó là việc đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả hàng hóa tăng khiến nhập khâu hàng từ Việt Nam giảm mạnh

đến 11,8%

c)_ Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam (FD])

Đồng USD trở nên dần hấp dẫn hơn so với VND sẽ làm giảm sức hút đối với luỗng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và ảnh hưởng đáng kế đến nguồn kiều hối Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2023, đòng vốn FDI vào Việt Nam đạt 17,4 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2022 Nguyên nhân lả do lãi suất cao tại Mỹ khiến các nhà đầu tư có xu hướng chuyên dịch vốn sang kênh đầu tư an toàn hơn như trái phiếu kho bạc Mỹ, từ đó làm giảm dòng vốn FDI chảy vào các thị trường mới nổi như Việt Nam Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, vì vậy khi FED tăng lãi suất, tỷ giá VND/USD tăng không nhiều do dự trữ ngoại hồi của Việt Nam đạt mức khá cao, đủ khả năng chống chịu các cú sốc bên ngoài Vì vậy, nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối, thực hiện giải ngân vốn FDI dự báo vẫn tăng ôn

định

5.2 Giai đoạn giảm nhiều nhất

Năm 2020 được ghi nhận là một năm đây biến động và thử thách đối với nền kinh tế

toàn cầu, khi đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng, gây ra những tác động sâu sắc và chưa từng có tiền lệ Đại dịch COVID-L9 không chỉ gây ra cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng mà còn làm rung chuyên hệ thống kinh tế của hầu hết các quốc gia, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống và hoạt động kính doanh trên khắp thế giới Các quốc gia phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh té, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu Trong bối cảnh này, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đã phải triển khai một loạt các biện pháp tiền tệ nhằm duy tri su én định và khôi phục niềm tin vào nền kinh tế Trong số đó, việc điều chỉnh lãi suất đóng vai trò quan trọng nhất FED đã nhanh chóng hạ

13

Trang 14

lãi suất xuống mức gần bằng 0, nhăm khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn

5.2.1 Phân tích

5.2.1.1 Bối cảnh kinh tế toàn cầu và Mỹ trong năm 2020

a) Tác động của địa dịch COVID-19 * Khủng hoảng y tế

Dai dich COVID-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và nhanh

chóng lan rộng toàn cầu vào đầu năm 2020, gây ra một cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng Hệ thống y tế của nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, bị áp lực nặng nề do số ca nhiễm và tử vong tăng cao Tại Mỹ, số ca nhiễm đạt hàng triệu và số ca tử vong lên đến hàng trăm nghìn Các bệnh viện đối mặt với tình trạng quá tải, thiếu trang thiết bị y tế và nhân lực

* Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội

Để ngăn chặn sự lây lan của virus, chính phủ Mỹ và các bang đã áp dụng các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội nghiêm ngặt Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc hoạt động dưới công suất Các trường học chuyên sang học trực tuyến, các sự kiện thê thao và giải trí bị hủy bỏ hoặc hoãn lại Những biện pháp này đã làm giảm mạnh hoạt động kinh tế và tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động

+ Tê hệt các ngành công nghiệp

Dai dich COVID-19 da tac dong mạnh mẽ đến nhiều ngành công nghiệp:

Du lịch và hàng không Các hạn chế di chuyên và lo ngại về sức khỏe đã làm giảm

số lượng hành khách du lịch và hàng không Các hãng hàng không lớn như Delta, American Airlines phải cắt giảm nhiều chuyền bay và nhân viên

Dịch vụ Các nhà hàng, khách sạn, và các dịch vụ giải trí bị ảnh hưởng nặng nề do lệnh phong tỏa và hạn chế tụ tập đông người Nhiều đoanh nghiệp trong ngành này phải đối mặt với tình trạng phá sản hoặc đóng cửa vĩnh viễn

Sản xuất Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu giảm, và các biện pháp giãn cách xã hội đã làm giảm sản lượng sản xuất Nhiều nhà máy phải tạm ngừng hoạt động hoặc giảm công suất

b) Suy giảm kinh tế

* Sụt giảm GDP

Nền kinh tế Mỹ chịu tác động nặng nẻ từ dai dich COVID-19 GDP quý II năm 2020

giảm mạnh kỷ lục 32,9% so với cùng kỳ năm trước Đây là mức giảm sâu nhất của một quý, kế từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, xóa sạch thành quả tăng trưởng kinh tế trong 5 năm

14

Trang 15

qua và ghi dấu mức tăng trưởng tôi tệ nhất tính từ năm 1947 Suy giảm GDP phản ánh sự

giảm sút trong tiêu dùng cá nhân, đầu tư doanh nghiệp, xuất khâu và nhập khâu Các ngành dịch vụ, du lịch, và giải trí chịu tác động nặng nề nhất

* Tăng vọt thất nghiệp

Thất nghiệp tăng vọt, với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 14,7% vào thời điểm tháng 4/2020 -

tương đương 23,L triệu lao động không có việc làm, mức cao nhất kế từ đại suy thoái những năm 1930 Hàng triệu người Mỹ mắt việc làm hoặc phải nghỉ việc tạm thời Các chương trình trợ cấp thất nghiệp được mở rộng, nhưng không đủ đề bù đắp hoàn toàn thu nhập bị mat của người lao động Tình trạng thất nghiệp dài hạn cũng gia tăng, gây áp lực lên hệ thống an sinh xã hội và gia tăng bất bình đăng kinh tế

x* Biến động thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh khi dịch bệnh lan rộng và các biện pháp phong tỏa được thực hiện Chỉ số S&P 500 giảm hơn 30% từ giữa tháng 2 đến cuỗi tháng 3, phản ánh tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư và lo ngại về tác động kinh tế của đại dịch Các cô phiếu trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, như du lịch, hàng không và năng lượng giảm mạnh Tuy nhiên, một số ngành như công nghệ và y tế lại tăng trưởng đo nhu cầu gia tăng trong bối cảnh đại địch COVID-19

c) Khủng hoảng tài chính

* Thiếu thanh khoản và hoảng loạn trên thị trường tài chính

Tình trạng thiếu thanh khoản Khi dai dich COVID-19 lan rộng, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào tình trạng hoảng loạn Nhà đầu tư đồng loạt bản thảo các loại tài sản khác nhau đề tìm kiếm tiền mặt Điều này dẫn đến tỉnh trạng thiếu thanh khoản nghiêm trọng, khi mà cung tiền không đủ để đáp ứng nhu cầu Các ngân hàng và tô chức tài chính gặp khó khăn trong việc đuy trì thanh khoản cần thiết để hoạt động hàng ngày và đáp ứng các yêu cau rút tiền của khách hàng

Lãi suất trái phiếu chính phú Mỹ Lãi suất trái phiêu chính phủ Mỹ, đặc biệt là trái

phiếu kỳ hạn 10 năm, giảm mạnh do nhu cầu tăng cao đối với tài sản an toàn Nhà đầu tư coi trái phiếu chính phủ là nơi trú ấn an toàn trong thời kỳ khủng hoảng, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ trong việc mua vào trái phiếu này Kết quả là, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục, với lãi suất trái phiêu 10 năm giảm xuống dưới 1% lần đầu tiên trong lịch sử vào tháng 3/2020

x* Biến động trên thị trường tiền tệ và hàng hóa

Tăng giá đồng đô la Mỹ Đồng đô la Mỹ tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác

15

Trang 16

khi nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ân an toàn Chỉ số DXY, đo lường giá trị của đồng đô la Mỹ so với rồ các đồng tiền chính, tăng vọt lên mức cao nhất trong ba năm vào tháng 3/2020 Sự tăng giá của đồng đô la phản ánh nhu cầu toàn cầu đối với tài sản an toàn, trong bối cảnh bất én kinh tế và tài chính gia tăng Đồng đô la mạnh lên cũng gây áp lực lên các nền kinh tế khác, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, khi nợ băng đồng đô la của họ trở nên đắt đỏ hơn

Giá dâu giảm sấu Giá đầu giảm sâu đo nhu cầu năng lượng giảm mạnh và xung đột về sản lượng giữa các nước sản xuất đầu lớn Đại dịch COVID-19 đã làm giảm nhu cầu dầu toàn cầu khi các hoạt động kinh tế bị đình trệ, giao thông vận tải giảm mạnh vả nhiều nhà máy đóng cửa Cùng lúc đó, một cuộc xung đột về sản lượng giữa các nước sản xuất đầu lớn, đặc biệt là Saudi Arabia và Nga, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu Vào tháng 4/2020, giá dầu WTI thậm chí đã rơi vào vùng âm lần đầu tiên trong lịch sử, khi các nhà sản xuất không có đủ kho chứa và phải trả tiền để người mua nhận dâu

Biến động giá vàng Giá vàng tăng mạnh khi nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ân an toàn trong bối cảnh bất ôn kinh tế và tài chính Vàng thường được coi là tài sản an toàn trong thời kỳ khủng hoảng, và giá vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục vào tháng 8/2020, vượt qua mốc 2.000 USD/ounce lần đầu tiên Sự gia tăng giá vàng phản ánh tâm lý lo ngại về lạm phát tiềm ân và sự bắt ôn trên các thi trường tải chính

5.2.1.2 Cac quyét định lãi suất của FED trong năm 2020 a) Phản ứng ban đầu

* Quyết định cắt giảm lãi suất ngày 3/3/2020

Vào ngày 3/3/2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện một động thái chưa

từng có kế từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi quyết định cắt giảm lãi suất khẩn

cấp Mức lãi suất chuân đã được giảm từ khoảng I,5-l,75% xuống còn 1,0-1,25% Quyết

định này phản ánh sự nghiêm trọng của tình hình kinh tế toàn cầu khi đại địch COVID-L9

bắt đầu lan rộng, gây ra những tác động tiêu cực lớn đến thị trường tài chính và kinh tế

* Các mục tiêu của quyết định cắt giảm lãi suất ngày 3/3/2020

Cưng cấp thanh khoản cho thị trường tài chính Khi tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên tôi tệ, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn và thiếu thanh khoản Bằng cách hạ lãi suất chuẩn, FED hy vọng các ngân hàng sẽ có thêm nguồn vốn với chỉ phí thấp hơn, từ đó duy trì khả năng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và hộ gia đình Điều này giúp giảm bớt áp lực thanh khoản trên thị trường và ngăn chặn tình trạng đóng băng tín dụng, điều có thê làm tôi tệ thêm tình trạng kinh tế

16

Trang 17

Giảm bớt chỉ phí vay vốn Lãi suất thấp hơn đồng nghĩa với chỉ phí vay vốn thấp hơn Khi lãi suất giảm từ 1,5-1,75% xuống còn 1,0-1,25%, cac khoản vay mua nhà, vay tiêu dùng và vay kinh doanh trở nên rẻ hơn, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục chỉ tiêu và đầu tư Điều này rất quan trọng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và đầu tư suy giảm do địch bệnh và các biện pháp phong tỏa Bằng cách giữ chi phí vay vốn ở mức thấp, FED hy vong sẽ hỗ trợ hoạt động kinh tế và tránh một cuộc suy thoái sâu

Ôn định tâm lý thị trường Một trong những mục tiêu quan trọng của quyết định cắt giảm lãi suất là ôn định tâm lý thị trường Khi thị trường tài chính rơi vào trạng thái hoảng loạn, tâm lý nhà đầu tư trở nên rất bất ôn, dẫn đến các quyết định bán tháo tài sản và tạo ra vòng xoáy suy thoái tài chính Quyết định cắt giảm lãi suất được kỳ vọng sẽ trấn an nhà đầu tư, thê hiện rằng FED san sảng sử dụng mọi công cụ có thé dé chéng lại tác động kinh tế của đại dịch Thông qua việc hạ lãi suất, FED muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng họ cam kết duy trì ôn định tài chính và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khủng hoảng

* Phản ứng của thị trường

Tác động tích cực ban đấu Quyết định cắt giảm lãi suất ban đầu đã tạo ra một tác động tích cực nhất định trên thị trường tài chính Các chỉ số chứng khoán như S&P 500 va Dow Jones đã có những phản ứng tăng điểm ngắn hạn, thế hiện sự an tâm của nhà đầu tư

trước động thái quyết liệt của FED Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm xuống, phản ánh

sự kỳ vọng vào việc duy trì chỉ phí vay vốn thấp và tăng cường thanh khoản

Sự lo ngại kéo đài Mặc đù có tác động tích cực ban đầu, nhưng tâm lý lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của virus và tác động kinh tế dài hạn vẫn chỉ phối thị trường Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục biến động mạnh, và một số phiên giao địch sau đó vẫn chứng kiến sự giảm điểm sâu Nhà đầu tư vẫn tiếp tục lo ngại về khả năng của các biện pháp tiền tệ và tài chính có thê đủ để chống lại suy thoái kinh tế do dai dich gay ra

b) Cắt giảm lãi suất khẩn cấp lần thứ hai

* Quyết định cắt giảm lãi suất ngày 15/3/2020

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED vào ngày 15/3/2020 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc đối phó với tác động kinh tế nghiêm trong cua dai dich COVID-19 Chỉ trong vòng hai tuần, FED đã liên tiếp cắt giảm lãi suất, đưa mức lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0-0,25% Động thái này được thực hiện trong bối cảnh tình hình địch bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng và các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội đã làm suy giảm hoạt động kinh tế trên điện rộng Đây là mức lãi suất thấp nhất kế từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

17

Trang 18

* Các mục tiêu của quyết định cắt giảm lãi suất ngày 15/3/2020

Thúc đẩy tiêu dùng và đâu wz Mức lãi suất cực thấp giúp giảm chỉ phí vay vốn,

khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu và đầu tư

Giảm chi phí vay vốn: Mức lãi suất cực thấp giúp giảm chỉ phí vay vốn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Khi chỉ phí vay giảm, đoanh nghiệp có thể đễ dàng tiếp cận nguồn vốn dé duy trì hoạt động san xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư, và tránh được tình trạng phá sản Đối với người tiêu dùng, lãi suất thấp khuyến khích họ vay mượn để mua sắm, đầu tư vào bất động sản hoặc các khoản đầu tư khác, từ đó kích thích tiêu dùng cá nhân

Tăng cường chỉ tiêu và đâu tư trong bối cảnh giăn cách xã hội Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã làm giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng và đầu tư Trong bối cảnh này, việc cắt giảm lãi suất nhằm tạo động lực cho các hoạt động kinh tế bằng cách làm cho việc vay mượn trở nên đễ dàng hơn và ít tốn kém hơn Điều này đặc biệt quan trọng khi các doanh nghiệp cần vốn đề duy trì hoạt động và người tiêu dùng cần tài chính để đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong thời kỳ khủng hoảng

Hỗ trợ hệ thống tài chính FED muôn đảm bảo răng hệ thông tài chính có đủ thanh khoản đề đối phó với tình trạng căng thắng Việc cắt giảm lãi suất giúp giảm bớt áp lực lên các tô chức tài chính và hỗ trợ thị trường tín dụng

+ Đảm bảo thanh khoản trong hệ thống tài chính: Thanh khoản là yêu tố quan trọng giúp các tô chức tài chính hoạt động trơn tru và hỗ trợ thị trường tín dụng Trong bối cảnh khủng hoảng, nhu cầu thanh khoản tăng cao, và việc giảm lãi suất giúp giảm áp lực lên các tô chức tài chính, từ đó duy tri su ổn định của hệ thống tài chính +Giam bot áp lực lên các tô chức tài chính: Các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân

hàng, phải đối mặt với áp lực lớn từ việc khách hàng rút tiền, giảm giá trị tài sản, và tăng trưởng nợ xấu Việc cắt giảm lãi suất giúp giảm chi phí huy động vốn, từ đó các tô chức tài chính có thế tiếp tục cung cấp tín dụng cho nên kinh tế Điều này øiúp ngăn chặn tình trạng đóng băng tín dụng và hỗ trợ các doanh nghiệp vả hộ gia đình tiếp tục vay mượn trong thời kỳ khủng hoảng

Duy trì niềm tin vào nên kinh tế Băng cách hành động quyết liệt và kịp thời, FED mong muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ răng họ sẵn sàng sử dụng tất cả các công cụ có sẵn đề hỗ trợ nền kinh tế và ngăn chặn một cuộc suy thoái nghiêm trọng Điều này nhằm củng cô niềm tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng vào khả năng của FED trong

việc quản lý tình hình kinh tế và tài chính

* Các biện pháp hỗ trợ khác

18

Trang 19

Ngoài việc cắt giảm lãi suất, FED còn thực hiện nhiều biện pháp khác dé hé tro nén

kinh tế:

Mua vào tài sản FED mở rộng chương trình mua vào trái phiếu chính phủ và chứng khoán bảo đảm bằng tài sản để bơm thêm thanh khoản vào thị trường Điều này giúp giữ lãi suất đài hạn ở mức thấp, hỗ trợ cho vay và đầu tư dài hạn Chương trình này không chỉ hỗ

trợ thị trường tài chính mà còn giúp đuy trì ôn định kinh tế trong dài hạn

Thiết lập các chương trình cho vay khẩn cấp FED thiết lập nhiều chương trình cho vay khân cấp đề cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và chính quyền địa phương Các chương trình này bao gồm: Main Street Lending Program, Commercial Paper Funding Facility (CPFF), Money Market Mutual Fund Liquidity Facility (MMLF), va Municipal Liquidity Facility (MLF)

Hỗ trợ thị trường tín dụng FED cung cấp thanh khoản cho thị trường tín dụng thương mại và mở rộng khả năng cho vay đối với các tổ chức tài chính Điều này giúp duy trì hoạt động của các thị trường tín dụng và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận

nguồn vốn

* Phản ứng của thị trường và nền kinh tế

Ôn định thị trường tài chính Các biện pháp mạnh mẽ của FED đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định thị trường tài chính trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Việc FED triển khai các gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp và hạ lãi suất đã cải thiện niềm tín của nhà đầu tư Từ cuối tháng 3/2020, các chỉ số chứng khoán chính như S&P 500 và Dow Jones bắt đầu phục hồi, dần dân lấy lại một phần giá trị đã mất trong thời gian đầu của đại dich Những biện pháp này không chỉ giúp ôn định thị trường chứng khoán mà còn duy trì đòng chảy tín dụng và giảm áp lực lên hệ thống tài chính

Giảm bớt tác động tiêu cực trong ngắn hạn Các biện pháp của FED đã giúp giảm bớt tác động tiêu cực của đại dịch trong ngắn hạn, nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn Các biện pháp hỗ trợ này đã giúp duy trì một mức độ ôn định nhất định, nhưng đại địch COVID-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh tế và việc làm Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn

* Thách thức lâu dài

Dù các biện pháp của FED đã mang lại sự én định tạm thời cho thị trường tài chính và

kinh tế Mỹ, nhưng nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều thách thức lâu dài

Khó khăn của các doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với khó

19

Trang 20

khăn và không chắc chắn về tương lai Đặc biệt là các ngành dịch vụ và du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã làm giảm đáng kế lượng khách đu lịch và nhu cầu dịch vụ Nhiều doanh nghiệp trong các ngành này đã phải tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô, dẫn đến mắt đoanh thu và thậm chí phá sản Sự phục hồi của các ngành này dự kiến sẽ mất nhiều thời gian, đo cần phải khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và sự an toàn trong du lịch và các hoạt động dịch vụ và cần thêm các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ và các tô chức tài chính

Tỷ lệ thất nghiệp cao Thất nghiệp tăng cao là một hệ quả trực tiếp của việc đóng cửa kinh doanh và giảm hoạt động kinh tế Nhiều người lao động, đặc biệt là trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề, đã mất việc và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân mà còn làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế Các biện pháp hỗ trợ việc làm và đảo tạo lại kỹ năng là cần thiết dé giúp người lao động trở lại thị trường lao động

5.2.1.3 Nhận xét

Các quyết định lãi suất của FED trong năm 2020 đã phản ánh sự linh hoạt và quyết liệt của ngân hàng trung ương trong việc ứng phó với khủng hoảng Mặc dù các biện pháp này đã giúp ôn định thị trường tài chính và hỗ trợ nền kinh tế trong ngắn hạn, nhưng vẫn còn nhiều thách thức phía trước Các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành địch vụ và du lịch, vẫn phải đối mặt với khó khăn và không chắc chắn về tương lai, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn là một vấn đề lớn cần giải quyết

Tình hình dịch bệnh và khả năng phục hồi kinh tế sẽ tiếp tục là những yếu tố quan

trọng định hình chính sách tiền tệ của FED trong những năm tới Nếu đại địch tiếp tục kéo dài hoặc xuất hiện những biến chủng mới, FED có thể cần duy trì hoặc tăng cường các biện pháp hỗ trợ kinh tế Ngược lại, nếu tỉnh hình dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế phục hồi mạnh mẽ, FED có thể sẽ cân nhắc việc điều chỉnh lãi suất để ngăn ngừa lạm phát và đảm bảo sự ổn định tài chính

Các biện pháp của FED trong năm 2020 cũng đã để lại những bài học quan trọng về vai trò của chính sách tiền tệ trong việc đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn câu, đặc biệt là về sự linh hoạt và khả năng hành động nhanh chóng của ngân hàng trung ương Việc điều chỉnh nhanh chóng các chính sách tiền tệ trong bối cảnh khủng hoảng có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực vả hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khan

5.2.2 Nguyên nhân 5.2.2.1 Nguyên nhân

20

Trang 21

Trong giai đoạn 2020 - 2021, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện các biện pháp giảm lãi suất mạnh mẽ đề đối phó với một loạt thách thức kinh tế chưa từng có

a) Ngày 3 tháng 3 năm 2020

FED quyết định giảm lãi suất vào ngày 3 tháng 3 năm 2020, từ mức 1,50% - 1,75%

xuống 1,00% - 1,25%, đo các nguyên nhân sau:

Đại địch COVID-19 bùng phát Vào đầu tháng 3, COVID-19 đã lan rộng ra ngoài Trung Quốc, trở thành mối đe dọa toàn cầu Các ca nhiễm bệnh gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, dẫn đến sự lo ngại về tác động kinh tế nghiêm trọng của đại

dịch

Suy giảm kinh tế và hoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp bắt đầu cảm nhận rõ ràng sự suy giảm trong chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu đùng Những biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội tại nhiều khu vực đã bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh, gây ra sự sụt giảm trong các chỉ số kinh tế

Hoảng loạn trên thị trường tài chính Thị trường chứng khoản Mỹ đã trải qua những đợt sụt giảm lớn, với sự mắt mát hàng nghìn điểm trên các chỉ số chính như Dow Jones và S&P 500 Sự hoảng loạn và bất ôn trong tâm lý nhà đầu tư đòi hỏi một biện pháp mạnh mẽ

từ FED đề ổn định thị trường và khôi phục niềm tin

Ngăn chặn suy thoái kinh tế Với các dẫu hiệu ban đầu của suy thoái kinh tế, FED cần phải hành động nhanh chóng đề kích thích tiêu dùng và đầu tư, giữ vững nền kinh tế trong bối cảnh nguy cơ suy thoái đang gia tăng

b) Ngay 15 thang 3 nam 2020

Chi hai tuần sau đó, vào ngày L5 tháng 3 năm 2020, FED tiếp tục giảm lãi suất xuống

mức 0% - 0,25% Các lý đo cho lần giảm lãi suất sâu hơn này bao gồm:

Tình hình đại dịch xấu đi nhanh chóng Tình hình dịch bệnh tại Mỹ và trên toàn thế giới xấu đi nhanh chóng, với số ca nhiễm và tử vong tăng cao Nhiều bang ở Mỹ bắt đầu thực hiện các biện pháp phong tỏa và cách ly xã hội nghiêm ngặt hơn, làm gia tăng lo ngại về sự suy giảm kinh tế sâu rộng và kéo đài

Khả năng suy thoái nghiêm trọng hơn Các dữ liệu kinh tế và dự báo bắt đầu cho thấy nguy cơ suy thoái nghiêm trọng hơn nếu không có các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng cao, và các hoạt động kinh tế gan như bị dinh tré

On dinh thi trường tài chính Thị trường tài chính tiếp tục bất ôn, với các đợt sụt giảm lớn và biến động mạnh mẽ FED cần phải đưa ra những biện pháp mạnh tay hơn đề giữ

21

Trang 22

vững niềm tin của nhà đầu tư và ngăn chặn tinh trạng bán tháo tài sản hàng loạt

Hỗ trợ thanh khoản và tín dụng Việc giảm lãi suất xuỗng mức gần bằng 0 đi kèm với các biện pháp bơm thanh khoản mạnh mẽ vào hệ thống ngân hàng, nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ vốn đề tiếp tục cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và hộ gia đình Điều này rất quan trọng đề duy trì hoạt động kinh tế và ngăn chặn tình trạng khủng hoảng tín dụng

Phối hợp với các chính sách tài khóa Lãi suất thấp tạo điều kiện cho chính phủ Mỹ

triên khai các gói kích thích tài khóa lớn, bao gồm trợ cấp trực tiếp cho người đân và hỗ trợ tài chính cho đoanh nghiệp Lãi suất thấp giúp chính phủ vay nợ với chi phí thấp hơn, tài trợ cho các biện pháp cứu trợ kinh tế quy mô lớn

Tóm lại, các lần giảm lãi suất vào ngày 3 và L5 tháng 3 năm 2020 của FED là phản

Ứng cấp bách và mạnh mẽ trước tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng và tác động kinh tế

nghiêm trọng Những biện pháp này nhằm ôn định thị trường tài chính, hỗ trợ thanh khoản

và tín đụng, cũng như thúc đây tiêu dùng và đầu tư để giảm thiểu nguy cơ suy thoái kinh tế

sâu rộng

5.2.2.2 Anh hưởng a) Tích cực

Khuyến khích đầu tư và vay mua nhà Việc cắt giảm lãi suất thường làm tăng sự hấp dẫn của việc đầu tư và vay mua nhà Điều này có thế thúc đây hoạt động mua bán nhà đất và đây mạnh tăng trưởng kinh tế

Hỗ trợ doanh nghiệp và việc làm Lãi suất thấp giúp các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay voi chi phi thap hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kinh doanh vả tạo việc làm mới

Giảm chỉ phí vay và tăng sức mua Cắt giảm lãi suất làm giảm chỉ phí trả lãi hàng tháng đối với người vay, giúp họ tiết kiệm tiền và có sức mua tăng lên

b) Tiêu cực

Anh hưởng tiêu cực đối với tiết kiệm và lợi tức trái phiếu Cắt giảm lãi suất làm giảm sự hấp dẫn của việc tiết kiệm tiền trong ngân hàng hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính có lợi suất thấp Điều này có thể ảnh hưởng đến những người phụ thuộc vào lợi tức từ các

khoản tiết kiệm và đầu tư trái phiếu

Rui ro tài chính Lãi suất thấp có thể tạo ra môi trường đầu tư rủi ro cao hơn Một số nhà đầu tư có thê bị thu hút bởi lợi suất cao hơn từ các tài sản rủi ro hơn như chứng khoản hoặc bắt động sản, dẫn đến tinh trang tài sản bong bóng và sự không ôn định tài chính

22

Trang 23

Tác động lên tỷ giá hồi đoái Cắt giảm lãi suất có thê làm giảm giá trị của đồng tiền

trong quốc gia và có thê tạo ra biến động trong thi trường tiền tệ Điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động xuất khâu và nhập khâu, cũng như góp phần tạo ra không ôn định trong thị trường tiền tệ

Ảnh hưởng của việc cắt giảm lãi suất không chỉ giới hạn trong hai lần cắt giảm trong năm 2020, mà còn có thê kéo dải và tác động xa hơn trong thời gian dài Các ảnh hưởng cụ thê cũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế và điều kiện địa phương

c)_ Các nước tiêu biểu chịu ảnh hưởng

Hoa Kỳ FED đã cắt giảm lãi suất hai lần vào tháng 3 và tháng 9 năm 2020 Việc này

nhằm giảm tác động của đại dịch COVIID-19 lên nên kinh tế Cắt giảm lãi suất đã tạo điều kiện thuận lợi cho vay mượn và hỗ trợ các ngành công nghiệp như bắt động sản và ngành sản xuất

Châu Âu Khu vực EUROZONE đã cắt giảm lãi suất vào năm 2020 đề giảm tác động của đại dịch COVID-19 Ví dụ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất mà ngân hàng có thế vay từ ECB và tăng mức mua lại trái phiếu chính phủ để duy trì lưu thông tiền tệ và hỗ trợ tín dụng

Nhật Bản Ngân hàng Nhật Bản đã tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và cắt

giảm lãi suất vì những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-L9 Việc cắt giảm lãi suất nhăm thúc đây đầu tư, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế

Úc Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã cắt giảm lãi suất vào năm 2020 đề hỗ trợ nên kinh tế và thúc đây việc mua sam và đầu tư Việc cắt giảm lãi suất đã góp phần giảm chi phí vay, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở

Trung Quốc Ngân hàng Nhân đân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm lãi suất đề hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-I9 Việc cắt giảm lãi suất đã giúp hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân vay mượn, thúc đây đầu tư và tiêu dùng

Nhìn chung, việc FED hạ sâu lãi suất không chỉ gây ảnh hưởng lớn ở Mỹ mà các nước trên toàn thế giới đều chịu tác động đáng kẻ

5.2.3 Tac dong

5.2.3.1 Tác động đến Mỹ

a) Ảnh hưởng tích cực

* Kích thích kinh tế

Lãi suất thấp đã giúp đây mạnh chi tiêu tiêu dùng và đầu tư, tạo ra một đà phục hồi

mạnh mẽ cho nền kinh tế Mỹ Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần khi các doanh nghiệp mở cửa trở 23

Trang 24

lại và tăng cường tuyến dụng Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi từ mức suy giảm sâu vào năm 2020 đề đạt tăng trưởng đương vào năm 2021 và 2022

* Thị trường chứng khoán phục hồi

Sau đợt sụt giảm mạnh vào đầu năm 2020, thị trường chứng khoán đã nhanh chóng phục hồi và thậm chí đạt nhiều mức cao kỷ lục trong các năm 2021 và 2022 Chính sách tiền tệ nới lỏng và các gói kích thích kinh tế đã tạo ra sự lạc quan trên thị trường tài chính, thu

hút nhà đầu tư và thúc đây giá cổ phiếu

* Tăng trưởng tín dụng và đầu tư

Lãi suất thấp đã khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn đề đầu tư vào sản xuất kinh doanh và tiêu đùng, qua đó thúc đây tăng trưởng kinh tế Các đoanh nghiệp công nghệ và bất động sản đặc biệt hưởng lợi từ chỉ phí vay thấp, dẫn đến sự bùng nỗ trong các

lĩnh vực này

b) Ảnh hưởng tiêu cực * Lạm phát

Một trong những hậu quả tiêu cực đáng chú ý nhất là sự gia tăng lạm phát Lãi suất thấp và các biện pháp kích thích tài khóa đã tạo ra áp lực tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ Lạm phát tại Mỹ đã tăng mạnh trong giai đoạn 2021 - 2022, với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ Giá năng lượng, thực phẩm, và nhà ở đều tăng mạnh, ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của người dân

* Tích lũy nợ

Lãi suất thấp khuyến khích vay mượn, dẫn đến việc tích lũy nợ cao hơn ở cả cấp độ cá nhân và doanh nghiệp Nợ tiêu đùng và nợ doanh nghiệp tăng mạnh, gây ra lo ngại về khả năng trả nợ khi lãi suất bat đầu tăng trở lại Tích lũy nợ cao có thể làm suy yêu khả năng tài chính của các hộ gia đình và doanh nghiệp trong dài hạn

* Bong bóng tài sản

Chính sách tiền tệ nới lỏng có thê góp phần tạo ra bong bóng trong các loại tài sản như cô phiếu và bất động sản Khi lãi suất thấp kéo đài, nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ các tài sản có rủi ro cao, dẫn đến sự tăng giá không bền vững Bong bóng tài sản có thể đe dọa sự ôn định tài chính nếu bị vỡ, gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai

+ Chênh lệch giàu nghèo, tăng sự bắt bình đắng

Lãi suất thấp và thị trường chứng khoán tăng mạnh đã làm tăng giá trị tài sản của những người giàu có, trong khi người lao động phô thông và các hộ gia đình thu nhập thấp

24

Trang 25

không hưởng lợi nhiều từ sự bùng nỗ tài sản này Điều này góp phần làm gia tăng sự bất bình đăng về thu nhập và tài sản trong xã hội

c) Nhận xét

Quyết định giảm lãi suất của FED trong giai đoạn 2020 - 2021 là một biện pháp cần

thiết đề đối phó với khủng hoảng kinh tế đo đại dịch COVID-19 gây ra Mặc dù chính sách này đã giúp ôn định và phục hồi kinh tế trong ngắn hạn, nó cũng đặt ra những thách thức đải hạn liên quan đến lạm phát, tích lũy nợ, và chênh lệch giàu nghèo Quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về các biện pháp kinh tế và tài chính dé duy tri sự ôn định và phát triển bền vững trong tương lai

5.2.3.2 Tác động đến Việt Nam

a) Tác động đến nền kinh tế của Việt Nam

* Tác động đến tỷ giá hối đoái và xuất khẩu

Khi FED giảm lãi suất, đồng USD thường mất giá so với các đồng tiền khác Điều này có hai mặt tích cực và tiêu cực cho kinh tế Việt Nam:

Tích cực:

+ Tăng giá trị đồng VND: Khi FED giảm lãi suất, tỷ giá USD giảm so với các đồng

tiền khác, trong đó có đồng VND Điều này có thế dẫn đến việc tăng giá trị của đồng VND so với USD Sự tăng giá trị của đồng VND có thế làm giảm giá trị của nợ nước ngoài được tính bằng USD, giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài cho Việt Nam Ngoài ra, một đồng VND mạnh hơn cũng làm tăng khả năng của Việt Nam trong việc vay vốn nước ngoài với điều kiện lãi suất thấp hơn Điều này có thê giúp nước nhà đầu tư vào các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng mà không phải chịu áp lực tài chính lớn từ việc trả nợ

+Giảm chí phí nhập khẩu: Đồng VND mạnh hơn sẽ làm giảm giá trị của các khoản

thanh toán quốc tế khi được chuyên đổi sang VND Điều này làm giảm giá thành của hàng hóa và nguyên liệu nhập khâu, từ đó giúp giảm chỉ phí sản xuất cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu Việc giảm chi phí sản xuất có thể giúp các đoanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện công nghệ sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất Điều này có thê giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả của nền kinh tế

Tiêu cực:

+Giảm sức cạnh tranh xuất khâu: Mặc dù giảm chỉ phí sản xuất, nhưng một đồng USD yếu hơn có thể làm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tính theo

25

Trang 26

USD Điều này có thể làm tăng giá cả của các sản phẩm xuất khâu Việt Nam trên thị trường quốc tế, làm giảm sức cạnh tranh của chúng so với các sản phẩm từ các quốc gia khác Hơn thế nữa, một đồng USD yếu hơn có thê làm cho các sản phẩm Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, làm giảm sự hấp dẫn của chúng trên thị trường này

+Ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khâu: Sự giảm sức cạnh tranh và tăng giá cả có thé dẫn đến giảm kim ngạch xuất khâu của Việt Nam, khi các sản phẩm của nước này trở nên đắt đỏ hơn và ít hấp dẫn hơn đối với các thị trường xuất khẩu Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, thủy sản vả dé 26 có thể chịu ảnh hưởng nặng nề Điều này có thê dẫn đến giảm sản lượng và doanh số bán hàng của các doanh nghiệp trong những ngành này, gây ra sự suy giảm trong nguồn thu nhập và lợi nhuận Khi km ngạch xuất khâu giảm đi, sẽ có tác động tiêu cực đến nguồn thu nhập ngoại tệ của đất nước, ảnh hưởng đến khả năng chỉ trả cho nhập khâu và cơ hội đầu tư nước ngoài

* Tác động đến đầu tư

Dong vốn đâu tư nước ngoài Dòng vốn đầu tư nước ngoài có thê di chuyên đến các thị trường mới nổi như Việt Nam khi lãi suất ở các quốc gia phát triển như Mỹ giảm Việt Nam, với tiềm năng tăng trưởng kinh tế và môi trường đầu tư thân thiện, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) không chỉ mang lại lợi ích tài chính mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động trong nước Điều này thúc đây sự phát triển bền vững và gia tăng cơ hội cho Việt Nam tham gia vào nền kinh tế toàn cầu

Đầu tư trong nước Lãi suất thấp toàn cầu thường dẫn đến lãi suất vay vốn trong nước giam, điều nảy tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh đoanh Với chi phí vốn thấp hơn, các doanh nghiệp có thê đễ dàng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào việc mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cấp công nghệ, hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ Điều này góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra cơ hội việc làm mới, tăng cường sản xuất và thu nhập, cũng như thúc đây sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ

* Tác động đến lạm phát và chính sách tiền tệ

Dòng vốn đầu tư lớn từ nước ngoài có thê dẫn đến việc tăng cung tiền trong nền kinh tế, làm tăng nguy cơ lạm phát Đối mặt với thách thức này, chính phủ Việt Nam phải tỉnh táo trong việc điều hành chính sách tiền tệ, cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc kiểm soát lạm phát và

26

Trang 27

bảo vệ tăng trưởng kinh tế Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong việc thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ, cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan kinh tế và tài chính Bằng cách kết hợp các biện pháp điều chỉnh chính sách một cách thông minh và hiệu quả, chính phủ có thê đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát mả van bảo vệ được sự ôn định và tăng trưởng của nên kinh tế

b) Tac dong đến đời sống người dân Việt Nam * Thu nhập và việc làm

Tạo việc làm Việc gia tăng xuất khâu và đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đi kèm với việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới trong các ngành sản xuất, dịch vụ và công nghệ Các doanh nghiệp xuất khâu thường mở rộng quy mô hoạt động của họ đề đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế, điều này cần tạo ra nhiều công việc mới trong quá trình sản xuất, đóng

gói, vận chuyên và tiếp thị sản phẩm Tạo ra việc làm mới không chỉ giúp cải thiện thu nhập

và mức sống của người lao động mà còn đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của cộng đồng địa phương Đồng thời, sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng thúc đây sự đô thị hóa của các khu vực sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước

Tăng thu nhập Với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người lao động thường có xu hướng tăng lên Khi thu nhập tăng, người lao động có thé chỉ tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu hàng ngày như thực phẩm, quân áo, nhà ở và dịch vụ Họ cũng có thế có khả năng tiết kiệm và đầu tư cho tương lai cá nhân và gia đình Cải thiện mức sống cũng là một trong những mục tiêu chính của các chính sách phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia

Cải thiện dịch vụ y rễ Một số dự án FDI có thể tập trung vào việc xây dựng hoặc cải thiện các cơ sở y tế, bao gồm bệnh viện, trung tâm y tế cộng đồng và phòng khám, giúp cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao hơn cho cộng đồng, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân

Nâng cao giáo đục Một số dự án EDI có thể đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, bao gồm 27

Trang 28

xây dựng trường học, cung cấp trang thiết bị và đào tạo giáo viên Điều này cải thiện trình độ học vấn của người dân, mở rộng cơ hội học hành và nâng cao chất lượng lao động, đồng thời thúc đây sự phát triển kinh tế bền vững

* Môi trường sống

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũng có thể gây ra áp lực lên môi trường, nếu không được quản lý tốt, có thê dẫn đến ô nhiễm và các vấn đề môi trường khác Một số vẫn đề môi trường phô biến liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng bao gồm:

Ô nhiễm không khí Sự phát triên nhanh chóng của các ngành công nghiệp và giao

thông thường dẫn đến tăng cường khí thải và bụi bặm trong không khí, gây ra ô nhiễm không khí đặc biệt là ở các thành phố lớn

Ô nhiễm nước Việc tiêu thụ nước lớn và xả thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dân cư có thể gây ra ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước sạch

Biến đổi khí hậu Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thường đi đôi với sự gia tăng

lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cau

* Áp lực lạm phát

Mặc dù việc tăng trưởng kinh tế và đầu tư có thế mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có nguy cơ làm tăng lạm phát Khi tăng trưởng kinh tế quá mức, có thể tạo ra áp lực lên nguồn cung tiền và giá cả, dẫn đến sự tăng giá và lạm phát Sự tăng giá của các mặt hàng thiết yêu như thực phẩm, nhà ở và địch vụ y tế có thê ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, đặc biệt là các hộ gia đình thu nhập thấp Giá cả tăng lên có thể làm giảm khả năng mua sắm và tiêu dùng của họ, làm suy giảm mức sống và tạo ra áp lực tài chính không mong muốn

c) Nhận xét

Việc FED giảm lãi suất trong năm 2020 đã tạo ra một loạt tác động lan truyền tới nền kinh tế và cuộc sống của người dân Việt Nam, đặt ra cả những cơ hội và thách thức đa đạng Vi vay, dé tan dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro, cần có sự điều chỉnh linh hoạt và kip thoi của chính sách kinh tế và tiền tệ trong nước Chính sách nảy cần được thiết kế đề hỗ trợ môi trường kinh doanh tích cực, đồng thời đảm bảo ổn định tài chính và tiền tệ Bằng cách nay, chúng ta có thể đạt được sự phát triển bền vững cho nền kinh tế và cải thiện chất lượng đời sống cho người đân, băng cách tạo ra môi trường kinh đoanh thuận lợi và ôn định

5.3 Giai đoạn ôn định nhất

Trong giai đoạn từ 2009 đến 2015, Mỹ đã trải qua một thời kỳ phục hồi kinh tế quan 28

Trang 29

trong sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây tăng trưởng và ôn định nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn nay

FED đã áp dụng những biện pháp linh hoạt như giảm lãi suất xuống gần bằng không, mở rộng tín dụng, mua trái phiếu đề tăng cung tiền tệ và thúc đây hoạt động tài chính Nhờ vào những chính sách ưu đãi này, nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu phục hồi từ tình trạng suy thoái, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng GDP, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đây sự phát triển của thị trường tài chính

b) Trong khủng hoảng

Rang sang ngay 17/12/2008 theo gio Viet Nam, Cuc Du trir Lién bang My (FED) da đưa ra thông báo đưa mức lãi suất của đồng USD từ 1% về 0 - 0,25%, đây là mức lãi suất thấp chưa từng có của nền kinh tế Mỹ Kết quả của lần hạ lãi suất này của FED hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích, theo các chuyên gia dự đoán thì mức lãi suất mà FED sẽ đưa ra là 0,5% hoặc 0,75%

Quyết định của mức lãi suất nói trên của đồng USD là kết quả của cuộc họp kéo đài 2 ngày L5 - 16/12/2008 của ngân hàng trung ương này Song song với việc ha lãi suất cơ bản của đồng USD, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) còn đưa ra quyết định về việc hạ lãi suất chiết khấu áp dụng với các khoản vay trực tiếp từ FED cho các ngân hàng và các công ty khác xuống còn 0,5% Trước FED thì đã từng có cuộc cắt giảm lãi suất mạnh đến từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Những theo các quan chức của FED thì cuộc cắt giảm lãi suất lần này của FED hoàn toàn khác với Bo] bởi FED đặt trọng tâm vào việc mua nợ trên thị trường thay vì bơm tiền vào hệ thống tài chính

29

Ngày đăng: 23/08/2024, 20:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w