Bài học rút ra: quan điểm phát triển ...4 CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG LỊCH SỬ...5 1.. Vậy nên chún
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
BÀI TẬP TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀIVẬN DỤNG NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN VÀO SỰ PHÁT
TRIỂN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
CỦA PHỤ NỮ NAM BỘ
NHÓM: 07
MÃ HỌC PHẦN: 232BDG100108 GVHD: NGUYỄN THỊ KIM CHUNG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
TP Hồ Chí Minh, 08 tháng 04 năm 2024
LÀM VIỆC
ĐIỂM BTL
7 K234080977 Nguyễn Tường Minh Quân 100%
8 K234081035 Nguyễn Thị Thanh Phương 100%
Trang 2BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 07
1 Trần Thị Cát Khanh K234050601 Soạn phần KếtLuận Tốt
2 Nguyễn Thúy My K234050606 Soạn Chương I– Mục 2+3 Tốt
3
Hồ Quỳnh Như K234060714
Soạn Chương
** Expression isfaulty ** – Mục1
Tốt
4
Vòng Đình Khôi K234070768
Soạn phần Mởđầu (phần 3+4)
Tốt
7 Nguyễn Tường Minh
Quân K234080977
Soạn phần TàiLiệu ThamKhảo + LàmWord
Tốt
8 Nguyễn Thị Thanh
Phương K234081035
Soạn Chương I– Mục 1+4
Tốt
9
Hồ Vũ Bảo Ngọc K234091087
Giám sát và đốcthúc tiến độ,duyệt và nộpBTL, chỉnh sửa
và tổng hợp filebài làm SoạnChương **
Expression isfaulty ** – Mục3
Tốt
Trang 3NHÓM TRƯỞNG
Hồ Vũ Bảo NgọcThông tin liên hệ:
SĐT: 0777918739
Email: ngochvb23409a@st.uel.edu.vn
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 2
1 Các quan niệm trước Mác về phát triển 2
2 Khái niệm nguyên lý phát triển 3
2.1 Khái niệm 3
2.2 Mối quan hệ 3
3 Tính chất 3
4 Bài học rút ra: quan điểm phát triển 4
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG LỊCH SỬ 5
1 Quan niệm về trang phục truyền thống của phụ nữ Nam Bộ 5
1.1 Áo dài 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Lịch sử ra đời 6
1.1.3 Đặc điểm 6
1.1.4 Công dụng và ý nghĩa 6
1.1.4.1 Thể hiện nền văn hoá đặc sắc của Việt Nam 6
1.1.4.2 Ý nghĩa của áo dài - Bản thu nhỏ của đất nước Việt Nam 6
1.1.4.3 Chứa đựng các triết lý nhân sinh 7
1.2 Áo bà ba 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Lịch sử ra đời 8
1.2.3 Đặc điểm 8
1.2.4 Công dụng và ý nghĩa 8
2 Lịch sử phát triển qua các thời kỳ 9
2.1 Áo dài 9
2.2 Áo bà ba 17
3 Dự đoán sự phát triển trang phục truyền thống của phụ nữ Nam Bộ 20 KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Từ thời xa xưa, trang phục đã là một vật bất ly thân của con người Có thể nóirằng, trang phục giống như một tấm gương nhìn lại lịch sử, đại diện cho sự biếnchuyển của văn hóa, những thăng trầm xuyên suốt chiều dài lịch sử Trong thời giangần đây, những vẻ đặc sắc của văn hóa, lịch sử nước nhà đang thu hút sự thích thú,quan tâm của những thế hệ đi sau Chúng em, những sinh viên trẻ tuổi của đất nướcmong muốn được nhìn lại lịch sử, văn hóa của dân tộc để có thể cảm nhận, tái hiệnlại quang cảnh thời đại cũng như áp dụng vào thực tế những tri thức Triết học Vậy
nên chúng em chọn đề tài “Vận dụng nguyên lý phát triển vào sự phát triển
trang phục truyền thống của phụ nữ Nam Bộ” như một chiếc “ống nhòm” xuyên
không thời gian để ngắm nhìn sự biến chuyển văn hóa, lịch sử của vùng đất Nam
Bộ thân thương cũng như dự đoán được những thay đổi của trang phục hay rộnghơn là văn hóa trong tương lai
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, vận dụng
và đưa quan điểm phát triển vào trang phục phụ nữ Nam Bộ một cách dễ hiểu nhấtcũng như đưa một chủ thể có quen thuộc nhưng không kém phần mới lạ đến vớicộng đồng
Phương pháp nghiên cứu:
a) Tham khảo: Nghiên cứu đề tài từ nhiều nguồn trên các trang thông tin vàchọn lọc để làm thêm phong phú trong quá trình trình bày
b) Quan sát từ thực tiễn: Thông qua chuyến tham quan và quan sát các hiệnvật lịch sử của trang phục người phụ nữ Nam Bộ qua các thời kỳ, bối cảnhtrong lịch sử để từ đó có góc nhìn khách quan về nguyên nhân tác động dẫnđến sự thay đổi về phục trang đối với từng thời kỳ
c) Tổng hợp: Dựa trên những phân tích đã được đưa ra trước đó cả nhómtiếp tục đưa ra đánh giá sơ lược và nhận xét tổng thể cho toàn bộ đề tài Từ
đó góp phần hoàn thiện bài tiểu luận này
Kết quả nghiên cứu: Sau khi bám sát vào mục đích của đề tài, nhóm em đã
phân chia công việc và làm việc nghiêm túc, từ đó đã làm rõ được nguyên lý pháttriển của trang phục phụ nữ Nam Bộ Việt Nam và nguyên nhân dẫn đến sự vậnđộng và phát triển này trong suốt quá trình từ lúc hình thành cho đến hiện tại Vậndụng thông tin tổng hợp từ đó, chúng em nhận ra rằng sự phát triển này ngày càng
có nhiều cách tân về kiểu dáng cách thức và quá trình này ngày càng tiến bộ hơn.Những phát hiện này giúp nhóm em hiểu hơn được ý nghĩa và từ đó đưa ra được dựđoán được xu hướng phát triển tiếp theo của trang phục phụ nữ Nam Bộ Trongthực tiễn, những điều chúng em tìm thấy và nghiên cứu đã phản ánh được sự sángtạo của con người trong quá trình cải tạo nhận thức, xã hội
Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm
2 chương, 7 mục và 7 tiểu tiết
Xin trân trọng cảm ơn
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1 Các quan niệm trước Mác về phát triển
Bàn về nguyên lý về sự phát triển có hai quan điểm chung nhất:
Một số nhà triết học cho rằng, vận động diễn ra theo vòng tròn, luôn lặp lại những chu kỳ như cũ; số khác khẳng định rằng, trong tiến trình những biến đổi thường xuyên lại diễn ra sự vận động từ cao xuống thấp, tức là thoái bộ; một số khác lại giải thích toàn bộ những thay đổi diễn ra trong thế giới bằng sự vận động từthấp đến cao Thực tế thì có cả vận động từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp và vận động theo vòng tròn Tuy nhiên, các xu hướng đó không như nhau Vận động từ thấp tới cao, đi lên là xu hướng hàng đầu trong số chúng; nó là thuộc tính căn bản
cố hữu nội tại của vật chất Ph Ăngghen cho rằng, phát triển “ là mối liên hệ nhânquả của sự vận động tiến lên từ thấp đến cao thông qua tất cả những sự vận động chữ chi và những bước thụt lùi tạm thời ” Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng Phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại mà không có
sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới và nguồn gốc của
sự “phát triển” đó nằm ngoài chúng Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về sự phát triển, V.I Lênin viết: “Hai quan niệm
cơ bản ( ) về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập (sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan
hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập ấy) ”
Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan Quan niệm thứ hai là sinh động cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”
Như vậy, quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm siêu hình về sự phát triển ở chỗ: coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; chỉ
ra nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lậpbên trong sự vật, hiện tượng Các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong sự vậnđộng, phát triển và chuyển hóa không ngừng Cơ sở của sự vận động đó là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng Vì thế, V.I Lênin cho rằng, học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy vật là “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện” Do vậy, quan điểm này được xây dựng thành khoa học nhằm phát hiện ra các quy luật, bản chất và tính phổ biến của vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới
Trang 72 Khái niệm nguyên lý phát triển
2.1 Khái niệm
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn Như vậy, phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên mới là phát triển
Tiến bộ là quá trình biến đổi hướng tới cái thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so với thời điểm ban đầu; nó đề cập đến sự phát triển
có giá trị tích cực Trong tiến bộ, khái niệm phát triển đã được lượng hóa thành tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ trưởng thành của các dân tộc, các lĩnh vực của đời sống con người
3 Tính chất
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa và tính đa dạng, phong phú
Tính khách quan: Thể hiện ở chỗ, nguồn gốc của nó nằm trong chính bản
thân sự vật, hiện tượng, chứ không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan của con người
Tính phổ biến: Thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan
Tính kế thừa: Sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt
đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ chứ không
ra đời từ hư vô Vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc
và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng, trong khi gạt
bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang cản trở cái mới tiếp tục phát triển
Tính đa dạng, phong phú: Phát triển là khuynh hướng phát triển của sự
vật, hiện tượng sống mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển khônggiống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng
Trang 8quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời…
4 Bài học rút ra: quan điểm phát triển
Bài học rút ra: Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được
rằng, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ Nắm vữngquy luật này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sáng tạo và phát triển của nước ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Từ đó vận dụng và rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển trong tương lai:
Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai, khả năng chuyển hóa của nó Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó
Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ
sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầmnghiêm trọng
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển:
Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thực tiễn
Cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trìnhbiện chứng đầy mâu thuẫn Do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức tạpcủa quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên
Đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng Bi quan về sự thụt lùi tương đối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều
kiện cho nó phát triển:
Tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển
Trang 9 Xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn cảnh
cụ thể của sự vật, hiện tượng Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn,
từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Vì trong sự phát triển có sự kế thừa, ta phải chủ động phát hiện, cổ vũ cái mới phù hợp, tìm cách thúc đẩy để cái mới đó chiếm vai trò chủ đạo
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiệnmới:
Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự thay đổi về chất Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất
Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động
Kết luận: Nguyên lý về sự phát triển là một công cụ quan trọng giúp con
người hiểu rõ bản chất và quy luật vận động của thế giới, từ đó định hướng hoạt động thực tiễn hiệu quả, nâng cao khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và xã hội
⁕⁕⁕
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG LỊCH SỬ
1 Quan niệm về trang phục truyền thống của phụ nữ Nam Bộ
1.1 Áo dài
1.1.1 Khái niệm
Áo dài là loại trang phục truyền thống của nước Việt Nam, được cách tân từ trang phục “ngũ thân lập lĩnh” trong thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi là áo tân thời
Áo dài là một loại trang phục mang biểu tượng của đất nước Việt Nam, thể hiện nét văn hoá cũng như tượng trưng cho cho vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha của người phụ nữ
1.1.2 Lịch sử ra đời
Sau khi ra đời, phiên bản đầu tiên của chiếc áo dài ngày này được gọi là áo ngũ thân lập lĩnh, xuất hiện vào năm 1744 thời chúa Nguyễn Phúc Khoát tại Đàng Ngoài Ông có ý định thống nhất hai Đàng và đã ra lệnh rằng các quan chức cấp caophải mặc cùng một loại trang phục để phân biệt với người dân thường Áo ngũ thân lập lĩnh đã từ đó được hình thành cơ bản qua những bộ trang phục này
Trang 101.1.3 Đặc điểm
Một bộ áo dài truyền thống của Việt Nam có cấu tạo gồm tay áo, cổ áo, tà áo
và quần Cổ áo thường cao khoảng 3cm, tay áo dài đến cổ tay, thân áo dài được thiết kế ôm dáng có nút bấm một bên Tà áo gồm 2 tà, tà sẽ được xẻ từ eo cho đến gần cổ chân Ở ngực và sau lưng sẽ có chiết li Quần áo dài sẽ có độ dài từ eo cho đến mắt cá chân hoặc có thể dài cho đến gót bàn chân, ống quần rộng
Với áo dài nam cũng tương tự như áo dài nữ nhưng phân eo không may ôm sát, thân áo thường suông thẳng đứng thể hiện được sự nam tính và sự chín chắn
1.1.4 Công dụng và ý nghĩa
1.1.4.1 Thể hiện nền văn hoá đặc sắc của Việt Nam
Tà áo dài, một trang phục đã tồn tại và phát triển qua bao thời gian, luôn trọn vẹn trong tâm hồn người Việt Biết bao sóng gió, cải cách, nhưng áo dài vẫn được người dân Việt Nam tin yêu, mang trong nó hình ảnh tâm hồn quê hương
Dù ở đâu đi chăng nữa, tà áo dài vẫn bay bổng trong gió, gợi nhớ đến quê hương, văn hoá đẹp của dân tộc Áo dài không chỉ là biểu tượng văn hóa Việt Nam,
mà còn thể hiện tính cách và lòng kiên cường của phụ nữ Việt Nam
Từ cuộc thi quốc tế đến cuộc sống hàng ngày, hình ảnh tà áo dài luôn hiện hữu, gắn bó với con người Việt Học sinh, cán bộ công sở, lễ hội và đặc biệt nhất là các dịp lễ tết, tà áo dài luôn được mọi người trân trọng, yêu thương và lựa chọn cho những ngày trọng đại của cuộc sống
Năm 1970, tà áo dài Việt Nam đã ghi danh huy chương vàng tại hội chợ quốc
tế Osaka, Nhật Bản và vinh dự là một trong những trang phục đẹp nhất
Tà áo dài - nét đẹp không thể phai, hơi thở của văn hoá Việt Nam luôn tỏa sáng trong lòng người Việt, vươn tầm quốc tế, là niềm tự hào của dân tộc
1.1.4.2 Ý nghĩa của áo dài - Bản thu nhỏ của đất nước Việt Nam
Tà áo dài, với thiết kế tinh tế, khiến người khoác lên như bay bổng, thể hiện rõnét đường cong hình chữ S hoàn hảo - chữ S biểu tượng cho bản đồ Việt Nam Chiếc áo dài là biểu tượng không chỉ của văn hóa mà còn của vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam
Áo dài đã góp phần giới thiệu đất nước Việt Nam với thế giới thông qua nhiềuphong cách từ cổ điển đến hiện đại Nó lan tỏa trên khắp mọi miền đất nước, trên các con đường và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại
Tà áo dài là biểu tượng của sự dịu dàng, thướt tha, và làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của người Việt Nam Nó mang trong nó vẻ đẹp truyền thống, văn hoá sâu sắc của đất nước, khiến mỗi người phụ nữ trở nên quyến rũ và duyên dáng khi khoác lên
Trang 11Nhìn thấy tà áo dài, người ta không chỉ thấy vẻ đẹp của trang phục mà còn thấy nét duyên dáng, thanh khiết và tinh tế của người phụ nữ Việt Nam Đó chính làsức hút, là đặc trưng riêng biệt của tà áo dài - một biểu tượng vượt thời gian, gắn liền với tâm hồn và văn hoá của người Việt.
1.1.4.3 Chứa đựng các triết lý nhân sinh
Một ý nghĩa của áo dài khác cực sâu xa chính là nó mang đậm triết lý nhân sinh Tà áo dài Việt Nam mang trong mình những ý nghĩa truyền thống vô cùng sâusắc Nó đã phát triển và biến đổi từ những chiếc áo ngũ thân cổ xưa Ngày nay, tà áodài vẫn gắn liền với những giá trị tinh thần và văn hóa đặc trưng của dân tộc.Với chiếc áo ngũ thân của nam giới ngày xưa, các tà áo đại diện cho tứ thân vàphụ mẫu Đặc biệt, ngũ thân còn biểu hiện triết lý ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Áo lót màu trắng bên trong áo ngũ thân tượng trưng cho tinh thần và thân thể luôn trong sạch và thuần khiết
Áo tứ thân của nữ giới thể hiện tứ đức của người phụ nữ: Công, dung, ngôn, hạnh Hai tà trước áo được buộc lại với nhau thể hiện ý nghĩa vợ chồng, thể hiện tình thương và tôn trọng trong gia đình Bốn tà áo còn tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ) mà người phụ nữ phải chăm sóc và kính trọng.Năm chiếc khuy trên áo ngũ thân và tứ thân đại diện cho ngũ luân: phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu thê hữu biệt, trưởng ấu hữu từ, bằng hữu hữu tín Đây là những quan điểm xây dựng cơ bản của con người trong tương tác với gia đình và xã hội
1.2 Áo bà ba
1.2.1 Khái niệm
Áo bà ba là một loại trang phục phổ biến ở các miền quê miền Nam Việt Nam
Áo bà ba còn có tên gọi khác là áo Cánh
Áo bà ba là loại trang phục truyền thống của phụ nữ miền nam Việt Nam Một
số nơi còn gọi áo bà ba là áo cánh Được xem như là biểu tượng của người con gái miền Tây dịu dàng, chân chất mộc mạc Áo thường được làm từ các chất liệu phổ biến như vải lụa, gấm hay vải nâu Ngoài những chiếc áo bà ba, hình ảnh của khăn rằn, nón lá cũng là thứ cực thân thuộc với đời sống của con người vùng nam bộ
1.2.2 Lịch sử ra đời
Có nhiều ghi chép cho rằng áo bà ba xuất hiện tại Việt Nam từ thế kỷ thứ 19,
do nhà chính trị Trương Vĩnh Ký sử dụng áo cách tân của người Penang Họ cho rằng áo bà ba là du nhập vào Việt Nam thông qua sự di dân của Trung Quốc đến cácnước thuộc địa của Anh
Tuy nhiên, cũng có một số ghi chép khác cho rằng áo bà ba là kiểu áo Kebaya,một loại áo cánh của người phụ nữ Peranakan Những chiếc áo này trong quá trình sinh sống, trao đổi buôn bán đã du nhập vào Việt Nam
Trang 121.2.3 Đặc điểm
Những chiếc áo bà ba ban đầu có thiết kế không có cổ áo, phần thân áo sẽ được dùng vải nguyên mảnh và ghép với hai mảnh của thân trước, sử dụng cúc để nối với nhau Dáng áo nam thì suông còn áo nữ thì có chít eo để tôn dáng hơn.Ban đầu, áo bà ba thường được người nông dân mặc nên có những màu đen vàmàu nâu, chất liệu thô, nhanh khô để tiện lợi hơn Những chiếc áo của tầng lớp quý tộc, nhà giàu thì sẽ dùng vải lụa tơ tằm hay gấm để may, với bảng màu cực đa dạng
1.2.4 Công dụng và ý nghĩa
Áo bà ba thường được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau như đồ biểu diễn văn nghệ, chụp hình kỷ yếu hay ở cả những cuộc thi sắc đẹp vẫn sử dụng áo bà
ba, đưa hình ảnh áo bà ba đi khắp nơi
Biểu tượng của sự thoải mái và gần gũi với cuộc sống nông thôn: Áo bà ba
thường được mặc trong các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là ở các vùng nông thôn Với chất liệu thoáng mát và dễ chịu, áo bà ba thể hiện sự thoải mái và gần gũi với cuộc sống nông thôn
Ngày nay, ở một số vùng nông thôn ở Nam Bộ người dân vẫn sử dụng áo bà
ba không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà còn để phát triển du lịch Những mẫu
áo bà ba nâu truyền thống hoặc áo bà ba cách tân ngoài việc rất được giới trẻ và khách du lịch ưa chuộng thì còn được lựa chọn làm đồng phục áo bà ba tại nhiều nhà hàng, khu du lịch trong nước
Chiếc áo bà ba mang vẻ đẹp đôn hậu, hiền hòa và chân chất như tính cách vốn
có của người dân Việt Nam Đây là một trong những giá trị truyền thống lâu đời cầnđược gìn giữ và bảo tồn
Áo bà ba trong chiến tranh Việt Nam: Trong hai cuộc chiến tranh chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hình ảnh các bà, các mẹ, các chị với chiếc áo bà ba, khăn rằn, tay cầm cuốc xông pha nơi kẻ địch Hay hình ảnh những chiếc xuồng ba
lá như những lớp sóng đấu tranh với kẻ thù, thật kiên cường và thật đáng tự hào biếtbao
Bao chiếc áo bà ba thấm đẫm mồ hôi và cả máu của những người con Nam Bộ
đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc để hôm nay, hình ảnh những nữ du kích mặc
áo bà ba đen quấn khăn rằn, đội nón tai bèo, tay cầm súng đã trở thành biểu tượng bất tử của người con gái Nam Bộ
Chính sự đơn giản, không cầu kỳ không của chiếc áo bà ba cùng quan điểm sống chân thành, phóng khoáng của người dân Nam Bộ từ bao đời nay đã hòa quyện vào nhau cùng nhau vượt qua biết bao gian khổ để có cuộc sống tươi đẹp nhưngày hôm nay
2 Lịch sử phát triển qua các thời kỳ
Trang 13Đối với người Việt Nam, trang phục truyền thống luôn mang một nét đẹp bản sắc dân tộc và có ý nghĩa to lớn Những giá trị tinh hoa văn hóa, vẻ đẹp và sức sống của phụ nữ Việt Nam luôn được tôn vinh xuyên suốt các giai đoạn phát triển của lịch sử và gìn giữ đến hiện nay.
Trong thời kỳ thuộc Pháp, trang phục truyền thống của người Việt từ Bắc chí Nam khá đa dạng, bao gồm tầng lớp quý tộc mang nặng những quy chế cung đình cho đến sự khác biệt trong trang phục dân gian Những năm cuối nhà Nguyễn – triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, trang phục của người Việt vẫn chịu ảnh hưởng của văn hiến áo mũ phong kiến Tuy nhiên, bối cảnh chính trị phức tạp giai đoạn đầu thế kỷ XX, từ những năm 1920 đã thúc đẩy sự tân tiến mạnh mẽ về văn hóa, xã hội và tư duy
2.1 Áo dài phụ nữ Nam Bộ
Sự ra đời áo năm thân gắn với bối cảnh lịch sử năm 1944 Đất nước ta được chia làm hai: Đàng Trong (miền Nam) và Đàng Ngoài (miền Bắc) thuộc quyền kiểm soát của vua Lê, chúa Trịnh Khi ấy trang phục của miền Bắc là áo giao lĩnh Nhằm phân biệt văn hóa giữa hai miền Nam Hà và Bắc Hà, Võ vương Nguyễn PhúcKhoát đã thực hiện cuộc cải cách trang phục, và chiếc áo dài đầu tiên ra đời là sự kết hợp của phụ nữ Chăm và áo dài phụ nữ Thượng Hải (Trung Quốc), lúc ấy được gọi là áo năm thân Sang đến thời Minh Mạng, áo ngũ thân trở thành trang phục phổbiến trên toàn cõi nước Nam ta sau sắc lệnh thống nhất y phục hai miền Nam Bắc (1836)
chính, được may rất rộng không nhấn
pince Quần mặc cùng áo dài may rộng vừa phải, trên 30cm với đũng thấp Thời đó,phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng
Sự ảnh hưởng của các quan niệm về đạo lý trong Nho giáo ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và đời sống tinh thần của con người trong thời đại ấy Khoác lên mình
Hình ảnh áo dài tứ thân và năm thân
chụp tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
Cô Ba Thiệu xứ Trà Vinh - thiếu nữ Nam
Kỳ truyền thống sang trọng mặc áo dài ngũ thân, quần nhiễu đỏ, tóc vấn cao, mang hài thêu,…