MỤC LỤC
Với đề tài "Phân tích các loại hình dịch vụ Logistics của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023", chúng ta sẽ đi sâu vào đánh giá chi tiết các dịch vụ logistics đường sắt, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành và nền kinh tế quốc gia. Các loại hình dịch vụ logistics mà VNR cung cấp trong giai đoạn 2021-2023, bao gồm nhưng không giới hạn ở vận chuyển hàng hóa, dịch vụ kho bãi, dịch vụ giao nhận, dịch vụ vận tải đa phương thức, và các dịch vụ hậu cần khác.
Trong chuỗi cung ứng này doanh nghiệp có thể đóng vai trò là khách hàng của một hay một vài nhà cung ứng, và doanh nghiệp này cũng có thể đóng vai trò là nhà cung ứng của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng khác. - Đặc biệt, đối với đường sắt, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu chi phí, tăng cường hiệu suất và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn và kịp thời. Bằng cách sử dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong ngành dịch vụ, các doanh nghiệp có khả năng tối ưu hoá quá trình làm việc, từ việc tổ chức và quản lý thông tin đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
- Sự đa dạng hóa trong môi trường kinh doanh: Sự thay đổi không ngừng của thị trường, cùng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và mô hình kinh doanh trực tuyến, đòi hỏi quản lý logistics và chuỗi cung ứng phải đáp ứng được sự linh hoạt và tốc độ cao. - Rút ngắn thời gian & chi phí: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn cần đưa ra các phương pháp và công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình vận chuyển, lưu trữ, quản lý đơn hàng và dịch vụ hỗ trợ sau khi bán hàng. Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp 3PL từ nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu dịch vụ logistics của khách hàng 3PL; thiết kế hệ thống dịch vụ logistics, quản trị cung ứng dịch vụ logistics, các chỉ tiêu đo lường kết quả dịch vụ logistics; Phân tích thực trạng quản trị dịch vụ logistics tại công ty Indo Trần và đề xuất 4 nhóm giải pháp liên quan đến quản trị logistics tại công ty.
Luận văn nghiên cứu về phát triển dịch vụ logistics trên bốn khía cạnh bao gồm: Phát triển thị trường dịch vụ Logistics; Phát triển cấu trúc dịch vụ Logistics; Phát triển chính sách chất lượng dịch vụ Logistics và Phát triển liên kết chu vi dịch vụ Logistics.
Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, bao gồm đường ray, cầu cống, hầm đường bộ, hệ thống tín hiệu, thông tin liên lạc. Đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.
Ngoài ra, VNR còn thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Tổng công ty. (Nguồn: Báo cáo phòng Tài chính – Kế toán - số liệu đã được kiểm toán) 3.2 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ.
Điểm nổi bật đối với lĩnh vực đường sắt năm 2023 là việc Bộ Giao thông Vận tải đang trình Chính phủ, Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; đồng thời ngày 03/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 143/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. Trước yêu cầu phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế - xã hội của đất nước và sự phát triển nhanh chóng của KHCN đòi hỏi Tổng công ty ĐSVN cần phải có bước đi quyết liệt, mạnh mẽ không thể chậm hơn trong đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các tiến bộ KHCN vào mọi lĩnh vực hoạt động từ Tổng công ty đến các đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp liên kết góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Đường sắt, đáp ứng được yêu cầu là ngành xương sống trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, góp phần quan trọng trong phát triển ngày càng bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu cùng kinh tế quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Các mạng công nghiệp 4.0 và phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logictics đường sắt như: ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IOT) trong phát triển hệ thống nhận dạng thông minh về logistics đường sắt (Guo và các cộng sự, 2012), ứng dụng thực tế công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) vào hoạt động vận tải hàng hóa đường sắt liên quan đến các dự án quốc tế quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công trao đổi dữ liệu điện tử trong vận tải hàng hóa quốc tế (Mašek và các cộng sự, 2016)….
Những khách hàng của công ty là những doanh nghiệp nổi tiếng trên toàn đất nước như Yamaha, Unilever, Vinamilk, Petrolimex, Kinh Do, Dutch Lady, Coca Cola, Honda, Nestle,… Công ty vận chuyển những mặt hàng hóa đa dạng thông qua Ga đường sắt như: Nông, Lâm sản, vật tư nông nghiệp; than, khoáng sản, xăng dầu; thực phẩm; vật liệu xây dựng; hàng rời; ô tô bằng toa xe chuyên dụng, hàng container nội địa và liên quốc tế… Đặc điểm các khách hàng của công ty là rất đa dạng và phong phú, rất năng động trong kinh doanh xuất nhập khẩu; vật liệu; lượng hàng hóa vận chuyển, giao nhận tuy sản lượng không cao nhưng thường xuyên, ổn định. Ngoài ra, tại các khu công nghiệp lớn phía Bắc vẫn còn tồn đọng khá nhiều những vấn đề cấp thiết như: khu công nghiệp Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên không có ga hàng hóa đường sắt hoặc không đủ điều kiện để tổ chức khai thác hàng xuất - nhập khẩu dẫn đến việc khách hàng phải tổ chức đưa hàng về xếp dỡ tại bãi hàng ga Đồng Đăng, ga Yên Viên làm phát sinh thêm chi phí cũng như thời gian làm thủ tục xuất nhập hàng hóa. Công nghệ lạc hậu, không được kết nối với các phương thức vận tải khác để khai thác các lợi thế của đường sắt, các ga đường sắt quốc gia hiện cũng chưa có sự kết nối với các bến xe, xe buýt, các tuyến đường gom… dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa, hành khách kém hấp dẫn, chi phí cao, bất tiện với hành khách đến với đường sắt.
Với hiện trạng đầy khó khăn và thách thức trong nội tại, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại hình vận tải khác, cùng sự hội nhập, phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, ngành đường sắt đang triển khai đồng loạt nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách, đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực về công nghệ đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt điện khí hóa.
Trong bối cảnh ngành đường sắt Việt Nam thụt lùi và lạc hậu như vậy, để vực dậy và đưa hình thức vận tải này trở về đúng bản chất cũng như giá trị của nó, đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng trong ngành đường sắt Việt Nam. - Luật đường sắt 2005 cùng các chính sách liên quan đã qua hơn 10 năm nhưng vẫn chưa đi vào cuộc sống, 10 năm qua thị phần vận tải của ngành đường sắt Việt Nam từ khi có Luật lại càng giảm và yếu đi toàn diện. - Khôi phục và xây dựng đường kết nối đường sắt với các cảng biển quốc tế thông qua các trung tâm logistics để khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống đường sắt Bắc Nam và các phương thức vận tải Bắc Nam khác mà chúng ta có thế mạnh.
- Các nước có nền kinh tế phát triển hiện nay đều là những nước có hệ thống đường sắt quốc gia phát triển, kinh nghiệm từ các nước châu Âu như Đức, Pháp và Nga…, châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc… đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay. Cách làm của họ từ quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý khai thác và phát triển các dịch vụ đường sắt… chúng ta nên học hỏi mà không phải mất quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho nghiên cứu, tranh luận những điều mà họ đã và đang làm hiệu quả hiện nay.