Với đề tài "Phân tích các loại hình dịch vụ Logistics của Tổng công ty Đường sắtViệt Nam trong giai đoạn 2021-2023", chúng ta sẽ đi sâu vào đánh giá chi tiết các dịchvụ logistics đường s
GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và số hóa, ngành logistics đóng vai trò then chốt trong kết nối kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững Vận tải đường sắt nổi lên như một lựa chọn hiệu quả, đặc biệt tại Việt Nam - nền kinh tế năng động tại Đông Nam Á.
Năm 2022 đánh dấu bước tiến mới cho ngành logistics đường sắt Việt Nam Nắm bắt cơ hội từ tiềm năng to lớn và cam kết đầu tư của Chính phủ, ngành này đang bứt phá mạnh mẽ Hợp tác quốc tế gia tăng mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia thị trường Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, ngành cũng đối mặt với thách thức từ sự cạnh tranh và hạn chế về cơ sở hạ tầng Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ,đầu tư công nghệ, và phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa để vượt qua thách thức này Với đề tài "Phân tích các loại hình dịch vụ Logistics của Tổng công ty Đường sắtViệt Nam trong giai đoạn 2021-2023", chúng ta sẽ đi sâu vào đánh giá chi tiết các dịch vụ logistics đường sắt, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành và nền kinh tế quốc gia.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển của dịch vụ logistics của tổng công ty đường sắt việt nam trong giai đoạn 2021-2023 Từ đó dựa vào các kiến thức và kinh nghiệm đã học hỏi được tiến hành nghiên cứu và đề xuất ra các giải pháp và chiến lược tối ưu hóa tiềm năng của các dịch vụ đường sắt Đồng thời tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau quá trình nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết đã được tiếp thu từ các bài giảng trên lớp cũng như là ở ngoài thực tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của tình hình dịch vụ Logistics của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023
- Xác định những khó khăn, thuận lợi cần thiết để tối ưu hóa tiềm năng của cách dịch vụ đường sắt.
- Đề xuất các giải pháp có khả năng có ích cho ngành đường sắt nước ta.
- Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Dịch vụ Logistics của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các loại hình dịch vụ Logistics của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023
Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam (VNR) - là đối tượng chính được nghiên cứu, bao gồm các bộ phận, đơn vị, và hoạt động liên quan đến dịch vụ logistics.
Các loại hình dịch vụ logistics mà VNR cung cấp trong giai đoạn 2021-2023, bao gồm nhưng không giới hạn ở vận chuyển hàng hóa, dịch vụ kho bãi, dịch vụ giao nhận, dịch vụ vận tải đa phương thức, và các dịch vụ hậu cần khác.
Khách hàng và đối tác của VNR trong lĩnh vực logistics, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, và cá nhân sử dụng hoặc liên quan đến dịch vụ của công ty.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành logistics, bao gồm các công ty vận tải đường sắt khác và các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác.
Các chuyên gia, nhà quản lý, và nhân viên có liên quan đến hoạt động logistics trong VNR, để hiểu rõ hơn về quy trình, chính sách, và chiến lược của công ty trong giai đoạn nghiên cứu.
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích về các loại dịch vụ Logistics của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023 và tiềm năng phát triển của chúng.
Chương 4: Kết luận và bài học kinh nghiệm.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CƠ SlỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Khái niệm về Logistics và quản lí chuỗi cung ứng
- Có nhiều khái niệm về Logistics:
Logistics bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng
Logistics là chuỗi các quá trình kinh doanh và thông tin để cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ thông qua sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối cùng
Logistics là một hệ thống các dòng chảy và phân bố thể hiện các chức năng từ thu mua nguyên liệu, chuyển đổi thành các sản phẩm trung gian đến sản phẩm cuối cùng sau đó là phân phối đến khách hàng
2.1.2 Thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng
Hình 2 1 Mô hình chuỗi cung ứng
Trong đó mỗi thành phần sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau
- Nhà cung cấp: là công ty cung cấp nguyên vật liệu đầu vào để thực hiện sản xuất ra các nguyên vật liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm, dịch vụ của một chuỗi cung ứng Các nhà cung cấp này cũng có thể mua nguyên vật liệu từ những nhà cung cấp khác nhau, mà chính những nhà cung cấp này có thể nhận lại từ những nhà cung cấp khác nữa Nhà cung cấp thường được chia ra làm ba loại:
- Nhà sản xuất: những nhà khai thác sản xuất trực tiếp, giá cả của nhà sản xuất này thường rẻ nhất nhưng khó tiếp cận nguồn cung cấp này nhất
- Nhà phân phối: họ dữ trữ hàng từ các công ty lớn, các nhà sản xuất và bán lại cho nhà bán lẻ Mặc dù giá của những nhà phân phối này cao hơn nhà sản xuất nhưng họ có thể linh động giải quyết các đơn hàng nhỏ hoặc tiến hành gom hàng cho các doanh nghiệp nhỏ các nhà bán lẻ.
- Nhà nhập khẩu: họ là những nhà nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà phân phối
- Nhà sản xuất: là các đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ Các nhà sản xuất này sử dụng các nguyên liệu thô hoặc các linh kiện để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.
Nhà sản xuất cũng có thể là những đơn vị chuyên khai thác, sản xuất nguyên vật liệu thô, là đầu vào cho các nhà sản xuất hoàn chỉnh Sản phẩm của nhà sản xuất có thể là những sản phẩm vô hình hoặc hữu hình.
- Nhà phân phối: là đơn vị chuyên nhận một khối lượng hàng hóa lớn lưu kho từ nhà sản xuất sau đó phân phối đến tay khách hàng Nhà phân phối có thể đảm nhận cả chức năng lưu kho, quản lí hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, cũng như dịch vụ hậu mãi.
Có khi nhà phân phối chỉ đảm nhiệm chức năng trung gian, môi giới sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay khách hàng
- Nhà bán lẻ: là doanh nghiệp các đại lí mua hàng từ các nhà phân phối hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất và bán lại với số lượng nhỏ cho người tiêu dùng cuối cùng Những nhà bán lẻ là những người nắm rõ những nhu cầu sở thích mà mình phục vụ do vậy họ có thể dễ dàng tìm ra các biện pháp thu hút khách hàng.
- Khách hàng: là cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi mua hàng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ Khách hàng là nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng bởi hoạt động của chuỗi bắt đầu khi khách hàng thực hiện đặt hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn hàng Sự hài lòng của khách hàng cũng là một tiêu chí đánh giá sự thành công của một chuỗi cung ứng.
- Nhà cung cấp dịch vụ: đây là những cá nhân tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Đó là những công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu kho hàng hóa, những công ty tài chính, công ty nghiên cứu thị trường.
Một doanh nghiệp có thể tham gia vào một hay nhiều chuỗi cung ứng Trong chuỗi cung ứng này doanh nghiệp có thể đóng vai trò là khách hàng của một hay một vài nhà cung ứng, và doanh nghiệp này cũng có thể đóng vai trò là nhà cung ứng của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng khác Chuỗi cung ứng liên kết các thành viên trong mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau.
2.1.3 Các dòng chảy trong Logistics
2.1.3.1 Dòng sản phẩm dịch vụ
Dòng nguyên liệu đi từ nhà cung cấp đầu tiên được xử lý qua các trung gian và chuyển đến công ty trung tâm để sản xuất ra thành phẩm và chuyển đến khách hàng thông qua các kênh phân phối
Là bao gồm dòng đặt hàng từ phía khách hàng về phía trước chuỗi và dòng phản hồi từ phía nhà cung cấp
2.1.3.3 Dòng tiền Được đưa vào chuỗi bởi duy nhất người tiêu dùng khi họ đã nhận được sản phẩm/ dịch vụ hoặc đầy đủ các chứng từ hóa đơn hợp lệ.
2.1.4 Vai trò của Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH LOGISTIC VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG TƯƠNG LAI
Quản lý vận chuyển và quản lý cung ứng đang đứng trước nhiều cơ hội và xu hướng phát triển mới, nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức Với sự đổi mới và đầu tư đúng hướng, các doanh nghiệp có thể tận dụng tiềm năng của hai lĩnh vực này để đạt được sự thành công và tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Sự can thiệp của công nghệ: Một trong những xu hướng quan trọng là sự tự động hóa trong quản lý hoạt động logistics Công nghệ 4.0 và các công nghệ mới đang được áp dụng để tăng cường hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của thị trường.
- Việc sử dụng các hệ thống tự động và trí tuệ nhân tạo trong quản lý, dự báo và tối ưu hoá quy trình sẽ mang lại lợi ích lớn về tăng cường hiệu suất và giảm thiểu nguồn lực không cần thiết.
- Sự đa dạng hóa trong môi trường kinh doanh: Sự thay đổi không ngừng của thị trường, cùng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và mô hình kinh doanh trực tuyến, đòi hỏi quản lý logistics và chuỗi cung ứng phải đáp ứng được sự linh hoạt và tốc độ cao Khách hàng ngày càng yêu cầu vận chuyển nhanh – gọn – lẹ, dịch vụ tùy chỉnh và theo dõi thông tin hàng hóa trực tiếp.
- Nhu cầu vận chuyển hàng tăng cao: Với sự phát triển của thị trường toàn cầu và nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, vai trò của Logistics và chuỗi cung ứng trở nên ngày càng quan trọng Các doanh nghiệp có thể tận dụng tiềm năng này bằng cách đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và xây dựng mô hình hoạt động linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng.
- Rút ngắn thời gian & chi phí: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn cần đưa ra các phương pháp và công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình vận chuyển, lưu trữ,quản lý đơn hàng và dịch vụ hỗ trợ sau khi bán hàng Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí, đồng thời tăng cường hiệu suất và sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.
DỊCH VỤ LOGISTIC
Hiểu một cách đơn giản, đây là dịch vụ được cung cấp bởi một bên thứ 3 có chuyên môn về Logistics Họ sẽ thay doanh nghiệp triển khai, giám sát việc vận chuyển hàng hóa, đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích Vai trò của dịch vụ logistics là vận chuyển hàng hóa đúng theo yêu cầu về mặt thời gian và địa điểm như đã thỏa thuận Dịch vụ logistics phát triển càng mạnh mẽ thì càng góp phần khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp
2.3.1 Các loại hình dịch vụ logistics hiện nay 2.3.1.1 Nhóm các loại dịch vụ logistics vận tải
Nói đến vận tải là nói đến quá trình trao đổi hàng hóa thông qua các hình thức khác nhau Đến với các dịch vụ logistics vận chuyển, khách hàng được lựa chọn đa dạng và linh động các phương tiện vận tải, không chỉ đơn thuần là qua hệ thống đường bộ như truyền thống Phải kể đến đó là:
- Vận chuyển hàng hóa thông qua trục đường sắt- Vận chuyển hàng hóa đường biển nội địa hay quốc tế- Vận chuyển hàng hóa thông qua hệ thống hàng không- Chuyển phát nhanh cũng có thể qua nội địa hoặc quốc tế
2.3.1.2 Nhóm các loại dịch vụ logistics chủ yếu Đây là loại dịch vụ cốt lõi và được chú trọng nhất trong các dịch vụ khác trong chuỗi Logistics Có sự đầu tư về nguồn nhân lực, các máy móc thiết bị cũng như đi kèm các dịch vụ bổ trợ khác Có thể kể đến các hình thức của dịch vụ này như sau:
- Bốc xếp hàng hóa: đóng và dỡ hàng từ container…
- Dịch vụ hải quan bao gồm: tờ khai thuê hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, tiến hành hoàn thành các loại thủ tục giao về nhận hàng hóa,
- Dịch vụ cho thuê kho bãi: lưu kho, quản lý tồn kho, tối ưu và đồng bộ hóa hàng lưu kho
- Đại lý tàu biển: thủ tục hải quan, đóng gói hàng hóa, các thủ tục khi tàu đến hoặc rời cảng, kí kết các loại hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Dịch vụ bổ trợ: bảo quản hàng lưu kho, kiểm tra và xử lý hàng lưu kho, cho thuê container…
2.3.2 Các dịch vụ logistics phổ biến tại Việt Nam hiện nay
- Lưu hàng hóa tại kho bãi - Làm thủ tục hải quan, hỗ trợ khách hàng.
- Hoàn tất các thủ tục liên quan đến giấy tờ nhập, xuất hàng.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng từ A->Z.
- Đóng gói hàng hóa theo đúng quy định vận chuyển hàng quốc tế.
- Ghi mã ký hiệu, giao hàng trong nước và các dịch vụ khác.
Tuy nhiên, bất kể doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nào đi nữa cũng phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh tương ứng với dịch vụ đó.
Chuỗi dịch vụ Logistics là khái niệm để chỉ một quy trình, tổng hợp các dịch vụ hậu cần kho vận được bên thương nhân cung cấp một cách liên tục (chuỗi) và chính xác Hiểu được chuỗi dịch vụ Logistics, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: dịch vụ logistics gồm những gì Có thể phân chuỗi logistics hiện nay thành 2 nhóm chính sau:
- Chuỗi logistics theo chủ thể thực hiện: Gồm có 5 chuỗi là chuỗi hậu cần bên thứ nhất (1PL); Chuỗi hậu cần bên thứ ha (2PL); chuỗi hậu cần bên thứ ba (3PL); Chuỗi hậu cần bên thứ tư (4PL) và Chuỗi hậu cần bên thứ năm (5PL)
- Chuỗi logistics theo quá trình: Gồm có 3 chuỗi là chuỗi hậu cần đầu vào(Inbound Logistics); chuỗi hậu cần kho vận đầu ra (Outbound Logistics) và Chuỗi hậu cần kho vận ngược (Reverse Logistics)
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hoàng Thị Ngọc (2019), Nghiên cứu Quản trị dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp 3PL từ nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu dịch vụ logistics của khách hàng 3PL; thiết kế hệ thống dịch vụ logistics, quản trị cung ứng dịch vụ logistics, các chỉ tiêu đo lường kết quả dịch vụ logistics; Phân tích thực trạng quản trị dịch vụ logistics tại công ty Indo Trần và đề xuất 4 nhóm giải pháp liên quan đến quản trị logistics tại công ty Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp) và phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu để nghiên cứu.
Bùi Đức Trung (2020), Nghiên cứu Phát triển dịch vụ Logistics của Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại Luận văn nghiên cứu về phát triển dịch vụ logistics trên bốn khía cạnh bao gồm: Phát triển thị trường dịch vụ Logistics; Phát triển cấu trúc dịch vụ Logistics; Phát triển chính sách chất lượng dịch vụ Logistics và Phát triển liên kết chu vi dịch vụ Logistics Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Ngoài ra, tác giả còn dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bà Nguyễn Minh Hoa – Giám đốc điều hành Logistics của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Trần Văn Lâm (2021), Nghiên cứu Chất lượng dịch vụ Logistics của Tổng công ty Cổ phần bưu chính Viettel, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lao động – Xã hội. Luận văn này chủ yêu đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ Logistics của Viettel Post trong giai đoạn 2019-2021, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng dịch vụ Logistics của doanh nghiệp Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics của Viettel Post trong thời gian tới Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, đồng thời là phương pháp phân tích, xử lý số liệu để hoàn thành nghiên cứu.
Bùi Trung Kiên (2019), Nghiên cứu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
Logistics tại Công ty cổ phần Kho vận SRT đến năm 2025, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Luận văn này nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ Logistics tại công ty
Cổ Phần Kho Vận SRT, qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics nhằm thu hút khách hàng, tạo dựng lợi thế cạnh tranh riêng biệt, tăng doanh số và tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp Bước đầu, nhằm ổn định tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của SRTvà làm cơ sở để mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của SRT trong các giai đoạn kế tiếp Trong nghiên cứu này, tác giả thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp Bên cạnh đó còn sử dụng thêm cả phương pháp định tính và định lượng.
Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), Nghiên cứu Nâng cao chất lượng dịch vụ
Logistics cho Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương Luận văn này là phân tích thực trạng các hoạt động Logistics và chất lượng dịch vụ Logistics trong Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam giai đoạn 2015-2019 Đánh giá những thành công cần phát huy và các khó khắn cần khắc phục trong chất lượng dịch vụ Logistics Từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics của Công ty đến 2025.
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và sơ cấp trong bài báo cáo luận văn này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu: Tìm kiếm và sử dụng các dữ liệu thống kê và số liệu liên quan để đánh giá tình hình và tiềm năng phát triển của các dịch vụ vận tải tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu và phân tích các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu liên quan đến các hoạt động của Tổng công ty vận tải đường sắt Việt Nam để có cái nhìn toàn diện về chủ đề.
PHÂN TÍCH VỀ CÁC LOẠI DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA TỔNG CÔNG
GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM (VNR)
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) là mô hình Tổng Công ty Nhà nước thuộc sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, được thành lập theo Quyết định số 34/2003/QĐ-TTg ban hành ngày 4 tháng 3 năm 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt; quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ sở hạ tầng đường sắt cùng nhiều chức năng nhiệm vụ khác.
Trụ sở chính của đơn vị đặt tại số 118, đường Lê Duẩn, ngay cạnh ga Hà Nội.
Tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Việt: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Tên viết tắt: VNR (Vietnam Report JSC)
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vốn điều lệ: 3.250.000.000.000 VND (Ba nghìn hai trăm năm mươi tỷ đồng) Trụ sở chính đặt tại: số 118 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Số điện thoại: 84.024.39425972 Số Fax: 84.024.394228661
Email: dsvn@vr.com.vn Website: vr.com.vn
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam 3.1.3.1 Vận tải:
Kinh doanh vận tải đường sắt trong nước và liên vận quốc tế, bao gồm vận tải hành khách, hàng hóa, bưu kiện, bưu thiếp.
Quản lý, khai thác ga, bến xe lửa.
Cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức kết hợp đường sắt với các phương thức vận tải khác.
Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, bao gồm đường ray, cầu cống, hầm đường bộ, hệ thống tín hiệu, thông tin liên lạc.
Kinh doanh hạ tầng đường sắt, bao gồm cho thuê kho bãi, nhà ga, bến xe lửa.
Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt.
Đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không.
Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, du lịch trên tàu.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên ngành đường sắt.
3.1.3.4 Một số nhiệm vụ khác:
Thực hiện các nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải giao.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đường sắt.
Ngoài ra, VNR còn thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Tổng công ty.
3.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành, giám sát của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam gồm có:
Các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
Ban Kiểm toán nội bộ, bộ máy giúp việc.
3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2019-2022
Bảng 3 1 Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu từ năm 2017 – 2019 ĐVT: triệu đồng
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 129,248 -116,898
Tỷ lệ chi trả cổ tức 0 0
(Nguồn: Báo cáo phòng Tài chính – Kế toán - số liệu đã được kiểm toán)
THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
3.2.1 Thực trạng tác động của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 3.2.1.1 Tác động của môi trường vĩ mô
- Sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:
Sau gần 26 năm Việt Nam hội nhập, các doanh nghiệp nước ngoài góp phần thúc đẩy ngành logistics của Việt Nam nhưng đồng thời cũng là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp gây sức ép rất nhiều đối với doanh nghiệp nội Các doanh nghiệp ngoại có khả năng quản trị, nguồn vốn dồi dào, nhờ vậy đã có nhiều lợi thế hơn trên đất Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, dịch vụ logistics ngày nay đã trở thành ngành dịch vụ xương sống của hoạt động thương mại quốc tế và logistics đã là sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng kinh tế ASEAN Theo các quan chức kinh tế ASEAN, cần 4 bước để dịch vụ logistics hội nhập nhanh, gồm: Tự do hóa thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế và phi thuế cho hàng hóa lưu chuyển thuận lợi; tạo cơ hội cho DN trong lĩnh vực logistics; nâng cao năng lực quản lý logistics và phát triển nguồn nhân lực Được biết, đến năm 2019, khu vực thương mại tự do ASEAN đã hoàn thành 99,1% số dòng thuế của 6 nước ASEAN cũ là 0% và 97% số dòng thuế đạt 0 -5% đối với 3 nước Lào, Mianmar và Campuchia Theo lộ trình, đến năm 2015, dòng thuế nội bộ ASEAN sẽ đạt 0%. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và một Hiệp định rất quan trọng mà Chính phủ đã đàm phán suốt 10 năm đó là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minhChâu Âu EU (EVFTA) đã được Quốc Hội Việt Nam thông qua vào ngày 08/06/2020 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 Việc hình thành các FTA với mức độ tự do hoá sâu rộng đã và đang đem lại nh ng cơ hội và cả thách thức không nhỏ đối với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
- Khung thể chế pháp lý liên quan đến lĩnh vực logistics:
Nhìn lại quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam thời gian qua chúng ta thấy hệ thống luật phục vụ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quan hệ kinh tế quốc tế, giao thông vận tải… luôn được Nhà nước và Quốc hội quan tâm Chỉ trong một thời gian ngắn, một loạt các hoạt động trong xã hội đã được thể chế hóa bằng luật như: Luật Hàng hải, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Bảo hiểm… Bên cạnh các bộ luật chuyên ngành còn có các văn bản dưới luật như pháp lệnh, quy định, quy chế… liên quan bổ sung, hướng dẫn trong quá trình thực thi pháp luật hiện hành Một số bộ luật khác đang được xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung cho hoàn thiện và sẽ được ban hành trong thời gian không xa Chính phủ Việt Nam còn tham gia ký hoặc phê chuẩn các công ước, điều ước, hiệp định song biên hoặc đa biên mang tính quốc tế hay khu vực liên quan tới các hoạt động buôn bán, vận tải giao nhận, sản xuất kinh doanh… nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới
- Hạ tầng logistics quốc gia:
Hệ thống đường sắt có tất cả 1.790 cầu đường sắt với chiều dài 45.368 mét và 31 cầu chung đường sắt - đường bộ dài 11.753 mét, trong đó tổng chiều dài cầu trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là 36.056 mét, chiếm tỷ lệ 63% tổng chiều dài cầu trên đường sắt Có 180 cầu dầm thép tạm thời dài 18.084 mét, chiếm 31% tổng chiều dài cầu Đường sắt Tổng chiều dài các cầu bê tông là 13.274 mét trong đó 9.179 mét trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh Ngành có 5.128 cống với chiều dài 80.850 mét trên Đường sắt, 39 hầm với chiều dài 11.512 mét trong đó tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh có 27 hầm với chiều dài 8.335 mét. Điểm nổi bật đối với lĩnh vực đường sắt năm 2023 là việc Bộ Giao thông Vận tải đang trình Chính phủ, Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; đồng thời ngày 03/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 143/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km và có 277 ga, trong đó 2.703 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh, bao gồm 07 tuyến chính: Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Yên Viên - Lào Cai, Đông Anh - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Kép - Hạ Long - Cái Lân và một số tuyến nhánh như: Bắc Hồng - Văn Điển, Cầu Giát - Nghĩa Đàn, Đà Lạt - Trại
Mát, Diêu Trì - Quy Nhơn, Bình Thuận - Phan Thiết, Mai Pha - Na Dương, Về phân bố: mạng lưới đường sắt trải dài trên địa bàn của 34 tỉnh, thành phố, kết nối 04/6 vùng kinh tế của cả nước Mật độ đường sắt đạt khoảng 9,5 km/1.000 km2 Hiện nay, có 02 tuyến kết nối với đường sắt Trung Quốc tại Đồng Đăng (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng) và tại Lào Cai (tuyến Hà Nội - Lào Cai).
- Kế hoạch triển khai Quy hoạch đường sắt:
(1) Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án);
(2) Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ; các tuyến đường sắt kết nối với đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, kết nối cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải; tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành kết nối sân bay quốc tế Long Thành; tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng kết nối với cảng biển quốc tế Lạch Huyện).
(3) Xây dựng mới đoạn tuyến đường sắt nối ray Ga Lào Cai với Ga Hà Khẩu Bắc, kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc và một số nước.
(4) Chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân8.
Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long có vai trò quan trọng trong phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai đầu tư Dự án từ năm 2005, tuy nhiên, giai đoạn năm 2008 - 2011 do nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Dự án phải đình hoãn, giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ
- Công nghệ ứng dụng trong logistics tại Việt Nam:
Trước yêu cầu phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế - xã hội của đất nước và sự phát triển nhanh chóng của KHCN đòi hỏi Tổng công ty ĐSVN cần phải có bước đi quyết liệt, mạnh mẽ không thể chậm hơn trong đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các tiến bộ KHCN vào mọi lĩnh vực hoạt động từ Tổng công ty đến các đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp liên kết góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Đường sắt, đáp ứng được yêu cầu là ngành xương sống trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, góp phần quan trọng trong phát triển ngày càng bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu cùng kinh tế quốc tế
Năm 2021, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã áp dụng thành công CNTT, hệ thống hóa công tác kiểm đếm thống kê để nâng cao hiệu quả vào trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong việc quản lý chăm sóc khách hàng, bên cạnh việc quản lý trang web bán vé tàu http://vetauonline.vn, tổng công ty đã phối hợp với các đối tác triển khai tính năng mua vé, thanh toán vé tàu như Momo, VNPAY, Napas, ngân lượng, vimo, viettel và đặc biệt, đã kết nối sàn giao dịch điện tử Sendo.
Hình 3 1 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã áp dụng CNTT trong việc quản lý, chăm sóc khách hàng
Với dịch vụ giao nhận hàng hóa, tổng công ty đẩy mạnh dịch vụ nhận đặt hàng online và vận chuyển từ nhà đến nhà (harapost) để phục vụ nhu cầu vận chuyển nhanh các mặt hàng với các tiêu chí hàng hóa đưọc bảo quản tốt, giá cước rẻ, thời gian nhanh. Ứng dụng một cách có hiệu quả phần mềm Harapost để vận chuyển từ nhà đến nhà (vận chuyển nhanh), giảm chỉ tiêu chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật như thời gian quay vòng toa xe hàng, tỷ lệ chạy rỗng toa xe… Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Các mạng công nghiệp 4.0 và phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logictics đường sắt như: ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IOT) trong phát triển hệ thống nhận dạng thông minh về logistics đường sắt (Guo và các cộng sự, 2012), ứng dụng thực tế công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) vào hoạt động vận tải hàng hóa đường sắt liên quan đến các dự án quốc tế quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công trao đổi dữ liệu điện tử trong vận tải hàng hóa quốc tế (Mašek và các cộng sự, 2016)… Để đạt được những bước tiến vững chắc, ngành Đường sắt trong năm 2022 sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai áp dụng CNTT vào sản xuất để tăng hiệu quả, tiết kiệm được nhân lực đáp ứng được nhu cầu trong SXKD.
3.2.1.2 Tác động của môi trường vi mô
- Khách hàng và yêu cầu về dịch vụ logistics của khách hàng đối với VNR
Dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực logistics đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các doanh nghiệp logistics Đặc biệt là trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, khả năng đáp ứng và vượt qua mong đợi của khách hàng trở thành chìa khóa để xây dựng mối quan hệ vững chắc, giữ chân khách hàng.
Những khách hàng của công ty là những doanh nghiệp nổi tiếng trên toàn đất nước như Yamaha, Unilever, Vinamilk, Petrolimex, Kinh Do, Dutch Lady, Coca Cola, Honda, Nestle,… Công ty vận chuyển những mặt hàng hóa đa dạng thông qua Ga đường sắt như: Nông, Lâm sản, vật tư nông nghiệp; than, khoáng sản, xăng dầu; thực phẩm; vật liệu xây dựng; hàng rời; ô tô bằng toa xe chuyên dụng, hàng container nội địa và liên quốc tế… Đặc điểm các khách hàng của công ty là rất đa dạng và phong phú, rất năng động trong kinh doanh xuất nhập khẩu; vật liệu; lượng hàng hóa vận chuyển, giao nhận tuy sản lượng không cao nhưng thường xuyên, ổn định
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI TỔNG CÔNG
Giai đoạn 2021 - 2023 đánh dấu những bước phát triển tích cực trong lĩnh vực dịch vụ Logistics của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) Nhờ sự quan tâm của Chính phủ, nhu cầu thị trường tăng cao và nỗ lực của VNR, ngành Logistics đường sắt đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, cụ thể:
Tăng trưởng về sản lượng vận chuyển: VNR ghi nhận mức tăng trưởng 7,8 % về lượng hàng hóa vận chuyển qua đường sắt trong giai đoạn 2011-2019 so với giai đoạn 2020-2023, đạt trung bình 10,9 tấn
Mở rộng thị trường và đa dạng hóa dịch vụ: Tổng công ty đã mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phát triển dịch vụ logistics đa phương thức, liên kết vận tải đường sắt với các hình thức khác Các dịch vụ giá trị gia tăng như kho bãi, vận tải hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa lạnh, sửa chữa lắp đạt linh kiện tàu cũng được triển khai hiệu quả.
Nâng cao chất lượng dịch vụ: VNR áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đảm bảo an toàn hàng hóa cho khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics.
Nỗ lực của ĐSVN: Đổi mới mô hình kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hệ thống đường sắt còn nhiều tuyến cũ, xuống cấp làm ảnh hưởng đến tốc độ và năng lực vận tải, tăng nguy cơ tai nạn và làm giảm chất lượng hàng hóa Bên cạnh đó,việc mật độ ga đường sắt thưa thớt cũng gây nhiều khó khăn cho việc tiếp cận dịch vụ logistics của ĐSVN, đặc biệt là đối với các khu vực xa trung tâm Sự kết nối với các phương thức vận tải khác cũng chưa thật sự hiệu quả nên dẫn đến tình trạng ùn tắc, tăng chi phí và thời gian vận chuyển Tư duy "bao cấp" khiến VNR ỷ lại vào nguồn thu từ khai thác tuyến Bắc Nam, thiếu động lực đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thủ tục khai báo, kiểm tra hàng hóa tại các ga còn phức tạp, tốn thời gian, chi phí và gây phiền hà cho khách hàng Các cơ quan chức năng có liên quan cũng chưa thật sự liên kết hiệu quả với nhau nên dễ xảy ra tình trạng chồng chéo thủ tục, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn thiện hồ sơ Nhận thức sai lệch về Vai trò và tiềm năng to lớn của đường sắt và sự hỗ trợ "lẹt đẹt" trong Ngân sách đầu tư cho đường sắt cũng là một trong cái nguyên nhân.
Một số cán bộ, nhân viên trong bộ phận logistics còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả công việc Kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ còn quá hạn chế gây khó khăn và mất kết nối trong quá trình doanh nghiệph giao tiếp và hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế Về khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và đổi mới sáng tạo trong hoạt động logistics vẫn còn thấp do trình độ nguồn nhân lực còn quá yếu Sự Phối hợp giữa các phương thức vận tải (đường bộ, hàng không, đường biển) và phát triển logistics đa phương thức còn yếu kém Tổng công ty đường sắt cũng còn thiếu năng động, trình độ quản trị kinh doanh hạn chế, khó cạnh tranh với các đối thủ tư nhân.
Trong bối cảnh ngành đường sắt Việt Nam thụt lùi và lạc hậu như vậy, để vực dậy và đưa hình thức vận tải này trở về đúng bản chất cũng như giá trị của nó, đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng trong ngành đường sắt Việt Nam Để giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài với sự quyết tâm chính trị cao từ Chính phủ, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp… cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:
- Nâng cao nhận thức về vai trò và lợi thế của vận tải đường sắt Việt Nam trong hệ thống logistics quốc gia.
- Đổi mới toàn diện cung cách làm ăn của ngành đường sắt Việt Nam, đặc biệt là các dịch vụ bán vé, dịch vụ tại các nhà ga, dịch vụ phục vụ chạy tàu…
- Luật đường sắt 2005 cùng các chính sách liên quan đã qua hơn 10 năm nhưng vẫn chưa đi vào cuộc sống, 10 năm qua thị phần vận tải của ngành đường sắt Việt Nam từ khi có Luật lại càng giảm và yếu đi toàn diện.
- Xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt và sắp xếp lại hành lang đường sắt, đường ngang dân sinh quá dày đặc hiện nay nhằm đảm bảo an toàn và tốc độ chạy tàu trên tuyến Bắc Nam.
- Khôi phục và xây dựng đường kết nối đường sắt với các cảng biển quốc tế thông qua các trung tâm logistics để khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống đường sắt Bắc Nam và các phương thức vận tải Bắc Nam khác mà chúng ta có thế mạnh Muốn khai thác hiệu quả hệ thống cảng biển Việt Nam, giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông, xây dựng đô thị xanh thì không thể không kết nối với đường sắt.
- Các nước có nền kinh tế phát triển hiện nay đều là những nước có hệ thống đường sắt quốc gia phát triển, kinh nghiệm từ các nước châu Âu như Đức, Pháp và Nga…, châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc… đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay Vì vậy, tăng cường nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các nước có hệ thống đường sắt phát triển là rất cần thiết Cách làm của họ từ quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý khai thác và phát triển các dịch vụ đường sắt… chúng ta nên học hỏi mà không phải mất quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho nghiên cứu, tranh luận những điều mà họ đã và đang làm hiệu quả hiện nay.